ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br />
<br />
NGUYỄN LAN HƯƠNG<br />
<br />
XÁC MINH VỊ TRÍ CHO ĐỊNH TUYẾN ĐỊA LÝ AN TOÀN<br />
TRONG CÁC MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
Hà Nội – Năm 2016<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br />
<br />
NGUYỄN LAN HƯƠNG<br />
<br />
XÁC MINH VỊ TRÍ CHO ĐỊNH TUYẾN ĐỊA LÝ AN TOÀN<br />
TRONG CÁC MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY<br />
<br />
Ngành<br />
<br />
: Công nghệ thông tin<br />
<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: Truyền dữ liệu và mạng máy tính<br />
<br />
Mã số<br />
<br />
:<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ NGUYỄN ĐẠI THỌ<br />
<br />
Hà Nội – Năm 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân<br />
tôi. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung<br />
thực do tôi thực hiện không sao chép kết quả của bất cứ ai khác. Trong quá trình<br />
nghiên cứu tôi có tham khảo các bài báo và công trình nghiên cứu liên quan, tôi cũng<br />
đã trích dẫn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.<br />
Học viên<br />
<br />
Nguyễn Lan Hương<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trường Đại học<br />
Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn tôi<br />
trong thời gian học tập tại trường.<br />
Tiếp đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS.Nguyễn Đại Thọ đã<br />
nhiệt tình hướng dẫn, tích cực phân tích, lắng nghe và phản biện giúp tôi hiểu và đi<br />
đúng hướng để có thể hoàn thành luận văn này.<br />
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Đình Thanh đã tham gia định hướng<br />
giúp tôi trong quá trình nghiên cứu, đánh giá kết quả thu được đảm bảo tính khoa<br />
học và tin cậy.<br />
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện luận văn này song không thể không có<br />
những thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ các thầy, cô và các<br />
bạn đọc.<br />
Học viên<br />
<br />
Nguyễn Lan Hương<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thông tin vị trí là thông tin quan trọng đối với nhiều ứng dụng trong các mạng<br />
cảm biến không dây (WSN). Khi các nút cảm biến được triển khai trong môi trường<br />
thù địch, rất dễ bị tấn công do đó thông tin vị trí cảm biến không đáng tin cậy và cần<br />
phải được xác nhận trước khi chúng có thể được sử dụng bởi các ứng dụng dùng nó.<br />
Các hệ thống xác minh trước đó hoặc là yêu cầu triển khai dựa trên nhóm kiến thức<br />
về khu vực cảm biến, hoặc phụ thuộc vào phần cứng chuyên dụng đắt tiền, chúng<br />
không phù hợp để sử dụng cho các mạng cảm biến chi phí thấp. Trong luận văn này,<br />
chúng tôi nghiên cứu sử dụng các Anchor là những node tin cậy được trang bị GPS<br />
nằm rải rác trong mạng WSN làm trung tâm trong quá trình xác minh thông tin vị trí<br />
các node có phần cứng hạn chế nằm trong phạm vi truyền tin của nó. Việc xác thực<br />
thông tin vị trí này sẽ cho phép thực hiện định tuyến an toàn giải quyết bài toán an<br />
ninh trong thuật toán vượt biên (Perimeter Forwarding) vượt vùng void của giao<br />
thức GPSR. Chúng tôi đề xuất sử dụng phương pháp k- đường dự phòng thay vì chỉ<br />
chọn một đường duy nhất theo phương pháp quy tắc bàn tay phải. Giải pháp đề xuất<br />
này cung cấp ít nhất một con đường định tuyến tới đích ngay cả trong trường hợp<br />
các node trên biên bị tấn công. Trong quá trình thử nghiệm k –path, chúng tôi thấy<br />
rằng hiệu quả thuật toán là chưa cao, cụ thể tỉ lệ các gói tin bị mất rất nhiều. Mặc dù<br />
vậy, thử nghiệm cũng đạt các kết quả nhất định như thấy rõ sự ảnh hưởng của chỉ số<br />
độ tin cậy trong định tuyến phục hồi thế hệ trước.<br />
Từ khóa: Định vị, xác minh, tại chỗ, khu vực, an ninh mạng cảm biến không<br />
dây, định tuyến địa lý, xác thực vị trí.<br />
<br />