intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:261

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ" là khảo sát, thống kê và mô tả bộ bộ công cụ trồng lúa nước của cư dân đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại; góp phần làm rõ vai trò và những tác động của hệ thống công cụ đó đối với hoạt động sản xuất lúa nước của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN HOÀNG THỊ THÊM CÔNG CỤ TRỒNG LÚA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN HOÀNG THỊ THÊM CÔNG CỤ TRỒNG LÚA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 9310630.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Cán bộ hướng dẫn chính: GS. TS. Phạm Hồng Tung Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS. TS. Lê Văn Tấn Hà Nội - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Hồng Tung và PGS. TS. Lê Văn Tấn. Mọi số liệu, tài liệu trích dẫn sử dụng trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu và kết luận khoa học hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hoàng Thị Thêm
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi rất tự hào là nghiên cứu sinh tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi tôi được học tập, nghiên cứu và đã hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài “Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ”. Luận án được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân mà còn có sự quan tâm, chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các phòng chức năng, quý thầy cô giáo và các anh chị em của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn tạo điều kiện và quan tâm hỗ trợ tới Nghiên cứu sinh có một môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất để hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ. Có được những định hướng trong nghiên cứu, sự quyết tâm hoàn thành luận án của mình, tôi xin gửi lời tri ân đặc biệt nhất tới hai thầy giáo hướng dẫn của tôi đó là GS.TS Phạm Hồng Tung và PGS.TS Lê Văn Tấn. Tôi thực sự vinh dự và tự hào khi được các thầy hướng dẫn bởi các thầy không chỉ dạy cho tôi cách tiếp cận nghiên cứu khoa học, tiếp cận lý thuyết, phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về ý tưởng mới trong lĩnh vực mà tôi nghiên cứu mà còn chỉ cho tôi nhiều điều trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã luôn thôi thúc, động viên và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi không thể thiếu nói lời cảm ơn tới Bố Mẹ, gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên tinh thần và nhiệt tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2024 Hoàng Thị Thêm
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 11 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 11 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 13 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 13 4. Nguồn tài liệu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................... 15 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................................ 16 6. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 17 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............... 18 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 18 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về đồng bằng Bắc Bộ, người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ ....................................................................................................................... 18 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về văn hoá, nông nghiệp, nông thôn và nghề trồng lúa nước ........................................................................................................... 20 1.1.3. Những nghiên cứu về công cụ nông nghiệp.................................................... 22 1.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 29 1.2.1. Lý thuyết Khu vực học .................................................................................... 29 1.2.2. Lý thuyết hình thái kinh tế xã hội ................................................................... 34 1.3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ....................................................... 38 1.3.1. Cách tiếp cận ................................................................................................... 38 1.3.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 38 1.4. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................... 41 1.4.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển vùng Đồng bằng Bắc Bộ ........... 41 1.4.2. Khái lược về các địa bàn khảo sát ................................................................... 67 Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................... 79 Chương 2: BỘ CÔNG CỤ TRUYỀN THỐNG TRONG QUY TRÌNH TRỒNG LÚA NƯỚC ............................................................................................................. 81 2.1. Sự phát triển của công cụ trồng lúa nước ...................................................... 81 2.2. Bộ công cụ truyền thống trong khâu làm đất ................................................ 88 1
  6. 2.2.1. Cày .................................................................................................................. 89 2.2.2. Bừa .................................................................................................................. 96 2.2.3. Cuốc .............................................................................................................. 100 2.3. Bộ công cụ truyền thống trong khâu gieo cấy ............................................. 103 2.4. Bộ công cụ truyền thống trong khâu chăm sóc ........................................... 106 2.4.1. Gầu tát nước .................................................................................................. 106 2.4.2. Guồng nước ................................................................................................... 112 2.4.3. Cào phân........................................................................................................ 113 2.4.4. Cào cỏ............................................................................................................ 114 2.4.5. Dao phát bờ ................................................................................................... 116 2.4.6. Đèn bắt bướm ................................................................................................ 117 2.5. Bộ công cụ truyền thống trong khâu thu hoạch lúa ................................... 118 2.5.1. Nhíp ............................................................................................................... 119 2.5.2. Hái ................................................................................................................. 119 2.5.3. Liềm .............................................................................................................. 123 2.5.4. Bàn đập, ván đập ........................................................................................... 129 2.5.5. Cối đá ............................................................................................................ 129 2.5.6. Néo ................................................................................................................ 130 2.5.7. Trục lúa ......................................................................................................... 132 2.5.8. Bát cào thóc ................................................................................................... 135 2.5.9. Đũa tuốt lúa ................................................................................................... 136 2.6. Bộ công cụ truyền thống trong khâu vận chuyển ....................................... 137 2.6.1. Quang gánh ................................................................................................... 137 2.6.2. Đòn càn ......................................................................................................... 140 2.6.3. Cáng tre ......................................................................................................... 141 2.6.4. Xe quệt .......................................................................................................... 142 2.6.5. Xe cải tiến ..................................................................................................... 143 2.6.6. Xe cút kít ....................................................................................................... 144 2.6.7. Xe đạp thồ ..................................................................................................... 145 2.6.8. Thuyền........................................................................................................... 147 2
  7. 2.6.9. Bè mảng ........................................................................................................ 150 2.7. Bộ công cụ truyền thống trong khâu bảo quản thóc ................................... 150 2.7.1. Bàn trang ....................................................................................................... 151 2.7.2. Cào thóc ........................................................................................................ 152 2.7.3. Nong .............................................................................................................. 154 2.7.4. Gậy gảy rơm .................................................................................................. 155 2.7.5. Nia, giần, sàng, mẹt ....................................................................................... 156 2.7.6. Sảo ................................................................................................................. 160 2.7.7. Quạt thóc ....................................................................................................... 161 2.7.8. Chổi quét ....................................................................................................... 163 2.7.9. Bao ................................................................................................................ 165 2.7.10. Bồ, giành ..................................................................................................... 166 2.7.11. Cót thóc ....................................................................................................... 168 2.7.12. Hòm thóc ..................................................................................................... 169 2.7.13. Chum, lọ, vại ............................................................................................... 170 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................. 174 Chương 3: CÔNG CỤ HIỆN ĐẠI TRONG QUY TRÌNH TRỒNG LÚA NƯỚC ..................................................................................................................... 177 3.1. Thực trạng công cụ được hiện đại hoá trong quy trình trồng lúa ............ 178 3.3.1. Công cụ hiện đại trong quy trình làm đất...................................................... 178 3.1.2. Công cụ hiện đại trong quy trình cấy lúa ...................................................... 185 3.1.3. Công cụ hiện đại trong quy trình chăm sóc và bảo vệ lúa ............................ 193 3.1.4. Công cụ hiện đại trong quy trình thu hoạch lúa ............................................ 197 3.1.5. Công cụ hiện đại trong quy trình bảo quản lúa ............................................. 206 3.2. Đánh giá chung về quá trình hiện đại hoá trong trồng lúa khu vực đồng bằng Bắc Bộ từ sau Đổi mới đến nay................................................................... 210 3.2.1. Về trang bị máy móc và mức độ hiện đại hoá trong trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ ............................................................................................................................ 210 3.2.2. Về cung cấp dịch vụ trong quy trình trồng lúa ............................................. 215 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện đại hoá công cụ trong trồng lúa .................. 217 3
  8. 3.2.4. Hiệu quả của hiện đại hoá công cụ trong quy trình trồng lúa ....................... 219 3.3.5. Khó khăn khi áp dụng hiện đại hoá trong trồng lúa ...................................... 222 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 225 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 227 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 232 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 233 PHỤ LỤC 4
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CGH Cơ giới hóa ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc GDP Tổng sản phẩm trong nước KHXH Khoa học xã hội NCS Nghiên cứu sinh OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OSI Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 5
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các công cụ làm đất trồng lúa ................................................................ 102 Bảng 3.1: Tỷ lệ hộ trồng lúa có sử dụng máy móc trong các khâu công việc ........ 178 Bảng 3.2: Tỷ lệ hiện đại hoá thu hoạch lúa và số lượng máy thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Hồng năm 2020 .................................................................. 200 Bảng 3.3. Kết quả thi bình tuyển máy thu hoạch lúa tại Hà Nội năm 2012 ........... 203 Bảng 3.4: Kết quả điều tra về thực trạng thu hoạch lúa tại 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hưng Yên năm 2020 .............................................................. 203 Bảng 3.5: Thực trạng tỷ lệ % sản lượng sấy sau thu hoạch lúa năm 2015 và 2019 tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng .............................................. 207 Bảng 3.6: Tỷ lệ thóc được sấy bằng năm 2020 của các loại hình sản xuất tại Thái Bình, Nam Định và Hưng Yên ............................................................ 208 Bảng 3.7: Số lượng máy móc cơ giới vùng Đồng bằng Bắc Bộ năm 2014 ........... 211 Bảng 3.8: Chuyển đổi dạng công cụ trong quy trình trồng lúa ............................... 212 Bảng 3.9: So sánh chi phí thuê máy móc và chi phí thuê lao động thủ công ở các khâu trồng lúa theo mùa vụ .......................................................................... 216 Bảng 3.10: Tỷ lệ % số hộ trồng lúa đánh giá dịch vụ hiện đại hoá theo từng khâu công việc trong trồng lúa ..................................................................... 217 6
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cày chìa vôi ..............................................................................................91 Hình 2.2: Cày 51 .......................................................................................................92 Hình 2.3: Bừa ............................................................................................................98 Hình 2.4: Cuốc tây ..................................................................................................101 Hình 2.5: Cừa đất ....................................................................................................102 Hình 2.6: Cách san phẳng ruộng thủ công bằng bao ..............................................104 Hình 2.7: Bộ dây cấy ...............................................................................................105 Hình 2.8: Người nông dân tát nước lên ruộng lúa bằng gầu dây ............................108 Hình 2.9: Người nông dân tát nước bằng gầu sòng ................................................109 Hình 2.10: Gầu vẩy .................................................................................................109 Hình 2.11: Guồng nước ...........................................................................................112 Hình 2.12: Bồ cào ...................................................................................................114 Hình 2.13: Hình ảnh lưỡi cào cỏ .............................................................................115 Hình 2.14: Đèn bắt bướm ........................................................................................117 Hình 2.15: Hái Bắc Bộ ............................................................................................120 Hình 2.16: Các loại liềm ở đồng bằng Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ XX ............124 Hình 2.18: Liềm cắt.................................................................................................125 Hình 2.17: Liềm xén ...............................................................................................125 Hình 2.19: Tình hình sử dụng công cụ trồng lúa nước ở Văn Tố (Hải Dương), An Phú (Hà Nội), Nam Thắng và Hòa An (Thái Bình) ...............................126 Hình 2.20: Cối đá ....................................................................................................130 Hình 2.21: Néo ........................................................................................................131 Hình 2.22: Trục lúa bằng đá ....................................................................................133 Hình 2.23: Hình ảnh người nông dân dùng bát để cào lúa .....................................135 Hình 2.24: Hình ảnh người nông dân dùng đũa tuốt lúa .........................................136 Hình 2.25: Quang gánh ...........................................................................................139 Hình 2.26: Cáng tre thu hoạch trên ruộng lúa ngập nước .......................................141 Hình 2.27: Xe cải tiến .............................................................................................143 Hình 2.28: Xe cút kít trong bảo tàng .......................................................................145 7
  12. Hình 2.29: Người nông dân dùng xe cút kít chở thóc .............................................145 Hình 2.30: Xe thồ ....................................................................................................146 Hình 2.31: Xe thồ ....................................................................................................146 Hình 2.32: Thuyền chở thóc ....................................................................................149 Hình 2.33: Bè mảng ................................................................................................150 Hình 2.34: Bàn trang ...............................................................................................151 Hình 2.35: Cào thóc ................................................................................................152 Hình 2.36: Nong ......................................................................................................154 Hình 2.37: Gậy gảy rơm ..........................................................................................155 Hình 2.38: Nia .........................................................................................................157 Hình 2.39: Giần .......................................................................................................158 Hình 2.40: Sàng .......................................................................................................158 Hình 2.41: Mẹt ........................................................................................................158 Hình 2.42: Hình ảnh người nông dân đang sảo thóc...............................................160 Hình 2.43: Quạt thóc ...............................................................................................161 Hình 2.44: Chổi rơm ...............................................................................................163 Hình 2.45: Chổi rễ ...................................................................................................164 Hình 2.46: Bao đựng thóc .......................................................................................165 Hình 2.47: Bồ đựng thóc .........................................................................................166 Hình 2.48: Cót thóc .................................................................................................168 Hình 2.49: Hòm đựng thóc......................................................................................169 Hình 2.50: Vanh đựng thóc bằng tôn ......................................................................170 Hình 2.51: Chum .....................................................................................................171 Hình 2.52: Lọ ..........................................................................................................171 Hình 2.53: Vại .........................................................................................................172 Hình 3.1: Máy cày Kubota L5018VN .....................................................................180 Hình 3.2: Máy gieo sạ gắn động cơ ........................................................................186 Hình 3.3: Máy cấy mạ khay ....................................................................................188 Hình 3.4: Khay gieo mạ ..........................................................................................191 Hình 3.5: Khay gieo mạ ..........................................................................................191 8
  13. Hình 3.6: Thiết bị bay (Drome) phun thuốc trừ sâu ................................................196 Hình 3.7: Máy gặt đập liên hoàn Kubota DC35 .....................................................202 Hình 3.8: Xe đầu máy kéo kubota vận chuyển thóc ...............................................206 Hình 3.9: Hệ thống kho sấy thóc trong bảo quản nông sản ....................................207 9
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: 3.1: Tỉ lệ diện tích đất trồng lúa ...............................................................189 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ % số hộ nông dân đánh giá máy móc hiện đại thay thế công cụ thủ công truyền thống ..............................................................................218 Biểu đồ 3.3: Hiệu quả hiện đại hoá trong quá trình trồng lúa .................................220 10
  15. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa. Lãnh thổ Việt Nam gồm ba phần tư là đồi núi, với hai đồng bằng lớn: đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm của thế giới. Nhờ có nông nghiệp trồng lúa mà nhiều cộng đồng người đã bắt đầu định cư trong các hình thức tổ chức xã hội nông thôn (về sau phổ biến nhất là thôn, xóm, làng, bản, mường, kẻ,…), đời sống của con người bước đầu ổn định. Từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, cộng đồng dân cư thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng (ngày nay) dường như đã đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật chế tác đá và biết đến hợp kim đồng thau, dùng đồng thau để chế tác công cụ sản xuất. Gần 2.000 năm từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn (khoảng đầu thiên nhiên kỷ thứ I trước Công nguyên), đồ đồng ngày càng được hoàn thiện hơn cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy các dấu tích của nghề luyện kim sắt qua các hiện vật như cuốc, mai, thuổng, mũi tên. Đặc biệt, thời kỳ này con người đã đạt được những thành tựu trong quá trình chuyển từ nông nghiệp dùng cuốc lên nông nghiệp dùng cày với lưỡi cày bằng kim loại và sử dụng sức kéo của gia súc. Giai đoạn này cho thấy người Việt cổ chọn trồng lúa nước làm nghề sinh sống chính. Tại thời kỳ này, toàn bộ vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mã đã được khai phá về căn bản. Dựa vào độ phì nhiêu của sông Hồng, sông Mã và sông Thái Bình, kết hợp với địa hình thấp, bằng phẳng; khí hậu cận nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, người dân đồng bằng Bắc Bộ đã lựa chọn phụ thuộc vào nông nghiệp và tập trung chủ yếu vào nghề trồng lúa nước. Để khám phá và phục vụ sinh tồn, con người đã sáng tạo ra các công cụ sản xuất. Từ đơn sơ đến hiện đại, các công cụ vẫn là những vật thể không thể thiếu trong nông nghiệp, thậm chí ngày nay các công cụ còn thay thế sức lao động của con người và giúp đạt được năng suất cao. Có thể khẳng định vai trò, tầm quan trọng không thể thay thế của hệ thống công cụ trong quá trình sản xuất lúa nước của cư dân các vùng châu thổ. 11
  16. Những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa nước không thể không kể đến vai trò quan trọng của các công cụ sản xuất. Tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, nông dân đã sáng tạo và tích hợp các công cụ truyền thống vào quá trình trồng lúa nước. Theo thời gian, những công cụ này đã trải qua sự biến đổi để phù hợp với đặc điểm đất đai của vùng đất này. Bắt đầu từ 1954 khi miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, duy trì nền nông nghiệp hiệu quả, các công cụ truyền thống dần bị thay thế bởi các công cụ hiện đại. Sự thay thế này khiến bộ mặt nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và các tỉnh thuộc vùng nói riêng có một diện mạo mới. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về nghề trồng lúa nước, về thành tựu trong sản xuất nông nghiệp nói chung song một cái nhìn toàn diện, hệ thống về bộ công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại vẫn chưa có. Điều này dẫn đến việc thế hệ trẻ không hiểu rõ về những giá trị văn minh mà người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã chế ngự và phát triển trong quá khứ. Mặt khác, cho đến nay, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2013, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Trong bối cảnh đó, cùng với tầm quan trọng của ngành nông nghiệp nói chung, của nghề trồng lúa nước nói riêng thì bộ công cụ trồng lúa nước cũng đóng một vai trò quan trọng. Các công cụ truyền thống cũng như hiện đại từ lâu đã trở nên gần gũi, thân thiện với người nông dân, ăn sâu vào tâm thức của người cộng đồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Công cụ sản xuất trồng lúa nước cũng đồng thời còn là biểu tượng của lực lượng sản xuất, phản ánh sự tiến bộ của nền văn minh lúa nước, một phần quan trọng trong lịch sử kinh tế - xã hội và văn hóa của người Việt. Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp, của quá trình hiện đại hóa và công nghệ 4.0, các công cụ hiện đại đang tác động mạnh mẽ và thay đổi đời sống, cách thức sản xuất nông nghiệp, cách thức trồng lúa nước truyền thống của người dân. Không những thế, nếu không có những giải pháp bảo tồn phù hợp, bộ công cụ trồng lúa nước truyền thống hoàn toàn có thể mai một. Với những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài “Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ” làm đề tài nghiên cứu trong luận án này. 12
  17. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, thống kê và mô tả bộ bộ công cụ trồng lúa nước của cư dân đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại; góp phần làm rõ vai trò và những tác động của hệ thống công cụ đó đối với hoạt động sản xuất lúa nước của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số gợi ý về việc bảo tồn và phát huy giá trị của bộ công cụ trồng lúa nước trong thực tiễn phát triển nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, luận án thu thập, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về các loại công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm nguồn tài liệu hiện vật, nguồn tài liệu viết (mô tả, các tài liệu của hợp tác xã, dân ca, ca dao tục ngữ về công cụ trồng lúa nước,…); - Thứ hai, luận án tiến hành hệ thống hóa theo quy trình trồng lúa nước, mô tả và phân tích bộ công cụ trồng lúa nước truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như dấu ấn, sự khúc xạ của bộ công cụ truyền thống đó trong tâm thức của cộng đồng; - Thứ ba, luận án tiến hành hệ thống hóa theo quy trình trồng lúa nước bộ công cụ hiện đại của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như vai trò của bộ công cụ hiện đại đối với sản xuất nông nghiệp và dấu ấn, sự khúc xạ của bộ công cụ hiện đại đó trong tâm thức của cộng đồng; - Thứ tư, trên cơ sở hệ thống hóa, mô tả và luận giải bộ công cụ trồng lúa nước của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, luận án cũng đề xuất một số giải pháp bảo tồn tồn, lưu giữ bộ công cụ này như một hình thức bảo tồn di sản vật chất và ký ức nông nghiệp đối với cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống công cụ được sử dụng trong hoạt động trồng lúa nước, đặt trong bối cảnh điều kiện tự nhiên và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khu vực đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại. 13
  18. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống công cụ được sử dụng trong hoạt động trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, với 02 loại hình chủ yếu: (1) Các công cụ trồng lúa nước truyền thống (được hiểu là các công cụ trồng lúa mang tính truyền thống, gắn với chất liệu thô sơ và thủ công); (2) Các công cụ trồng lúa nước hiện đại (được hiểu là các công cụ trồng lúa nước mang tính hiện đại, gắn với cơ giới, cơ khí hóa). Nghiên cứu mô tả, hệ thống hóa bộ công cụ trồng lúa nước dựa trên quy trình trồng lúa nước, bao gồm 5 bước sau: - Bộ Công cụ truyền thống và hiện đại trong khâu làm đất; - Bộ Công cụ truyền thống và hiện đại trong khâu gieo trồng (cấy); - Bộ Công cụ truyền thống và hiện đại trong khâu chăm sóc; - Bộ Công cụ truyền thống và hiện đại trong khâu thu hoạch; - Bộ Công cụ truyền thống và hiện đại trong khâu bảo quản. 3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu Bộ công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành, phát triển của nền nông nghiệp nói chung, của nghề trồng lúa nước nói riêng. Bởi vậy, xét về phạm vi thời gian nghiên cứu, luận án khảo sát, mô tả và phân tích bộ công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại. Từ năm 1954, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, diện mạo nền nông nghiệp, diện mạo nghề trồng lúa cũng theo đó có nhiều sắc diện mới. Quá trình hiện đại hóa gắn với nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ diễn ra rõ rệt hơn từ 1975 và đặc biệt sau Đổi mới (năm 1986). Từ đó cho đến nay (2023), nền nông nghiệp, nghề trồng lúa đã đi một chặng đường dài, nhanh chóng hiện đại. Công cụ truyền thống dần được thay thế bằng công cụ hiện đại, giải phóng sức lao động chân tay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bộ công cụ trồng lúa truyền thống sẽ biến mất. Chính vì vậy, luận án chọn cách tiếp cận loại hình theo chiều đồng đại để minh định bộ công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ mà yếu tố thời gian lịch sử của sự phát triển ngành nông nghiệp trồng lúa chỉ là một tham chiếu khi cần thiết. 14
  19. 3.2.3. Phạm vi không gian nghiên cứu Với diện tích rộng lớn và đa dạng về thổ nhưỡng của vùng châu thổ sông Hồng, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp để tập trung khảo sát một số địa bàn đặc trưng. Sự lựa chọn này được thực hiện chủ yếu dựa trên tính chất của thổ nhường (đất thịt, đất nhiễm phèn và đất sỏi đá,…) và truyền thống lịch sử làm nghề trồng lúa nước lâu đời của cư dân. 4. Nguồn tài liệu và câu hỏi nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện luận án nghiên cứu về công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi sẽ sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong đó có các nguồn chính sau: Nguồn Tài liệu thành văn: Kế thừa tài liệu từ các tác giả trong và ngoài nước, chủ yếu liên quan đến công cụ trồng lúa nước và các vấn đề nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ. Nguồn Tài liệu điền dã: Phỏng vấn trực tiếp cư dân trồng lúa nước, những người có kinh nghiệm chế tạo, sử dụng, cải tiến công cụ và sử dụng chúng trong quá trình canh tác lúa nước. Phỏng vấn cán bộ địa phương chịu trách nhiệm sưu tầm và bảo tồn các công cụ truyền thống. Thu thập ý kiến và góp ý từ các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về công cụ trồng lúa nước tại vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và các tỉnh thuộc vùng nói riêng. Nguồn Tài liệu dân gian: Quan sát, tham dự và ghi nhận được từ các hoạt động sản xuất, những nghi lễ và lễ hội nông nghiệp có liên quan tại các địa bàn sản xuất nông nghiệp trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nguồn Tài liệu hiện vật: Những hiện vật là các công cụ trồng lúa nước được trưng bày tại các bảo tàng, hoặc được lưu giữ trong cộng đồng dân gian, tại các hộ nông dân. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên cơ sở nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu trọng tâm như sau: - Diện mạo, cấu trúc và quá trình phát triển của bộ công cụ lao động trong hoạt động sản xuất trồng lúa nước từ truyền thống đến hiện đại của người nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ như thế nào? 15
  20. - Những đặc điểm, vai trò và giá trị cơ bản của bộ công cụ trồng lúa nước truyền thống là gì? Bộ công cụ trồng lúa nước hiện đại là gì? Có gì tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển, cải tiến của bộ công cụ này? - Vai trò và tác động của bộ công cụ trồng lúa nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giai đoạn hiện nay như thế nào? - Những giá trị văn hoá của các bộ công cụ trồng lúa nước trong đời sống, phong tục, tập quán cũng như tâm thức của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thể hiện như thế nào? Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, làm thế nào để có thể bảo tồn và phát huy giá trị của bộ công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, của người Việt trên địa bàn cả nước nói chung. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Dưới góc độ nghiên cứu về bộ công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, luận án có một số đóng góp mới như sau: - Một là, luận án cung cấp một cái nhìn hệ thống, toàn diện theo quy trình trồng lúa nước, mô tả và phân tích bộ công cụ trồng lúa nước truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như dấu ấn, sự khúc xạ của bộ công cụ truyền thống đó trong tâm thức của cộng đồng; - Thứ hai, luận án cung cấp một cái nhìn hệ thống, toàn diện theo quy trình trồng lúa nước, hệ thống hóa và phân tích vai trò bộ công cụ trồng lúa nước hiện đại của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như dấu ấn, sự khúc xạ của bộ công cụ hiện đại đó trong tâm thức của cộng đồng; - Thứ ba, trên cơ sở hệ thống hóa, mô tả và phân tích bộ công cụ trồng lúa nước của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, luận án đề xuất một số giải pháp bảo tồn tồn, lưu giữ bộ công cụ này như một hình thức bảo tồn di sản vật chất và ký ức nông nghiệp đối với cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. - Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nghề trồng lúa nước, văn hóa, nghệ thuật nói chung gắn với vai trò, ý nghĩa, giá trị của bộ công cụ. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0