Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ: So sánh biểu trưng của 12 con giáp trong tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc
lượt xem 22
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là qua việc thống kê, phân loại so sánh đối chiếu tục ngữ có sự xuất hiện 12 con giáp của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, khảo sát sự giống nhau và khác nhau về mức độ ảnh hưởng của yếu tố 12 con giáp trong tục ngữ mỗi nước. Từ đó, chúng tôi muốn hiểu hơn về cách sử dụng tục ngữ trong đời sống và mối liên hệ của nó với văn hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ: So sánh biểu trưng của 12 con giáp trong tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- Son Sun Yeong SO SÁNH BIỂU TRƢNG CỦA 12 CON GIÁP TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- Son Sun Yeong SO SÁNH BIỂU TRƢNG CỦA 12 CON GIÁP TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp Hà Nội - 2015
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn GS. TS Nguyễn Văn Hiệp đã nhận lời làm giáo viên hướng dẫn của em mặc dù em là một học viên nước ngoài trình độ tiếng Việt vẫn còn hạn chế. 먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼 먼 먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼먼. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Chính tạo điều kiện cho em học thạc sĩ tại Khoa Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đặc biệt trong thời gian em mới sang Việt Nam chưa biết thủ tục nhập học cụ thể và gặp nhiều khó khăn, nếu thầy không giúp em, em không thể ở lại Việt Nam. 먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼먼 먼 먼 먼먼먼먼 먼먼먼먼먼먼. 먼먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼먼. Cảm ơn PGS.TS Mai Xuân Huy đã quan tâm việc bảo vệ luận văn của em, thầy Vinh phòng hợp tác quốc tế, thầy Nam phòng Sau đại học đã giúp em có thể theo học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình dạy cho chúng em. 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼먼먼. 먼먼먼먼먼먼 먼먼먼먼, 먼먼먼먼 먼 먼먼먼 먼먼 먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼 먼먼먼 먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼먼먼. Cảm ơn cô Phạm Thúy Hoa luôn giúp đỡ em. 먼 먼 먼 먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼먼먼. 먼먼먼 먼먼먼 먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼.
- Cảm ơn các thầy cô trường đại học Chung Woon luôn khích lệ và cổ vũ cho em, đó là thầy Lee Yun-beom, thầy Kim Jong-uk, thầy Park Yeon-gwan, thầy Lee Gang-woo, Cô Hồ Thị Long An. Em luôn nhớ thời sinh hoạt tại đại học Chung Woon. Cảm ơn các thầy cô đã cho em cơ hội học tập tại Việt Nam. Cảm ơn anh Seo Seung-won luôn làm gương cho em. 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼먼먼. 먼먼먼 먼먼먼, 먼먼먼 먼먼먼, 먼먼먼 먼먼먼, 먼먼먼 먼먼먼, 먼먼먼먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼먼. 먼먼 먼먼먼 먼먼 먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼. 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼 먼 먼먼먼 먼먼먼먼. Cảm ơn Hội cựu sinh viên trường đại học Chung Woon, cảm ơn anh Yeo In-Gwon luôn quan tâm đến em trong quá trình viết luận văn. Và anh Jeon Yun-sik, bạn Kim Han-na, bạn Lee Jung-won đang trong thời gian học cao học đã luôn chia sẻ, động viên. Mong các bạn cũng hoàn thành tốt việc bảo vệ luận văn ….như chị nhé : ) 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼먼먼먼 먼먼먼먼먼먼. 먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼먼. 먼먼 먼먼 먼먼먼먼 먼먼 먼먼먼 먼먼먼, 먼먼먼, 먼먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼 먼먼먼 먼먼먼먼. Cảm ơn Giám đốc Sim Sang-joon và Phó giám đốc Kim Young-sin Trung tâm giao lưu văn hóa Việt-Hàn đã giúp đỡ em lúc em mới sang và không đủ tiền sinh hoạt, cho em cơ hội dạy tiếng Hàn cho các sinh viên Việt Nam. 먼먼먼먼먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼, 먼먼 먼먼 먼먼먼먼 먼 먼먼먼먼 먼먼 먼먼먼 먼먼 먼먼 먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼 먼먼먼 먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼먼.
- Cảm ơn nhà thờ Saeng Myeong Na Mu, Mục sư Kim Dong-ki, Cô Jeon Sun-Yê, thầy truyền đạo Abraham Yoo và các bạn luôn luôn tâm sự với mình trong lúc vui buồn là chị Kim Hye-sun, bạn Yang Nan-hee, em Jang Eun-bee, anh Min Kyung-il, Han Jun-hee, Kim Gi-hwan. 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼먼. 먼먼먼 먼먼먼, 먼먼먼 먼먼먼, 먼먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼먼. 먼먼먼 먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼, 먼먼먼, 먼먼먼 먼먼먼먼먼. 먼먼먼 먼먼, 먼먼먼 먼먼, 먼먼먼먼 먼먼먼먼먼. Cảm ơnquỹ POSCO TJ Park Foundation tạo điều kiện để em học tập tại Việt Nam. Em xin lỗi vì quá trình học 2 năm mà em đã kéo dài đến tận 3 năm. Tuy thế, quỹ vẫn tin tưởng em và ủng hộ emhọc tiếp tại đây. Emsẽ không bao giờ quên ơn của Quỹ học bổng này. 먼먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼먼먼먼. 2 먼 먼먼먼 3 먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼 먼먼먼 먼 먼먼먼 먼 먼먼먼 먼먼먼먼먼. 먼먼 먼먼먼먼먼. Luận văn này là kết quả học tập và nghiên cứu trong thời gian tôi được ở Việt Nam. Tôi thấy trong thời gian qua, tôi không chỉ thu được kiến thức và hiểu biết mà còn nhận được sự quan tâm chia sẻ của các thầy cô, bạn bè cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người. 먼먼먼 먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼 먼 먼먼먼먼먼. 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼 먼먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼 먼먼먼먼.
- Ngày 15 tháng 11 năm 2015 tại Hà Nội, Son Sun Yeong MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do và lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 5. Bố cục của luận văn ................................................................................ 6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......... 7 1.1. Khái niệm chung về tục ngữ ................................................................ 7 1.1.1. Quan niệm về tục ngữ trong tiếng Hàn ......................................... 7 1.1.2. Quan niệm về tục ngữ trong tiếng Viêt ......................................... 9 1.1.3. Phân biệt tục ngữ với các đơn vị khác ........................................ 10 1.1.4. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ ................................................. 10 1.1.5. Phân biệt tục ngữ với quán ngữ và ca dao .................................. 12 1.2. Đặc điểm của tục ngữ......................................................................... 13 1.2.1. Về cấu trúc .................................................................................. 13 1.2.2. Về ý nghĩa ................................................................................... 14 1.3. Về khả năng vận dụng ........................................................................ 15 1.4. Biểu trưng trong tục ngữ có yếu tố 12 con giáp ................................ 16 1.4.1. Mối quan hệ văn hóa – ngôn ngữ - tư duy .................................. 17 1.4.2. Đặc trưng văn hóa ....................................................................... 20 CHƢƠNG II: SO SÁNH TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN 12 CON GIÁP HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM ....................................................................... 22 2.1. Nhận xét chung về số lượng tục ngữ ................................................. 22 2.2. Phân loại tục ngữ................................................................................ 25
- 2.2.Tục ngữ đồng loại gần nghĩa............................................................... 27 2.3.Tục ngữ khác loại gần nghĩa ............................................................... 29 2.3.1. Kinh nghiệm sinh hoạt ................................................................ 30 2.3.2. Quan hệ - tính tập thể và hợp tác ................................................ 33 2.3.3.Rèn luyện bản thân....................................................................... 37 2.4.Tục ngữ khác loại khác nghĩa ............................................................. 38 2.4.1. Nội dung phản ánh của tục ngữ Hàn Quốc liên quan đến 12 con giáp ................................................................................................. 40 2.4.2.Nội dung phản ánh của tục ngữ Việt Nam liên quan đến 12 con giáp ................................................................................................ 44 CHƢƠNG3 : TÌM HIỂU BIỂU TRƢNG 12 CON GIÁP TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC ............................................................. 49 3.1. Hiểu biết khái quát về biểu trưng 12 con giáp ................................... 49 3.1.1. Chuột ........................................................................................... 55 3.1.2. Trâu và Bò ................................................................................... 57 3.1.3. Hổ ................................................................................................ 61 3.1.4. Mèo ............................................................................................. 63 3.1.5. Rồng ............................................................................................ 66 3.1.6. Rắn .............................................................................................. 68 3.1.7. Ngựa ............................................................................................ 69 3.1.8. Dê ................................................................................................ 70 3.1.9. Khỉ ............................................................................................... 71 3.1.10. Gà .............................................................................................. 72 3.1.11. Chó ............................................................................................ 74 3.1.12. Lợn ............................................................................................ 76 3.1.13. Thỏ ............................................................................................ 78 3.1.14. Cừu ............................................................................................ 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thống kê số lượng tục ngữ theo động vật ......................................... 22 Bảng 2: Tục ngữ phân chia theo nhóm ........................................................... 25 Bảng 3: Số lượng tục ngữ theo nhóm ............................................................. 26 Bảng 4: Số lượng động vật xuất hiện trong tục ngữ Đồng loại gần nghĩa ..... 27 Bảng 5: Số lần xuất hiện của các con vật trong các tục ngữ Khác loại gần nghĩa 29 Bảng 6: Bảng thống kê số lần xuất hiện con vật trong ................................... 38 nhóm khác loại khác nghĩa.............................................................................. 38 Bảng 7 Số lượng đặc điểm và hình ảnh được thể hiện ................................... 51 trong tục ngữ “12 con giáp” ............................................................................ 51 Bảng 8 Đặc trưng trong tục ngữ Hàn Quốc và Việt Nam ............................... 52 Bảng 9 Các hình ảnh trong tục ngữ Hàn Quốc ............................................... 53 Bảng 10 Các hình ảnh trong tục ngữ Việt Nam .............................................. 54 Bảng 11 Đặc trưng và hình ảnh của con chuột trong tục ngữ ......................... 55 Bảng 12 Đặc trưng và hình ảnh của con trâu và bò trong tục ngữ ................. 57 Bảng 13 Đặc trưng và hình ảnh của con hổ trong tục ngữ ............................. 61 Bảng 14 Đặc trưng và hình ảnh của con mèo trong tục ngữ........................... 63 Bảng 15 Đặc trưng và hình ảnh của con rồng trong tục ngữ .......................... 66 Bảng 16 Đặc trưng và hình ảnh của con rắn trong tục ngữ ............................ 68 Bảng 17 Đặc trưng và hình ảnh của con ngựa trong tục ngữ.......................... 69 Bảng 18 Đặc trưng và hình ảnh của con dê trong tục ngữ .............................. 70 Bảng 19 Đặc trưng và hình ảnh của con khỉ trong tục ngữ ............................ 71 Bảng 20 Đặc trưng và hình ảnh của con gà trong tục ngữ .............................. 72 Bảng 21 Đặc trưng và hình ảnh của con chó trong tục ngữ ............................ 74 Bảng 22 Đặc trưng và hình ảnh của con lợn trong tục ngữ ............................ 76
- Bảng 23 Đặc trưng và hình ảnh của con thỏ trong tục ngữ ............................ 78 Bảng 24 Đặc trưng và hình ảnh của con cừu trong tục ngữ............................ 79
- MỞ ĐẦU 1. Lí do và lịch sử nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay có nhiều học giả Hàn Quốc và Việt Nam đã nghiên cứu về tục ngữ.Vì tục ngữ là một lĩnh vực rộng nên các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu tục ngữ ở nhiều phương diện, góc cạnh khác nhau. Chính vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu riêng của các học giả theo những vấn dề khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin điểm một vài công trình nghiên cứu về tục ngữ của Việt Nam và Hàn Quốc: 1.1. Nghiên cứu tục ngữ tại Hàn Quốc Nghiên cứu về tục ngữ tại Hàn Quốc bắt đầu bằng việc sưu tập và biên soạn từ điển tục ngữ. Từ năm 1945 đã có nhiều học giả Hàn Quốc sưu tập tục ngữ. Vào năm 1950 học giả Bang Jong Hyon và Kim Sa Yeop bắt đầu chuyên nghiên cứu tục ngữ. Vào những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu có từ điển tục ngữ và nghiên cứu theo từng chủ đề. Từ năm 1970 trở đi các học giả nghiên cứu về tục ngữ chi tiết hơn. Năm 1992, Kim Byung Ung đã viết luận văn “Nghiên cứu tục ngữ Hàn Quốc liên quan đến động vật”. Trong luận văn của mình tác giả nghiên cứu tục ngữ theo từng chủ đề ngôn ngữ, đời sống, gia đình, xã hội, tri thức, tình cảm v.v.. Năm 2004, Jeong Yu Ji đã viết luận văn “So sánh tục ngữ động vật của Hàn Quốc và Nhật Bản, tập trung về tục ngữ liên quan đến chó và mèo” và nghiên cứu sự giống nhau và khác nhau về tục ngữ trong hai ngôn ngữ. Năm 2011, Kim Myeong Hwa đã viết luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu so sánh tục ngữ động vật về 12 con giáp của Hàn Quốc và Trung Quốc” và tìm hiểu ảnh hưởng của 12 con giáp đối với tục ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Trung. Riêng trong lĩnh vực đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt, năm 2013, thạc sĩ Châu Ngọc Hưu đã viết luận văn tại Hàn Quốc theo chủ đề “Sự tương đồng về văn hóa qua so sánh tục ngữ Hàn Quốc và Việt Nam”. 1
- Sau đó, vào năm 2014, thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh đã viết luận văn tại Hàn Quốc theo chủ đề “So sánh tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc.” Các nghiên cứu này đã bước đầu miêu tả và so sánh tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt ở nhiều phương diện khác nhau: cấu tạo, ngữ nghĩa, đặc trưng văn hóa. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu và so sánh đặc trưng của tục ngữ có chứa 12 con giáp trong tiếng Hàn và tiếng Việt. 1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa [2,tr11] việc sưu tầm tục ngữ tại Việt Nam đã được bắt đầu từ thế kỷ 17 và càng ngày càng phát triển thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Những tên tuổi của các học giả gắn với nghiên cứu tục ngữ như Dương Quảng Hàm,Vũ Ngọc Phan, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Cù Đình Tú v.v..đã có các công trình riêng về tục ngữ như: Tục ngữ cao dao dân ca Việt Nam, Tục ngữ Việt Nam v.v.. Bên cạnh đó, có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài tục ngữ như Nguyễn Thị Đăng Thu với luận văn “Nghiên cứu so sánh thành ngữ, tục ngữ về lời ăn tiếng nói trong tiếng Việt và tiếng Nhật”(2005). Nguyễn Thị Kim Dung với luận văn “Khảo sát các thành ngữ và tục ngữ xuất hiện trên báo phụ nữ Việt Nam thời kì đổi mới”(2007). Bạch Thị Lệ nghiên cứu đề tài “So sánh cấu trúc-ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam”(2008). Thạc sĩ Nguyễn Việt Hòa đã viết luận văn “Tìm hiểu so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh” (2009)… Trên đây là tìm hiểu của chúng tôi về lịch sử nghiên cứu tục ngữ của Việt Nam và Hàn Quốc. Như chúng tôi đã nói, các công trình nghiên cứu khá phong phú nhưng vì tục ngữ là một lĩnh vực rất rộng nên vẫn có nhiều đề tài chưa được tiếp cận. Một trong số đó là đề tài so sánh tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc về động vật. Theo khảo sát của chúng tôi có chỉ hai công trình nghiên cứu so sánh tục ngữ giữa hai nước. 2
- Hơn thế, là một người đang học ngôn ngữ của Việt Nam và có kế hoạch tiếp tục tìm hiểu Việt Nam, theo suy nghĩ của tôi, Việt Nam là một quốc gia thường xuyên sử dụng tục ngữ và thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong khi viết. Vì thế, nghiên cứu tục ngữ là một cách có hiệu quả để chúng ta có thể hiểu kĩ hơn về văn hóa Việt Nam. Còn ở Hàn Quốc, người xưa truyền lại câu “Lời nói (tục ngữ) lâu đời không có gì là sai cả”. Tục ngữ là sản phẩm của ngôn ngữ được hình thành từ kinh nghiệm của nhiều người qua nhiều thế hệ, nó phản ánh rõ nét thực tế cuộc sống. Tục ngữ là bài học cuộc sống, những điều răn dạy mà người xưa để lại cho thế hệ sau. Từ ý nghĩa gửi gắm trong từng câu, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm và vận dụng vào đời sống của mình. Hiện nay, ngày càng có nhiều hoạt động giao lưu và hợp tác diễn ra giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Cùng với xu hướng đó, nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ nói riêng và văn hóa nói chung của mỗi nước, đặt trong phối cảnh so sánh là một việc rất cần thiết và có ý nghĩa. Tục ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động ngôn ngữ, một phương tiện ngôn ngữ hữu hiệu để hiểu về kinh nghiệm, quan niệm sống lâu đời của mỗi đất nước. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “So sánh biểu trưng của 12 con giáp trong tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Chúng tôi hy vọng, công trình này sẽ góp phần làm phong phú hơn nghiên cứu văn hóa giữa hai nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Tục ngữ là sản phẩm văn hóa của loài người. Tục ngữ phản ánh phương thức, tập quán sinh hoạt, thế giới quan của mỗi quốc gia. Mục đích nghiên cứu của luận văn này là qua việc thống kê, phân loại so sánh đối chiếu tục ngữ có sự xuất hiện 12 con giáp của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, khảo sát sự giống nhau và khác nhau về mức độ ảnh hưởng của 3
- yếu tố 12 con giáp trong tục ngữ mỗi nước. Từ đó, chúng tôi muốn hiểu hơn về cách sử dụng tục ngữ trong đời sống và mối liên hệ của nó với văn hóa. Chúng tôi hy vọng, đề tài này sẽ giúp những người học tiếng Việt và tiếng Hàn nói riêng và những ai yêu mến muốn tìm hiểu văn hóa hai nước nói chung có thêm hiểu biết về tục ngữ cũng như văn hóa của hai nước. Với mục đích trên, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cần làm trong luận văn là: - Sưu tập tất cả những câu tục ngữ có sự xuất hiện 12 con giáp của Việt Nam và Hàn Quốc bao gồm 15 con vật(con số 15 là do có sự khác biệt trong cách tính 12 con giáp ở mỗi nước) là: chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn, bò, thỏ, cừu. - Tiến hành phân loại tục ngữ thành 3 nhóm: đồng loại gần nghĩa, khác loại gần nghĩa, khác loại khác nghĩa. Từ đó chúng tôi so sánh sự giống và khác nhau về số lần xuất hiện cũng như đặc điểm sử dụng tên gọi động vật vào tục ngữ của mỗi nước. - Tìm hiểu và thống kê biểu trưng được thể hiện ở mỗi con vật sau đó tiến hành so sánh biểu trưng đó trong tục ngữ của hai nước để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Chúng tôi chọn 12 con giáp vì chúng đều là những con vật quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc. Từ xưa người ta dựa vào động vật để thể hiện quan điểm của mình. Từ đặc điểm sống, sinh hoạt và tập tính của mỗi động vật, tổ tiên chúng ta gán cho mỗi động vật một ý nghĩa nào đó. 12 con giáp thân thuộc đến mức mỗi người chúng ta đều cầm tinh một con vật nào đó. Bởi thế mà những động vật xuất hiện trong tục ngữ cũng phần lớn là các con vật trong 12 con giáp. Như chúng ta đã biết 12 con giáp được đọc theo tiếng Hán - Việt là: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Tiếng Việt có lớp từ Hán 4
- Việt, thuần Việt nên cùng một đối tượng con vật người ta có thể gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như: chó – khuyển – tuất – cẩu; hổ – hùm; rồng – long, ngựa – mã… Vì tục ngữ là sản phẩm tinh thần của người Việt Nam được ra đời từ thực tế cuộc sống nên chúng tôi chỉ sưu tập tục ngữ liên quan đến 12 con giáp được gọi tên bằng các âm thuần Việt, với giả định rằng những tục ngữ này phản ánh chính xác hơn tâm thức, cách tư duy và văn hóa Việt. Theo tôi, động vật được gọi tên bằng các từ thuần Việt chiếm số lượng lớn hơn hẳn trong tục ngữ. Các từ khác xuất hiện trong tục ngữ cùng chỉ một con vật không phải là đối tượng sưu tập của chúng tôi. Việc tập hợp như trên có thể chỉ đưa ra một kết quả mang tính chất tương đối về sự xuất hiện của các con vật nên nếu có dịp chúng tôi hy vọng sẽ nghiên cứu sâu hơn về đề tài này trong các công trình tiếp theo. Còn trong tiếng Hàn 12 con giáp cũng được đọc theo âm Hán Hàn là: 먼(Ja,子), 먼(Chuc,丑), 먼(In,寅), 먼(Myo,卯), 먼(Jin,辰), 먼(Sa,巳), 먼(O,午), 먼(My,未), 먼(Sin,申), 먼(Yu,酉), 먼(Sul,戌), 먼(Hae,亥)먼먼먼먼. Còn tiếng Thuần Hàn tên các con vật lại được gọi là:먼(chuột), 먼(bò), 먼먼먼(hổ), 먼먼(thỏ), 먼(rồng), 먼(rắn), 먼(ngựa), 먼(cừu), 먼(gà), 먼먼먼(khỉ), 먼(chó), 먼먼(lợn). Trong tục ngữ Hàn Quốc, trước đây cũng có một số từ Hán Hàn để chỉ cùng một đối tượng con vật trong 12 con giáp, ví dụ chỉ con bò có từ 먼(thuần Hàn), 먼(Hán Hàn), chỉ con ngựa có từ 먼(thuần Hàn), 먼(Hán Hàn) v.v..Nhưng các tục ngữ có 12 con giáp sử dụng từ Hán Hàn rất ít và ngày nay hầu như đã chuyển sang từ thuần Hàn nên trong luận văn này chúng tôi chỉ sưu tập tục ngữ về 12 con giáp được dùng bằng các từ thuần Hàn như đã kể trên. Thêm nữa, 12 con giáp của Việt Nam và Hàn Quốc có 3 con vật khác 5
- nhau. Hàn Quốc sử dụng con cừu, con thỏ, con bò, nhưng ở Việt Nam thì sử dụng con dê, con mèo và con trâu. Do vậy trong luận văn của mình, chúng tôi không chọn một trong hai con vật khác nhau đó. Như vậy bên cạnh những động vật giống nhau là: chuột, hổ, rồng, rắn, ngựa, khỉ, chó, lợn, chúng tôi còn sưu tập 6 động vật khác nhau kể trên. Như vậy, số con vật được sưu tầm là 15 bao gồm: chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn, bò, thỏ, cừu. Tư liệu tục ngữ liên quan đến 12 con giáp về tiếng Việt trong luận văn này chúng tôi sưu tập trong cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ của Việt Nam” (Nguyễn Lân, NXB Văn học, năm 2010 ) Còn tư liệu tục ngữ liên quan đến 12 con giáp về tiếng Hàn trong luận văn này chúng tôi sưu tập trong cuốn “Đại từ điển quốc ngữ tiêu chuẩn” (Viện Quốc ngữ Quốc gia, năm 2008) 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân loại - Phương pháp so sánh - Phương pháp miêu tả - Phương pháp thủ pháp nghiên cứu liên ngành 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài Chương 2: So sánh tục ngữ liên quan đến 12 con giáp Chương 3: So sánh biểu trưng tục ngữ Luận văn có phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo 6
- CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm chung về tục ngữ Khái niệm của tục ngữ của Việt Nam và Hàn Quốc giống nhau nhưng khác về phạm trù của nó. Khác với Việt Nam, Hàn Quốc không phân biệt tục ngữ và thành ngữ. 1.1.1. Quan niệm về tục ngữ trong tiếng Hàn Ở Hàn Quốc, cho đến bây giờ khái niệm về tục ngữ vẫn chưa được xác định rõ. Khác với Việt Nam, Hàn Quốc không có từ riêng chỉ khái niệm tục ngữ và thành ngữ mà sử dụng từ tục đàm(俗談). Nội hàm của từ này bao gồm cả tục ngữ và thành ngữ. Ví dụ, 식식 식 식식식. “Ăn cháo nguội. (dễ như ăn cháo nguội)”. Cụm từ này diễn tả một cách hình ảnh làm một việc gì rất dễ. Còn câu 식식 식식 식식식 식식 식식 식식. “Lời nói đi đẹp thì lời nói đến cũng đẹp”. (Nên nói những lời nói tốt) Với tiếng Hàn thì cả hai câu trên đều gọi chung là tục đàm còn ở Việt Nam câu đầu là thành ngữ và câu sau gọi là tục ngữ(俗語) . Như vậy, khái niệm tục đàm ở Hàn Quốc bao gồm cả tục ngữ và thành ngữ nếu hiểu theo quan niệm của tiếng Việt. Tục đàm là câu nói liên quan mật thiết với hoạt động ngôn ngữ chúng ta, được sáng tạo ra bởi quần chúng, được lưu giữ truyền miệng và chứa đựng lời giáo huấn cho đời sống nhân dân. Định nghĩa về tục đàm trong các từ điển và của các học giả nhìn chung không khác nhiều. Sau đây là một số định nghĩa tục đàm trong từ điển Hàn Quốc. Theo Đại từ điển tục đàm thế giới [13 ,tr11 ], tục đàm là lời quý giá được lan truyền rộng rãi dựa vào kinh nghiệm đời thường của nhân dân trong thời 7
- gian dài, là tài sản văn hóa chung của nhân loại được lưu giữ bằng tiếng nói của các quốc gia và nhận được tình cảm yêu quý của người dân quốc gia đó. Còn theo Đại từ điển tục ngữ lời nói ta [14 ,tr1896](2006) thì tục đàm là lời nói được sử dụng khi nói chân lý về sinh hoạt nhân dân, mục đích của nó là biểu hiện lời giáo huấn, lời khuyên, tưởng tượng, so sánh, mỉa mai và những tri thức có thể thêm kinh nghiệm. Ngoài ra, định nghĩa về tục đàm còn được đưa ra trong nhiều cuốn từ điển khác như: Từ điển tiếng nói ta mới, Từ điển quốc ngữ tiểu chuẩn mới, Từ điển tục ngữ Hàn Quốc, Từ điển tục ngữ chữ Hán Hàn Quốc, Từ điển tiếng Hàn Yonsei, Từ điển Hangul. Bên cạnh từ điển, trong nhiều công trình nghiên cứu, các học giả Hàn Quốc cũng đưa ra các cách hiểu về tục đàm như sau. Theo tác giả Kim Sa Yeop trong sách Luận tục đàm[15 ,tr128] (1953):Khác với những câu nói của tài liệu thánh hiền, tục ngữ được đúc kết tính tình và tâm lí của nhân dân nên nó thể hiện khí chất, bản tính của nhân dân của một quốc gia đó, có thể hiểu về đạo lí và tính ngưỡng nữa. Có thể coi tục ngữ là vật thu nhỏ của quốc gia đó. Còn học giả Jo Jae Yun trong luận văn tiến sĩ “Nghiên cứu phân tích cấu trúc tục đàm Hàn Quốc” [16,tr10](1970) thì quan niệm tục đàm là lời nói thường dùng thể hiện một cách ngắn gọn và so sánh trí tuệ sinh hoạt trần tục được rút ra từ trải nghiệm đời thường của người bình thường. Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về tục đàm được đưa ra trong các công trình nghiên cứu. Chúng ta không thể biết ai đã sáng tạo ra tục đàm, và vào thời gian nào nhưng tục đàm, giống như thành ngữ và tục ngữ, thực sự là di sản quý báu được truyền miệng qua nhiều thế hệ, được đúc kết trong sinh hoạt đời thường. Chúng là lời nói thật thà chứa đầy tri thức, có khi hài hước 8
- có khi tình cảm đã chi phối sinh hoạt ngôn ngữ của một dân tộc, phản ánh cuộc sống của dân tộc trong lịch sử. Như chúng tôi vừa trình bày ở trên, tiếng Hàn chỉ có một từ tục đàm để chỉ cả hai khái niệm tục ngữ và thành ngữ, khác với tiếng Việt có một khái niệm tục ngữ(俗語) riêng phân biệt với thành ngữ. Để thuận tiện và nhất quán cho việc nghiên cứu, chúng tôi sưu tập các tục đàm liên quan đến 12 con giáp trong tiếng Hàn không bao gồm các đơn vị là thành ngữ theo khái niệm tiếng Việt. Đồng thời, chúng tôi sử dụng khái niệm tục ngữ để gọi chung cho tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc (thay cho tục đàm) trong luận văn của mình. 1.1.2. Quan niệm về tục ngữ trong tiếng Viêt Trong tiếng Việt, tục ngữ giữ một vai trò rất quan trọng và thu hút được nhiều sự quan tâm của các học giả. Tục ngữ, cũng giống như ngôn ngữ, được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc, nó là phần lưu giữ nét đẹp văn hóa, đạo đức của dân tộc cũng như là phần kết tinh đẹp nhất của ngôn ngữ. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tục ngữ. Theo từ điển tiếng Việt tục ngữ [8;1062] được hiểu là câu ngắn gọn thường có vần điệu đúc kết tri thức kinh nghiệm sống và đạo đức của nhân dân. Theo từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của giáo sư Nguyễn Lân[5;6] Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc một nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội… Trong từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học tục ngữ là câu ngắn gọn có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh nghiệm sống, đạo đức, tri thức của dân tộc. [5,tr239] 9
- Theo học giả Vũ Ngọc Phan [10,tr13]: Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn theo nhà nghiên cứu Mã Giang Lân[10,tr13]: Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã được đúc kết lại dưới những hình thức tinh giản mang nội dung xúc tích. Tục ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người. 1.1.3. Phân biệt tục ngữ với các đơn vị khác Nếu như Hàn Quốc có từ tục đàm để chỉ cả khái niệm tục ngữ và thành ngữ thì Việt Nam có khái niệm thành ngữ, tục ngữ riêng. Bên cạnh đó trong từ vựng tiếng Việt còn có các khái niệm khác như quán ngữ, ca dao hoặc ngữ cố định. Các khái niệm này có nhiều sự tương đồng và khác biệt. Vì chúng đều là đơn vị trong một ngôn ngữ, có tính cố định và được hình thành qua một thời gian lâu dài nên việc phân biệt và nhận diện từng đơn vị không phải dễ. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài lập luận để phân biệt tục ngữ với các đơn vị khác. 1.1.4. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ Tục ngữ và thành ngữ là hai khái niệm khá gần gũi và song hành trong một ngôn ngữ. Từ trước đến nay, có rất nhiều nghiên cứu được các nhà Việt ngữ học đưa ra xoay quanh vấn đề này. Vì giữa tục ngữ và thành ngữ có sự xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau nên ranh giới của chúng không rõ ràng. Cho đến hiện nay, vẫn tồn tại tranh cãi về một số đơn vị không biết là thành ngữ hay tục ngữ. Ví dụ: Sống lâu lên lão làng, tre già măng mọc v.v.. có đến 3 cách hiểu khác nhau: thành ngữ, tục ngữ, vừa thành ngữ vừa tục ngữ. Có tác giả cho rằng thành ngữ và tục ngữ tuy phân biệt nhau nhưng cũng thâm nhập lẫn nhau. Do đó, có những trường hợp một thành ngữ cũng có thể được dùng như một câu tục ngữ. Mặt khác, có nghiên cứu cho rằng số 10
- thành ngữ mà gốc lại là tục ngữ. Một số tục ngữ trong quá trình hoạt động đã không được người sử dụng hiểu đúng nội dung của nó dẫn đến việc ngộ nhận, từ đó vô tình gán cho chúng những nội dung, hình ảnh, hiện tượng mới nên chúng nghiễm nhiên chuyển thành thành ngữ. Ngoài ra sự chuyển từ tục ngữ sang thành ngữ còn do trong quá trình hoạt động, tính chất quy luật, tính chất chân lý của chúng không đứng vững được. Và người ta dùng chúng để giới thiệu những tình trạng, những tính cách, những thái độ như: Gà què ăn quẩn cối xay, Trâu trắng đi đâu mất mùa đến đó. Chính sự gần gũi và chuyển hóa lần nhau của tục ngữ và thành ngữ cũng gây ra nhiều khó khăn cho chúng tôi trong quá trình chọn lọc các tục ngữ làm tư liệu cho luận văn này. Ở một số trường hợp, với chúng tôi việc nhận diện đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ không hề dễ dàng và bên cạnh việc tìm hiểu tài liệu thì cũng dựa vào cảm quan và suy đoán của cá nhân. Tuy thành ngữ có nhiều nét tương đồng với tục ngữ như đều là những đơn vị có sẵn, có kết cấu chặt chẽ, tính hình ảnh về ý nghĩa nhưng lại khác tục ngữ về bản chất. Theo từ điển tiếng Việt [8,tr915], thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Như vậy, xét về cấu trúc, thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định có tính chất tương đương với từ, là những đơn vị có sẵn được sử dụng một cách rộng rãi tự nhiên trong đời sống. Thành ngữ không có khả năng đứng độc lập trong chuỗi lời nói mà chúng thường được chêm thêm vào trong quá trình giao tiếp. Ví dụ: Rẻ như bèo. Còn tục ngữ là những đơn vị tương đương với câu, là những thông báo ngắn gọn, một kết luận về một hiện tượng nào đó. Khi muốn đưa ra một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm, một lời khuyên thì mỗi tục ngữ tối thiểu 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 681 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 676 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 208 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 122 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn