Lời cảm ơn<br />
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH Hà Huy Khoái, đã<br />
định hướng chọn đề tài và nhiệt tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành<br />
luận văn này.<br />
<br />
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Phòng Sau đại học, các<br />
thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành Phương pháp Toán sơ cấp, trường<br />
Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.<br />
<br />
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã cổ vũ,<br />
động viên để tôi hoàn thành luận văn này.<br />
Hà Nội, tháng 4 năm 2016<br />
Tác giả<br />
<br />
Lê Thị Thọ<br />
<br />
Lời cam đoan<br />
Tôi xin cam đoan, dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn của GS.TSKH Hà Huy<br />
Khoái, luận văn chuyên ngành Toán Đại số với đề tài:”Phương pháp quy<br />
nạp trong các bài toán tổ hợp” được hoàn thành bởi sự nhận thức và<br />
tìm hiểu của bản thân tác giả.<br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa<br />
những kết quả của các nhà khoa học với sự trân trọng và biết ơn.<br />
Hà Nội, tháng 4 năm 2016<br />
Tác giả<br />
<br />
Lê Thị Thọ<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
4<br />
<br />
1 PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TOÁN HỌC<br />
<br />
7<br />
<br />
1.1<br />
<br />
Phương pháp quy nạp toán học<br />
<br />
. . . . . . . . . . . . . . .<br />
<br />
7<br />
<br />
1.2<br />
<br />
So sánh và đánh giá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12<br />
<br />
1.3<br />
<br />
Chứng minh các đồng nhất thức và bất đẳng thức nhờ quy<br />
nạp toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14<br />
<br />
1.4<br />
<br />
Bài toán của Fibonacci . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16<br />
<br />
1.5<br />
<br />
Một số đồng nhất thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19<br />
<br />
2 QUY NẠP VÀ CÁC BÀI TOÁN TỔ HỢP<br />
<br />
22<br />
<br />
2.1<br />
<br />
Số tập con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22<br />
<br />
2.2<br />
<br />
Dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23<br />
<br />
2.3<br />
<br />
Số tập con có thứ tự<br />
<br />
2.4<br />
<br />
Số tập con có kích thước cho trước . . . . . . . . . . . . . . 26<br />
<br />
2.5<br />
<br />
Bao hàm - Loại trừ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29<br />
<br />
2.6<br />
<br />
Một số bài toán tổ hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32<br />
<br />
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25<br />
<br />
2.6.1<br />
2.6.2<br />
<br />
Nghịch lý anh em sinh đôi và hàm Logarit . . . . . . 35<br />
<br />
2.6.3<br />
<br />
Cách chia quà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40<br />
<br />
2.6.4<br />
2.7<br />
<br />
Nguyên lý chuồng chim bồ câu . . . . . . . . . . . . 32<br />
<br />
Giải một số bài toán tổ hợp . . . . . . . . . . . . . . 41<br />
<br />
Hệ số nhị thức và tam giác Pascal . . . . . . . . . . . . . . 48<br />
2<br />
<br />
2.7.1<br />
<br />
Tam giác Pascal . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50<br />
<br />
2.7.2<br />
<br />
Công thức trong tam giác Pascal . . . . . . . . . . . 51<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
55<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
56<br />
<br />
3<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Học sinh ở các trường THPT hầu như chưa được học cơ bản về tổ hợp.<br />
Không chỉ quan trọng đối với kỳ thi học sinh giỏi, mà tổ hợp là một phần<br />
không thể thiếu cho những ai muốn tiếp tục học tập, nghiên cứu và làm<br />
việc có hiệu quả trong những ngành như Toán học, Tin học, Kỹ thuật, hay<br />
đơn giản chỉ là để trau dồi tư duy logic, điều mà ai cũng cần trong cuộc<br />
sống. Trong những cố gắng nâng cao trình độ về tổ hợp cho học sinh, một<br />
việc làm quan trọng là cung cấp cho giáo viên và học sinh những tài liệu<br />
tốt về môn này. Yêu cầu đặt ra là tài liệu đó phải trình bầy những kiến<br />
thức cơ bản nhất theo cách tự nhiên, bản chất và dễ hiểu nhất, để học<br />
sinh cảm thấy tổ hợp không quá khó. Khi có những kiến thức cơ bản và<br />
chắc chắn, học sinh sẽ tiếp cận bài toán khó một cách dễ dàng.<br />
Trong tư duy khoa học, phân tích không phải là phương pháp duy nhất.<br />
Ngay trong toán học tính toán, không phải khi nào cũng chứng minh được<br />
chặt chẽ quá trình tính toán hội tụ, mà việc áp dụng dựa trên sự kiện là<br />
chúng thường cho các kết quả phù hợp với thực tế. Những kết quả từ quan<br />
sát và kinh nghiệm còn được sử dụng rộng rãi hơn trong những ngành<br />
khoa học như Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trong những ngành đó, bên cạnh<br />
phân tích, người ta sử dụng một cách rộng rãi những lập luận quy nạp.<br />
Chữ quy nạp có nghĩa là những kết luận được rút ra trên cơ sở quan sát,<br />
kinh nghiệm, tức là nhận thức bằng con đường đi từ cái riêng rẽ đến cái<br />
4<br />
<br />