YOMEDIA
ADSENSE
Mô hình ba nhân tố Fama - French
182
lượt xem 30
download
lượt xem 30
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 4 -- Số lần đọc: 8175) Tôi đoán thanhtuanueh nhắc mô hình này, tôi tiện tay dịch trước vì chờ lâu quá. Không phải chuyên môn nên sẽ có nhiều chỗ dịch không thật sự chính xác lắm, rất mong được các bạn Saganor góp ý điều chỉnh. CAPM sử dụng một nhân tố đơn - bêta để so sánh một cách tổng thể một danh mục vốn đầu tư với danh mục thị trường. Nhưng nói chung hơn, bạn có thể thêm những nhân tố vào một mô hình hồi quy để R2...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình ba nhân tố Fama - French
- Mô hình ba nhân tố Fama - French ( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 4 -- Số lần đọc: 8175) Tôi đoán thanhtuanueh nhắc mô hình này, tôi tiện tay dịch trước vì chờ lâu quá. Không phải chuyên môn nên sẽ có nhiều chỗ dịch không thật sự chính xác lắm, rất mong được các bạn Saganor góp ý điều chỉnh. CAPM sử dụng một nhân tố đơn - bêta để so sánh một cách tổng thể một danh mục vốn đầu tư với danh mục thị trường. Nhưng nói chung hơn, bạn có thể thêm những nhân tố vào một mô hình hồi quy để R2 - phù hợp hơn. Cách tiếp cận được biết tốt nhất tương tự đây là ba mô hình nhân tố phát triển bởi Fama và French. Fama và French bắt đầu với việc quan sát hai loại cổ phiếu có khuynh hướng chung là tốt hơn thị trường: (i) small caps và (ii) stocks with a high book-value-to-price ratio (những cổ phiếu có hệ số giá trị sổ sách trên giá thị trường cao) - vẫn hay thường được gọi là những cố phiếu “giá trị”, ngược lại với chúng là những cổ phiếu “tăng trưởng". Và sau đó, nhúng thêm 2 nhân tố vào mô hình CAPM để phản ảnh sự nhạy cảm của danh mục đối với 2 loại cổ phiếu này: r - Rf = beta3 x (Km - Rf) + bs x SMB + bv x HML + alpha Đây là tỷ suất sinh lợi của danh mục. Rf là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro, Km là tỷ suất sinh lợi của cả thị trường chứng khoán. Beta “3-nhân tố” gần giống như beta truyền thống nhưng có giá trị nhỏ hơn, lý do là vì có thêm 2 nhân tố thêm vào để thực hiện công việc. SMB và HML tượng trưng cho sự khác biệt giữa tỷ suất sinh lợi hoặc tỷ lệ B/P của một công ty nhỏ và một công ty lớn, chúng đo lường sự khác biệt bề tỷ suất sinh lợi thặng dư của những công ty nhỏ và những công ty lớn trên thị trường một cách tổng thể. Cùng lúc với khi SMB và HML được xác định, các hệ số bv và bs sẽ có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1: bs=1 có thể là danh mục cổ phiếu của những công ty nhỏ, bs=0 có thể của những công ty lớn hơn và bv=1 có thể là danh mục những cố phiếu có tỷ số B/P cao,.v.v. Điểm thú vị trong nghiên cứu này là Fama và French vẫn cho rằng tỷ suất sinh lợi cao là phần thưởng cho sự chấp nhận rủi ro cao, trong trường hợp riêng biệt điều này có nghĩa rằng nếu tỷ suất sinh lợi tăng lên cùng với tỷ số B/P, thì sau đó những cố phiếu có tỷ số B/P cao sẽ trở nên rủi ro hơn mức trung bình – chính xác với những gì mà những nhà phân tích kinh doanh truyền thống đã nhận định. Điểm khác nhau là ở chỗ liệu bạn có thể tin tưởng vào một thị trường hiệu quả(EMT) hay không. Một nhà phân tích kinh doanh không tin vào thị trường hiệu quả, do đó anh ta cho rằng một tỷ lệ B/P cao sẽ chỉ ra đó là một cơ hội để mua vào: giá các cổ phiếu xem ra rẻ. nhưng nếu bạn tinh chắc vào EMT và bạn cũng tin rằng những cổ phiếu giá rẻ chỉ có thể rẻ vì một lý do tốt, đó là vì những nhà đầu tư nghĩ rằng chúng có rủi ro cao… Fama và French không là trường hợp cá biệt về lý do tại sao mà tỷ số B/P đo lường rủi ro, mặc dù họ và những người khác đã đưa ra một số lí do có khả năng. Ví dụ, một tỷ số B/P cao có thể có ý nghĩa rằng cổ phiếu đó đang bị kiềm giá, nó đang bị bán dưới giá trong tức thời bởi vì những nguồn thu trong tương lai đang bị nghi ngờ về tính khả thi. Hoặc, nó có thể có nghĩa rằng cổ phiếu là phần thặng dư vốn, làm cho nó trở nên dễ bị tác động bởi thu nhập thấp trong thời kì kinh tế bị trì trệ. Tất cả những lập luận này có vẻ như là hợp lí, nhưng nó có vẻ như đang miêu tả những hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt (và điều gì xảy ra khi một công ty có phần thặng dư vốn không bị kiềm giá). Có thể là sự thành công của mô hình này trong việc giải thích "phong độ" trong quá khứ của một công ty không phải là vì sự quan trọng của bất cứ yếu tố nào trong cả 3 nhân tố được tách riêng, nhưng với sự khác biệt tương đối, nếu được đi cùng nhau thì chúng sẽ có một tác động khá lớn trong việc làm căng thị trường.
- (Cũng có những giải thích khác không kém phần hợp lý). Một danh mục thị trường lớn sẽ đánh giá các cổ phiếu trên khả năng vốn hóa của nó trên thị trường, làm cho quy mô và giá trị của nó bị sai lệch đi, và do đó, có thể có thêm 2 nhân tố trong mô hình này là những điều chỉnh tương ứng với hai vấn đề này. Điều này cũng giải thích tại sao đà tăng trường cũng đôi khi được sử dụng như một nhân tố khác: khả năng vốn hóa thị trường cho thấy nơi mà thị trường đầu tư trong nhiều năm dài, trong khi đà tăng trường cho thấy nơi mà đồng tiền được đầu tư vào sau đó, và do đó nếu bạn muốn lợi dụng dụng thị trường hiệu quả, bạn nên bắt dầu với những danh mục và sau đó điều chỉnh chúng một chút ít theo đà phát triển Ảnh hưởng giá trị sổ sách so với giá trị thị trường: Trong nghiên cứu của mình, Fama và French đã cố gắng đánh giá các vai trò kết hợp của beta thị trường, quy mô, E/P, đòn bẩy tài chính và tỷ giá giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trong mẫu tiêu biểu của tỷ suất sinh lợi trung bình trên các cổ phiếu của NYSE, AMEX và NASDAQ. Hai ông cho rằng quan hệ giữa beta và tỷ suất sinh lợi trung bình không tồn tại trong suốt thời kỳ 1963-1990, ngay cả chỉ dùng beta để giải thích cho tỷ suất sinh lợi trung bình. Trái lại, các kiểm định lần lượt giữa tỷ suất sinh lợi trung bình với quy mô, đòn bẩy, E/P và B/P cho thấy rằng tất cả các biến này đều quan trọng và có tín hiệu mong đợ Chỉ số tài chính: Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay… Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu cách tính một vài chỉ số tài chính quan trọng. Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng: Chỉ số thanh toán: các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?
- Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào? Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ. Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có. A. Chỉ số thanh toán: Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột
- chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Công thức tính : Chỉ số thanh toán hiện hành= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán nhanh ( quick ratio): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Chỉ số thanh toán nhanh=( tiền mặt+ chứng khoán khả mại+ các khoản phải thu)/ nợ ngắn hạn. Chỉ số tiền mặt: Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả? Chỉ số tiền mặt = (tiền mặt+ chứng khoán khả mại)/ nợ ngắn hạn Chỉ số dòng tiền từ hoạt động: Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính.
- Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động chỉ số dòng tiền hoạt động= dòng tiền hoạt động/ nợ ngắn hạn Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Vòng quay các khoản phải thu= doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung bình Trong đó: các khoản phải thu trung bình= (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu : Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng số ngày trung bình= 365/ vòng quay các khoản phải thu
- Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn