intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT CHIẾC ĐĨA SỨ LẠ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gốm sứ Việt Nam từng nổi tiếng trong lịch sử nhất là thời kỳ Lý Trần, Lê Sơ và Mạc. Qua những cuộc khảo sát, tiếp cận nghiên cứu các hiện vật tại bộ sưu tập gốm sứ của linh mục Nguyễn Hữu Triết ở nhà thờ Tân Sa Châu số 387 Lê Văn Sĩ, P.2, Q. Tân Bình-TP HCM, chúng tôi nhận ra sự đa dạng của các loại gốm cổ qua nhiều thế kỷ đã được linh mục tìm kiếm, chọn lọc và phân loại. Đây là một chiếc đĩa miệng loe tròn đều khá lớn, là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT CHIẾC ĐĨA SỨ LẠ

  1. MỘT CHIẾC ĐĨA SỨ LẠ
  2. Gốm sứ Việt Nam từng nổi tiếng trong lịch sử nhất là thời kỳ Lý - Trần, Lê Sơ và Mạc. Qua những cuộc khảo sát, tiếp cận nghiên cứu các hiện vật tại bộ sưu tập gốm sứ của linh mục Nguyễn Hữu Triết ở nhà thờ Tân Sa Châu số 387 Lê Văn Sĩ, P.2, Q. Tân Bình-TP HCM, chúng tôi nhận ra sự đa dạng của các loại gốm cổ qua nhiều thế kỷ đã được linh mục tìm kiếm, chọn lọc và phân loại. Đây là một chiếc đĩa miệng loe tròn đều khá lớn, là loại đĩa hiếm bởi kích thước đường kính lên tới 48cm, cân nặng: 5kg, có độ dày lớn, độ cao đạt 10cm. Gốm sứ Việt Nam từng nổi tiếng trong lịch sử nhất là thời kỳ Lý - Trần, Lê Sơ và Mạc. Qua những cuộc khảo sát, tiếp cận nghiên cứu các hiện vật tại bộ sưu tập gốm sứ của linh mục Nguyễn Hữu Triết ở nhà thờ Tân Sa Châu số 387 Lê Văn Sĩ, P.2, Q. Tân Bình-TP HCM, chúng tôi nhận ra sự đa dạng của các loại gốm cổ qua nhiều thế kỷ đã được linh mục tìm kiếm, chọn lọc và phân loại. Đây là một chiếc đĩa miệng loe tròn đều khá lớn, là loại đĩa hiếm bởi kích thước đường kính lên tới 48cm, cân nặng: 5kg, có độ dày lớn, độ cao đạt 10cm. Đĩa được làm bằng đất sét cao lanh có màu trắng xám nhạt, tráng men với nhiều sắc độ khác nhau. Màu sắc gồm màu xanh lá cây ở các họa tiết như ở mây và sử dụng mảng. Nét được xen kẽ với mảng mây xanh là những nét màu nâu uyển chuyển, men vàng nâu và hoa văn khắc chìm nên rất gần với gốm thời Trần. Tuyệt đại đa số các đồ gốm ở Chu Đậu được làm bằng đất sét cao lanh có màu trắng nhạt và tráng men với
  3. nhiều sắc độ khác nhau như trắng, trắng xanh ngọc, xanh lam, vàng da cam, nâu, nâu sẫm và men gốm có khi tương đối trong, có khi đục và rạn. Có thứ gốm được tráng một loại men, cũng có một số tráng 2 loại men khác nhau, và có cả men tam thái: trắng, tím, xanh. Một số nhà khảo cổ học cho rằng phong cách và kỹ thuật chế tác đĩa gốm này là loại gốm Chu Đậu - một xã nhỏ thuộc huyện Thanh Lâm; thế kỷ thứ 16, thuộc tổng Thượng Triệt, Huyện Thanh Lâm. Huyện Thanh Lâm thời Lê Sơ thuộc Nam Sách châu, Đông Đạo; thời Diên Ninh (1454- 1459) thuộc Nam Sách lộ; năm Quang Thuận thứ 7 (1466) thuộc Nam Sách thừa tuyên, năm thứ 10 (1469) thuộc phủ Nam Sách và huyện Thanh Hà hợp nhất thành huyện Nam Thanh. Chu Đậu hiện nay là một thôn của xã Thái Tân, Huyện Nam Thanh, diện tích 59,3 ha, dân số khoảng 1150 người. Nguồn sống chính là nông nghiệp và nghề dệt chiếu cổ truyền. Chu Đậu ở tả ngạn sông Thái Bình, giáp làng Đặng Xá (nay là Mỹ Xá) ở phía Tây. Sông Kè Đá là sông nhỏ chảy qua phía bắc Chu Đậu, qua Mỹ Xá, qua sông Thái Bình là sông lớn thứ hai sau sông Hồng ở miền Bắc, thượng lưu nối với năm con sông, hạ lưu có nhiều chi nhánh đổ ra biển. Đĩa được trang trí cả hai mặt trong và ngoài 1.Mặt trong của đĩa: Được chia làm bốn vòng trang trí chính, mỗi vòng là một khu biệt có tính năng kỹ thuật và hình thức trang trí riêng. Vòng thứ nhất ở trung tâm đĩa có đường kính 27 cm với hoạ tiết chính là hình lân với kiểu
  4. thức Lân ẩn vân, theo điển tích Lân hiện hình và gặp gỡ mây hồng báo hiệu điềm lành, triều đại thái bình, minh chúa xuất hiện. Lân là con vật huyền thoại, nó được xem là biểu tượng từ rất nhiều con vật dũng mãnh tạo nên. Hình tượng Lân đã thể hiện biểu tượng mang tinh thần tâm linh và phong cách Nho giáo. Với cách vẽ tay trực tiếp, đường nét cách điệu Lân uyển chuyển lẫn vào mây nhẹ nhàng thanh thoát, lối vẩy bút tả móng chân, thân mình và đầu tạo ra hình tượng Lân sinh động, vờn và ẩn hiện trong mây. Phương pháp tạo hình linh hoạt, sáng tạo, mảng, nét đan xen chắc khỏe, thể hiện những phẩm chất tượng trưng tâm linh của linh vật. Nghệ nhân sử dụng các mảng màu xanh lục, vàng của những mảng mây cùng với nét nâu tạo ra một hoà sắc độc đáo, nhẹ nhàng và tinh tế. Điểm độc đáo là cách tả chất bằng cách khắc chìm những chấm tròn có khoảng cách tương đối bằng nhau khắp mình Lân. Tạo cho Lân rất thật, nhưng cũng rất lạ, có lẽ đây cũng là phong cách thể hiện của gốm Chu Đậu. Cách tạo hình Lân mang đậm tính tâm linh, chúc tụng, ảnh hưởng tinh thần Nho giáo sâu đậm. Vòng thứ hai của đĩa là bộ phận trung gian nối lòng đĩa với độ cao của đĩa, có độ dài 5 cm. Hoạ tiết chủ yếu là hoa lá cách điệu toả ra thành bốn phía. Mỗi nhóm gồm hai nhóm lá, hoa tranh, hoa thị cách điệu, đối nhau màu xanh lục và màu vàng nâu sáng. Khoảng trống của những nhóm hoạ tiết này được xen kẽ bằng những hình thoi hơi uốn cong của cạnh, nên hình thoi mềm hơn và tạo được độ vững chắc cho hoạ tiết. Về màu sắc vẫn đi theo tông màu chủ đạo của cả đĩa: xanh lục, vàng sáng, nâu. Vẫn theo lối vẽ tay vì vậy có nhiều chỗ bị nhoè có lẽ do thời
  5. gian, có khi do nét cọ của người tạo tác phẩm càng tạo thêm sự sinh động cho tác phẩm. Vòng thứ ba nằm trên độ cao cong lên của đĩa. Độ vút cong cao 12 cm. Vòng này với cách trang trí với hoạ tiết hoa, quả bốn mùa cây trái trong đời sống thực hàng ngày rất gần gũi con người dân lao động, gắn bó với đồng quê, thể hiện cho sự phồn vinh, nông nghiệp được mùa, có hình dáng giống hoa quả ngày tết, như: quả được vẽ to tròn, căng, cách vẽ khá đơn giản, bởi những hình tròn lớn, nhỏ. Người thợ xưa dùng bút mềm vẽ theo cách vẽ chấm phá, một lối thể hiện khá độc đáo của gốm Chu Đậu. Cách khác lại thể hiện nhóm thân mềm, như hoa cỏ. Loại này có ba nhóm, và hai nhóm hoạ tiết giống hoa ngày tết. Tất cả là năm nhóm phân bổ dàn trải đều, do kỹ thuật vẽ tay nên độ phân bổ khoảng cách chỉ tương đối đều, và một số hoạ tiết bị mất nét, mờ, đậm không đều, khoảng cách của năm nhóm này được xen kẽ bởi chính nhóm họa tiết chia đôi, thu nhỏ, lật ngược tạo ra hoạ tiết trang trí, nhưng lại sử dụng lối bố cục đăng đối khéo léo được nằm trong khánh hay khánh chia đôi. ở giữa lại được xen giữa bởi mây đưa từ lòng đĩa kéo ra ngoài. Cùng với hoa văn sóng nước. Đây là loại hoa văn khá phổ biến trong thời kỳ Hậu Lê. Sóng nước tại đĩa này được đưa vào rất khéo léo, xen lẫn mây trời, khánh, cây cỏ. Vòng thứ tư được gọi vành chung của đĩa, có độ dày 7mm khi quan sát thấy được để trơn, êm, viền sát là 1cm và cũng là nơi để người nghệ nhân tạo thành những tiết điệu hoa văn trang trí đường viền. ở đĩa lớn
  6. Chu Đậu này người thợ vẽ gốm đã sử dụng các loại hình kỷ hà, hoạ tiết hình thoi tiếp tuyến có nút thắt. Và có một số mảng mây nhỏ xen kẽ được đưa từ trung tâm của đĩa kéo ra hòa chung vào bố cục của ba vòng trên. Nhìn tổng thể mặt trong của đĩa này ta thấy phong cách độc đáo và thể hiện hợp lý. Đây là một loại hình mang bố cục rất chặt chẽ đến chi tiết, từ mảng chính (vòng thứ nhất-tâm đĩa) đến vòng thứ ba, là mô tuýp trang trí Lân, mây, hoa, cỏ, cây trái, đến nước, thể hiện được cả tinh thần vũ trụ hoà quyện vào cuộc sống, thể hiện được triết lý sống của người phương Đông. 2. Mặt ngoài của đĩa (lưng đĩa): Mặt ngoài của đĩa được trang trí đơn giản hơn. Hoạ tiết là những đường lượn tạo thành nhóm cánh sen tương đồng với bố cục cánh sen ở những bệ đá thời Lý, nhưng lối tạo hình ở đây chắc khoẻ, hơi vuông cân đối càng làm cho ta phong cách này gần với thời Trần hơn. Bên trong cánh sen là những hoạ tiết của mây trời trong tâm đĩa mặt trong, kéo ra theo lối dùng nét cong, xoắn với lối phối màu như trong lòng đĩa với gam xanh lục, vàng, nâu nhẹ nhàng. Khi đặt úp chiếc đĩa lớn này ta đo độ lớn của đáy là 35cm được bôi son nâu đỏ lên đất sét và được đặt lên bàn xoay do đó những mảng son nâu đỏ sau khi nung phân bổ không đều nhau. Nhưng dấu hiệu bàn xoay thể hiện công nghệ làm gốm đạt kỹ thuật rất cao.
  7. 3. Kỹ thuật chế tác: Đĩa lớn này cũng như những cổ vật gốm Chu Đậu phần lớn được chuốt trên bàn xoay, trước khi trang trí hoa văn và tráng men. Những sản phẩm có hoa văn khắc chìm vào xương gốm được thực hiện bằng khuôn trong và gia công khắc vạch sau khi tạo dáng. Người thợ gốm phải dùng khuôn và các công cụ khắc vẽ hoa. Có loại hoa văn đã được thực hiện bằng phương pháp in. Riêng ở đĩa lớn này theo cách quan sát, tìm hiểu không có ve lòng (cạo men). Để đảm bảo tính mỹ thuật, người ta đã ve miệng và chân khi xếp vào trong người ta đặt úp lên nhau từng đôi một để có thể tráng men cho cả chân, trường hợp này trôn đĩa được quét son nâu rồi dùng con kê, kê trong trôn đĩa không để chân tiếp xúc vào bao nung. Phương pháp xếp hiện vật vào bao nung rất năng động và sáng tạo nhằm tận dụng không gian lò, góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Cũng có khi hiện vật nhỏ được đặt trong hiện vật lớn, nhiều sản phẩm khác nhau có thể đặt trong một bao nung, miễn là khi họ đặt ở nơi nào đó mà không bị dính. Theo tôi để chế tác đĩa gốm lớn này bao nung cũng phải làm riêng. Đó là loại bao nung thật lớn có đường kính lớn bao trùm ra ngoài vành đĩa. Qua việc mô tả hiện vật trên và cách chế tác trên hiện vật, trang trí mỹ thuật trên đĩa thể hiện thành tựu độc đáo của mỹ thuật trang trí ứng dụng trên gốm. Theo linh mục Nguyễn Hũu Triết, chiếc đĩa được vớt lên từ Cù Lao Chàm ở Hội An (Quảng Nam), sau đó được ông sưu tập. Đối chiếu với sử học ta thấy gốm sứ Việt Nam nói chung và gốm Chu
  8. Đậu nói riêng đã từng được xuất khẩu ra nước ngoài bằng nhiều con đường, chủ yếu là đường sông lên Thăng Long. Và để xuất cảng, từ Chu Đậu ngược sông Thái Bình xuôi theo sông Kinh Thầy ra cảng Vân Đồn, một cảng lâu đời nhất của Việt Nam. Hoặc xuôi theo sông Thái Bình sang sông Luộc đến Phố Hiến- một thương cảng lớn mang tính quốc tế. Có thể đi thẳng đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp v.v... Sự kiện vớt được gốm Chu Đậu ở Cù Lao Chàm càng khẳng định việc thông thương buôn bán gốm. Tuy nhiên qua khảo tả chi tiết, chúng tôi nhận thấy đĩa đã được phục chế lại đôi chút như: chấm phá lại nhưng hoạ tiết hoa thị, hoa tranh màu vàng bởi khi sờ, quan sát hiện vật tôi thấy những mảng màu đã tróc ra theo năm tháng có màu vàng đất úa, nhưng những nét phục chế lại có màu vàng rất tươi. Từ những phân tích trên với các thuộc tính thẩm mỹ của loại hiện vật gốm Chu Đậu, cũng như thông qua các đối chiếu với các dấu hiệu, kiểu dáng, hình mẫu của những cổ vật Chu Đậu đào được từ năm 1986-1990, chúng tôi cho rằng đĩa cổ lớn này thuộc gốm Chu Đậu khoảng thế kỷ XVI là loại đĩa Tam thái. Nhìn chung chúng rất gần với những tuyệt tác gốm Chu Đậu được lưu giữ ở bảo tàng nước ngoài và trong nước như gốm sứ Hoa Lam vẽ cúc dây cao 54 cm của nghệ nhân họ Bùi được ghi niên hiệu Thái Hoà bát niên (1450), hiện đang được giữ tại bảo tàng Tokapi tại thủ đô Istabul- Thổ Nhĩ Kỳ. Một số đĩa vẽ trang trí được lưu giữ trong bộ sưu tập của hoàng tử Bảo Long được mang bán đấu giá tại Paris ngày 22-12/1995. Trong cuốn Art du Việtnam đã có một số đĩa gốm Chu Đậu quý hiếm vẽ hoa Lan, Cúc
  9. dây, hoa sen rất giống với những trang trí của chiếc đĩa này tại nhà thờ Tân Sa Châu-TP Hồ Chí Minh. Những cổ vật gốm Chu Đậu tại bộ sưu tầm của Linh mục Nguyễn Hữu Triết mang một giá trị lịch sử - văn hóa và nghệ thuật rất to lớn, việc giới thiệu một chiếc đĩa lớn lạ này chỉ là một phần nhỏ những cổ vật đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ truyền thống Việt Nam trong sưu tập này. Cung Dương Hằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0