ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG TOÁN<br />
HỌC CỔ ĐIỂN.<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1<br />
CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN. ............................... 2<br />
1.1. Sự khởi sinh của các tư tưởng tiền Toán học. ................................................................ 5<br />
1.2. Tư tưởng chứng minh. ..................................................................................................... 8<br />
1.3. Các tiên đề và định nghĩa. .............................................................................................. 10<br />
1.4. Hình học, từ Euclid đến Hilbert .................................................................................... 13<br />
1.5. Số và đại lượng................................................................................................................ 18<br />
CHƯƠNG II. MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRONG ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH......................... 25<br />
2.1. Tư tưởng về xấp xỉ. .......................................................................................................... 25<br />
2.2. Những tiến bộ trong đại số.............................................................................................. 29<br />
2.3. Phương pháp tọa độ ........................................................................................................ 32<br />
2.4. Quan điểm về giới hạn và phép tính vô cùng bé. .......................................................... 38<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 49<br />
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 50<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
David Hilbert, một trong những nhà toán học vĩ đại nhất mọi thời đại, có<br />
nói đại ý rằng, Toán học cũng giống như nhạc cổ điển: vừa đơn giản vừa đẹp.<br />
Cũng như trong âm nhạc, vẻ đẹp của toán học cổ điển còn mãi với thời gian.<br />
Ngày nay, đọc lại những trang “Cơ sở” của Euclid, ta vẫn ngạc nhiên thán phục<br />
trước sự chặt chẽ của lập luận, sự trong sáng của tư duy trong một công trình<br />
được viết đã hai ngàn năm.<br />
Tìm hiểu về đối tượng và phương pháp của toán học cổ điển là sự trở về<br />
với cội nguồn của những ý tưởng, những phương pháp toán học mà ta được học<br />
trong nhà trường. Hiểu được cội nguồn của nó, ta sẽ hiểu rõ hơn, sâu hơn, và sẽ<br />
có thể đi xa hơn. Sự hiểu biết đó cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho những người làm<br />
công tác giảng dạy toán học ở nhà trường.<br />
Vì những lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài cho luận văn này là “Đối tượng và<br />
phương pháp trong toán học cổ điển”.<br />
Tất nhiên, không thể đề cập đến toàn bộ vấn đề rộng lớn như tên gọi của<br />
luận văn. Chúng tôi chỉ tập trung trình bày ở đây một số vấn đề sau:<br />
-<br />
<br />
Sự xuất hiện của ý tưởng về “chứng minh”<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp tiên đề.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp tọa độ<br />
<br />
-<br />
<br />
Ý tưởng về xấp xỉ<br />
<br />
-<br />
<br />
Đại lượng vô cùng bé.<br />
<br />
Nội dung của luận văn được viết dựa vào các tài liệu liệt kê trong phần Tài<br />
liệu tham khảo, đặc biệt là cuốn sách ”Mathematics – the music of reason” của<br />
J. Dieudonné.<br />
<br />
1<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
CHƯƠNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN.<br />
<br />
Vào thời văn minh cổ đại, nhằm đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống<br />
hàng ngày và xây dựng quy trình tính toán số học và các phép đo lường không<br />
gian, từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, người Hy Lạp, bằng cách phân tích<br />
chuỗi suy luận ẩn sau những qui trình đó, đã tạo ra một phương thức tư duy<br />
hoàn toàn mới. Trong chương này, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ những khía cạnh<br />
thiết yếu trong toán học Hy Lạp và sự phát triển đến mức không ngờ, đặc biệt<br />
hiệu quả, mà nó mang lại cho các nhà toán học vào giữa thời kỳ phục hưng cho<br />
đến cuối thế kỷ thứ 18.<br />
Chúng ta sẽ chỉ tập trung vào 2 nền tảng đặc trưng của Toán học Hy Lạp.<br />
1) Ý tưởng về chứng minh: bằng một chuỗi suy luận lô gic xuất phát từ<br />
những mệnh đề, định đề, tiên đề chưa được chứng minh. Cần phải nhấn<br />
mạnh rằng ý tưởng này chỉ có thể trở thành hiện thực nhờ vào kỹ năng<br />
suy luận logic bởi những người đã được nuôi dưỡng từ những trường phái<br />
Triết học Hy Lạp. Một ví dụ nổi bật là nguyên tắc “chứng minh phản<br />
chứng”, một phương pháp đã được các nhà logic học làm sâu sắc thêm và<br />
đã trở thành một trong những trụ cột của lập luận toán học.<br />
2) Những đối tượng mà các nhà toán học cùng quan tâm đều mang những<br />
tên gọi thường được sử dụng trong các tính toán thực tế như: số, hình học<br />
và độ lớn. Tuy nhiên, ngay từ thời của Plato, các nhà toán học đã lưu ý<br />
rằng dưới những tên gọi đó, họ đang lập luận về những thực thể hoàn toàn<br />
khác, những thực thể phi vật chất, nhận được “bằng cách trừu tượng” từ<br />
đối tượng cảm nhận bởi giác quan của chúng ta, nhưng chúng chỉ là hình<br />
ảnh của những đối tượng đó.<br />
Như sẽ chỉ ra trong mục 1.3, phần nói về lược đồ trong hình học, sự khác<br />
nhau đến mức nào của những tính chất được gán bởi các tiên đề cho các đối<br />
<br />
2<br />
<br />
tượng “trìu tượng” của hình học với những “hình ảnh” của chúng, và những khó<br />
khăn phát sinh trong việc tìm kiếm một từ phù hợp để định nghĩa những đối<br />
tượng này . Để có thể hiểu rõ hơn về những ý tưởng này, chúng ta sẽ không<br />
dừng lại ở đây để theo dõi chi tiết thăng trầm lịch sử của những khái niệm. Thay<br />
vào đó, chúng ta sẽ trình bày những ý tưởng mà Pasch và Hilbert đã thực hiện<br />
vào cuối thế kỷ thứ 19. Hai nhà toán học này đã khắc phục những thiếu sót<br />
nhưng vẫn giữ nguyên phương pháp tiên đề Euclid trong tinh thần ban đầu của<br />
nó. Họ đã xóa bỏ vĩnh viễn những khó khăn, bằng cách nêu rõ chính các tiên đề<br />
xác định các đối tượng toán học.<br />
Cũng tương tự như vậy, mục 1.4 được dành để trình bày các đối tượng<br />
toán học mà “hình ảnh” của chúng là các số và những đại lượng của các thực thể<br />
thông qua nhận thức bằng cảm quan của chúng ta. Đặc tính “trừu tượng” của<br />
toàn bộ các con số đã luôn hiện hữu trong Toán học Hy lạp, và sự trình bày của<br />
Euclid về quan hệ chia hết của các số và số nguyên tố vẫn còn thích hợp trong<br />
việc giảng dạy ngày nay. Mặc dù vậy, không giống như trong hình học, các con<br />
số không được đặt trong dạng lý thuyết tiên đề .<br />
Ngược lại, việc khám phá ra đại lượng vô ước đã mang lại một cuộc<br />
khủng hoảng trong quan niệm của các nhà Toán học Hy Lạp về phép đo độ lớn.<br />
Có vẻ như trên thực tế những người theo trường phái Pytagore trước kia đã luôn<br />
chấp nhận rằng khi một đơn vị được chọn cho một loại đại lượng, thì mọi đại<br />
lượng cùng loại là “thông ước” với đơn vị này –có thể gọi đó là một số hữu tỷ.<br />
Để vượt qua những khó khăn này, người Hy Lạp đã tạo ra những đối tượng<br />
Toán học mới, cụ thể là tỷ số giữa các đại lượng cùng một loại. Các tỷ số này<br />
được định nghĩa một cách tiên đề sao cho tỷ số giữa các đại lượng cùng loại với<br />
một đơn vị đã chọn cho chúng lập nên một phần của cái mà ta gọi là tập các số<br />
thực dương. Phần này chứa các số hữu tỷ và một số số vô tỷ, tuy nhiên nó chưa<br />
cho phép chỉ ra rõ được hết các phần tử chứa trong đó.<br />
<br />
3<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
Chắc chắn vì lý do triết học, nên các nhà toán học của trường Plato đã<br />
quan sát thấy những điều cấm kỵ trong việc vận dụng ba loại độ lớn hình học là:<br />
chiều dài, diện tích và thể tích. Ví dụ, bạn không thể cộng các số chiều dài với<br />
số đo diện tích, và tích của số đo hai chiều dài lại là số đo một diện tích (hoặc<br />
tích của ba chiều dài là số đo một thể tích), chứ không phải là số đo chiều dài.<br />
Mặc dù hình học có thể tự thích nghi với những hạn chế trên, nhưng những hạn<br />
chế đó đã làm cho không thể thực hiện các phép tính đại số như chúng ta vẫn<br />
thực hiện ở các số thực. Phải đến Descartes mới ngăn việc thực hiện những phép<br />
toán như vậy, mặc dù có một số các nhà toán học đã đề nghị việc này từ hàng<br />
thế kỷ trước. Từ thời kỳ này trở đi “tỷ số” giữa các đại lượng cùng một loại<br />
được đồng nhất với các số thực, mà không cần thiết phải chỉ rõ loại cần được<br />
xem xét.<br />
Trong mục 2.2 và 2.3, chúng ta sẽ chỉ ra, cùng với việc phát minh ra các<br />
ký hiệu thuận tiện vào thời Trung cổ và thời kỳ Phục hưng, cuộc cải cách này đã<br />
tạo nên không chỉ sự phát triển của đại số, mà còn tạo ra phát minh về phương<br />
pháp toạ độ, một mặt cho ta một mô hình đại số của hình học Euclid, mặt khác<br />
hiện thực hóa một tư tưởng chung về hàm thực của một biến số thực, một ý<br />
tưởng vẫn chưa được người Hy Lạp biết đến.<br />
Cuối cùng trong mục 2.1 và 2.4 chúng ta giới thiệu về hai trong những tư<br />
tương cơ bản nhất của toán học, là xấp xỉ và giới hạn, cái này suy ra từ cái kia.<br />
Các nhà toán học Hy Lạp thường giải quyết các vấn đề đại số bằng hình học<br />
“dựng hình”; Ví dụ như Euclid đã đưa ra việc xây dựng căn bậc hai của một “tỷ<br />
số” bằng giao điểm của một đường tròn và một đường thẳng, và tương tự như<br />
vậy Menaechmus đã xây dựng căn bậc ba bằng giao điểm của hai đường conic.<br />
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy một tư tưởng khác của Euclid về việc xác<br />
định số đo diện tích của hình phẳng không là đa giác: ông đặt hình phẳng này<br />
vào giữa hai dãy hình đa giác, mà hiệu diện tích của chúng dần đến không. Ý<br />
tưởng này đã được Acimet sử dụng lặp đi lặp lại, được tổng quát hóa vào thế kỷ<br />
<br />
4<br />
<br />