intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm Sao Xác Định Loại Da Chính Xác

Chia sẻ: Dsa Sad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi đọc bài “5 loại da cơ bản” chắc chắn nhiều chị vẫn băn khoăn vì da của mình “không thuộc loại nào” trong 5 loại đó cả! Đúng như vậy đấy ạ, trên thực tế còn nhiều loại da khác nữa, chẳng hạn da bị đỏ cà chua (rosacea), da dễ nổi mụn, da cháy nắng, da bị chàm (eczema) v.v. Ngoài ra, da các chị cũng có thể vừa nhờn vừa nhạy cảm, hoặc vừa hỗn hợp vừa dễ nổi mụn…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm Sao Xác Định Loại Da Chính Xác

  1. Làm Sao Xác Định Loại Da Chính Xác Sau khi đọc bài “5 loại da cơ bản” chắc chắn nhiều chị vẫn băn khoăn vì da của mình “không thuộc loại nào” trong 5 loại đó cả! Đúng như vậy đấy ạ, trên thực tế còn nhiều loại da khác nữa, chẳng hạn da bị đỏ cà chua (rosacea), da dễ nổi mụn, da cháy nắng, da bị chàm (eczema) v.v. Ngoài ra, da các chị cũng có thể vừa nhờn vừa nhạy cảm, hoặc vừa hỗn hợp vừa dễ nổi mụn… Chưa hết, loại da có thể thay đổi theo thời gian hoặc do tác động của môi trường, dinh dưỡng, mỹ phẩm sử dụng, chu kỳ kinh nguyệt v.v. Có chị bình thường da khỏe nhưng sau khi sử dụng kem trộn, da trở nên rất nhạy cảm và dễ nổi mụn. Có chị bình thường da hỗn hợp nhưng trong chu kỳ da lại chuyển sang nhờn. 1. Những yếu tố nào tác động đến loại da? Ngoài yếu tố chính là nội tiết tố ra còn rất nhiều các tác nhân bên trong cũng như bên ngoài khác tác động đến nội tiết và da, dẫn đến làm thay đổi loại da của các chị. Hà ví dụ một vài tác nhân thường gặp: - Thói quen hút thuốc - Các loại dược phẩm
  2. - Chế độ ăn uống (rượu, cà phê, thức ăn cay nóng…) - Những mỹ phẩm chăm sóc da - Stress - Ánh nắng (ra đường không bảo vệ da) - Khí hậu và sự ô nhiễm 2. Những thành phần trong mỹ phẩm cũng tác động đến loại da Loại da còn bị ảnh hưởng bởi các thành phần trong mỹ phẩm. Chẳng hạn nếu các chị dùng những sản phẩm chứa chất gây kích ứng thì da có thể bị khô, hoặc ngược lại bị dầu (do chúng kích thích tuyến nhờn). Chất giữ ẩm trong mỹ phẩm có thể làm bít lỗ chân lông, ngăn trở việc đào thải tế bào chết làm cho da sần sùi và xấu. Nếu dùng sản phẩm có chất bào mòn dễ khiến da các chị trở nên rất nhạy cảm, dễ bắt nắng, khô hoặc lão hóa. Nên chú ý một số chất thường gặp sau: - Cồn (alcohol) - Menthol - Fragrance (các chất tạo mùi hương) - Chất bào mòn/ lột da (abrasive scrubing agents) - Chất có tính tẩy mạnh 3. Xác định loại da
  3. Sau khi đã “nhận diện” rõ các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến da và loại trừ chúng (ngưng dùng một thời gian), bây giờ các chị có thể bắt tay vào việc xác định loại da của mình. - Rửa mặt bằng một loại sữa rửa mặt nhẹ - Thoa nước hoa hồng (nước cân bằng da) nếu có - Đợi khoảng 1-2 giờ rồi quan sát, dựa vào bảng sau để đánh giá. Lưu ý: trong thời gian 1-2 giờ đó không rửa mặt, trang điểm hay dùng bất kì sản phẩm chăm sóc da nào nhé!
  4. Chú thích: - Da các chị có thể là tổng hợp nhiều loại ở trên, chẳng hạn vừa nhờn vừa nhạy cảm, vừa khô vừa dễ nổi mụn…
  5. - Loại da cũng thay đổi theo thời gian, có chị ban đầu da hỗn hợp nhưng sau này lại thành da nhờn hoặc ngược lại. Các chị đừng ngạc nhiên nếu có sự thay đổi loại da mà hãy xác định nguyên nhân và chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp. - (*) Bệnh da đỏ cà chua (rosacea): là hiện tượng rối loạn da mãn tính như nổi ban đỏ ở trán và má (nhưng không phải mụn); mặt ửng đỏ (dễ nhầm lẫn với mặt hồng hào), xuất hiện nhiều mạch máu đỏ dưới da, đôi khi làm mũi to, đỏ và hơi biến dạng. Cựu tổng thống Mỹ Clinton cũng bị rosacea. Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh này. Rosacea không trị dứt được. - (**) Bệnh chàm (eczema): là một bệnh dị ứng da phổ biến, nổi vảy đỏ (khô hoặc ướt), ngứa rát… Bệnh này cũng không trị dứt được. Trên thế giới tỉ lệ mắc chàm là 10% còn ở Việt Nam khoảng 20-25%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2