intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngắm ảnh cũng cần phải học

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chỉ thấy cảnh giơ máy lên chụp, mà người chụp phải biết "ngắm" để chọn được đúng điểm nhấn về nội dung. Tư duy của người chụp ảnh thông thường là thấy cảnh, giơ máy lên và bấm. Với sự tràn lan của máy ảnh du lịch và điện thoại di động có camera, có thể nói việc chụp ảnh đang trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Hàng ngày có tới hàng triệu bức ảnh được chụp. Nhưng liệu trong số hàng triệu bức đó, người chụp có thực sự tư duy tới nội dung của tấm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngắm ảnh cũng cần phải học

  1. Ngắm ảnh cũng cần phải học Không chỉ thấy cảnh giơ máy lên chụp, mà người chụp phải biết "ngắm" để chọn được đúng điểm nhấn về nội dung. Tư duy của người chụp ảnh thông thường là thấy cảnh, giơ máy lên và bấm. Ảnh:Photographyblog. Với sự tràn lan của máy ảnh du lịch và điện thoại di động có camera, có thể nói việc chụp ảnh đang trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Hàng ngày có tới hàng triệu bức ảnh được chụp. Nhưng liệu trong số hàng triệu bức đó, người chụp có thực sự tư duy tới nội dung của tấm hình mình vừa chụp hay không. Hiện nay tư tưởng chủ yếu của người chụp ảnh thông thường là thấy cảnh, giơ máy lên và bấm. Do không còn phải căn cơ từng kiểu phim như thời trước, người chụp thậm chí có khi cũng chẳng buồn quan tâm đến việc phải căn khung hình cho chặt, xem thừa thiếu ra sao mà cứ chụp rồi xem lại hoặc
  2. chỉnh sửa sau. Vì thế, đang dần hình thành xu hướng dễ dãi trong nhiếp ảnh khi phần đông người dùng cho rằng với máy ảnh số, chụp ảnh quả thật là một công việc chẳng mấy khó khăn gì. Tuy nhiên, nhiếp ảnh thực thụ cần phải được nhìn với một con mắt khác. Nguyên tắc cơ bản từ thời máy phim vẫn luôn đúng với máy số. Đó là phải suy nghĩ và tư duy về nội dung mà mình muốn thể hiện, những câu chuyện mình định kể qua ảnh… Có như thế thì nhiếp ảnh mới thực sự là nhiếp ảnh chứ không phải nhiếp ảnh chỉ là thao tác chụp lại cảnh thông thường. Chính do sự quá tiện dụng của ảnh số nên ngày nay cũng ít người bỏ công tốn sức để nghiên cứu khung cảnh định chụp trước khi giơ máy. Thay vì bỏ thời gian ngắm nghía xem sẽ lấy khung hình thế nào cho đẹp nhất, những yếu tố ngoại cảnh nào (cảnh cây, dây điện…) có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình… người dùng thông thường tiết kiệm thao tác bằng cách cứ giơ máy lên chụp thật nhiều kiểu, sau đó nhanh chóng tìm kiếm khung cảnh khác để chụp tiếp. Họ thường không nghĩ rằng để có được một bức ảnh đẹp, trước tiên phải biết trân trọng vẻ đẹp đó và phải học cách ngắm nghía và cảm nhận trước.
  3. Những điều tưởng như đơn giản của một bức ảnh lại là những điểm nhất mở ra một thế giới cách nhìn mới. Ảnh:Photographyblog. Chịu khó đi xem và ngắm những bức ảnh đoạt giải cũng là một cách để tự đào tạo cho bản thân nếu bạn không được trời ban tặng cho cái khả năng nắm bắt hồn ảnh bẩm sinh đó. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian, học cách phân tích một cách có hệ thống các bức ảnh nghệ thuật của các nhiếp ảnh gia danh tiếng để tìm hiểu xem tại bức hình lại nổi tiếng. Một khi đã chịu khó học hỏi, sẽ đến lúc bạn nhận ra chính những điều tưởng chừng như đơn giản của một
  4. bức ảnh lại là những điểm nhấn mở ra một thế giới cách nhìn mới, giúp cho bức ảnh này trở nên có hồn hơn hẳn những bức khác. Những điều đơn giản trong mỗi bức ảnh nổi tiếng này cũng không phải tự nhiên hay tình cờ nhiếp ảnh gia chụp được, mà nó là sự khổ luyện và học hỏi nhiều năm. Những điều cần chú ý của một bức ảnh có thể có rất nhiều, như tại sao lại chọn đối tượng này, ánh sáng được chọn phù hợp ra sao, ảnh hưởng của bóng hay phản chiếu sẽ tác động lên ảnh thế nào… Ngay cả những vấn đề như khoảng thời gian nào trong năm, mùa nào… sẽ có ánh sáng tác động ra sao tới khung cảnh, góc nhìn hay có mối tương quan khác nhau tới các cảnh vật xung quanh… cũng cần được xem xét. Rồi phải học về màu sắc, cách phối màu trong tự nhiên, chọn đối tượng tĩnh hay động, chụp theo sắp đặt hay tùy thuộc tự nhiên… Tất cả những yếu tố trên đều được các nhiếp ảnh gia thực thụ xem xét tỷ mỉ và kỹ lưỡng, có như thế những bức ảnh của họ mới trở nên "khác người". Đó mới chỉ là một vài ví dụ về những gì người chụp ảnh cần lưu ý trước khi thực hiện một thao tác tưởng chừng rất đơn giản là bấm máy. Chỉ với kinh nghiệm và sự chăm chỉ luyện tập thì các kỹ năng chụp ảnh đẹp mới dần được nâng cao. Hãy luôn tâm niệm "chất lượng hơn số lượng", tự khắc bạn sẽ phải dừng lại suy nghĩ trước mỗi cảnh cần bấm máy. Biết cách dành thời gian trau dồi thêm kiến thức và tìm hiểu khung cảnh định chụp sẽ mang lại cho người chụp những lợi ích to lớn sau này. Gần như tất cả mọi thứ đều có vẻ đẹp riêng của nó, kể cả những cái không ngờ nhất. Vấn đề là làm sao để phát hiện và làm nổi bật nó bằng công cụ máy ảnh. Nhiếp ảnh vốn là một trò chơi ánh sáng, và chọn được một ánh sáng thích hợp trong một hoàn cảnh thích hợp luôn là những thách thức với người
  5. chụp. Nhưng khi đã làm được, bạn sẽ thấy kết quả thu được rất đáng giá. Còn nếu không, hãy an ủi đó sẽ lại là một kinh nghiệm đúc kết trong cuộc chơi đầy thú vị này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2