intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lòng biết ơn

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều đứa trẻ không biết cám ơn người cho quà. Tại sao vậy? Thái độ khiêu khích đó không phải là vô cớ. Tôi còn nhớ chuyện xảy ra khi tôi còn nhỏ: ba má cho tôi đồ chơi, tôi nhớ đâu như một trái banh, rồi đứng yên chăm chú nhìn tôi, đợi tôi ngỏ lời cám ơn. Thấy vẻ nhìn đó tôi không sao thốt lời cảm ơn cho được. Sau cùng, dằn không nổi, ba tôi nói: "Vậy thì thôi, trả trái banh đi!". Tôi làm thinh, trả lại trái banh. Lớn lên khi có con,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lòng biết ơn

  1. Lòng biết ơn Nhiều đứa trẻ không biết cám ơn người cho quà. Tại sao vậy? Thái độ khiêu khích đó không phải là vô cớ. Tôi còn nhớ chuyện xảy ra khi tôi còn nhỏ: ba má cho tôi đồ chơi, tôi nhớ đâu như một trái banh, rồi đứng yên chăm chú nhìn tôi, đợi tôi ngỏ lời cám ơn. Thấy vẻ nhìn đó tôi không sao thốt lời cảm ơn cho được. Sau cùng, dằn không nổi, ba tôi nói: "Vậy thì thôi, trả trái banh đi!". Tôi làm thinh, trả lại trái banh. Lớn lên khi có con, không bao giờ tôi buộc chúng phải cảm ơn tôi. Nhìn thấy niềm vui trong mắt chúng, thấy chúng vồ lấy món quà, tôi mãn nguyện rồi, như vậy là chúng cảm ơn tôi rồi. Cha mẹ yêu con, cho con món gì, mà con yêu lại cha mẹ, như vậy mới thực sự là cảm ơn cha mẹ. Tôi lại nghĩ rằng cha mẹ có bổn phận tặng quà cho trẻ - nhưng tiếng "bổn phận" tôi dùng đây có đúng không, gây niềm vui cho người khác thì sao gọi là bổn phận được? Tôi không dạy con tôi mà chúng tự biết cảm ơn, vì tôi làm gương cho chúng: mỗi lần chúng giúp tôi được một việc nhỏ nhặt nào, tôi cũng không bao giờ quên cảm ơn chúng.
  2. Miệng nói cảm ơn, không nhất định trong lòng phải mang ơn. Người lớn nào hơi có giáo dục cũng nói "cảm ơn" mỗi ngày cả chục lần, như một cái máy, mà không tự hỏi tiếng đó có nghĩa gì. Nói cảm ơn là để tỏ lòng biết ơn của mình. Mà biết ơn là "nhớ" cái ơn mình đã nhận được. "Tôi cảm ơ n anh" có nghĩa là "Tôi sẽ nhớ rằng anh đã giúp tôi", tức là ngầm chứa cái ý rằng "Khi nào anh túng bấn, tôi sẽ nghĩ tới anh". Dĩ nhiên, phải phân biệt những ân huệ lớn và những giúp đỡ lặt vặt, và khi ta cảm ơn ai đã giúp ta xỏ tay vào chiếc áo thì không có nghĩa là ta phải chịu ơn người đó suốt đời. Nhưng từ cái cử chỉ lễ độ xã giao đó tới cái việc mạo hiểm cứu vớt một người sắp chết đuối, còn có biết bao ân huệ khác. Một kinh nghiệm đáng buồn nhất là kinh nghiệm này: loài người rất ít khi nhơ ơn lắm, chính ta cũng vậy chứ đừng nói chi ai. Hết thảy chúng ta đều dễ quên ơn người khác. Tại sao vậy? Có phải tại ta bực mình khi nghĩ rằng mình sẽ phải đáp ơn người ta không? Không. Không phải vậy. Không nhất thiết là vậy. Bạn có lần nào muốn trả lại một món quà tặng không, mặc dù bạn thích nó? Tại sao vậy? Tại người đó đã miễn cưỡng tặng bạn, hoặc có vẻ khoe rằng đã làm được một kỳ công; hoặc tại bạn thấy rõ rệt rằng người đó muốn cho bạn mang ơn, muốn mua chuộc bạn vì mục đích gì đó; hoặc tại người đó muốn khoe trước mặt mọi người rằng mình rộng lượng, cao cả, hoặc tại người đó muốn đóng cái vai Mạnh Thường Quân, và làm cho thỏa mãn lòng tự cao tự
  3. đại của mình, cho bạn thấy rằng bạn kém xa họ về của cải, quyền uy, tóm lại, là tại người đó tặng bạn không phải vì yêu mến bạn. Nếu không vì yêu mà tặng thì chẳng đáng quý một chút nào cả. Ở Pháp cũng như Đức và Anh gần như không còn những kẻ ăn mày. Các người ngèo cũng như các ông già bà cả không nơi nương tựa được các viện tế bần hay dưỡng lão đón về nuôi. Nhưng ở Ý - xứ hiện nay tôi đương ở (cũng như nhiều xứ khác trên thế giới) - vẫn còn hạng hành khất. Mới rồi, ở La Mã, tôi đã đứng ngó một lúc lâu một người ăn mày và những khách qua đường. Mới đầu tôi thấy một cặp vợ chồng ngoại quốc nọ rõ ràng là rất sang trọng, đi ngang qua: người chồng móc trong túi ra một đồng tiền chìa cho bà lão ăn mày, mà vẫn tiếp tục với vợ, cũng chẳng quay lại ngó bà lão nữa; đi khỏi được vài bước, ông ta liệng điếu thuốc mới hút hết một nửa. Bà lão lầm bầm cảm ơn. Rồi tới một nữ tu đứng tuổi, móc trong xắc ra một khúc bánh nhỏ, chìa cho bà lão, vẻ nhìn nghiêm khắc, rõ ràng là muốn mắng vào mặt: "Này, ta cho mụ này, không phải vì thương mụ đâu mà chỉ vì chúa Ki Tô đã dạy ta phải làm phước, thế thôi, vì thực tình ta khinh những kẻ như mụ, làm biếng nên mới phải nghèo khổ như vậy, đừng nên trách ai cả." Bà lão ăn mày cũng lầm bầm cảm ơn, nhưng khi nữ tu sĩ quay lưng đi thì bà lườm, nguýt, tỏ vẻ ghét lắm, mà tôi, cũng không ưa gì nữ tu sĩ đó. Rồi tới một ông gí một tấm giấy bạc vào tay bà lão mà không nhìn bà ta,
  4. và vội vàng bước đi, như thể xấu hổ vì thái độ bất lịch sự của mình. Tấm giấy bạc nhỏ nhất của Ý thời đó là 500 lire, ông ta không thể cho một tấm nhỏ hơn được, mà coi nét mặt đó, y phục của ông ta rõ ràng là một người Ý, tức biết số tiền ông bố thí lơn ra sao. Bà lão ăn mày thản nhiên nhét tấm giấy bạc vào túi và cũng cảm ơn lí nhí trong miệng, như đã cám ơn người trước, không tỏ vẻ gì nhã nhặn hơn. Rồi tới một bà đứng tuổi, ống chân nổi đầy những đường tĩnh mạch, tay cầm một cái xắc, coi có vẻ là một người gác cổng. Bà ta dừng lại bên cạnh bà lão hành khất, nói chuyện vài câu về thời tiết thay đổi bất thường, nóng nực quá chừng, và hỏi bà lão đứng hoài như vậy có mệt không, sao không ngồi xuống cái tường thấp ở bên cạnh, lại tâm sự thêm rằng bà ta thì đứng lâu như vậy không sao chịu nổi vì chân đau. Vừa hỏi chuyện, bà ta vừa kín đáo bỏ một đồng tiền vào túi bà lão ăn mày và mặt bà này mất hẳn vẻ lãnh đạm, nhăn nhó mà tươi hẳn lên, linh động lên, như vậy thì bà lão được đối xử như một con người, được đặt ngang hàng với người bố thí, cả hai cùng gặp nhau ở một cảnh ngộ chung, cảnh đau khổ hằng ngày. Những người giúp đỡ ta thường có thái độ tự cao tự đại đối với ta, chính vì vậy mà chúng ta khó cảm ơn họ, khó mang ơn họ được. Một người giúp đỡ ta mà chỉ muốn tỏ rằng họ hơn ta, thì phỏng ta có thích không? Ta bắt buộc phải cảm ơn họ, nhưng chỉ cảm ơn ngoài miệng, chứ đâu có ghi ơ n
  5. trong lòng. Vì vậy mà người ngèo thích được chính quyền trợ cấp hơn là được tư nhân giúp đỡ. Được chính quyền hoặc một hội vô danh nào cưu mang thì họ khỏi phải tỏ lòng biết ơn. Vì vậy chúng ta phải học kĩ cách cho và cách nhận. Mà theo tôi học cách cho dễ hơn là cách nhận. Chỉ một kẻ nào sa đọa quá đỗi trên phương diện xã hội cũng như tinh thần mới thản nhiên sống nhờ của bố thí dù bị khinh bỉ, miễn có tiền đút túi, có cái gì đút miệng. Còn như chúng ta, có thiếu thốn tới mức nào thì cũng vẫn còn lòng tự ái, không muốn nhận sự giúp đỡ của ai, dù là tiền bạc hoặc một lời gửi gấm, một lời khuyên. Nhận của người khác tức là thú nhận rằng mình không có gì. Nhưng tại sao lại xấu hổ chứ? Tại sao không tự nhận mình quả thực "nghèo" và phải nhờ cậy người khác? Rồi biết đâu chừng, chẳng có lúc mình sẽ "giàu", cho lại người khác? Xét theo khía cạnh đó thì ai cũng phải giúp đỡ lẫn nhau do đó, đều phải tỏ lòng mang ơn lẫn nhau. Có nhiều truyện cho trẻ em, viết về các loại vật biết ơn. Chẳng hạn chuyện một người nọ đi đường hoặc một con vật mắc bẫy. Con vật năn nỉ: "Ông ơi, ông cứu tôi với rồi tôi sẽ đáp lại ơn ông. Khi gặp một nỗi khó khăn nào, ông cứ kêu tên tôi, tôi sẽ tới." Có gì chứng tỏ rằng con vật đó sau này sẽ giữ đúng lời hứa không? Mà người đó cũng vấn cứu nó, chỉ vì thương hại nó thôi chứ không mảy may mong được nó giúp lại. Đôi khi truyện kết thúc
  6. như vầy: người đó cứu con vật, sau đó báo ơn, chỉ cho một kho tàng quý báu, người đó khiêng về nhà, hóa ra giàu lớn; anh em thấy vậy ghen ghét, cũng đi tìm con vật, cũng cứu sống nó, và đòi nó phải báo đáp cho mình ngay, nhưng nó không báo đáp. Tại sao vậy? Tại việc cứu giúp không phải là việc gửi tiền ở ngân hàng, không có nghĩa là "có đi có lại". Một ân huệ chỉ có giá trị khi ta không ấp ủ một ẩn ý gì cả và chỉ người nào làm ơn mà không có ẩn ý gì thì mới có thể được báo đáp. Mà những người đó lại không bao giờ mong được báo đáp, họ vì tình thương mà cứu giúp, thế thôi. Hình thức đẹp nhất của mọi sự biết ơn là yên ân nhân của mình. Ta không cảm cái ơn người đó ban cho ta bằng cảm tấm lòng thương yêu người đó đã tỏ với ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2