intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Chế độ an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

44
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là tìm hiểu quá trình thực thi chế độ ASXH ở nông thôn Trung Quốc trong 40 năm (từ 1978 đến 2018); phân tích những thành công và hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Chế độ an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2018

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------*****----------- VŨ LỆ HẰNG CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội – 12/2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------*****----------- VŨ LỆ HẰNG CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN 2018 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Mai Ngọc Chừ Hà Nội – 11/2019
  3. Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các Thầy/ Cô giáo trong khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các Thầy/ Cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ này của tôi – những người sẽ nhìn nhận, đánh giá công trình của tôi từ những góc độ khoa học và chắc chắn cho tôi những nhận xét, đóng góp xác đáng nhất. Đặc biệt cho tôi xin cảm ơn GS. TS. Mai Ngọc Chừ, người thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất nhiều trên con đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Xuân Cường đã cho tôi những lời khuyên quý báu từ khi mới thực hiện cho đến khi hoàn thành đề tài. Tôi xin cảm ơn sự đông viên, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong Viện Nghiên cứu Trung Quốc trong quá trình tôi hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên Vũ Lệ Hằng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên cao học Vũ Lệ Hằng
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 6 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 8 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 8 3.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................8 3.2 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc...............................................................10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 14 4.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................14 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................14 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 15 6. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 15 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 15 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ AN SINH XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TRUNG QUỐC .............................................. 17 1.1. Khái niệm về an sinh xã hội ........................................................................ 17 1.2. Khái niệm về an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc ............................. 18 1.2.1.Tính tất yếu trong xây dựng chế độ ASXH ở nông thôn .............................19 1.2.2. Xây dựng kiện toàn chế độ ASXH ở nông thôn là bảo đảm quan trọng sự ổn định nông thôn .................................................................................................19 1.2.2.Xây dựng và kiện toàn chế độ ASXH có lợi cho việc thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn ..................................................................................20 1.3. Chức năng của chế độ an sinh xã hội ở nông thôn.................................... 20 1.3.1.Chức năng bồi thường thu nhập của cư dân nông thôn ...............................20 1.3.2.Chức năng công bằng xã hội nông thôn ......................................................21 1
  6. 1.3.3. Chức năng ổn định xã hội nông thôn ..........................................................22 1.4. Vai trò của chế độ an sinh xã hội ở nông thôn........................................... 22 1.4.1.Tránh các rủi ro ở nông thôn, thúc đẩy ổn định xã hội ................................22 1.4.2. Bảo vệ quyền lợi của nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn................................................................................23 1.4.3.Tăng trưởng hợp lý nhân khẩu nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội 1.4.4.Thúc đẩy việc xóa đói giảm nghèo, thúc tiến phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn ....................................................................................................24 1.5. Sự khác biệt giữa chế độ an sinh xã hội ở thành thị và nông thôn ............. 24 1.5.1. Các loại hình khác nhau trong hạng mục an sinh .......................................24 1.5.2. Hệ thống quản lý ASXH khác nhau giữa thành thị và nông thôn ..............27 1.5.3. Sự khác biệt trong mô hình chế độ an sinh .................................................30 Tiểu kết Chƣơng 1 .................................................................................................. 32 CHƢƠNG 2: LỊCH SỬ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN 2018 ...................... 33 2.1. Lịch sử của chế độ an sinh xã hội nông thôn Trung Quốc .......................... 33 2.1.1. Giai đoạn bảo hiểm tập trung: năm 1949 – 1977........................................34 2.1.2. Giai đoạn phân quyền bảo hiểm: năm 1978 – 1988 ...................................39 2.1.3. Giai đoạn chế độ hóa bảo hiểm: năm 1989 đến 2018 .................................44 2.2.Thực trạng phát triển an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc .................. 51 2.2.1.Xây dựng hệ thống mạng lưới an sinh xã hội nông thôn với diện bao phủ tương đối rộng .......................................................................................................51 2.2.2.Phát triển ổn định chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn ...........................54 2.2.3.Hình thành chế độ bảo hiểm y tế nông thôn ................................................59 2.2.4. Thúc đẩy phát triển chế độ phúc lợi nông thôn ..........................................62 Tiểu kết Chƣơng 2 .................................................................................................. 67 2
  7. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ AN SINH XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN TRUNG QUỐC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM .................................. 68 3.1. Một số đánh giá về phát triển an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2018.......................................................................................................... 69 3.1.1. Hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn không ngừng được mở rộng, các quỹ ASXH tăng ............................................................................................................69 3.1.2. Thúc đẩy phát triển kinh tế và duy trì ổn định xã hội .................................71 3.2.Một số thách thức trong phát triển chế độ an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2018 ........................................................................................... 74 3.2.1. Hệ thống an sinh xã hội nông thôn chưa kiện toàn.....................................74 3.2.2. Mức phát triển an sinh xã hội nông thôn còn thấp, độ bao phủ hẹp ...........75 3.2.3. Sự lạc hậu trong phát triển an sinh xã hội nông thôn so với thành thị .......77 3.3. Gợi mở cho Việt Nam ...................................................................................... 78 3.3.1. Cần xem ASXH là một khâu trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. .....................................................................................................78 3.3.2. Đổi mới cách tiếp cận về an sinh xã hội .....................................................79 3.3.3. Hoạch định kịp thời chính sách an sinh xã hội ...........................................82 Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................................................................. 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 90 3
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội CHND Cộng hòa Nhân dân CNH Công nghiệp hóa ĐCS Đảng Cộng sản HĐH Hiện đại hóa KHKT Khoa học kỹ thuật NDT Nhân dân tệ TW Trung ương USD Đô la WB Ngân hàng thế giới 4
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: So sánh hiện trạng của chế độ ASXH ở thành thị và nông thôn Trung Quốc (trang 24-26) Bảng 2. Khung giá của chế độ phúc lợi xã hội Trung Quốc (trang 27-30) Bảng 3. Tình hình thiên tai trong ngành nông nghiệp Trung Quốc (1990 – 2004) (trang 51-52) Bảng 4 : Thực trạng tham gia và hưởng bảo hiểm dưỡng lão nông thôn Trung Quốc từ năm 1993 – 2011(trang 57-58) Bảng 5. Số người tham gia bảo hiểm xã hội Trung Quốc năm 1995 – 2017. (trang 58 -59) Bảng 6, Tình hình thay đổi số nhân viên y tế và trung tâm y tế ở nông thôn Trung Quốc năm 2004 (trang 59 - 60) Bảng 7: Tình hình diện che phủ chế độ bảo hiểm y tế cơ bản của Trung Quốc (1995 – 2017) (trang 61 – 62) 5
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời gian gần đây, cùng với những vấn đề bất ổn về chính trị, vấn đề xã hội, đặc biệt là ASXH cũng nhận được sự quan tâm của thế giới.Theo số liệu được công bố trong “Báo cáo ASXH thế giới năm 2017: Phổ cập ASXH để đạt mục tiêu phát triển bền vững”, chỉ có 45 % dân số toàn cầu được bao phủ, như vậy thì 55% còn lại – tương đương 4 tỷ người chưa được tiếp cận với ASXH [1; tr.1]. Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder cho biết:”Thiếu ASXH làm con người dễ bị tổn thương bởi bệnh tật, nghèo đói, bất bình đẳng và bị tách rời khỏi xã hội. Không đảm bảo quyền này cho 4 tỷ người là một rào cản đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, mặc dù nhiều quốc gia đã đạt được những bước tiến trong phát triển hệ thống ASXH, song chính phủ các quốc gia đó vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để hiện thực hóa quyền ASXH cho tất cả mọi người.Việc phổ quát ASXH vừa đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giúp các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Chính vì vậy mà hiện nay, vấn đề ASXH đang được cả thế giới quan tâm. Những vấn đề ASXH nêu trên, cũng là những vấn đề mà Chính phủ Trung Quốc đang hết sức quan tâm. Trong thời kỳ từ “kế hoạch 5 năm lần thứ 9” đến “ kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn và có sức ảnh hưởng quốc tế về kinh tế, khoa học kỹ thuật và quốc phòng. Nhưng, có một thực trạng rất đáng lưu tâm đó là, so với thành phố mức độ cải cách mở cửa ở vùng nông thôn còn rất lạc hậu, yếu kém. Thu nhập bình quân đầu người của các gia đình ở nông thôn chưa đạt được mục tiêu 8000 NDT. Trung Quốc chắc chắn cũng không đạt được mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người của người dân ở nông thôn vào năm 2020 so với năm 6
  11. 2010[25; tr.25].Trước tình hình đó, để có thể thực hiện thành công mục tiêu “hai lần 100 năm” lần thứ 1 - xây dựng toàn diện xã hội khá giảvào năm 2020, nâng cao chất lượng và mức sống cho người dân nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tìm mọi cách tăng thu nhập cho người dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo, thực hiện chế độ dưỡng lão công cộng, chế độ đảm bảo cuộc sống tối thiểu … Có rất nhiều biện pháp cụ thể, mà Chính phủ Trung Quốc đang thực thi nhằm giải quyết tốt vấn đề ASXH ở nông thôn Trung Quốc. Ở Việt Nam, vấn đề ASXH từ lâu đã được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ASXH ngày càng trở thành vấn đề thực sự cấp thiết. Đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối và thực hiện bình đẳng xã hội về các điều kiện thực hiện quyền con người và quyền công dân …, cho mọi thành viên xã hội nhằm xây dựng một xã hội công dân thật sự dân chủ và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề thời sự. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCS Việt Nam, vấn đề ASXH được đặt ra với những yêu cầu sau[8; tr.228-229]: - Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. - Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. - Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói giảm nghèo, gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và việc làm để xóa đói giảm nghèo bền vững, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Trung Quốc là nước láng giềng, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội với Việt Nam.Trong quá trình hoàn thiện hệ thống ASXH của mình, Trung 7
  12. Quốc cũng đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận, song cũng còn nhiều vấn đề tồn tại chưa thể giải quyết triệt để. Chính vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong cải cách nông nghiệp và nông thôn nói chung, trong vấn đề ASXH ở nông thôn nói riêng, sẽ là những bài học kinh nghiệm quý mà Việt Nam có thể tham khảo. Xuất phát từ lý do trên, em chọn Chế độ an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2018 làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận liên quan đến khái niệm ASXH, chức năng và vai trò của ASXH; thực trạng phát triển chế độ ASXH ở nông thôn Trung Quốc; những thành tựu và những hạn chế của chế độ ASXH ở nông thôn Trung Quốc. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích liên quan đến vấn đề ASXH ở nông thôn Trung Quốc hiện nay, trước hết là những sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định, luận văn có thể là một tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách phát triển ASXH nói chung, ASXH nông thôn Việt Nam nói riêng . 3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Xét về mặt khoa học, ASXH là một vấn đề mới đối với Việt Nam. Để làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm này và để giải quyết những vấn đề ASXH ở Việt Nam hiện nay, vào năm 2012 các cơ quan nghiên cứu và quản lý của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tổ chức hai hội thảo khoa học quan trọng. Hội thảo thứ nhất tiến hành vào ngày 13 tháng 3 năm 2012, tại Hà Nội với tiêu đề An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do Tạp chí Cộng sản chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương. Tại hội thảo này, trong bài phát biểu đề dẫn, Vũ 8
  13. Văn Phúc (2012), Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chỉ ra rằng, ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống ASXH gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội. Xét về thực chất, năm trụ cột này là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống ASXH: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro. So với mô hình phổ biến trên thế giới, Vũ Văn Phúc cho rằng, hệ thống ASXH ở nước ta có một cấu phần đặc thù, đó là chính sách ưu đãi xã hội. Chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước; thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện. Hội thảo thứ hai tiến hành vào ngày 28-29 tháng 3 năm 2012 tại Hà Nội với chủ đề An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức: vấn đề và triển vọng, do Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Tổ chức MISEREOR của Đức đồng tổ chức. Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày về khuôn khổ pháp luật, thực trạng hệ thống ASXH ở Việt Nam, đặc biệt đã đưa ra nhiều kiến nghị về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách ASXH, cũng như các trụ cột trong hệ thống ASXH, như bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội. Một số công trình nghiên cứu về chính sách ASXH ở Việt Nam tiêu biểu như “ Thực trạng và giải pháp chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho gia đình hiện nay” của tác giả Đặng Nguyên Anh, tạp chí Xã hội học, số 2 năm 2018. Trong bài viết này tác giả đề cập đến hệ thống ASXH đã từng bước được cải thiện, song còn nhiều thách thức, bất cập. Việc tiếp cận chính sách theo hộ gia đình và lồng ghép giới còn hạn chế, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, hưởng lương hưu cho đến nay vẫn còn thấp. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế còn hạn chế. Người dân nhận thức về ASXH là sự bao cấp của nhà nước, nên thiếu sự chủ động tham gia và tích cực trong thực hiện các chính sách an sinh. 9
  14. Trong số những công trình nghiên cứu về ASXH ở Trung Quốc đã tiếp cận được, đáng chú ý là công trình của Nguyễn Mai Phương (2009) và báo cáo khoa học của Đoàn Kim Thắng tại hội thảo lần thứ hai vừa nhắc đến ở trên (2012). Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Mai Phương nhấn mạnh: khái niệm về hệ thống ASXH đã được nêu ra ngay từ Báo cáo Chính trị Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc (2007). Trải qua nhiều gian đoạn phát triển, hệ thống ASXH Trung Quốc đang từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình triển khai. Cùng chung hướng nghiên cứu về hệ thống ASXH Trung Quốc, trong báo cáo Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực hiện An sinh xã hội, tác giả Đoàn Kim Thắng lại tiếp cận vấn đề theo hướng thông qua việc điểm lại một số chính sách ASXH đã được thực thi, để đi đến nhận định rằng, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa có khái niệm thống nhất về ASXH, mới chỉ dừng lại ở một số hệ thống chủ yếu như: bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội, cứu trợ xã hội. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về hệ thống ASXH Trung Quốc phải kể đến bài “Hệ thống an sinh xã hội ở Trung Quốc: Thực trạng, vấn đề và triển vọng phát triển” của tác giả Nguyễn Mai Phương, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6, năm 2009. Bài viết này tác giả đi sâu vào vấn đề thực trạng của hệ thống ASXH Trung Quốc hiện nay và một số vấn đề còn tồn tại trong hệ thống ASXH Trung Quốc. Trên cơ sở điểm lại các kết quả nghiên cứu trong nước, bước đầu chúng tôi nhận thấy: Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về ASXH ở Trung Quốc nói chung, nông thôn Trung Quốc nói riêng còn rất ít, vì vậy cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. 3.2 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc 3.2.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận chung về an sinh xã hội Hiện nay ở Trung Quốc có nhiều nghiên cứu về khái niệm, mô hình ASXH 10
  15. trên thế giới, trong đó đáng chú ý là cuốn sách Lý luận và vụ thực an sinh xã hội của Lưu Quân(Nhà xuất bản Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh Trung Quốc, 2005). Trong cuốn sách này Lưu Quân đã trình bày về nguồn gốc, quá trình ra đời của chế độ ASXH trên thế giới. Đặc biệt tác giả đã khái quát một số mô hình ASXH ở các nước trên thế giới: - “Mô hình an sinh xã hội theo kiểu hỗ trợ đầu tư” ở các quốc gia theo chủ nghĩa tư bản như Nhật, Đức, Mỹ. Đặc điểm của mô hình này là người sử dụng lao động và người lao động đều nộp phí bảo hiểm xã hội, tài chính của nhà nước đóng góp một phần nhỏ, mức độ được hưởng ASXH không cao. - “Mô hình an sinh xã hội theo kiểu nhà nước phúc lợi” chủ yếu ở các quốc gia Tây Âu như Thụy Điển, Anh. Theo mô hình này nhà nước gánh vác trách nhiệm phúc lợi của công dân, người dân được hưởng ASXH từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi. Để thực hiện mô hình này thì người sử dụng lao động phải đóng góp chi phí, người lao động không phải đóng hoặc đóng rất ít chi phí ASXH. - “Mô hình ASXH theo kiểu nhà nước bảo đảm” ở Úc và Niu –di – lân; “Mô hình an sinh xã hội theo kiểu dự trữ” ở một số nước Đông Nam Á, Mỹ La tinh và châu Phi, rõ rệt nhất là Singgapo, Chi lê. Đây là mô hình nhà nước đứng ra thực hiện sự nghiệp bảo hiểm xã hội, cung cấp ASXH cho các thành viên xã hội tạm thời hoặc vĩnh viễn mất đi năng lực lao động. Để thực hiện chế độ ASXH kiểu này, chi phí cho ASXH chủ yếu là do nhà nước đảm nhiệm, người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng góp chi phí. Tiếp tục theo hướng trên, tác giả Thành Chí Cương trong Đạo luận về an sinh xã hội (Nhà xuất bản Hồ Nam, Trung Quốc, 2003) đã nêu ra những trường phái ASXH như sau: - “Trường phái chủ nghĩa xã hội dân chủ”, ở các nước Tây Âu và Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Na Uy, theo đó nhà nước thực thi các chính sách phúc lợi, do vậy có thể gọi các quốc gia này là nhà nước phúc lợi. -“Trường phái chủ nghĩa tự do” áp dụng vào những năm 1970 ở Anh và 1980 11
  16. ở Mỹ, theo đó, chế độ doanh nghiệp tư nhân, thị trường tự do lấy con người tự do làm cơ sở, hoàn toàn phủ định chính sách phúc lợi phổ biến của các nhà nước phúc lợi. Sau những năm 1960, Chủ nghĩa Keynes thất bại nhiều người đã hoài nghi sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Đồng thời những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng phúc lợi của cá nhân, hạnh phúc của con người đều đạt được thông qua việc mua bán, trao đổi trên thị trường. Nhà nước không tham gia vào bất kỳ lĩnh vực nào như cứu tế thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, trợ cấp nhà ở, chăm sóc y tế. -“Trường phái trung dung” được thể hiện rõ trong cuốn sách “con đường trung dung” (The Middle Way) của Thủ tướng Anh Maurice Harold.Trường phái này ra đời vào những năm 1930. Theo trường phái này, cần phải tiến hành điều tiết đối với chủ nghĩa tư bản, điều tiết chủ nghĩa tư bản không những thúc đẩy kinh tế phát triển, mà còn cung cấp cho thành viên xã hội những phúc lợi nhất định. Những người theo chủ nghĩa trung dung cho rằng về việc phân phối các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và bảo đảm tự do của cá nhân thì cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất, thế nhưng cơ chế thị trường sẽ dẫn đến các vấn đề xã hội, nên cần phải điều tiết. Vì vậy, những người theo trường phái này không đồng tình hoàn toàn, đồng thời cũng không ủng hộ chủ trương của trường phái theo chủ nghĩa xã hội dân chủ. Lý luận của trường phái trung dung đã từng được áp dụng ở các nước Anh, Đức, Mỹ vào những năm 1950 – 1970, ở một mức độ nhất định, đã thúc đẩy kinh tế của các nước này phát triển, đời sống của người dân được nâng cao rõ rệt, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp. 3.2.2 Những nghiên cứu về cải cách hệ thống an sinh xã hội ở Trung Quốc Nghiên cứu về cải cách vấn đề ASXH của Trung Quốc được các nhà nghiên cứu Trung Quốc rất quan tâm. Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình được công bố, trong đó phải nói đến cuốn sách Cải cách chế độ an sinh xã hội của Trung Quốc của Tống Hiểu Ngô (Nhà xuất bản Đại học Thanh Hoa, 2001). Trong công trình này, Tống Hiểu Ngô đã trình bày những cải cách trong hệ thống ASXH của Trung Quốc từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời cho đến trước thời điểm năm 12
  17. 2000, phân tích những hạn chế, yếu kém của hệ thống ASXH Trung Quốc trong thời kỳ Trung Quốc thực hiện kinh tế kế hoạch, đồng thời nêu ra mục tiêu, nguyên tắc cải cách, đánh giá thực trạng hệ thống ASXH ở nông thôn Trung Quốc. Tác giả đề cập đến những cải cách chế độ bảo hiểm dưỡng lão công nhân viên chức, cải cách chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cải cách chế độ cứu tế xã hội, bảo hiểm công thương, bảo hiểm sinh đẻ, ưu đãi xã hội, phúc lợi xã hội, bảo hiểm hỗ trợ công nhân viên chức, ASXH ở nông thôn. Ngoài ra cuốn sách còn đề cập đến những cải cách thể chế quản lý an sinh xã hội, xây dựng pháp chế ASXH… Nghiên cứu, tổng kết về cải cách hệ thống ASXH ở Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay tiêu biểu là công trình 30 năm cải cách kinh tế ở Trung Quốc: quyển an sinh xã hội (1978-2008) do Đổng Khắc Dụng chủ biên(Nhà xuất bản Đại học Trung Khánh, 2008). Cuốn sách trình bày quá trình phát triển, tư duy cải cách ASXH trong quá trình cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc, phân tích những chính sách, sự kiện quan trọng, đánh giá về những thành công và những tồn tại thuộc lĩnh vực ASXH nảy sinh trong quá trình cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Với những nội dung này, cuốn sách đã lần lượt trình bày các vấn đề cụ thể liên quan đến hệ thống ASXH của Trung Quốc như bảo hiểm dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm công thương, cứu trợ xã hội và bảo đảm mức sống tối thiểu ở thành phố, ASXH ở nông thôn, quản lý quỹ ASXH. Gần đây bàn về cải cách và chiến lược phát triển ASXH ở Trung Quốc, học giả nổi tiếng nghiên cứu về ASXH của Trung Quốc Trịnh Công Thành, với tư cách chủ biên, đã cho ra mắt cuốn sách Chiến lược cải cách và phát triển an sinh xã hội Trung quốc (Nhà xuất bản Nhân dân, 2011). Những đánh giá, phân tích của các tác giả cuốn sách này đã xuất phát từ góc độ lợi ích quốc gia, phúc lợi của nhân dân, chiến lược phát triển lâu dài của Trung Quốc…., để từ đó đi vào phân tích tình thế, thách thức và nhiệm vụ trong việc cải cách, xây dựng chế độ ASXH, giải thích làm rõ ý tưởng hạt nhân, nguyên tắc cơ bản, xử lý các mối quan hệ liên quan về ASXH, quy hoạch vĩ mô về mục tiêu chiến lược, bước thực hiện và biện pháp đối với cải cách, phát triển ASXH ở Trung Quốc. Đồng thời cuốn sách cũng đề cập đến những 13
  18. cải cách, phát triển chế độ của 3 trụ cột trong ASXH ở Trung Quốc gồm bảo hiểm dưỡng lão, bảo hiểm y tế, cứu trợ xã hội, đề ra những kiến nghị về quy hoạch, chính sách đối với chiến lược và thực tiễn ASXH ở Trung Quốc. Đây là cuốn sách được lấy làm tài liệu tham khảo cho Chính phủ Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách ASXH, mang tính lý luận khi tiến hành xây dựng hệ thống ASXH ở Trung Quốc. Nhìn lại tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu đã làm rõ nhiều khía cạnh trong vấn đề ASXH của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề “ASXH ở nông thôn Trung Quốc” vẫn còn mới mẻ, tương đối khiêm tốn và hạn chế. Đây cũng là lý do tác giả muốn đi sâu tìm hiểu về vấn đề này. Trong luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cốt lõi của ASXH ở nông thôn Trung Quốc, đó là: 1)Những vấn đề lý luận về ASXH và ASXH ở nông thôn Trung Quốc; 2) Lịch sử và thực trạng phát triển chế độ ASXH ở nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2018; 3) Một số đánh giá về chế độ ASXH ở nông thôn Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tìm hiểu quá trình thực thi chế độ ASXH ở nông thôn Trung Quốc trong 40 năm (từ 1978 đến 2018); phân tích những thành công và hạn chế; rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Điểm lại một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu; tìm hiểu quan niệm của Trung Quốc về chế độ ASXH ở nông thôn. 14
  19. - Làm sáng tỏ quá trình và thực trạng cải cách chế độ ASXH ở nông thôn Trung Quốc. - Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn và giải pháp của ASXH nông thôn Trung Quốc. - Rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượngnghiên cứu: Chế độ an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc Phạm vi nghiên cứu : - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Chế độ an sinh xã hội ở nông thôn. - Phạm vi không gian: Nông thôn Trung Quốc đại lục, không bao gồm các vùng lãnh thổ Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao. - Phạm vi thời gian: Từ 1978 đến 2018. 6. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành theo hướng tiếp cận liên ngành của khu vực học và đất nước học, trong đó chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu của sử học và xã hội học với các thủ pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích tài liệu. Ngôn ngữ tài liệu được sử dụng chủ yếu bằng tiếng Trung và tiếng Việt là những tư liệu, tài liệu có chọn lọc từ các nghiên cứu về ASXH Trung Quốc nói chung và ASXH ở nông thôn Trung Quốc nói riêng. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về an sinh xã hội và an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc 15
  20. Chương này tác giả tập trung làm rõ các khái niệm có liên quan đến ASXH và ASXH ở nông thôn; chức năng của chế độ ASXH ở nông thôn; vai trò của chế độ ASXH ở nông thôn và sự khác biệt giữa chế độ ASXH ở thành thị và nông thôn. Chƣơng 2: Lịch sử và thực trạng phát triển chế độ an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc từ 1978 đến 2018 Ở chương này, luận văn đưa ra và giải quyết hai vấn đề chính: 1) Lịch sử của chế độ ASXH ở nông thôn Trung Quốc, gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Bảo hiểm tập trung: 1949 – 1977; Giai đoạn 2: Phân quyền bảo hiểm: 1978 – 1988; Giai đoạn 3: Chế độ hóa bảo hiểm: 1989 đến 2018. 2) Thực trạng phát triển ASXH ở nông thôn Trung Quốc: Xây dựng hệ thống mạng lưới ASXH nông thôn; phát triển ổn định chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn; hình thành chế độ bảo hiểm y tế nông thôn; thúc đẩy chế độ phúc lợi nông thôn Chƣơng 3: Một số đánh giá về chế độ an sinh xã hội ở nông thôn Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam Chương 3 của luận văn đưa ra những đánh giá về chế độ ASXH ở nông thôn từ 1978 đến 2018: Hệ thống bảo hiểm xã hội nông thôn không ngừng được mở rộng; thúc đẩy phát triển kinh tế và duy trì ổn định xã hội; một số thách thức trong phát triển chế độ ASXH ở nông thôn như hệ thống ASXH nông thôn chưa kiện toàn; trình độ phát triển ASXH nông thôn còn thấp, độ bao phủ hẹp; sự lạc hậu trong phát triển ASXH nông thôn so với thành thị; quản lý giám sát ASXH nông thôn chưa hiệu quả … Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số ý kiến gợi mở cho Việt Nam. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2