intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Văn hóa "Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ" trình bày sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ; Sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ; Sự hài hòa thẩm mĩ giữa hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ***** NGUYỄN NHƯ TRANG HỆ THỐNG THẨM MĨ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn Hà Nội, 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Các nội dung được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong các công trình nào trước đó. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 NGUYỄN NHƯ TRANG
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 6 1.1. Cơ sở lí luận.........................................................................................................6 1.1.1. Mĩ học và thẩm mĩ .............................................................................................6 1.1.2. Quan niệm về cái đẹp và cơ sở nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ ...............................................................................................10 1.2. Tình hình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Công Trứ .......................................... 15 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Công Trứ qua sáng tác ................15 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ ...31 1.3. Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ ....35 1.3.2. Khái lược về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ ...........................36 Chương 2. SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHỦ THỂ THẨM MĨ ......................................... 42 TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG TRỨ............................................................ 42 2.1. Tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi và bản lĩnh cao cường ...................................42 2.2. Tấm lòng vì nước vì dân ..................................................................................50 2.3. Tự do, phóng khoáng .......................................................................................59 Tiểu kết .....................................................................................................................68 Chương 3. SỰ BIỂU HIỆN CỦA KHÁCH THỂ THẨM MĨ................................... 69 TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG TRỨ............................................................ 69 3.1. Trời đất và giang sơn .......................................................................................69 3.2. Cây cối, hoa cỏ và gió trăng.............................................................................83 3.3. Thời gian hữu hạn của đời người ...................................................................96 Tiểu kết ...................................................................................................................104 Chương 4. SỰ HÀI HÒA THẨM MĨ GIỮA HƯỚNG TÂM HÀNH ĐẠO VÀ LY TÂM HÀNH LẠC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ .............105 4.1. Khát vọng công danh và triết lý hưởng nhàn ..............................................106 4.2. Chí nam nhi và thói đa tình ...........................................................................116 4.3. Thực hiện trọn đạo quân thân và thái độ ngông, ngất ngưởng, thị tài .....128 Tiểu kết ...................................................................................................................141 KẾT LUẬN .....................................................................................................................142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 146
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn chương là một hình thái ý thức thẩm mĩ xã hội, có đối tượng, có nội dung và phương thức thể hiện riêng. Việc nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác văn chương là một vấn đề mang tính học thuật, bởi qua sự phân tích, lý giải quy luật sản sinh, diễn biến của các yếu tố thẩm mĩ như sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ và các phương diện, quan niệm và ký hiệu mang tính thẩm mĩ sẽ góp phần đánh giá một cách khách quan, khoa học về tác phẩm và sự nghiệp văn chương của tác gia. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ và có nhiều thành tựu quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn ghi dấu tên tuổi của nhiều tác gia lớn mà quan niệm thẩm mĩ của họ đã để lại dấu ấn trong dòng chảy văn chương nước ta. Trong đó, Nguyễn Công Trứ là tác gia tiêu biểu. Văn chương của ông có giọng điệu riêng, phong cách độc đáo. Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều thể loại khác nhau, ở mỗi thể loại đều có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật. Các trước tác của ông đã phần nào thể hiện được tâm tư, khát vọng và mưu cầu của con người cá nhân trong đời sống xã hội đương thời. Việc nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ không chỉ góp phần làm rõ những đặc điểm tư tưởng mà còn góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng thẩm mĩ, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong các trước tác. Sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ bắt nguồn từ mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và hiện thực; nội dung tác phẩm phản ánh đời sống bằng hình thức nghệ thuật độc đáo, được soi chiếu bởi lý tưởng, cảm xúc của tác giả. Tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Công Trứ dưới góc độ thẩm mĩ sẽ góp phần làm rõ hơn về cái đẹp trong văn chương của ông. Vẻ đẹp của tác phẩm văn chương Nguyễn Công Trứ có thể nhìn nhận từ phương diện chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ và sự cân đối, hài hòa giữa các xu hướng sáng tác đối lập nhau. Sở dĩ thơ văn của Nguyễn Công Trứ hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi mang giá trị thẩm mĩ riêng, được tác giả thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ 1
  5. khác lạ. Đề cập đến hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, luận án tập trung tìm hiểu sự biểu hiện của cái đẹp trong tư tưởng, quan niệm và xu hướng sáng tác của ông. Nghiên cứu liên quan đến sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ đã có một quá trình lâu dài, chủ yếu tập trung vào vấn đề tư tưởng, tâm lí, xã hội và đạo đức,… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, khái quát về hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của ông. Đề tài nghiên cứu Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ với mong muốn sẽ góp một tiếng nói khoa học trong việc khám phá và tìm hiểu văn chương của Nguyễn Công Trứ dưới góc độ thẩm mĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Tiến hành khảo sát toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhằm làm rõ sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, khách thể thẩm mĩ và sự hài hòa thẩm mĩ giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc; từ đó xác định cái hay, cái đẹp trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Sưu tập tư liệu và khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ đã được in ấn, xuất bản. Hệ thống hóa và tìm hiểu các yếu tố thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ dưới góc nhìn mĩ học. Phân tích vẻ đẹp của chủ thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ. Phân tích vẻ đẹp của khách thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ. Phân tích sự hài hòa thẩm mĩ giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận án là một số vấn đề cơ bản thuộc hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, như: Sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, sự biểu hiện của 2
  6. khách thể thẩm mĩ, sự hài hòa giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về tư liệu, khảo sát toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ đã được in ấn, xuất bản từ trước đến nay. Văn bản các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ được trích dẫn trong đề tài, chúng tôi tham khảo trong công trình Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử do Đoàn Tử Huyến chủ biên, Nxb. Nghệ An, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2008. Đây là công trình đã tổng hợp khá đầy đủ sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Về nội dung, luận án tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến hệ thống thẩm mĩ trong các sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ, bao gồm: sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ, sự hài hòa thẩm mĩ giữa xu hướng hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc trong sáng tác. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Áp dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và những mối quan hệ xã hội của tác gia Nguyễn Công Trứ, từ đó giúp hiểu rõ hơn về con người, sự nghiệp và có cơ sở để lý giải giá trị các tác phẩm văn chương của ông. - Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này nhằm làm rõ những vấn đề giống và khác nhau giữa đặc điểm thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ với đặc điểm thẩm mĩ của một số tác gia văn chương trung đại. Lý giải nguồn gốc của sự giống và khác nhau đó. Từ đó nêu bật được nét riêng và độc đáo trong phong cách sáng tác của tác gia Nguyễn Công Trứ. - Phương pháp loại hình: Áp dụng phương pháp loại hình nhằm phân loại các yếu tố thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ; lý giải cơ chế hình thành nên các yếu tố thẩm mĩ đó. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mĩ học, văn học, triết học, sử học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành và chuyên ngành khác nhau để lý giải các vấn đề liên quan đến hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ. 3
  7. Ngoài ra, khi thực hiện đề tài luận án, chúng tôi còn sử dụng các thao tác như: - Thao tác phân tích văn học: sử dụng thao tác này để tiến hành phân tích tác phẩm văn chương của Nguyễn Công Trứ nhằm chỉ ra các tín hiệu thẩm mĩ trong từng tác phẩm cụ thể, khái quát thành những luận điểm khoa học, góp phần lý giải hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của ông. - Thao tác thống kê, phân loại: được sử dụng trong quá trình hệ thống hoá các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, hệ thống hóa các nghiên cứu về tác gia, cùng các yếu tố thẩm mĩ trong sáng tác của ông. Từ đó phân chia theo các tiểu loại đối với từng vấn đề đặt ra trong luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án cung cấp cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến mĩ học, thẩm mĩ, cái đẹp, hệ thống thẩm mĩ và cơ sở tiến hành nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong văn chương Nguyễn Công Trứ; qua thao tác tổng hợp tài liệu, đề tài có sự tiếp thu, kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước. Luận án bước đầu hệ thống hóa và phân tích có trọng điểm sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ qua sáng tác của Nguyễn Công Trứ, bao gồm: tinh thần mạnh mẽ, cứng cỏi và bản lĩnh cao cường; tấm lòng vì nước vì dân; tự do, phóng khoáng. Luận án cũng đề cập đến sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, như: trời đất và giang sơn; cây cối, hoa cỏ và gió trăng; thời gian hữu hạn của đời người. Luận án tiến hành làm rõ vẻ đẹp của sự hài hòa thẩm mĩ giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc qua việc phân tích và diễn giải: khát vọng công danh và triết lý hưởng nhàn; chí nam nhi và thói đa tình; thực hiện trọn đạo quân thân và thái độ ngông, ngất ngưởng, thị tài. Về cơ bản, luận án hệ thống hoá toàn bộ sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ dưới góc nhìn mĩ học, từ đó góp phần làm rõ tư tưởng, quan niệm và xu hướng sáng tác mang tính thẩm mĩ trong văn chương, đồng thời giúp cho việc nhận thức đầy đủ hơn về con người và văn chương của ông trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy văn học ở các cấp bậc khác nhau. 4
  8. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận, luận án làm rõ nội hàm của thuật ngữ, khái niệm liên quan đến thẩm mĩ, mĩ học và vấn đề nghiên cứu văn chương dưới góc nhìn thẩm mĩ qua sáng tác của Nguyễn Công Trứ; Luận án trình bày tình hình nghiên cứu về tư tưởng, nghệ thuật trong tác phẩm Nguyễn Công Trứ; cung cấp thông tin khái lược về cuộc đời và sự nghiệp văn chương nhằm làm rõ tiểu sử, hoàn cảnh lịch sử, xã hội đã chi phối đến tư tưởng, quan niệm sống và sáng tác của ông. - Về thực tiễn, luận án góp phần nhìn nhận và đánh giá về văn chương Nguyễn Công Trứ dưới góc nhìn mĩ học. Từ việc phân tích các yếu tố thẩm mĩ, góp phần làm rõ hơn giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và phong cách sáng tác của tác giả. Việc tiến hành nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ giúp cho việc nhận thức đầy đủ hơn về con người và văn nghiệp, từ đó ứng dụng vào nghiên cứu và giảng dạy văn chương của ông. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ Chương 3. Sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ trong sáng tác Nguyễn Công Trứ Chương 4. Sự hài hòa thẩm mĩ giữa hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ 5
  9. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Mĩ học và thẩm mĩ Mĩ học xuất hiện lần đầu ở phương Tây (theo tiếng Pháp, mĩ học là “esthétique”; theo tiếng Anh, mĩ học là “aesthetic”) có nghĩa là trực giác học, tức khoa học về nhận thức của cảm giác (chỉ sự hoạt động tâm lí khi nhận thức sự vật bằng cảm tính, trực giác). Ở phương Ðông (Trung Quốc, Việt Nam...), theo nghĩa chiết tự của từ này là khoa học về thẩm mĩ. Từ cách giải nghĩa từ nguyên này, Nhà nghiên cứu Lý Trạch Hậu (Trung Quốc) cho biết: “Ở phương Tây, từ này được Baumgarten dùng đầu tiên vào thế kỉ XVIII, từ chữ Hy Lạp vốn có nghĩa là chỉ cảm giác mà ông chuyển dùng thành môn khoa học nhận thức cảm tính. Cho nên nếu dịch ra Trung văn cho chính xác hơn, thì từ “mĩ học” nên dịch là “thẩm mĩ học” để chỉ môn khoa học nghiên cứu về sự nhận thức cái đẹp; cảm giác, tri giác về cái đẹp của con người” [46;15]. Như vậy, mĩ học là bộ môn khoa học nghiên cứu về thẩm mĩ, đó có thể là sự nhận thức, là tri thức, là cảm giác về cái đẹp của con người. Mối quan hệ giữa mĩ học và thẩm mĩ là mối quan hệ giữa đối tượng và bộ môn khoa học nghiên cứu về đối tượng. Do mĩ học là một bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực triết học nên các quan điểm triết học khác nhau sẽ dẫn đến quan niệm khác nhau về mĩ học. Đáng chú ý hơn cả là quan điểm duy vật và duy tâm. Trong quá trình xác định đối tượng của mĩ học trong lịch sử [183; 11], một số nhà mĩ học duy vật tiêu biểu trên thế giới như: Aristote (384 - 322 TCN), Diderot (1713 - 1784), Bielinski (1836 - 1861), Tsernưshevski (1828 - 1889), Dobroliubov (1836 - 1861),… luôn khẳng định rằng, cái đẹp tồn tại khách quan trong thế giới hiện thực, có nghĩa cái đẹp là cuộc sống, tự bản thân nó vốn tồn tại trong bản thân thế giới hiện thực. Các nhà mĩ học duy tâm tiêu biểu như: Platon (427 - 347 TCN), Kant (1724 -1804), Hegel (1770 - 1831),… lại khẳng định cái đẹp là bất biến tồn tại trong các ý niệm, họ coi cái đẹp là sự biểu hiện của ý niệm tuyệt đối. Quan niệm của Hegel được nhiều nhà mĩ học hiện đại đồng tình. Hegel khẳng định đối tượng của mĩ học là cái đẹp. Nhưng cái đẹp trong quan niệm của ông chủ 6
  10. yếu được nhìn nhận ở nghệ thuật: “cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên […] cái đẹp nghệ thuật là cái đẹp nảy sinh và hai lần nảy sinh từ tinh thần. Tinh thần và những sáng tạo của nó càng cao hơn tự nhiên bao nhiêu, thì cái đẹp nghệ thuật càng cao hơn cái đẹp tự nhiên bấy nhiêu” [22; 7-8]. Như vậy, trong quan điểm của Hegel, mĩ học lấy cái đẹp nghệ thuật làm trung tâm, cơ sở nảy sinh của nó xuất phát từ tinh thần. Một số nhà mĩ học Nga thế kỷ XIX như Bielinxki (1811 - 1848) hay Tsernưshevski (1828 - 1889) vẫn thừa nhận cái đẹp là đối tượng đáng chú ý của mĩ học [22], nhưng đồng thời họ lại cho rằng đối tượng của mĩ học là “quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực”, đối với họ, cái đẹp có nguồn gốc trong đời sống khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; cái đẹp chính là cuộc sống; cái đẹp trong nghệ thuật cũng chính là sự phản ánh của cái đẹp trong cuộc sống, các phạm trù mĩ học phản ánh những phẩm chất khách quan, vốn có của những sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực. Đề cập đến mĩ học cổ điển Việt Nam giai đoạn thế kỉ XI - XIX, sách Giáo trình mỹ học cơ sở [76] đã chỉ ra rằng, mĩ học cổ điển sở hữu năm phạm trù mĩ học cơ bản là: Văn, Đạo, Tâm, Chí, Mĩ. Năm phạm trù này tương ứng với năm phạm trù của mĩ học Mác - Lênin, đó là: cái Đẹp, cái Xấu, cái Bi kịch, cái Hài Kịch, cái Trác tuyệt. Theo đó, các tác giả khẳng định: “Tư tưởng thẩm mĩ của người Việt Nam nằm trong hệ hình văn hoá phương Đông có những đặc trưng riêng của nó, càng cuối thời cổ điển càng tập trung vào hai khuynh hướng cơ bản là “Văn dĩ tải đạo” và “Thi dĩ ngôn chí”. “Văn dĩ tải đạo” dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Văn đã bị thu hẹp vào phạm vi là công cụ của Đạo. Văn chỉ để chỉ Đạo. Đó là mối quan hệ giữa triết học và mĩ học. “Thi dĩ ngôn chí” là quan điểm thẩm mĩ thuộc chủ thể sáng tạo. […]. Mĩ học cổ điển dành quyền cho chủ thể được phép bày tỏ cái Chí lớn của mình trong phạm vi của Nho giáo: “Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”. Thời nào văn nấy, thời nào mĩ học nấy” [76; 285]. Như vậy, giữa mĩ học phương Đông và sự tiếp thu, ảnh hưởng từ tư tưởng văn hóa phương Đông vào văn học ở Việt Nam, có yếu tố chủ động của chủ thể (nhà thơ, nhà văn); tác giả được “quyền” bày tỏ quan niệm của mình trong phạm vi quan niệm của Nho giáo. 7
  11. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và tiếp nhận mĩ học phương Đông đã có một quá trình và đề cập đến một số vấn đề lớn như: Lịch sử tư tưởng mĩ học cổ điển Trung Hoa và tư tưởng văn nghệ của các nhà mĩ học có tầm ảnh hưởng lớn; tác gia, tác phẩm tiêu biểu của mĩ học cổ điển Trung Hoa; các phạm trù triết học, mĩ học cơ bản của lí luận văn nghệ phương Đông; hệ thống thi pháp văn thơ cổ điển Trung Hoa [212]. Tương ứng với các vấn đề lớn như trên có thể kể đến một số công trình tiêu biểu đề cập đến văn học dưới góc nhìn mĩ học như: Lí luận văn học, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc của Khâu Chấn Thanh do Mai Xuân Hải dịch; Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường của Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân do Trần Đình Sử và Lê Tẩm dịch ra tiếng Việt; Tư tưởng văn học trung Quốc cổ xưa của I.S. Lisevich do Trần Đình Sử dịch; Triết học phương Đông (Chu Lập Văn chủ biên) do Hồ Châu, Tạ Phú Chinh, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Duy Hinh, Hoàng Mộng Khánh dịch. Và một số tác phẩm như: Văn Tâm điêu long của Lưu Hiệp do Phan Ngọc dịch; Tùy viên thi thoại của Viên Mai, do Nguyễn Đức Vân dịch. Theo công trình Từ điển triết học [178], “mĩ học” được hiểu là khoa học về các tính quy luật của việc con người cảm thụ thế giới một cách thẩm mĩ, về bản chất và các hình thức sáng tạo theo những quy luật khác nhau về cái đẹp. Quan niệm này đã khẳng định mĩ học là bộ môn khoa học nghiên cứu các quy luật của con người trong việc cảm thụ thế giới thẩm mĩ. Mặc dù, bộ môn mĩ học đến nay đã mở rộng hơn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhưng vấn đề cốt yếu của mĩ học vẫn là thẩm mĩ, là cái đẹp. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học [45], các soạn giả cũng chỉ ra những vấn đề cơ bản mà mĩ học quan tâm, bao gồm: tình cảm thẩm mĩ, quan điểm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ, ý thức thẩm mĩ, quan hệ của ý thức thẩm mĩ và thực tại khách quan. Vấn đề căn bản của mĩ học là quan hệ của ý thức thẩm mĩ với thực tại khách quan. Theo tác giả Phạm Quang Trung trong sách Mĩ học [183], những vấn đề cơ bản trên của mĩ học (như: ý thức thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ,…) lại được coi là các phạm trù biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ. Trên cơ sở ứng dụng quan điểm tâm tính học của Nho gia khi nghiên cứu thẩm mĩ trong văn chương nghệ thuật, tác giả Nguyễn Kim Sơn trong bài viết “Tâm tính 8
  12. học Nho gia với đặc trưng thẩm mĩ của văn chương nhà Nho” [148] đã chỉ ra những đặc trưng thẩm mĩ của văn học nhà nho, thứ nhất là cái đẹp của thế giới thực tại, của đời sống thế tục; thứ hai là cái đẹp của nhân cách chủ thể; thứ ba là cái đẹp của tình cảm, tư tưởng được điều tiết chế ước, cái đẹp của sự thống nhất cao độ giữa tình và lý; thứ tư là cái đẹp sống động, cương kiện. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên trong tiểu luận Nhìn lại sự tiếp nhận tư tưởng mĩ học cổ điển phương Đông và phương Tây vào Việt Nam từ 1986 đến nay [212] cũng cho rằng ở nước ta đã có một quá trình tiếp nhận và nghiên cứu về mĩ học. Đối với việc tiếp nhận mĩ học phương Tây có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Nghệ thuật thi ca của Aristoteles (384 - 322 tr.CN); Những tùy bút về hội họa của D. Diderot (1713 - 1784); bộ ba công trình nổi tiếng của I. Kant (1724 - 1804) do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, gồm: Phê phán lí tính thuần túy; Phê phán lí tính thực hành; Phê phán năng lực phán đoán; cuốn Hiện tượng học Tinh thần của V.F. Heghen (1770 - 1831) do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải; Mĩ học (2 tập) V.F. Heghen do Phan Ngọc dịch và giới thiệu. Nội dung tiếp nhận mĩ học phương Tây tập trung vào mấy vấn đề như sau: Thuyết “Bắt chước” hay “Mô phỏng” (“Mimésis”) qua công trình Nghệ thuật thi ca của Aristoteles; Thuyết “năng lực phán đoán” của I. Kant; Học thuyết về cái đẹp và ba hình thái phát triển của nghệ thuật. Các sách giới thiệu, khảo cứu về văn học của các học giả Việt Nam liên quan đến mĩ học có thể kể đến: Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc của Lương Duy Thứ, Về thi pháp thơ Đường của Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử, Thơ văn cổ Trung Hoa - Mảnh đất quen mà lạ của Nguyễn Khắc Phi, Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải, Tinh hoa lí luận văn học cổ điển Trung Quốc của Phương Lựu; Luận giải nhan đề tác phẩm “Văn tâm điêu long” của Lưu Hiệp - Nguyễn Phúc Anh, v.v. [212]. Những công trình này đã cung cấp các luận điểm khoa học của các trường phái, trào lưu mĩ học khác nhau trên thế giới. Một số công trình đã trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, từ đó ứng dụng các kết quả trong việc nghiên cứu văn học nghệ thuật ở Việt Nam. Như vậy, mĩ học tồn tại trên cơ sở một hệ thống những phạm trù thẩm mĩ. Các vấn đề liên quan đến mĩ học phương Đông hay phương Tây đều có chức năng 9
  13. thẩm định giá trị trong cuộc sống, nghệ thuật, văn chương. Mĩ học và thẩm mĩ có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, việc các nhà mĩ học xác định mĩ học là bộ môn khoa học nghiên cứu về thẩm mĩ sẽ giúp định hình đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của mĩ học. Dựa trên hệ thống các khái niệm, phạm trù cơ bản, có thể thấy mĩ học là công cụ thiết yếu để các nhà nghiên cứu khám phá bản chất cái đẹp và quan điểm thẩm mĩ của văn học nghệ thuật một cách hiệu quả. Hệ thống thẩm mĩ (Aesthetic system) là một tập hợp của nhiều yếu tố thẩm mĩ, các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và được tổ chức một cách hài hòa, cân xứng. Bản chất của hệ thống thẩm mĩ là tạo ra giá trị thẩm mĩ tổng hợp, trong đó mỗi yếu tố thẩm mĩ lại chứa đựng giá trị riêng; khi tồn tại trong hệ thống thẩm mĩ, các yếu tố này không tự thân quyết định giá trị của mình mà do hệ thống thẩm mĩ quy định. Nhìn dưới góc độ mĩ học, hệ thống thẩm mĩ bao gồm: các phương diện thẩm mĩ, phạm trù thẩm mĩ, quan niệm thẩm mĩ, sự biểu hiện của chủ thể và khách thể thẩm mĩ, xu hướng sáng tác mang tính thẩm mĩ, v.v. Thông qua việc xác định giá trị, ý nghĩa của những yếu tố này, người đọc cảm nhận được nét đẹp trong tư tưởng cũng như phong cách sáng tác của nhà văn. Các xu hướng thẩm mĩ trong sáng tác nghệ thuật gắn liền với chủ thể sáng tạo, nó thể hiện tư tưởng, quan niệm, trình độ văn hoá nghệ thuật của tác giả. Đặt vấn đề nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong văn chương Nguyễn Công Trứ, đề tài tiến hành tìm hiểu về tư tưởng, quan niệm, xu hướng sáng tác, các yếu tố mang tính thẩm mĩ tồn tại trong tác phẩm, từ đó chỉ ra chức năng xã hội và chức năng nghệ thuật của tác phẩm, phong cách nghệ thuật của tác giả. Hướng tiếp cận này sẽ giúp cho việc phát hiện và giải mã những vấn đề liên quan đến hệ thống thẩm mĩ trong văn chương của ông. 1.1.2. Quan niệm về cái đẹp và cơ sở nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ Baumgarten - triết gia nổi tiếng người Đức cho rằng, mĩ học là khoa học về cái đẹp. Trong lịch sử tư tưởng mĩ học phương Tây và phương Đông, bên cạnh các phạm trù cơ bản khác, thì cái đẹp là phạm trù thẩm mĩ trung tâm và xuất hiện sớm nhất, được bàn đến nhiều hơn cả. Cái đẹp cũng là trung tâm trong đời sống thẩm mĩ 10
  14. của con người. Việc tiếp cận và lý giải đúng đắn phạm trù này sẽ giúp chúng ta có được sự nhìn nhận khoa học, khách quan đối với các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Để làm nổi bật hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của tác gia Nguyễn Công Trứ, đề tài quan tâm đến phạm trù cái đẹp, cụ thể là cái đẹp trong nghệ thuật. Với tư cách là chủ thể thẩm mĩ, con người luôn có mong muốn đi tìm cái đẹp, không ngừng khám phá và sáng tạo ra cái đẹp. Dù nhìn nhận ở phương diện nào, khách thể hay chủ thể thẩm mĩ, bao giờ ta cũng thấy cái đẹp đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực xung quanh: “cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lí tưởng, có khả năng gọi lên ở con người một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủ thể” [161;91]. Như vậy, sự cảm thụ cái đẹp luôn đòi hỏi sự tồn tại khách quan của cái đẹp trong hiện thực, trong sự cảm nhận chủ quan của thế giới tinh thần, tình cảm của con người. Cái đẹp gần gũi và thân thiết với con người trong cuộc sống hàng ngày; cái đẹp có thể của thế giới tự nhiên do tạo hóa sinh ra như: núi, sông, biển, trời, trăng, sao, hoa, lá, cỏ, cây,… cũng có thể cái đẹp từ bàn tay con người sáng tạo ra, ngay cả những gì thuộc về con người cũng được coi là đẹp. Nhìn nhận về bản chất và thuộc tính của cái đẹp, trong giáo trình Mĩ học đại cương [22] có viết “Từ thời cổ đại, các nhà mĩ học duy vật khi đi tìm bản chất của cái đẹp đã biết dựa vào những đặc tính tự nhiên của sự vật để vạch ra những thuộc tính và phẩm chất của cái đẹp, đó là sự cân xứng, hài hòa, trật tự,…” [22; 75], hay “Cái đẹp là những cái phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện, hài hòa, cân xứng. Cái đẹp là những cái phù hợp với ước mơ, mong muốn của con người về những cái có tính lí tưởng. Cái đẹp là những cái phù hợp với quan niệm của con người về cái “chân”, cái “thiện” [22;77-78]. Như vậy, quan niệm của con người về cái đẹp bao gồm nhiều mặt, bởi cái đẹp được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau, phong phú và đa dạng trong cả tự nhiên, xã hội và trong nghệ thuật, “tất cả mọi cái đẹp đều hướng con người liên tưởng tới một cuộc sống hoàn thiện, tốt đẹp, no đủ, hạnh phúc” [22;78]. 11
  15. Tác giả Biện Minh Điền trong chuyên luận Loại hình văn học trung đại Việt Nam [26] cho rằng, nói đến quan niệm thẩm mĩ là nói đến quan niệm về cái đẹp. Cái thẩm mĩ bao giờ cũng gắn liền với cái đạo đức, đạo lý, thậm chí, được đồng nhất với cái thẩm mĩ hoặc là gốc của cái đẹp; cái đẹp gắn liền với cái có ích, hữu dụng; cái đẹp là một sự cân đối, hài hòa; cái đẹp là một sự nhỏ gọn; cái đẹp là cái “tinh” được tạo lập, chưng cất theo quy luật “quý hồ tinh bất quý gồ đa” và hết sức gần gũi với đời sống. Như vậy, những yếu tố cơ bản thuộc cái đẹp cũng thuộc cái thẩm mĩ và trở thành những nguyên tắc thẩm mĩ nhất quán, là tiêu chuẩn của cái đẹp khó có thể thay đổi, đã tồn tại trong một thời kỳ dài của lịch sử văn học dân tộc. Công trình Từ điển mĩ học đưa ra quan niệm về cái đẹp theo cách riêng như sau: “Trong sự biểu hiện trực tiếp và hiển nhiên của nó, giống như một sự rạng rỡ nổi bật hay kín đáo, cái đẹp là sự hài hòa. Theo quan điểm này, cảm nhận về cái đẹp có thể được gọi là sự ham muốn hướng tới cái hoàn hảo, tới sự nhận thức và thực hiện toàn bộ các tính năng của cái hoàn thiện. […] Trong bản chất của nó, cảm nhận về cái đẹp là một lý tưởng mong manh gần với cái tuyệt đối đó. Cái đẹp và cái siêu phàm có một cấu trúc giống nhau, trong chừng mực mà cả hai khái niệm đều tồn tại trong dòng chảy của sự hoàn hảo, với một sự khác biệt là cái siêu phàm là một sự hoàn hảo được thực hiện một cách hùng vỹ, trong khi cái đẹp luôn là một sự cháy bỏng kiến tạo tích cực, một khát khao có thực hướng tới sự hoàn hảo. […] Việc tách mình ra khỏi các giá trị hỗn hợp đã làm nổi bật một điều là cái đẹp thể hiện trước hết như là sự huy hoàng, sự lộng lẫy, sự hài hòa… [14; 62-66] Từ những quan niệm trên, có thể khái quát: bản chất của cái đẹp là sự hài hòa, những cái phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện, hài hòa, cân xứng đều được coi là đẹp; những cái phù hợp với ước mơ, mong muốn của con người về những cái có tính lí tưởng, phù hợp với quan niệm của con người về “chân”, “thiện” cũng được coi là đẹp. Mĩ học là bộ môn khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu quan hệ thẩm mĩ, nghiên cứu các phương diện đời sống thẩm mĩ của con người. Dù mĩ học ở phương Đông hay phương Tây cũng đều quan tâm và đề cập đến nhiều phạm trù cơ bản khác nhau, nhưng khi nghiên cứu về thẩm mĩ đều tập trung và hướng đến cái đẹp nhiều hơn cả, 12
  16. coi đó là phạm trù trung tâm. Trên cơ sở trình bày những quan điểm, những đánh giá, nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về mĩ học và thẩm mĩ cho thấy, những quan niệm khá thống nhất về bản chất của cái đẹp. Đề tài đặt vấn đề nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ dưới góc độ mĩ học nhằm chỉ ra cái hay, cái đẹp trong tư tưởng và văn chương của ông. Theo đó, việc nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác văn chương của nhà Nho Nguyễn Công Trứ là vấn đề tìm hiểu sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ và cái đẹp về sự hài hòa mang tính thẩm mĩ giữa xu hướng sáng tác hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc. Nhìn nhận sáng tác văn chương của nhà Nho Nguyễn Công Trứ theo các tiêu chí về cái đẹp nghệ thuật thì những quan niệm, tư tưởng của ông đều mang giá trị thẩm mĩ cao. Đó là tinh thần mạnh mẽ, bản lĩnh cao cường, cứng cỏi, tấm lòng vì nước vì dân, hay những quan niệm về chí khí anh hùng, về việc lập công danh báo quốc của kẻ sĩ, quan niệm về đạo trung quân ái quốc, sự kết hợp một cách hài hòa trong sáng tác, trong lối ứng xử của một nhà nho suốt đời hướng tâm hành đạo với một nhà nho theo khuynh hướng ly tâm hành lạc là những biểu hiện rõ nét nhất về cái đẹp, cái cao cả trong thời đại của ông. Các sáng tác văn chương của ông nói chung và thể loại hát nói riêng đều có đóng góp tiêu biểu về mặt nghệ thuật đáng được ghi nhận như những phương diện thẩm mĩ đặc trưng, có giá trị lâu bền, ảnh hưởng sâu sắc đến các giai đoạn văn học sau này. Để có cái nhìn khoa học, khách quan, khi tìm hiểu hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, cần đặt trường hợp con người và văn chương của ông trong bối cảnh văn hoá và thẩm mĩ của thời đại ông, bao gồm cả tư tưởng, triết lí sống, sự tác động của không gian xã hội đối với con người cá nhân để có cái nhìn toàn diện về thi phẩm của ông. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, tư tưởng Nho giáo trở thành tư tưởng chủ đạo xuyên suốt hành trạng và quá trình sáng tác văn chương. Vì thế, không thể phủ nhận yếu tố văn hoá Nho giáo trong con người và trong xu hướng thẩm mĩ của ông khá đậm đặc. Ngoài ra, yếu tố văn hoá phương Đông như Đạo giáo và yếu tố văn hoá bản địa cũng có sự tác động đến quan niệm thẩm mĩ trong sáng tác của ông. 13
  17. Nguyễn Công Trứ xuất thân từ dòng dõi một gia đình có truyền thống Nho học, vì lẽ đó, cương thường và đạo lý mà ông và gia đình chịu ảnh hưởng, lĩnh hội, thấm nhuần là cương thường và đạo lý Hán nho, Tống nho. Trong sự nghiệp làm quan của mình, ông là người có công lao lớn trên nhiều lĩnh vực, mà ở lĩnh vực nào cũng thật nổi bật như: chính trị, quân sự, kinh tế. Những gì ông đã làm được cho triều đình, cho quốc gia dân tộc, cho nhân dân và cho chính bản thân mình đã được đương thời và hậu thế ghi nhận. Muốn hiểu rõ tâm lý, tư tưởng của nhà nho Nguyễn Công Trứ trong sáng tác văn chương, cần hiểu rõ tâm lý, tư tưởng, yếu tố văn hóa truyền thống trong gia thế và trong thời đại của ông. Tất cả những điều đó đã có sự ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan niệm thẩm mĩ của ông. Văn chương trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của các quan niệm Nho giáo dưới nhiều góc độ khác nhau, “không chỉ ở mô típ, nội dung, hình ảnh, từ ngữ, mà sâu xa hơn là sự ảnh hưởng về tư tưởng, về quan niệm cái đẹp” [63; 55]. Trong sáng tác văn chương, không riêng gì Nguyễn Công Trứ, các nhà nho đã thấm nhuần tư tưởng và triết lí Nho gia nên họ thường đề cập đến các vấn đề liên quan đến phạm trù văn hoá, phạm trù thẩm mĩ của Nho gia. Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho, một tác gia văn học sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội Việt Nam có nhiều biến động nên tư tưởng của ông chịu sự chi phối, tác động của tư tưởng chính trị, quan điểm thẩm mĩ từ thời đại là điều dễ hiểu. Ông cũng lại là một nhà Nho đa tài, luôn cậy tài, đã có lúc ông lựa chọn cho mình một lối sống, một quan niệm sống riêng, nên ở ông, con người cá nhân được thể hiện có phần mạnh mẽ hơn, đôi lúc có sự khác biệt so với các nhà Nho đương thời. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu sự biểu hiện của chủ thể thẩm mĩ, sự biểu hiện của khách thể thẩm mĩ và sự hài hòa mang tính thẩm mĩ giữa xu hướng hướng tâm hành đạo và ly tâm hành lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ là những vấn đề cơ bản, là những yếu tố tiêu biểu đại diện cho con người tác giả; cũng qua các yếu tố này, cái đẹp trong tư tưởng, phong cách và con người nhà thơ được thể hiện rõ nét hơn. 14
  18. 1.2. Tình hình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Công Trứ 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Công Trứ qua sáng tác Tìm hiểu quá trình nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ cho thấy, các nhà nghiên cứu chủ yếu đề cập đến tư tưởng, quan niệm, những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật trong văn chương của ông. Trong phạm vi khảo sát tư liệu của luận án, hiện chưa thấy có công trình, bài viết nào đặt vấn đề nghiên cứu hoặc gọi tên trực diện hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Công Trứ đã có đến gần ba thế kỉ. Công việc sưu tầm, khảo sát văn bản, nghiên cứu văn chương của ông có nhiều thành tựu quan trọng; các vấn đề liên quan đến sự nghiệp, tư tưởng cũng như những cống hiến của ông trên nhiều phương diện đã được giới nghiên cứu phân tích, đề cập. Theo nguồn tư liệu chúng tôi sưu tập được, một số sử liệu có thông tin về sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ. Trong Đại Nam thực lục chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn (ghi chép các sự kiện lịch sử nhà Nguyễn từ khi Nguyễn Ánh lên làm chúa đến Đồng Khánh (1887)) cũng liệt kê hơn 200 sự kiện liên quan đến Nguyễn Công Trứ “Tháng 8, vua Gia Long ra Bắc Hà nhận lễ tấn phong của nhà Thanh, ngay Bính Tuất, trú tại hành cung Nghệ An. Người huyện Nghi Xuân là Nguyễn Công Trứ điều trần mười việc. Vua sai bộ Lại duyệt kĩ để tâu” (134; 570); “Thự Tổng đốc Hải Dương là Nguyễn Công Trứ lại tâu nói: “Thuộc hạt có các đồn Ngải Am, Văn Úc, Đồ Sơn, Phương Chử và Đồn Sơn, năm trước tạm quyền cho phó tổng và thổ hào sở tại đóng giữ, đem theo ước 30, 40 thủ hạ,... Vua chuẩn y” [134; 472]. Trong Quốc triều sử toát yếu (Quốc sử quán triều Nguyễn soạn) cũng có nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với tên tuổi của tướng công Uy Viễn: Năm Giáp Thân thứ V, 1824: Tháng 5. (…) Cho quan Lang trung bộ Lại là Nguyễn Công Trứ, quan Lang trung bộ Lễ là Thân Văn Quyên đều thọ chức Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám,... Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn các bộ biên niên sử: Đại Nam chính biên liệt truyện (bản dịch năm 2002) và Đại nam nhất thống chí (bản khắc in năm 1910, bản chép tay của Viện Nghiên cứu Hán Nôm) [135] có nhiều đoạn, trang sách ghi chép tiểu sử, sự nghiệp và những chiến công của Nguyễn Công Trứ: “Người xã Uy Viễn huyện Nghi Xuân. Lúc còn trẻ tính rất phóng khoáng, giỏi về văn thơ, lại rất sở 15
  19. trường về thơ quốc âm, đỗ Giải nguyên năm Gia Long thứ 18 (1819), làm quan trải 3 triều, đến chức Công bộ Tham tri, quyền Thượng thư, vì có lỗi phải giáng chức [...]; Gia Long năm thứ 2, vua đi tuần ra miền Bắc, Công Trứ là người thường, nhân đến dinh hành tại dâng kế sách. Năm thứ 18, Trứ đỗ Giải nguyên (thủ khoa). Đầu năm Minh Mạng sung làm Biên tu ở Sử quán [...]. Công Trứ dâng thư kín nói việc 3 điều: 1- Pháp cấm phải nghiêm ngặt, để trừ tuyệt bọn giặc; 2- Thưởng phạt phải công minh, để khuyên răn quan lại; 3- Khai khẩn ruộng hoang, để cho dân nghèo có nghề nghiệp. Chính sử nhà Nguyễn cũng khẳng định: Công Trứ là người trác lạc, có tài khí, có tài làm văn, đặc biệt về quốc âm, ông làm nhiều thể loại thi ca, đến nay vẫn còn truyền tụng. Ông làm quan thường bị bãi cách rồi lại được cất nhắc; khi tham gia chiến trường, ông nhiều lần lập được chiến công. Tuy không phải là nhân vật văn chương và chính trị quyền thế bậc nhất một thời, nhưng Nguyễn Công Trứ là một trong số ít những người đã được chính sử nhà Nguyễn nhắc đến nhiều nhất; từ khi ra làm quan đến khi về hưu, năm nào cũng có những sự kiện được ghi chép có liên quan ít nhiều đến ông. Một số công trình nghiên cứu, sưu tầm liên quan đến vấn đề văn bản thơ ca Nguyễn Công Trứ có thể kể đến như: Công trình biên khảo Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ [176] của tác giả Lê Thước được xuất bản năm 1928 đến nay đây vẫn được coi là cuốn sách nền tảng mở đầu tư liệu về cuộc đời và sáng tác thơ văn của Nguyễn Công Trứ. Trong đó bao gồm các tác phẩm với đầy đủ thể loại ông đã sáng tác. Người đọc có thể hình dung rõ ràng hơn về quãng đời “lập công, lập đức, lập ngôn” của nhà nho Nguyễn Công Trứ qua công trình Thơ văn Nguyễn Công Trứ (Lê Thước - Hoàng Ngọc Phách - Trương Chính) [177] xuất bản năm 1958; đây được xem là công trình nghiên cứu đầy đủ thứ hai về thơ văn của nhà thơ tài ba này. Các tác giả khẳng định, Nguyễn Công Trứ là một người đa tài, đa tình; trong ông có cả con người hữu chí và con người hành lạc. Trong văn thơ của các nhà nho trung đại, khi nói về ái tình họ rất ít nói về thứ ái tình mang tính chất trần thế. Còn trong thơ Nguyễn Công Trứ thì vấn đề này đã trở nên đậm nét và nổi bật. Các tác giả khẳng định thơ Nguyễn Công Trứ hay ở “không khí” phóng khoáng và quan trọng là không 16
  20. chịu gò bó vào khuôn sáo, ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi, giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ. Công trình này đã góp phần làm công việc mở đường cho việc nghiên cứu về tư tưởng của nhà Nho Nguyễn Công Trứ ở các giai đoạn sau. Công trình đồ sộ Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử [62] do tác giả Đoàn Tử Huyến (chủ biên) xuất bản năm 2008 (đúng dịp kỉ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất của Nguyễn Công Trứ) đã tập hợp toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ, cùng nhiều bài viết, giai thoại về tác gia này. Ngoài phần tiểu luận mở đầu mang tính khái quát Nguyễn Công Trứ với thời đại chúng ta của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, tập sách gồm hai phần lớn: Phần 1: tập hợp đầy đủ, trên cơ sở khảo cứu kĩ lưỡng tác phẩm của Nguyễn Công Trứ mà chúng ta biết được cho đến ngày nay; Phần 2: tập hợp có chọn lọc những công trình khảo cứu, bài viết của các học giả trong và ngoài nước về cuộc đời, thơ văn, tư tưởng Nguyễn Công Trứ, đây “có thể coi như một “tập đại thành” nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ qua dòng chảy của lịch sử từ thế kỷ XIX, XX đến đầu thế kỷ XXI này” [5; 562]. Phần cuối cùng của sách là Phụ lục, gồm Niên biểu và Thư mục Nguyễn Công Trứ, trong đó nhóm biên soạn đã thống kê tương đối đầy đủ các sự kiện, tên tư liệu thành văn có liên quan đến Nguyễn Công Trứ. Thực hiện công trình trên, những người biên soạn hướng đến việc “cố gắng trong chừng mực có thể dựng được một bức tranh bao quát, đầy đủ và xác thực về lịch sử quá trình tiếp nhận cũng như nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, văn thơ, tư tưởng Nguyễn Công Trứ được thể hiện trong những tài liệu lịch sử, các công trình nghiên cứu, những nhận định, đánh giá của các thế hệ học giả và người đọc - nhân dân nói chung - gần 200 năm qua, để qua đó làm hiện ra chân dung toàn diện và trung thực nhất của con người ông, sàng lọc lại những nhận định, đánh giá về cuộc đời và các phạm vi hoạt động của danh nhân Nguyễn Công Trứ, đặng tìm ra những giá trị nhân cách và bài học xã hội cần thiết cho sự phát triển tiếp tục của đất nước” [62; 6]. Trong phạm vi khảo sát của đề tài, dưới góc độ văn bản, đây là công trình đã tập hợp được khá đầy đủ các sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Sự nghiệp, tư tưởng của Nguyễn Công Trứ cũng được thể hiện khá rõ nét qua công trình văn học sử Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX) (Nguyễn Lộc chủ biên). Trong cuốn sách, chương viết về tác giả Nguyễn Công Trứ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2