intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 4)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

150
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thốn F thường được dùng cho các huyệt ở mặt, bàn tay, bàn chân, ....Thốn F được quy ước bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 3 của chính cơ thể người ấy (đồng thân thốn). Theo công trình nghiên cứu của Viện Đông y Hà Nội, ở một người cao 1,58m với cách tính 1 thốn = 1/75 chiều cao cơ thể, thì chiều dài của thốn trung bình của người Việt Nam là 2,11cm. b. Phương pháp dựa vào mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên (nếp nhăn, lằn chỉ,...) để lấy huyệt. Nói chung huyệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 4)

  1. KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 4) Thốn F thường được dùng cho các huyệt ở mặt, bàn tay, bàn chân, ....Thốn F được quy ước bằng chiều dài của đốt giữa ngón thứ 3 của chính cơ thể người ấy (đồng thân thốn). Theo công trình nghiên cứu của Viện Đông y Hà Nội, ở một người cao 1,58m với cách tính 1 thốn = 1/75 chiều cao cơ thể, thì chiều dài của thốn trung bình của người Việt Nam là 2,11cm.
  2. b. Phương pháp dựa vào mốc giải phẫu hoặc hình thể tự nhiên (nếp nhăn, lằn chỉ,...) để lấy huyệt. Nói chung huyệt thường ở vào chỗ lõm cạnh một đầu xương, một ụ xương, giữa khe hai xương giáp nhau, giữa khe hai cơ hoặc hai gân giáp nhau, trên nếp nhăn của da hoặc ở cạnh những bộ phận của ngũ quan. Người xưa đã lợi dụng những đặc điểm tự nhiên này để làm mốc xác định vị trí huyệt (ví dụ: huyệt Tình minh ở gần khoé mắt trong, huyệt Thái xung ở khe giữa 2 xương bàn ngón 1 và 2).
  3. c. Phương pháp lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một bộ phận: Phương pháp lấy huyệt này đòi hỏi người bệnh phải làm một số động tác đặc biệt để người thầy thuốc xác định huyệt (ví dụ như bệnh nhân co khuỷu tay để xác định huyệt Khúc trì). d. Phương pháp lấy huyệt dựa vào cảm giác khi dùng ngón tay đè và di chuyển trên da: Sau khi xác định vùng huyệt bằng 3 phương pháp trên, muốn tìm vị trí chính xác để châm kim, các nhà châm cứu thường dùng ngón tay ấn mạnh trên vùng huyệt và di chuyển ngón tay trên mặt da vùng huyệt. Mục đích của thao tác này nhằm phát hiện: hoặc bệnh nhân có cảm giác ê, tức, có cảm giác như chạm vào dòng điện hoặc người thầy thuốc cảm nhận được dưới da có một bó cơ cứng chắc hơn vùng bên cạnh. 4. Thao tác châm kim:
  4. a. Chọn kim: Chọn độ dài kim tùy thuộc độ dày cơ vùng định châm. Kiểm tra lần cuối cùng xem kim châm có đảm bảo yêu cầu không? Loại bỏ kim quá cong, rỉ sắt hoặc móc câu. b. Sát trùng da áp dụng kỹ thuật vô trùng trong bệnh viện. c. Châm qua da: Yêu cầu khi châm kim qua da bệnh nhân, không đau hoặc ít đau. Muốn vậy thao tác châm phải nhanh, gọn, dứt khoát. Để đạt được yêu cầu trên, cần phải chú ý đến các nội dung sau: - Cầm kim thật vững: cầm bằng 3 hoặc 4 ngón tay ở đốc kim. - Cầm thẳng kim. - Lực châm phải tập trung ở đầu mũi kim. - Thực hiện động tác phụ trợ để châm qua da nhanh: + Căng da ở những vùng cơ dày. + Véo da ở vùng cơ mỏng hoặc ít cơ. + Khi làm căng da hoặc véo da cần lưu ý không chạm tay vào chỗ sẽ cắm kim để tránh nhiễm trùng nơi châm. + Khi châm, cần lưu ý góc đo của kim khi châm (của kim so với mặt da). . Góc 60 - 90°: vùng cơ dày.
  5. . Góc 15 - 30°: vùng cơ mỏng. Cần kết hợp các điều kiện trên để châm đạt yêu cầu. Ví dụ: Vùng cơ dày: chọn kim dài, châm thẳng, sâu kết hợp với căng da; vùng cơ mỏng: chọn kim ngắn, châm xiên 15 - 30° kết hợp với véo da.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2