intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

145
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: nghiên cứu cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên thị trường chứng khoán', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

  1. NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN Báo cáo chuyên đề số 5/2011 8/11/ 2011 Phòng Phân tích và Dự báo thị trƣờng Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 1
  2. NỘI DUNG I/ M ục đích và phƣơng pháp nghiên c ứu...........................................................................................3 II/ Tổ ng quan các hệ số cơ cấu v ố n và khả năng thanh toán c ủa các DNNN niêm yế t .......................4 III/ Cơ c ấu v ố n và khả năng thanh toán c ủa các DNNN niêm yế t theo ngành ...................................7 IV/ Kế t luận ....................................................................................................................................24 PHỤ LỤC .......................................................................................................................................26 2
  3. I/ Mục đích và phƣơng pháp nghiên c ứu DNNN ( DNNN) có vai trò quan trọng đ ặc biệt trong nền kinh t ế đất nước, đặc biệt trong giai đo ạn hiện nay sau các s ự cố đổ vỡ, kinh doanh sa sút c ủa một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Đã có nhiều DNNN thực hiện niêm y ết cổ phiếu trên TTCK và từ đây, biến đ ộng suy giảm mạnh c ủa TTCK lại tác đ ộng đến c ấu trúc tài s ản và kh ả năng thanh toán c ủa các doanh nghiệp này. Trong bối c ảnh đó, thực hiện đ ầu tư tập trung vào lĩnh vực và ngành ngh ề kinh doanh chính đang là một chủ trương lớ n nhằm giả m bớt rủi ro tài chính và r ủi ro kinh doanh cho các DNNN. Vớ i mục đích cung c ấp thêm một đánh giá về chất lượng hàng hoá trên TTCK trong mối liên h ệ vớ i các yếu tố nêu trên, bài viết này tập trung vào nghiên cứu các đối tượng là DNNN hiện niêm yết trên hai SGD HOSE và HNX. Nội dung nghiên c ứu xoay quanh hai nhóm chỉ tiêu chính là cơ c ấu vốn-tình hình đ ầu tư và khả năng thanh toán; từ đó rút ra các đánh giá về cấu trúc và khả năng huy đ ộng vốn đi kèm vớ i nhữ ng rủi ro có thể gặp phải về thanh kho ản vốn và khả năng thanh toán các kho ản nợ phải trả. Cơ s ở dữ liệ u cho nghiên c ứu trong bài là các báo cáo tài chính có ý kiến kiểm toán gần nhấ t (báo cáo soát xét) c ủa tổng s ố 162 DNNN niêm y ết; trong đó DNNN niêm y ết được xác đ ịnh là các DN có vốn do Nhà nước s ở hữu trên 50% và hiện đang được niêm yết và giao d ịch trên hai SGDCK trong nước. Phương pháp nghiên c ứu chủ yếu là tính toán, phân tích và so sánh các hệ s ố tài chính, bao gồm các hệ số trung bình c ủa ngành. Như vậy, việc phân lo ại DNNN theo ngành cũng là một nhiệm vụ trong báo cáo này đ ể tạo thuận lợ i cho việc phân tích và so sánh. Tuy nhiên, phạm vi có hạn c ủa một bài viết không tránh khỏ i những hạn chế như sau: i) Dữ liệu báo cáo tài chính tin c ậy gần nh ất là báo cáo tài chính nửa năm (bán niên) năm 2011 nên báo cáo chỉ phản ánh thực tr ạng tài chính t ại thờ i điểm giữa năm 2011 c ủa các DNNN niêm yết; ii) Chưa có một chuẩn phân ngành được 3
  4. công nhận rộng rãi trên TTCK Việt Nam nên phương pháp phân ngành trong báo cáo được dựa trên chu ẩn phân ngành ICB và có tham khảo cách phân lo ạ i của một s ố công ty chứng khoán. Điều này không tránh khỏi những bất c ập và có thể không phù hợp theo quan điểm c ủa một s ố đơn vị khác; 1 iii) Các hệ s ố trung bình được tính toán d ựa trên phương pháp bình quân giản đơn ho ặc có gia quyền vớ i quyền s ố là tổng tài s ản hoặc tổng vốn chủ s ở hữu tuỳ theo mỗ i một hệ s ố khác nhau nhằm đảm bảo chúng phản ánh được tốt nhất ý nghĩa bình quân; và iv) S ố chia trong các hệ số là giá tr ị t ạ i một thờ i điểm thay vì tính bình quân trong một khoảng thờ i gian tương đương một kỳ kế toán. II/ Tổng quan các hệ s ố cơ cấu vốn và khả năng thanh toán c ủa các DNNN niêm yế t 1. Hệ số nợ Nợ phải tr ả Hệ s ố nợ = Tổng tài s ản 2. Hệ số nợ/vốn Nợ phải tr ả Hệ s ố nợ/vốn = Vốn chủ s ở hữu 3. Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng tài s ản Hệ s ố đòn bẩy tài chính = Vốn chủ s ở hữu Các hệ số trên đ ều có cùng tính chất, do vậy hệ s ố nợ có thể cung c ấp góc nhìn khái quát nhất cho nhóm hệ s ố này (các hệ số khác s ẽ được phân tích c ụ thể trong phần sau). Theo đó, hệ s ố nợ trung bình c ủa c ả hệ thống gồm 162 DNNN niêm yết hiện ở mức 0,85. Thống kê cho thấy có 121 trên tổng s ố 162 DNNN có hệ Ví dụ, chúng tôi đã lo ạ i bỏ một ngành là Công nghệ t rong bài do chỉ có 2 DNNN niêm yế t, 1 trong đó có một DN dễ gâ y tranh cãi. Tuy nhiên, việc loạ i bỏ ngành này k hông ả nh hưở ng nhiề u đến toàn bộ bài viết. 4
  5. s ố nợ trên 0,5, chiếm tỷ lệ 74%. Điề u đó phần nào nói lên r ằng đa s ố các DNNN hiện tại đang có cơ c ấu tài chính nhiề u rủi ro vớ i tỷ t rọng nợ cao trong tổng nguồn vốn. Với nền kinh tế đang trong môi trường lạm phát và lãi suất cao như hiệ n nay thì chi phí trả lãi c ủa các DNNN này là một áp lực không hề nhỏ. 4. Hệ số tự tài trợ (hệ số vốn chủ sở hữu) Vốn chủ s ở hữu Hệ s ố vốn chủ s ở hữu = Tổng nguồn vốn Hệ s ố vốn chủ s ở hữu trung bình c ủa 162 DNNN niêm yết trên hai sàn HNX và HSX b ằng 0,15. Đây là mức rất thấp, cho thấy trong tổng s ố nguồn vốn hình thành nên tài s ản c ủa doanh nghiệp chỉ có 15% là vốn do doanh nghiệp tự có có thể huy động vào s ản xuất kinh doanh, còn lại 85% là đi vay bên ngoài. 5. Hệ số đầu tư tài chính Hệ s ố ĐT tài chính ngắn hạn + ĐT tài chính dài hạn = đầu tư tài chính Tổng tài s ản Hệ s ố đầu tư tài chính trung bình c ủa 162 DNNN niêm yết trên hai sàn HNX và HSX b ằng 15%. Hệ s ố này cho thấy về cơ b ản, lượng vốn nhóm DNNN đầu tư ra bên ngoài không cao (chỉ chiếm 15% tổng tài s ản), bao gồm đầu tư vào tài s ản tài chính ngắn hạn như c ổ phiếu, trái phiếu ngắ n hạn, đầu tư góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết…Như vậ y, khả năng rủi ro tài chính phụ thuộc vào biến động của thị trường chứng khoán c ủa các doanh nghiệp trên là không đáng ng ại và nhìn chung các doanh nghiệp NN niêm yết đều đáp ứng được so với tiêu chuẩn đề ra trong các văn b ản pháp quy về tỷ lệ đầu tư vốn ra ngoài ngành (t ại thờ i điểm giữa năm 2011). 6. Hệ số thanh toán hi ện hành Hệ s ố khả năng Tài s ản ngắn hạn = thanh toán hiện hành Nợ ngắn hạn 5
  6. Hệ s ố thanh toán hiện hành trung bình c ủa 162 DNNN niêm yết trên hai sàn HNX và HSX b ằng 1,84. Hệ s ố này cho biết khả năng thanh toán c ủa doanh nghiệp đối với toàn b ộ các kho ản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp có trách nhiệ m phải thanh toán trong vòng một năm ho ặc một chu kì kinh doanh. Hệ s ố c ủa nhóm DNNN niêm yế t bằng 1,84 cho thấy khả năng thanh toán c ủa nhóm này chỉ ở mức độ vừa phải mà không b iể u thị s ự vững chắc về mặt tín nhiệm doanh nghiệp, đ ặc biệt là đối với các ngân hàng, nhà tài trợ vốn...c ủa doanh nghiệp. 7. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ s ố khả năng Tài s ản ngắn hạn – Hàng tồn kho = Nợ ngắn hạn thanh toán nhanh Hệ s ố khả năng thanh toán nhanh trung bình c ủa 162 DNNN niêm yết trên hai s ở HNX và HSX b ằng 1,34. Hệ s ố này đo lường khả năng thanh toán các kho ản nợ ngắn hạn c ủa DNNN bằng việc chuyển đổi các tài s ản ngắn hạn (không kể hàng tồn kho) thành tiền. Hệ s ố của nhóm DNNN bằng 1,34 cho thấy khả năng thanh toán các kho ản nợ ngắn hạn c ủa c ác doanh nghiệp này là tốt. 8. Hệ số khả năng thanh toán lã i vay Hệ s ố khả năng EBIT = thanh toán lãi vay Chi phí lãi vay Hệ s ố khả năng thanh toán lãi vay trung bình c ủa 162 DNNN niêm yế t trên hai s ở HNX và HSX b ằng 108,98. Hệ s ố này cho biết trong kỳ DNNN đã tạo ra lợ i nhuậ n trước thuế và lãi vay gấp bao nhiêu lần lãi phả i trả về t iền vay. Hệ s ố này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi lãi trả t iền vay càng thấp và ngược lại. Hệ s ố của nhóm DNNN bằng 108,98 cho thấy khả năng thanh toán lãi vay lớ n. Nếu kết hợp với hệ s ố nợ ở trên, mặc dù tỷ lệ vốn vay cao nhưng hệ s ố này cho thấy khả năng chi trả lãi và vốn gốc c ủa các DNNNNN niêm yết là an toàn. 6
  7. III/ Cơ c ấu vốn và khả năng thanh toán c ủa các DNNN niê m yết theo ngành 1. Ngành công nghi ệp Hệ s ố nợ trung bình c ủa ngành công nghiệp ở mức 0,74, tuy thấp hơn so với trung bình các ngành nhưng t ỷ lệ này vẫn ở mức cao so với các ngành còn lại, đứng thứ 2 sau ngành tài chính. Trung bình 74% tài s ản c ủa các DNNN trong ngành được tài trợ bằng nguồn vốn nợ, 26% tài s ản còn lại được đầu tư từ nguồn vốn chủ s ở hữu. Thống kê cho thấy đa số, khoảng 70 trong 91, DNNN c ủa ngành có hệ số nợ trên mức 0,5; trong đó có 35 DNNN có hệ số nợ trên mức trung bình ngành, cá biệt một s ố DNNN có hệ số nợ ở mức gần như tuyệt đối như SD8 (0,91); DDM (0,94) hay TLT (0,95) . Có thể thấy rõ xu hướng s ử dụng nhiều nợ trở nên phổ biến trong các DNNN ngành công nghiệp. Việc này khiến cho các DNNN bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, cũng như áp lực trả nợ là khá cao . Chính vì vậy, lãi suất tăng cao như trong thờ i gian vừa qua đã ảnh hưở ng bất lợ i đến chi phí tài chính c ủa các DNNN. Hệ s ố nợ/vốn chủ s ở hữu trung bình ngành ở mức 3,52; có 26 trên tổng s ố 91 DNNN có tỷ lệ này vượt mức trung bình ngành, trong đó có 10 DNNN vượt mức trung bình toàn hệ t hống các DNNNNN niêm yết. Một s ố DNNN có tỷ lệ nợ/vốn chủ s ở hữu vượt trên c ả ngành ngân hàng (vốn là một ngành có tính chất s ử dụng vốn nợ là chủ yếu) như SD8 (11,66), PVA (13,27), DDM (17,16) và TLT (17,26). Vớ i nhữ ng DNNN này, trong cơ c ấu nguồn vốn, c ứ một đồng vốn chủ s ở hữu thì có đ ến trên 10 đ ồng vốn nợ. Cho thấy nền tảng vốn chủ s ở hữu rất yếu kém, khả năng thanh toán nợ không được đảm bảo, rủi ro tài chính hiện ở mức quá cao. Hệ s ố đòn b ẩy tài chính trung bình ngành ở mức 4,74, chỉ thấp hơn so với ngành tài chính. Một s ố DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ t rong kh i s ử dụng đòn bẩy tài chính ở mức quá cao như TLT hay NSN hiện tại đang phả i đối mặt vớ i rủi ro tài chính rất lớn bở i lợ i nhu ận sinh ra không đ ủ để bù đắp chi phí trả lãi. Chi phí trả lãi hàng năm c ủa các DNNN này cũng có thể “lạm” vào vốn chủ s ở hữu 7
  8. trong điều kiện lãi suất thị trường đang căng thẳng như hiện nay. Một s ố DNNN duy trì hệ số đòn b ẩy ở mức vừa phải trong khi kết quả kinh doanh khả quan cho thấy các DNNN đã có một cơ c ấu vốn hiệ u quả. Đối vớ i các DNNN hoạt động trong lĩnh vực xây d ựng và b ất động s ản có đ ặc thù vay nợ nhiều cho các công trình dự án, nợ phả i trả khách hàng chiếm tỷ trọng lớ n trong tổng nợ nhưng về bản chất lại là hình thức vay vốn mà DNNN không phải tr ả lãi, việc tr ả nợ gốc được hoàn thành khi d ự án kết thúc, b ởi vậy mặc dù tỷ lệ nợ cao nhưng các DNNN không phải chịu quá nhiều áp lực chi trả lãi vay. Nhìn chung, phần lớn các DNNN thuộc ngành công nghiệp có cơ c ấu tài chính mạo hiể m khi tăng cường s ử dụng đòn b ẩy tài chính trong ho ạt động tạo lập vốn kinh doanh. Trong điều kiệ n kinh tế tăng trưởng và lạm phát th ấp, các doanh nghiệp s ẽ có lợ i thế trong việc s ử dụng đòn b ẩy tài chính; tuy nhiên, trong thờ i gian gần đây, hệ s ố đòn b ẩy cao c ủa các doanh nghiệp này luôn b ộc lộ rủi ro thanh toán cao và khả năng lợ i nhuận hạn chế. Hệ s ố vốn chủ s ở hữu trung bình c ủa nhóm ngành công nghiệp là 0,26, cao hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm yết (0,15), và đ ứng thứ 6 trong tổng s ố 8 ngành thuộc nhóm DNNNNN niêm yết. Hệ s ố vốn chủ s ở hữu thấp cho thấy t ỷ lệ vốn chủ s ở hữu trong tổng nguồn vốn thấp, các doanh nghiệp phải đi vay nợ bên ngoài nhiều (có một vài doanh nghiệp tỷ lệ vốn chủ rất thấp, chưa tớ i 10% như TLT, SD8, NSN hay DDM), d ẫn tớ i việc không chủ động về vốn trong kinh doanh, quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài. Hệ s ố đầu tư tài chính trung bình c ủa nhóm ngành công nghiệp là 0,05, thấp hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm yết (0,15), và đ ứng thứ 6 trong tổng số 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Mức 0,05 là mức rất thấp, cho thấy phần đầu tư ra bên ngoài c ủa nhóm ngành này là rất ít so với tổng tài s ản. Chỉ có một vài doanh nghiệp có mức đầu tư ra bên ngoài cao (như WCS, SDA, HPS, TV4, TIE, HTV) là s ẽ đối mặt vớ i mức độ rủi ro cao trên th ị trường tài chính. Còn phần lớ n các doanh nghiệp còn lại trong ngành đ ều có mức độ tập trung vốn, đầu 8
  9. tư tài chính thấp và r ất thấp, trong đó có 31,89% doanh nghiệp trong ngành không có đầu tư tài chính, không phải chịu r ủi ro c ủa thị trường chứng khoán mang lại. Hệ s ố thanh toán hiện hành trung bình c ủa nhóm ngành công nghiệp là 1,49, thấp hơn so với trung bình nhóm các DNNNNN niêm y ết (1,84), và đ ứng thứ 6 trong tổng s ố 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Có trên 24% các doanh nghiệp ngành công nghiệp có hệ số thanh toán hiện hành trên mức trung bình ngành, còn lại đa s ố (69 doanh nghiệp) ở mức thấp hơn mức trung bình ngành. Điề u này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn c ủa các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp đang ở mức thấp. Cá biệt có một s ố doanh nghiệp trong ngành s ản xuất xi măng có hệ số này dưới 1, đồng nghĩa với việc tài s ản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, rủi ro vỡ nợ hoàn toàn có khả năng xảy ra b ởi giá tr ị các tài s ản có tính thanh kho ản tốt không đ ủ để đảm bảo cho các kho ản nợ ngắn hạn. Hệ s ố khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành công nghi ệp đạt 1 lầ n, không thấp hơn nhiều so với so với mức 1,34 trung bình nhóm DNNNNN cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn c ủa DNNN khối ngành này đáp ứng được những yêu c ầu thanh toán c ần thiết. Cụ t hể, có 67 DNNN nhóm ngành này – chiếm đa s ố - có hệ s ố lớn hơn 1 và có 8 DNNN có hệ s ố lớn hơn 2. Đ iều này cho thấy hầu hết các DNNN thuộc ngành công nghiệp đều có khả năng thanh toán nhanh và khả năng vốn bị ứ đọng là th ấp. Hệ s ố khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành công nghiệp đạt mức 7,17, th ấp hơn 15,2 lần so với mức 108,98 trung bì nh nhóm DNNNNY. Trong đó, có 3 DN có hệ s ố thanh toán lãi vay âm là PTM, SD3 và SDT, cho thấy tình tr ạng tài chính đang ở mức nguy hiểm, rủi ro cao. 36 DN có hệ s ố thanh toán lãi vay lớn hơn 2 (chiế m 40%), nhưng thấp hơn mức trung bình ngành, 12 DN có hệ s ố thanh toán lãi vay lớn hơn trung bình ngành (chiế m 13,19%). Như vậy có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay c ủa nhóm ngành công nghiệp so với các DNNN không thực s ự tốt, tình hình tài chính c ần được xem xét thêm qua các hệ số tài chính khác. 9
  10. 2. Ngành Tài chính Hoạt động kinh doanh c ủa các DNNN bảo hiểm, chứng khoán và ngân hàng của ngành tài chính có những đ ặc thù riêng, b ởi vậy tỷ lệ nợ của những DNNN thuộc ngành này thường ở mức rất cao so với các ngành còn lại. Hệ s ố nợ trung bình c ủa ngành tài chính là 0,9 cao hơn so với mức bình quân toàn hệ thống (0,85). 90% tài s ản c ủa các DNNN được tài trợ bởi nguồn vốn nợ, 10% tài s ản còn lại được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu. Có 3 DNNN có hệ số nợ trên mức trung bình c ủa ngành là PVF, VCB và CTG. Đ ặc biệt với 2 DNNN trong lĩnh vực ngân hàng là VCB và CTG thì tỷ lệ nợ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối bởi nguồn vốn c ủa ngành ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động huy động vốn tiền gử i c ủa khách hàng. Hệ s ố nợ/vốn chủ s ở hữu trung bình ngành ở mức 9,77 cao hơn nhiều so với bình quân toàn h ệ t hống (6,21), đ ồng thờ i tỷ lệ này cũng cao hơn so vớ i t ất c ả các ngành còn lại. Trong cơ c ấu vốn c ủa các DNNN, cứ mỗi một đồng vốn chủ s ở hữu thì có đ ến xấp xỉ 10 đồng vốn nợ. điều này gây ra áp lực đáng kể cho các DNNN khi phả i thanh toán các kho ản nợ đến hạn, cũng như lãi vay từng kỳ. Hệ s ố đòn b ẩy tài chính c ủa ngành tài chính ở mức 10,79 cao hơn so với bình quân toàn b ộ các DNNN niêm yết và cao nhất trong t ất c ả các ngành. Theo cáo cáo tài chính 6 tháng đ ầu năm, hầu hết các DNNN trong ngành có hệ s ố đòn bẩy tài chính cao đã có kết quả kinh doanh tốt, bởi vậy đã phát huy được hiệu quả của đòn b ẩy tài chính trong việc nâng cao tỷ s uất sinh lờ i vốn chủ s ở hữu. Một số DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ như BVS, nhưng do duy trì đòn b ẩy tài chính ở mức thấp nên đã hạn chế được những tác đ ộng tiêu c ực c ủa hệ s ố này. Nhìn chung, do đ ặc thù ngành nên hầ u hết các DNNN thuộc ngành tài chính đã duy trì một cơ c ấu tài chính mạo hiểm vớ i tỷ lệ nợ r ất cao. Rủi ro thanh kho ản hoàn toàn có thể xảy ra nếu các DNNN không có biện pháp quản lý rủi ro cho tài s ản đầu tư c ủa mình. 10
  11. Hệ s ố vốn chủ s ở hữu trung bình c ủa nhóm ngành tài chính là 0,09, thấp hơn s o với trung bình nhóm các DNNN niêm yết và là mức thấp nhấ t trong tổng s ố 8 ngành thuộc nhóm nghiên c ứu. Do đặc thù c ủa ngành ngân hàng là huy đ ộng vốn và cho vay vốn nên một s ố doanh nghiệp như CTG, PVF, VCB có hệ số chủ s ở hữu r ất thấp (dưới 0,1), nguồn vốn chủ yếu đến từ vay nợ bên ngoài nên áp lực trả nợ vay rất lớn, khả năng tự chủ trong tài chính rất kém. Đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này, tỷ lệ tài s ản được tài trợ bằng vốn chủ s ở hữu thấp nên hiệu ứng đòn b ẩy tài chính s ẽ cao. Hệ s ố đầu tư tài chính trung bình c ủa nhóm ngành tài chính là 0,17, cao hơn s o với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (0,15), và đ ứng thứ 3 trong tổng s ố 8 ngành. Nhóm ngành này có tỷ lệ đầu tư tài chính khá cao so với các nhóm ngành còn lại. Có tớ i 12/16 doanh nghiệp trong nhóm ngành có mức đầu tư tài chính cao hơn mức trung bình ngành (chiếm 75%), trong đó có những doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư tài chính trên 50% tổng tài s ản (BSI, BMI, AGR, BVS, BVH, BIC), đây là những công ty và tổng công ty có kinh doanh chứng khoán, vì vậy việc đầu tư tài chính mà chủ yếu là đ ầu tư tài chính ngắn hạn (mua c ổ phiếu, trái phiếu) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài s ản. Hệ s ố thanh toán hiện hành trung bình c ủa nhóm ngành tài chính là 3,09, cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yế t (1,84) và là mức cao nhất trong tổng s ố 8 ngành. Điề u này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạ n c ủa các doanh nghiệp trong ngành hiện đang rấ t tốt. Có được điều này là do đ ặc thù c ủa các doanh nghiệp trong ngành tài chính luôn n ắm giữ các tài s ản có tính thanh khoản cao như tiền mặt và các kho ản đầu tư tài chính ng ắn hạn. Bở i vậy các kho ản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này luôn được đảm bảo chi tr ả trên nền t ảng tài s ản ngắn hạ n dồi dào. Hệ s ố khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành tài chính đ ạt mức 2,69, cao hơn so với so với mức 1,34 trung bình nhóm DNNN niêm yết. Chỉ có 2 DN có 11
  12. hệ s ố thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 là RCL và SJS là điề u dễ hiểu bở i các DN trong nhóm này luôn nắ m giữ một lượng lớn tài s ản có tính thanh kho ản cao, khả năng thanh toán các kho ản nợ ngắn hạn lớn. Hệ s ố khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành tài chính đ ạt mức 90,52, thấp hơn so với mức 108,98 trung bình nhóm DNNN. Đặc biệt, có 1 DN có hệ số thanh toán lãi vay nhỏ hơn 2, và 2 DN có hệ s ố thanh toán lãi vay cao hơn trung bình c ủa khối DNNN là BMI và RCL. Lý do b ởi các DN này có hệ s ố EBIT cao hơn nhiều lần so với chi phí lãi vay c ủa DN. 3. Ngành Ti ện ích tiêu dùng Hệ s ố nợ trung bình c ủa ngành tiện ích tiêu dùng là 0,52; th ấp hơn so với bình quân hệ thống các DNNNNN niêm yết. Trong tổng nguồn vốn hình thành tài s ản, có khoảng 52% được tài trợ từ các kho ản công nợ và 48% tài s ản còn lạ i được đầu tư từ nguồn vốn chủ s ở hữu. Tỷ lệ nợ này được coi là không quá cao nếu so s ánh với mức bình quân c ủa toàn hệ thống các DNNN niêm yết. Thống kê cho thấy trong ngành có 8 trên tổng s ố 14 DNNN có tỷ lệ nợ thấp hơn mức trung bình ngành, cá biệt có một số DNNN có tỷ lệ vay nợ rất thấp như TIC (
  13. s ố nợ/vốn chủ s ở hữu cao trên mức trung bình ngành như PPC, HJS thì khả năng thanh toán nợ dài hạn c ủa các DNNN đang ở mức báo động. Hệ s ố đòn b ẩy tài chính trung bình ngành ở mức 2,1 thấp hơn so vớ i bình quân toàn hệ t hống các DNNN niêm yết. Duy trì đòn b ẩy tài chính ở mức thấp trong khi ho ạt động kinh doanh có lãi s ẽ không tận dụng được ưu thế của công c ụ này trong việc nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. Nhìn chung đa s ố các DNNN trong ngành tiện ích tiêu dùng có cơ c ấu vốn rất an toàn, nền tảng vốn chủ s ở hữu vững mạnh, khả năng thanh toán nợ dài hạn tốt. Bên c ạnh đó còn một số DNNN hiệ n tại đang có tỷ lệ nợ khá cao, rủi ro tài chính theo đó cũng ở mức cao so với toàn ngành. Hệ s ố vốn chủ s ở hữu trung bình c ủa nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là 0,48, cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết, và đ ứng thứ 4 trong tổng s ố 8. Tuy có hệ s ố vốn chủ s ở hữu bằng vớ i nhóm ngành hàng tiêu dùng, nhưng hệ s ố c ủa các doanh nghiệp trong nhóm lại không đ ồng đều. Ba doanh nghiệp NLC, TBC và TIC có hệ số rất cao (trên 0,9 và gần 1) cho thấy họ có s ự chủ động hoàn toàn về vốn, không có ho ặc có rất ít áp lực trong trả nợ bên ngoài. Đặc điểm c ủa nhóm ngành này là có s ự ổn định cao, được s ự bảo hộ c ủa Nhà nước, các doanh nghiệp đều có doanh thu chủ yếu dựa và ho ạt động s ản xuất điện và tham gia các d ự án c ủa TCT Điện lực Việt Nam, trong tình hình th ực tế là nhu c ầu về điện, xăng d ầu, gas liên t ục có xu hướng gia tăng. Các doanh nghiệp có hệ số vốn chủ s ở hữu thấp trong nhóm ngành này là do có tổng nợ lớ n so với tổng nguồn vốn, chủ yếu là nợ dài hạn để tăng qui mô s ản xuất kinh doanh, vì vậ y tăng áp lực trả nợ khi đáo hạn cũng như giảm khả năng tự chủ trong tài chính. Hệ s ố đầu tư tài chính trung bình c ủa nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là 0,29, cao hơn so với trung bình nhóm các DNNN niêm yế t và đứng thứ 2 trong tổng s ố 8 ngành đang xét. Trong ngành, chỉ có 2 doanh nghiệp có hệ s ố đầu tư tà i chính cao hơn trung bình ngành (PPC và TIC), 85,71% doanh nghi ệp còn lại có mức đầu tư 13
  14. thấp hơn so với trung bình ngành, thậm chí có nhiều doanh nghiệp có mức đầu tư tài chính trên tổng tài s ản rất thấp (dưới 10%). Đáng chú ý là TIC vớ i hệ s ố đầu tư tài chính lên tớ i 0,93, đây hoàn toàn là đ ầu tư tài chính dài hạn, đó là các kho ản góp vốn vào công ty liên doanh liên k ết, vì vậy dẫn tới tính thanh kho ản kém, rủi ro tài chính c ủa doanh nghiệp rất cao. Hệ s ố thanh toán hiện hành trung bình c ủa nhóm ngành tiện ích tiêu dùng là 2,93, cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN niêm yết (1,84) và đ ứng thứ 2 trong tổng s ố 8 ngành. Thống kê cho thấy đa số doanh nghiệp c ủa ngành có hệ s ố này ở mức thấp hơn so với trung bình ngành, trong đó có 8 doanh nghiệp ở mức thấp hơn 2. Tuy nhiên, nhìn chung giá tr ị hệ s ố thanh toán hiện hành trên dưới 2 cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn c ủa các doanh nghiệp tiệ n ích tiêu dùng là khá lành mạnh. Hệ s ố khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành tiện ích tiêu dùng đ ạt mức 2,68, phản ánh đ ộ an toàn cao hơn gấp đôi so với so với mức trung bình chung (1,34). Trong đó có 3 DN có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 (chiếm 21,43%), 6 DN có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 2 ( chiếm 42,86%). Trong số 6 DN có hệ số thanh toán nhanh lớ n hơn 2 thì có 3 DN có hệ s ố thanh toán nhanh lớn hơn trung bình ngành và ở mức khá cao, như DN có mã c ổ phiế u TMP có hệ s ố thanh toán nhanh trên 10 cho thấ y DN này đang trong tình trạng hiệu quả s ử dụng vốn không cao. Hệ s ố khả năng thanh toán lãi vay trun g bình ngành tiện ích tiêu dùng đ ạt mức 54,58, thấp hơn so với trung bình chung liên ngành. Đáng chú ý có 1 DN không có khả năng thanh toán lãi vay (hệ s ố thanh toán lãi vay âm) là TMP, 3 DN có hệ s ố thanh toán lãi vay cao hơn trung bình c ủa ngành cũng như khố i DNNN (chiếm 21,43%) là NBP, NLC, VSH, cho thấy s ức khỏe tài chính c ủa các DN này rất tốt. 4. Ngành Hàng tiêu dùng 14
  15. Hệ s ố nợ trung bình c ủa ngành Hàng tiêu dùng ở mức 0,52 thấp hơn so với bình quân toàn b ộ các DNNN và ở mức vừa phải nế u so với các ngành c òn lại. Tổng nợ phải tr ả chiếm t ỷ trọng 52% tổng nguồn vốn, đồng nghĩa với việc 48% tài s ản còn lại được đầu tư từ nguồn vốn chủ s ở hữu. Có 8 trên tổng s ố 14 DNNN trong ngành có hệ s ố nợ < 0,52 cho thấy tính chất c ủa các DNNN trong ngành hàng tiêu dùng là không vay nợ nhiều, bở i vậy hoạt động kinh doanh c ủa DNNN í t bị phụ thuộc vào bên ngoài, áp lực trả nợ không quá căng thẳng. Trong 6 DNNN còn lại có hệ s ố nợ lớn hơn 0,52; SRC có hệ s ố nợ cao nhất với t ỷ lệ nợ chiếm 65% tổng nguồn vốn, cao hơn so với 2 DNNN trong cùng ngành s ản xuất cao su là CSM (0,6) và DRC (0,36). Điều đó cho thấy cơ c ấu tài chính c ủa DNNN này r ủi ro hơn so với 2 DNNN còn lại. Theo báo cáo tài chính c ủa SRC, tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn chiếm đến 78% trong tổng nợ, cho thấy DNNN phải ch ịu áp lực trả nợ gốc và lãi vay rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tự chủ trong mọi quyết định kinh doanh c ủa DNNN. Hệ s ố nợ/vốn chủ s ở hữu trung bình c ủa ngành là 1,09 thấp hơn nhiều so với mức bình quân c ủa toàn b ộ các DNNN niêm yết hiện t ại. Cứ 1 đồng nợ được đảm bảo bởi xấp xỉ 1 đồng vốn chủ s ở hữu. Xét trên bình diện chung c ủa ngành, có thể thấy nền tảng vốn chủ s ở hữu c ủa các DNNN khá vững mạ nh, khả năng thanh toán nợ dài hạn c ủa các DNNN được đánh giá là tốt. Tuy nhiên một s ố DNNN có hệ s ố nợ/vốn chủ s ở hữu ở mức khá cao như SRC (1,87) thì hoàn toàn có thể gặp rủi ro thanh toán b ởi t ỷ trọng tài s ản có tính thanh kho ản kém như Hàng tồn kho lại chiế m đến 63% trong tài s ản ngắn hạn, trong khi DNNN đang phả i chịu áp lực lớn từ khoản nợ vay c hiếm đến 78% tổng nợ. Như vậy có thể thấy khả năng thanh toán nợ vào giữa năm 2011 của SRC đang b ị đặt vào tình trạng đáng báo động. Hệ s ố đòn b ẩy tài chính trung bình c ủa ngành ở mức 2,09 thấp hơn so với bình quân toàn hệ thống. Vớ i các DNNN kinh doanh có lãi nhưng hiện đang s ử dụng đòn b ẩy tài chính ở mức thấp như SCD, DRC thì hoàn toàn có thể tăng mức 15
  16. độ vay nợ để tăng tỷ s uất sinh lờ i vốn chủ s ở hữu. Vớ i một s ố DNNN có kết quả kinh doanh thua lỗ trong thờ i gian vừa qua như SRC thì việc s ử dụng đòn b ẩy tài chính đã làm tăng mức độ thiệt hạ i cho chính DNNN. Nhìn chung, đa s ố các DNNN trong ngành Hàng tiêu dùng đã có cơ c ấu vốn í t rủi ro. Các DNNN này hoàn toàn có thể tăng cường s ử dụng đòn b ẩy tài chính đ ể tối ưu hóa cơ c ấu vốn c ủa mình. Tuy nhiên bên c ạnh đó còn một s ố DNNN có cơ cấu tài chính không an toàn, trong khi lợ i nhuận từ hoạt động kinh doanh không đ ủ để bù đ ắp chi phí lãi vay thì việc duy trì cơ c ấu đó là điều nguy hiểm. Hệ s ố vốn chủ s ở hữu trung bình c ủa nhóm ngành hàng tiêu dùng là 0,48, cao hơn nhiều so với trung bình nhóm các DNNN. Các doanh nghiệp trong ngành có mức hệ số vốn chủ s ỡ hữu khá tương đ ồng, cho thấy s ự đồng đều về khả năng tự chủ tài chính, các doanh nghiệp không vay quá nhiều nợ ở bên ngoài nên áp lực trả nợ vay không cao. Hệ s ố đầu tư tài chính trung bình c ủa nhóm ngành hàng tiêu dùng là 0,04, đứng thứ 7 trong tổng s ố 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Có tới 12/14 doanh nghiệp có hệ số đầu tư thấp hơn mức trung bình ngành (chiếm 85,71%). Những doanh nghiệp này đ ều không đ ầu tư tài chính ho ặc có đ ầu tư vớ i tỷ lệ rất thấp so với tổng tài s ản. Vì vậy, r ủi ro thị trường tài chính đ ối vớ i những doanh nghiệpnày s ẽ không ho ặc có rất thấp. Hệ s ố thanh toán hiện hành trung bình c ủa nhóm ngành hàng tiêu dùng là 1,96 cao hơn mức trung bình nhóm các DNNN (1,84) và đ ứng thứ 5 t rong tổng s ố 8 ngành. Tuy nhiên có tới 10 trên tổng s ố 14 doanh nghiệp có hệ số này thấp hơn mức trung bình ngành chứng tỏ đa s ố các doanh nghiệp trong ngành có khả năng thanh toán các kho ản nợ ngắn hạn ở mức khiêm tốn. Số doanh nghiệp còn lại có hệ s ố thanh toán hiện hành trên mức trung bình ngành như DRC (3,00) hay SCD (3,26) thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được đảm bảo. 16
  17. Hệ s ố khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành hàng tiêu dùng đ ạt mức 1,12, thấp hơn không đáng kể so với so với mức 1,34 trung bình chung. Tuy nhiên, một s ố lượng đáng k ể các DN có hệ s ố thanh toán nhanh kém (nhỏ hơn 1, c hiếm 42,86%) và chỉ có 1 DN có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 2 (chiếm 7,14%). Trong khi đó, hệ s ố khả năng thanh toán hiện hành c ủa DN nhóm ngành này cao hơn mức trung bình chung c ủa nhóm DNNN, do đó có thể thấy hàng tồn kho chiế m một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài s ản lưu đ ộng, do đó DN s ẽ gặp khó khăn khi c ần thanh toán các kho ản nợ ngắn hạn do phải chờ thanh lý hàng tồn kho. Hệ s ố khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành hàng tiêu dùng ở mức khá cao, hơn gấp 9,9 lần so với mức trung bình các ngành. Thống kê cho thấy 2 DN có hệ s ố thanh toán lãi vay cao hơn trung bình c ủa ngành cũng như khối DNNN HAD, NET vớ i hệ s ố thanh toán lãi vay lần lượt là 3654,74 lầ n và 8248,46 lần; cùng vớ i hệ s ố thanh toán nhanh c ủa 2 DN này đ ều ở mức hợp lý có thể thấy tình hình tài chính của hai DN này đ ều rất tốt, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như nợ dài hạ n lớn. 5. Ngành Dị ch vụ tiêu dùng Hệ s ố nợ trung bình c ủa ngành Dịch vụ t iêu dùng là 0,35; thấp nhất trong hệ thống các DNNN niêm yết. Tỷ lệ nợ thấp chứng tỏ tính chủ động c ủa các DNNN trong ho ạt động kinh doanh cao, ít phụ thuộc vào bên ngoài và không phải chịu áp lực trả nợ. Trong ngành có 3 DNNN duy trì tỷ lệ nợ ở mức thấp hơn 0,5 là HOT, VNG và PDC b ởi đặc thù c ủa các công ty kinh doanh d ịch vụ du lịch không c ần thiết phải vay nợ nhiều do bán hàng có thể thu được tiền ngay. Đối vớ i hai DNNN có tỷ lệ nợ lớn hơn 0,5 là TPH và DHI kinh doanh trong lĩnh vực in sách, nợ phải trả phát sinh chủ yếu từ khoản phải trả ngườ i bán (chi phí lãi vay hầ u như không có) trong khi kho ản mục tài s ản cho thâý vốn kinh doanh b ị ứ đọng ở khoản mục Hàng tồn kho và Phải thu ngườ i mua rất lớn. Như vậy có thể đánh giá rằ ng tuy hệ 17
  18. s ố nợ c ủa 2 DNNN này cao hơn so với bình quân ngành nhưng khả năng thanh khoản vẫn nằm trong giớ i hạn khá an toàn. Hệ s ố nợ/vốn chủ s ở hữu trung bình ngành ở mức 0,54 (th ấp hơn nhiều so với mức bình quân 6,21 c ủa toàn b ộ các DNNNN niêm yết) đồng nghĩa với việc c ứ 1 đồng nợ được đảm bảo bởi gần 2 đ ồng vốn chủ s ở hữ u, cho thấy khả năng thanh toán nợ của các DNNN được đảm bảo trên nền tảng vốn chủ s ở hữu vững mạnh. Hệ s ố đòn b ẩy tài chính trung bình ngành ở mức 1,54 (thấp hơn gần 5 lần so với bình quân hệ thống các DNNN niêm yết). Theo báo cáo kết quả kinh doanh của c ả 5 DNNN, kết thúc 6 tháng đ ầu năm, các doanh nghiệp này đều có lãi. Vớ i điều kiện này, việc s ử dụng đòn b ẩy tài chính ở mức độ cao hơn hoàn toàn có lợi cho chính DNNN. Tổ chức cho vay cũng đ ặc biệt ưa thích những DNNN có cơ c ấu tài chính an toàn như các DNNN t rên b ở i các kho ản cho vay c ủa họ s ẽ được đảm bảo. Nhìn chung các DNNN trong ngành d ịch vụ t iêu dùng có cơ c ấu vốn an toàn, khả năng thanh toán nợ dài hạ n cũng như tính chủ động trong kinh doanh được đảm bảo. Các DNNN hoàn toàn có khả năng tăng cường s ử dụng đòn b ẩy tài chính đ ể nâng cao lợi nhuận. Hệ s ố vốn chủ s ở hữu trung bình c ủa nhóm ngành d ịch vụ t iêu dùng là 0,65, cao hơn nhiều so với trung bình, và là mức cao nhất trong tổng s ố 8 ngành thuộc nhóm DNNN niêm yế t. Hệ s ố vốn chủ s ở hữu cao cho thấy các doanh nghiệp đều rất chủ động về vốn trong kinh doanh, ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và áp lực trả nợ không lớn, các doanh nghiệp có tính ổn định về dài hạn. Tuy nhiên, hệ s ố vốn chủ s ở hữu c ủa nhóm ngành này cao cũng do đ ặc điểm ngành nghề không yêu c ầu về vốn lớ n và thờ i gian thu hồi vốn nhanh (trong s ố 5 DNNN thuộc ngành, có tới 3 doanh nghiệp du lịch có hệ số vốn chủ s ở hữu đạt mức trên 0,6), vì vậy các doanh nghiệp đều có khả năng tự chủ về t ài chính cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành cũng như so với các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác. Bên 18
  19. cạnh đó, các doanh nghiệp s ẽ không có nhiều lợ i thế trong việc s ử dụng đòn b ẩy tài chính. Hệ s ố đầu tư tài chính trung bình c ủa nhóm ngành d ịch vụ t iêu dùng là 0,08, đứng thứ 4 trong tổng s ố 8 ngành thuộc nhóm DNNN t rong phạm vi nghiên c ứu. Trong ngành, có tới 2/5 doanh nghiệp không có đ ầu tư tài chính là hai c ông ty in, 3 doanh nghiệp còn lại đều có mức hệ s ố đầu tư tài chính th ấp hơn so với trung bình nhóm. Hệ s ố thanh toán hiện hành trung bình c ủa nhóm ngành d ịch vụ t iêu dùng là 0,92, thấp hơn nhiề u so với trung bình nhóm các DNNN (1,84) và đ ứng thứ 7 trong tổng s ố 8 ngành thuộc nhóm DNNNNNNY. Hệ s ố này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn c ủa các doanh nghiệp trong ngành thấp, rủi ro cao. Hệ s ố khả năng thanh toán nhanh trung bình ngành D ịch vụ t iêu dùng đạt mức 0,68, th ấp hơn một nửa so với so với mức trung bình chung. Trong tổng s ố 4 DN có hệ s ố thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 (chiếm 80%), có VNG đạt giá tr ị hệ s ố thanh toán nhanh lần lượt là 0,19. Đây là mức hệ s ố rất thấp, cho thấy DN gần như không có khả năng chi trả các kho ản nợ ngắn hạ n. Hệ s ố khả năng thanh toán lãi vay trung bình ngành D ịch vụ t iêu dùng đ ạt mức xấu là -2,12. Thực chất, hệ số thanh toán lãi vay trung bình ngành ở mức âm là do hệ số thanh toán lãi vay c ủa DHI b ằng -13,88, kéo hệ số trung bình ngành xuống mức thấp. Đồng thời DHI có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy tình trạng tài chính c ủa DN này đang rất khó khăn, kh ả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như dài hạn yếu kém, rủi ro lớn. 6. Ngành Vật li ệu cơ b ản Hệ s ố nợ trung bình c ủa ngành vậ t liệu cơ b ản là 0,45 th ấp hơn so vớ i bình quân toàn hệ thống. Tỷ lệ này được coi là vừ a phả i nế u so với các ngành còn lại. Có 8 trên tổng s ố 20 DNNN trong ngành có hệ số nợ nhỏ hơn 0,45 và 12 DNNN còn lại có hệ số nợ lớn hơn mức trung bình ngành. Như vậy có thể thấy đa s ố các 19
  20. DNNN t rong ngành vật liệu cơ b ản đã có xu hướng s ử dụng nợ nhiều trong ho ạt động kinh doanh c ủa mình. Điều này làm gia tăng r ủi ro tài chính cho các DNNN này, đồng thời hạn chế tính tự chủ trong ho ạt động kinh doanh c ủa DNNN. Các công ty ho ạt động trong lĩnh vực khai thác than có tỷ lệ nợ cao hơn hẳn so với các DNNN còn lại (>0,8). Cá biệt có HLC với tỷ lệ nợ chiếm 88% tổng vốn, cao hơn s o với bình quân toàn b ộ hệ thống các DNNNNN niêm y ết. Nợ phải trả của HLC chủ yếu phát sinh từ hoạt động đi vay vớ i tỷ t rọng vay nợ ngắn hạn và dài hạn chiế m tớ i 71% tổng nợ. Điều này t ạo áp lực trả nợ không nhỏ cho DN. Hệ s ố nợ/vốn chủ s ở hữu trung bình ngành ở mức 0,84; theo đó c ứ 1 đồng nợ được đảm bảo b ởi hơn 1 đ ồng vốn chủ s ở hữu. Xét trê n bình diện chung c ả ngành thì khả năng thanh toán nợ dài h ạn c ủa các DNNN được đảm bảo trên nền tảng vốn chủ s ở hữu vữ ng mạnh. Tuy nhiên, vớ i các trường hợp có hệ s ố nợ/vốn chủ s ở hữu ở mức rất cao như TC6 (4,92) hay HLC (7,32) thì rủi ro vỡ nợ rất cao bởi tỷ t rọng nợ quá lớ n so với vốn chủ s ở hữu. Việc duy trì cơ c ấu nợ này khiến cho DNNN bị phụ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ. Hệ s ố đòn b ẩy tài chính trung bình ngành ở mức 1,86. Đây là mức vừ a phải nếu so sánh với các ngành còn lạ i. Xét riêng giữa các DNNN trong ngành, có đ ến 11 DNNN có đòn b ẩy tài chính lớn hơn mức trung bình ngành. Về lý thuy ết, việc s ử dụng quá nhiề u nợ thường được đánh giá là không tốt. Tuy nhiên vớ i các DNNN ngành than có kết quả kinh doanh tốt như MDC, TCS hay HLC thì việc s ử dụng đò n bẩy tài chính cao đã tỏ ra hiệu quả cho chính chủ DNNN trong việc nâng cao tỷ s uất sinh lờ i cho vốn chủ s ở hữu. Nhìn chung, các DNNN ngành vật liệu cơ bản có một cơ c ấu vốn khá hợp lý, í t rủi ro cho chính DNNN và các kho ản vay c ủa các chủ nợ. Hệ s ố vốn chủ s ở hữu trung bình c ủa nhóm ngành Vật liệu cơ b ản là 0,55, cao hơn nhiều so vớ i trung bình nhóm các DNNN (0,15), đ ứng thứ 2 trong tổng s ố 8 ngành. Trong số 20 doanh nghiệp trong ngành thì có 8 doanh nghiệp có hệ số 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2