TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM GIUN<br />
TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC<br />
TẠI HAI XÃ NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HÕA NĂM 2012<br />
Lê Hữu Thọ*<br />
TÓM TẮT<br />
Để xác định tỷ lệ nhiễm và tìm ra một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở<br />
học sinh ở 2 xã nông thôn tỉnh Khánh Hòa, một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành<br />
từ tháng 8 - 2011 đến 8 - 2012 với 418 học sinh tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5, tuổi từ 9 - 11 tại<br />
2 trường tiểu học xã Ninh Quang và Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Sử dụng<br />
phương pháp xét nghiệm phân Kato Katz và phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng<br />
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung 23,7%; nhiễm giun đũa 15,1%;<br />
giun móc 12,9%; không có nhiễm giun tóc; không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun giữa học<br />
sinh nam và nữ. Nhóm học sinh không hiểu biết về nguyên nhân lây nhiễm giun và các biện<br />
pháp phòng chống có nguy cơ nhiễm cao hơn 2,41 và 1,73 lần so với nhóm hiểu biết. Các yếu<br />
tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun là không rửa tay sau khi chơi trên đất (21,26 lần), không tẩy<br />
giun trong vòng 6 tháng (7,05 lần), đi chân đất (2,47 lần), uống nước lã (2,3 lần), không đại tiện<br />
vào hố xí (2,15 lần). Các yếu tố không liên quan là rửa tay sau khi vệ sinh và rửa tay trước khi ăn.<br />
* Từ khóa: Nhiễm giun truyền qua đất; Yếu tố liên quan; Học sinh tiểu học.<br />
<br />
RISK FACTORS OF SOIL-TRANSMITTED HELMINTHES INFECTIONS AMONG<br />
PRIMARY SCHOOLCHILDREN IN<br />
TWO RURAL COMMUNES OF KHANHHOA PROVINCE in 2012<br />
summary<br />
In order to determine the prevalence rate and find some risk factors related to soil-transmitted<br />
helminthes (STH) infections among schoolchildren in two rural communes in Khanhoa province,<br />
a cross-sectional study was conducted from August, 2011 to May, 2012 to 418 schoolchildren<br />
who were from grades 3 through 5, from 9 to 11 years old of the two primary school of Ninhquang<br />
and Ninhdong (Ninhhoa town, Khanhhoa province). Stool samples were microscopically examined<br />
using Kato-Katz and direct interviewing research subjects. The study results showed that STH<br />
infection prevalence rate was 23.7%, 15.1% infected with Ascaris lumbricoides, 12.9% infected<br />
with hookworm and no case trichuris infection. The rate of infection did not differ between male<br />
and female schoolchildren. Schoolchildren group have not known STH infection cause and<br />
overall STH infection prevention measures have a higher risk of 2.41 and 1.73 times respectively<br />
compare to the understanding group. The factors increased the risk of STH infection were to<br />
wash hands after playing on land (21.26 times), no worming within 6 months (7.05 times), barefoot<br />
(2.47 times), drinking water (2.3 times), not defecating in toilets (2.15 times). The factors were<br />
not significantly different of washing hands after toilet and wash their hands before eating.<br />
* Key words: Soil-transmitted helminthes infections; Risk factors; Primary schoolchildren.<br />
* Sở Y tế Khánh Hòa<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lª H÷u Thä (lehuutho3@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/01/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 31/03/2014<br />
<br />
23<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng<br />
1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun, tuỳ<br />
từng vùng, từng khu vực mà tỷ lệ nhiễm<br />
có khác nhau, dao động từ 25 - 95% và<br />
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa lý, khí<br />
hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí,<br />
điều kiện kinh tế [1]. Theo điều tra của<br />
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng<br />
TW, 95% người Việt Nam mang mầm<br />
bệnh giun truyền qua đất, trong đó một<br />
người có thể nhiễm từ 1 - 3 loài giun [2].<br />
Ninh Hòa là một thị xã vùng nông thôn<br />
chuyên canh lúa, rau màu cung cấp cho<br />
nhân dân trong tỉnh Khánh Hòa. Việc tìm<br />
hiểu tình trạng nhiễm giun truyền qua đất<br />
ở người dân nói chung và trẻ em nói<br />
riêng là việc làm cần thiết trong sự nghiệp<br />
bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Để góp<br />
phần vào công tác phòng bệnh ký sinh<br />
trùng nói chung, giun sán nói riêng và<br />
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho<br />
trẻ, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm: Mô<br />
tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun<br />
truyền qua đất ở học sinh tại hai xã nông<br />
thôn của tỉnh Khánh Hòa.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Học sinh tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5,<br />
tuổi từ 9 - 11, cư ngụ ở địa phương > 1 năm.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học<br />
xã Ninh Quang và Ninh Đông, thị xã Ninh<br />
Hòa, tỉnh Khánh Hòa.<br />
<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08 2011 đến 08 - 2012.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br />
* Cỡ mẫu:<br />
Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu mô tả<br />
được tính theo công thức:<br />
p(1-p)<br />
n = Z2(1-0/2)<br />
d2<br />
Trong đó:<br />
n: là số mẫu cần có; p: tỷ lệ ước tính,<br />
theo một nghiên cứu trước đó lấy p = 0,475<br />
[4]; d: là độ chính xác mong muốn (chọn<br />
d = 0,05) ; Z (1-α/2) = 1,96 = hệ số tin cậy,<br />
thay vào công thức ta có n = 383. Để tránh<br />
tình trạng thiếu hụt mẫu trong quá trình<br />
nghiên cứu nên thêm 5% bù trừ, vậy<br />
n = 402.<br />
* Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên<br />
cứu:<br />
- Kỹ thuật xét nghiệm phân: phương<br />
pháp xét nghiệm Kato Katz.<br />
- Kỹ thuật điều tra KAP: sử dụng bộ<br />
câu hỏi đã soạn sẵn, hoàn chỉnh sau<br />
khi điều tra thí điểm để điều tra kiến<br />
thức, thái độ và thực hành của học sinh<br />
về phòng chống nhiễm giun truyền qua<br />
đất.<br />
* Xử lý và phân tích số liệu: bằng<br />
phương pháp thống kê trên phần mềm<br />
SPSS 16.0. Tính tỷ lệ phần trăm (%)<br />
và sử dụng phép kiểm định 2, tỷ suất<br />
chênh (OR).<br />
25<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm giun đũa, tóc, móc/mỏ tại địa điểm nghiên cứu (n = 418).<br />
<br />
Số (+)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Số (+)<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Số (+)<br />
<br />
99<br />
<br />
23,7<br />
<br />
63<br />
<br />
15,1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
54<br />
<br />
12,9<br />
<br />
Nam: 238 (56,9%)<br />
<br />
60<br />
<br />
25,2 (1)<br />
<br />
38<br />
<br />
16,0 (1)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
33<br />
<br />
13,9 (1)<br />
<br />
Nữ: 180 (43,1%)<br />
<br />
39<br />
<br />
21,7(2)<br />
<br />
25<br />
<br />
13,9 (2)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
21<br />
<br />
11,7 (2)<br />
<br />
9 tuổi: 128 (30,6%)<br />
<br />
31<br />
<br />
24,2<br />
<br />
20<br />
<br />
15,6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
18<br />
<br />
14,1<br />
<br />
10 tuổi: 150 (35,9%)<br />
<br />
39<br />
<br />
26,0<br />
<br />
27<br />
<br />
18,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
19<br />
<br />
12,7<br />
<br />
11 tuổi: 140 (33,5%)<br />
<br />
29<br />
<br />
20,7<br />
<br />
16<br />
<br />
11,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
17<br />
<br />
12,1<br />
<br />
Tình trạng nhiễm<br />
Giới<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
p1-2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ % Số (+)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ nhiễm giun chung là 23,7%, trong đó, cao nhất là nhiễm giun đũa (15,1%),<br />
nhiễm giun móc (12,9%), đặc biệt không có nhiễm giun tóc. Tỷ lệ nhiễm giun ở học<br />
sinh nam (25,2%) và nữ (21,7%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của yếu tố kiến thức đến nhiễm giun truyền qua đất (n = 418).<br />
OR<br />
p<br />
(99)<br />
<br />
(319)<br />
<br />
(95% CI)<br />
<br />
Hiểu biết đầy đủ các nguyên nhân nhiễm giun<br />
Không biết<br />
<br />
90 (25,9%)<br />
<br />
257 (74,1%)<br />
<br />
Biết<br />
<br />
9 (12,7%)<br />
<br />
62 (87,3%)<br />
<br />
2,41 (1,15 - 5.05)<br />
<br />
0,025<br />
<br />
1,73 (1,10-2,72)<br />
<br />
0,0244<br />
<br />
Hiểu biết đầy đủ các biện pháp phòng chống<br />
Không biết<br />
<br />
55 (29,1%)<br />
<br />
134 (70,9%)<br />
<br />
Biết<br />
<br />
44 (19,2%)<br />
<br />
185 (80,8%)<br />
<br />
Nhóm học sinh không hiểu biết về nguyên nhân lây nhiễm giun và biện pháp phòng<br />
chống có nguy cơ nhiễm cao hơn 2,41 và 1,73 lần so với nhóm hiểu biết (p < 0,05).<br />
26<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Liên ở huyện Bình Chánh,<br />
Thành phố Hồ Chí Minh [3], chứng tỏ sự hiểu biết đã dẫn đến ý thức phòng và chống<br />
bệnh giun truyền qua đất, làm giảm nguy cơ nhiễm giun.<br />
Bảng 3: Ảnh hưởng của yếu tố thực hành phòng chống đến nhiễm giun truyền<br />
qua đất (n = 418).<br />
OR<br />
(99)<br />
<br />
(319)<br />
<br />
(95% CI)<br />
<br />
p<br />
<br />
Đi chân đất<br />
Có<br />
<br />
46 (35,7%)<br />
<br />
83 (64,3%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
53 (18,3%)<br />
<br />
236 (81,7%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
87 (26,1%)<br />
<br />
246 (81,7%)<br />
<br />
Có<br />
<br />
12 (14,1%)<br />
<br />
73 (85,9%)<br />
<br />
Có<br />
<br />
60 (31,9%)<br />
<br />
128 (68,1%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
39 (17,0%)<br />
<br />
191 (83,0%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
22 (31,0%)<br />
<br />
49 (69,0%)<br />
<br />
Có<br />
<br />
77 (22,2%)<br />
<br />
270 (77,8%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
11 (18,3%)<br />
<br />
49 (81,7%)<br />
<br />
Có<br />
<br />
88 (24,6%)<br />
<br />
270 (75,4%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
71 (67,7%)<br />
<br />
34 (33,3%)<br />
<br />
Có<br />
<br />
28 (9,0%)<br />
<br />
285 (91,0%)<br />
<br />
2,47 (1,55-3,94)<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
2,15 (1,11-4,15)<br />
<br />
0,0292<br />
<br />
2,30 (1,45-3,64)<br />
<br />
0,0005<br />
<br />
1,57 (0,90 - 2,76)<br />
<br />
0,1512<br />
<br />
0,69 (0,34 - 1,38)<br />
<br />
0,3738<br />
<br />
21,26 (12,10 -37,35)<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
7,05 (2,77 - 17,92)<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
Đại tiện vào hố xí<br />
<br />
Uống nước lã<br />
<br />
Rửa tay trước khi ăn<br />
<br />
Rửa tay sau khi vệ sinh<br />
<br />
Rửa tay sau khi chơi trên đất<br />
<br />
Uống thuốc tẩy giun 6 tháng qua<br />
Không<br />
Có<br />
<br />
94 (28,8%)<br />
<br />
232 (71,2%)<br />
<br />
5 (5,4%)<br />
<br />
87 (94,6%)<br />
<br />
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun là đi chân đất (2,47 lần so với nhóm học<br />
sinh không có thói quen đi chân đất), không đại tiện vào hố xí có nguy cơ nhiễm bệnh<br />
giun cao gấp 2,15 lần so với nhóm đại tiện vào hố xí. Nhóm học sinh có thói quen uống<br />
27<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
nước lã có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 2,3 lần so với nhóm học sinh không uống<br />
nước lã. Nhóm không rửa tay sau khi chơi trên đất có nguy cơ nhiễm cao hơn 21,26<br />
lần so với nhóm có rửa tay sau khi chơi trên đất. Nhóm học sinh không tẩy. Khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001). Các yếu tố không liên quan là rửa tay sau khi vệ sinh<br />
và rửa tay trước khi ăn.<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên<br />
cứu của một số tác giả khác. Nghiên cứu<br />
của Trần Duy Thuần cho thấy đi chân đất<br />
thường xuyên làm tăng khả năng nhiễm<br />
giun móc 2,27 lần [5]. Nghiên cứu của<br />
Albea tại Ethiopia cũng cho thấy có sự<br />
liên quan giữa không mang giày dép<br />
ở học sinh tiểu học nông thôn với nhiễm<br />
giun truyền qua đất OR = 2,5 (95% CI:<br />
1,5 - 4,1) [6].<br />
Nhóm học sinh uống nước lã có nguy<br />
cơ nhiễm giun cao gấp 2,3 lần so với nhóm<br />
học sinh không uống nước lã (p < 0,05).<br />
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên<br />
cứu của Trần Duy Thuần [5].<br />
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê giữa nhóm không rửa tay và<br />
nhóm có rửa tay trước khi ăn (p = 0,1512)<br />
và sau khi đi vệ sinh (p = 0,3738), không<br />
phù hợp với nghiên cứu của Trần Duy<br />
Thuần [5] (có sự liên quan giữa không<br />
rửa tay trước khi ăn với tỷ lệ nhiễm giun<br />
truyền qua đất [OR = 0,26; p < 0,05]) và<br />
nghiên cứu của Sherkhonov tại Tajikistan<br />
[8] (có sự liên quan việc không rửa tay<br />
sau khi đi vệ sinh đến việc nhiễm giun<br />
truyền qua đất [OR = 0,78; p = 0,047]).<br />
Sự không phù hợp này khiến chúng ta<br />
cần quan tâm đến việc rửa tay đúng cách<br />
hay không, nếu nhóm học sinh có thói quen<br />
rửa tay không đúng cách, tỷ lệ nhiễm sẽ<br />
<br />
không khác biệt như nhóm học sinh có<br />
thói quen không rửa tay trước khi ăn và<br />
sau khi đi vệ sinh.<br />
Nhóm học sinh không có thói quen tẩy<br />
giun trong 6 tháng qua có nguy cơ nhiễm<br />
giun 7,05 lần so với nhóm học sinh có<br />
thói quen tẩy giun trong 6 tháng qua<br />
(p = 0,0001). Kết quả này phù hợp với<br />
nghiên cứu của Gyorkos TW và CS [7]:<br />
có sự khác biệt tình trạng nhiễm giữa<br />
nhóm can thiệp có tẩy giun và nhóm<br />
chứng không tẩy giun (aOR = 18,4; 95%<br />
CI: 12,7 - 26,6), nhóm học sinh tiểu học<br />
không tẩy giun có nguy cơ nhiễm giun<br />
18,4 lần so với nhóm học sinh có tẩy giun.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 418 học sinh lớp 3<br />
đến lớp 5 tại hai trường tiểu học xã Ninh<br />
Quang và Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa,<br />
tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi rút ra một số<br />
nhận xét sau:<br />
- Tỷ lệ nhiễm giun chung 23,7%; nhiễm<br />
giun đũa 15,1%; giun móc 12,9%; không<br />
có nhiễm giun tóc.<br />
- Tỷ lệ nhiễm giun không khác biệt<br />
giữa học sinh nam và nữ.<br />
- Nhóm học sinh không hiểu biết về<br />
nguyên nhân lây nhiễm giun và các biện<br />
28<br />
<br />