TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHITOSAN OLIGOSACCHARIDE LÊN<br />
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC GIỐNG LẠC L14<br />
Võ Thị Mai Hương, Trần Thị Kim Cúc<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Chitosan oligosaccharid (COS) có tác dụng kích thích sinh trưởng của lạc,<br />
tăng khả năng hình thành nốt sần, kích thích sự ra hoa và tăng năng suất của lạc,<br />
đặc biệt ở nồng độ COS 100-150 ppm. Số lượng và trọng lượng nốt sần của lạc<br />
tăng đạt cao nhất (146,5 nốt sần/cây và 1,19g/cây) ở nồng độ COS 100-150 ppm.<br />
Đặc tính ra hoa của lạc (thời gian ra hoa, số lượng hoa...) cũng có sự thay đổi ở các<br />
lô có xử lý COS. Các yếu tố cấu thành năng suất của lạc tăng ở nồng độ COS 100200 ppm. Ở giai đoạn thu hoạch, các lô có xử lý COS đều có hàm lượng chất khô<br />
cao hơn so với đối chứng và COS có nồng độ 100-150 ppm có hiệu quả nhất đối<br />
với khả năng tích lũy chất khô của cây lạc với hàm lượng 26,18-27,06%. Năng suất<br />
đạt cao nhất là 32,82 tạ/ha khi xử lý COS nồng độ 100 ppm, tăng 20,70%.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Nghiên cứu và sử dụng hợp chất có nguồn gốc tự nhiên trong các lĩnh vực khác<br />
nhau của đời sống là một trong những hướng đang được đặc biệt quan tâm hiện nay.<br />
Chitosan và các dẫn xuất của chúng là các sản phẩm tự nhiên, không độc, phân hủy sinh<br />
học và thân thiện với môi trường. Chúng có thể ứng dụng trong nông nghiệp nhờ các<br />
hoạt tính sinh học như: kích thích sự nảy mầm và sinh trưởng thực vật, làm tăng hàm<br />
lượng chlorophyll, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, làm giảm stress….[1], [6],<br />
[11], 12]. Ngoài ra, chúng còn có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus… và<br />
được ứng dụng như là thuốc bảo vệ thực vật [4], [10]. Trọng lượng phân tử của chitosan<br />
có ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của nó. Chitosan có trọng lượng phân tử trong<br />
khoảng 5-20 kDa biểu hiện hoạt tính sinh học cao hơn chitosan có trọng lượng phân tử<br />
lớn [8].<br />
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu cắt mạch chitosan bằng các phương pháp vật<br />
lý, hóa học, sinh học…để tạo các chitosan oligosaccharide (COS) có hoạt tính sinh học<br />
cao. Hydrogen peroxide (H2O2) là một tác nhân hóa học có khả năng oxi hóa cao, có tác<br />
dụng cắt mạch polysaccharides mạnh và là một chất tương đối rẻ tiền, dễ kiếm [9].<br />
Trong một nghiên cứu gần đây, chúng tôi đã tạo được các COS bằng H2O2 (tài liệu chưa<br />
công bố). Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của COS đến sinh<br />
trưởng của cây lạc (Arachis hypogea L.) - một trong những cây trồng chính trong hệ<br />
125<br />
<br />
thống cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao ở Thừa Thiên Huế, qua đó đánh giá khả<br />
năng kích thích sinh trưởng của các COS trên cây lạc, góp phần tìm thêm hợp chất có<br />
nguồn gốc tự nhiên nhằm tăng năng suất lạc nói riêng và cây trồng nói chung.<br />
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng<br />
- Giống lạc L14 (Arachis hypogea) do công ty giống cây trồng Thừa Thiên Huế<br />
cung cấp.<br />
- Chitosan oligosaccharide (COS) điều chế tại phòng thí nghiệm Sinh lý - Sinh<br />
hóa – Vi sinh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế cung cấp.<br />
2.2. Bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được bố trí vào vụ Đông – Xuân năm 2011 tại làng La Chữ - xã<br />
Hương Chữ - huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế. Làm đất, bón phân và chăm sóc<br />
theo chế độ canh tác của địa phương. Thí nghiệm được bố trí làm 6 lô và lặp lại 3 lần<br />
theo mô hình khối ngẫu nhiên. Mật độ trồng: 36 cây/m2.<br />
Phun dung dịch COS ở các nồng độ 0 ppm (Đối chứng), 50, 100, 150, 200 ppm<br />
và chitosan (CPS - Đối chứng 2) lên lá lạc ở các giai đoạn 3 lá, 5 lá, bắt đầu ra hoa và<br />
kết thúc ra hoa. Lượng phun: 600 ml/ô (diện tích mỗi ô 10m2). Theo dõi các chỉ tiêu<br />
sinh trưởng và năng suất của lạc, qua đó đánh giá ảnh hưởng của các nồng độ COS và<br />
rút ra nồng độ COS thích hợp nhất đối với giống lạc L14.<br />
2.3. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất<br />
Xác định chiều cao thân chính; tổng số cành/cây; chiều dài cặp cành cấp 1; số<br />
nốt sần/cây; xác định tổng số hoa/cây; trọng lượng tươi nốt sần/cây. Xác định hàm<br />
lượng chất khô; Xác định các yếu tố cấu thành năng suất: tổng số quả/cây, số quả<br />
chắc/cây; khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt bằng các phương pháp đo, đếm,<br />
cân… theo phương pháp thường qui trên 30 mẫu.<br />
- Xác định tỷ lệ hoa hữu hiệu (HHH) theo công thức:<br />
HHH (%) = (Số quả chắc/cây x 100)/Tổng số hoa/cây<br />
- Tính năng suất thực thu dựa trên năng suất quả khô thu được trên thực tế<br />
- Tính năng suất lý thuyết (NSLT) theo công thức<br />
<br />
NSLT (tạ/ha) =<br />
<br />
Số quả chắc/cây x số cây/m2 x P100 quả x 75% x 10.000<br />
100<br />
<br />
Các chỉ tiêu sinh trưởng xác định theo các giai đoạn 5 lá, 7 lá, ra hoa rộ và thu<br />
hoạch. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất được xác định sau khi thu hoạch.<br />
126<br />
<br />
2.4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Kết quả nghiên cứu được tính toán, xử lý bằng các phần mềm Excel và SPSS.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Ảnh hưởng của chitosan oligosaccharide (COS) đến một số chỉ tiêu sinh<br />
trưởng của lạc<br />
Thân và cành là hai bộ phận tạo nên hình dáng của cây lạc, đồng thời có mối<br />
tương quan thuận rất chặt chẽ với năng suất. Cây lạc sinh trưởng tốt thường có chiều<br />
cao thích hợp, cân đối với các bộ phận sinh dưỡng khác như cành, lá... Số cành trên cây<br />
lạc có liên quan trực tiếp đến số hoa, số quả. Để đánh giá tác động của COS đến sinh<br />
trưởng của cây lạc, chúng tôi tiến hành theo dõi biến động chiều cao thân chính, chiều<br />
dài cành cấp 1 và tổng số cành/cây ở các giai đoạn sinh trưởng khi xử lý COS với các<br />
nồng độ khác nhau. Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy, COS có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu<br />
sinh trưởng ở cả 4 giai đoạn.<br />
Ảnh hưởng của COS đến chiều cao thân: Cây lạc ở giai đoạn 5 lá có chiều cao<br />
thân cao nhất là 4,99 cm khi xử lý COS nồng độ 200 ppm, cao hơn so với đối chứng<br />
0,32 cm. Chỉ số này ở các cây có xử lý COS nồng độ thấp (50-100 ppm) và cây xử lý<br />
bởi CPS không có khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.<br />
Bước vào giai đoạn 7 lá, chiều cao thân chính ở cây đối chứng là 6,11 cm, trong<br />
khi đó cây lạc được xử lý bởi COS đạt 6,61-7,04 cm. Chỉ tiêu này ở các nồng độ COS<br />
150-200 ppm sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Vào giai đoạn ra hoa rộ, COS nồng<br />
độ 100-200 ppm có tác dụng kích thích chiều cao thân lạc rõ rệt (chiều cao thân đạt<br />
22,89-24,88 cm). COS nồng độ 50 ppm, CPS không có tác dụng đáng kể đến chỉ số này.<br />
Đến giai đoạn thu hoạch, thân lạc ở lô xử lý COS 150 ppm cao hơn ở lô xử lý COS 200<br />
ppm và CPS.<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của COS và CPS đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây lạc<br />
<br />
Nồng<br />
<br />
Chiều cao thân chính (cm)<br />
<br />
độ<br />
<br />
Ra<br />
<br />
COS* 5 lá<br />
(ppm)<br />
ĐC<br />
<br />
hoa<br />
rộ<br />
<br />
6,11b<br />
<br />
hoạch<br />
<br />
Ra<br />
5 lá<br />
<br />
7 lá<br />
<br />
hoa<br />
rộ<br />
<br />
Thu<br />
hoạch<br />
<br />
Tổng số cành/cây (cành)<br />
<br />
5 lá<br />
<br />
7 lá<br />
<br />
Ra<br />
<br />
Thu<br />
<br />
hoa rộ hoạch<br />
<br />
22,01d 45,34ab 3,43a 7,17a 21,93b<br />
<br />
43,62b<br />
<br />
2,4a 4,37a<br />
<br />
5,62b<br />
<br />
6,30b<br />
<br />
50<br />
<br />
4,61b 6,61ab 22,20d 45,76ab 3,49a 7,49a 22,40b<br />
<br />
50,49a<br />
<br />
2,49a 4,53a<br />
<br />
5,50b<br />
<br />
6,27b<br />
<br />
100<br />
<br />
4,63b 6,65ab 24,88a 47,16ab 3,52a 7,61a 23,75a<br />
<br />
47,31ab 2,51a 4,57a<br />
<br />
5,98a<br />
<br />
6,95a<br />
<br />
150<br />
<br />
4,86ab 6,97a 24,42ab 49,43a 3,60a 8,02a 23,14a<br />
<br />
46,05ab 2,48a 4,5a<br />
<br />
6,23a<br />
<br />
6,63ab<br />
<br />
(0)<br />
<br />
4,67b<br />
<br />
7 lá<br />
<br />
Thu<br />
<br />
Chiều dài cành cấp 1 (cm)<br />
<br />
127<br />
<br />
200<br />
CPS<br />
(100)<br />
<br />
22,89c<br />
<br />
44,63b 3,75a 7,86a 22,01b<br />
<br />
44,58ab 2,52a 4,37a<br />
<br />
6,00a<br />
<br />
6,60ab<br />
<br />
4,70ab 6,60ab 22,10d<br />
<br />
45,08b 3,51a 8,22a 21,21c<br />
<br />
46,28ab 2,52a 4,23a<br />
<br />
5,60b<br />
<br />
6,38ab<br />
<br />
4,99a<br />
<br />
7,04a<br />
<br />
(ĐC: đối chứng; CPS: chitosan polysaccharid).<br />
<br />
Ảnh hưởng của COS đến chiều dài cành cấp 1: Kết quả cho thấy, việc phun<br />
COS chưa có ảnh hưởng đáng kể đến chiều dài cành cấp 1 ở giai đoạn 5 lá và 7 lá (sự<br />
sai khác về chiều dài cành ở các lô thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê). Đến<br />
giai đoạn ra hoa rộ, chỉ số này ở các cây có xử lý COS 100 -200 ppm đạt 23,75 – 23,14<br />
cm, cao nhất trong các nồng độ xử lý. Ở giai đoạn thu hoạch, sự sai khác về chiều dài<br />
cành cấp 1 ít có ý nghĩa.<br />
Ảnh hưởng của COS đến tổng số cành/cây: Trong quá trình sinh trưởng của cây,<br />
số cành/cây tăng lên qua mỗi giai đoạn và tăng rất chậm vào từ sau giai đoạn ra hoa đến<br />
giai đoạn thu hoạch. Tương tự chiều dài cành cấp 1, tổng số cành/cây vào giai đoạn lạc<br />
5 lá và 7 lá không có sự sai khác ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm. Vào giai đoạn<br />
ra hoa rộ và giai đoạn thu hoạch, tổng số cành/cây đạt cao nhất khi phun COS ở các<br />
nồng độ 100-200 ppm.<br />
Nhìn chung COS nồng độ 100-200 ppm có tác động kích thích khá rõ đến sự<br />
sinh trưởng của thân và cành lạc so với đối chứng.<br />
3.2. Ảnh hưởng của COS đến khả năng hình thành nốt sần của cây lạc<br />
Sự sinh trưởng phát triển và năng suất cuối cùng của cây lạc là kết quả tổng hợp<br />
của toàn bộ quá trình trao đổi chất, trong đó quá trình cộng sinh với vi khuẩn nốt sần<br />
của cây lạc (Rhizobium vigna) để cố định nitơ khí quyển đóng một vai trò hết sức quan<br />
trọng .<br />
Hiệu quả của quá trình hình thành nốt sần bị chi phối rất nhiều yếu tố, nhất là<br />
chế độ dinh dưỡng. Kết quả theo dõi số lượng nốt sần của lạc ở bảng 2 cho thấy:<br />
Bảng 2. Số lượng nốt sần/cây và trọng lượng tươi nốt sần/cây<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Số lượng nốt sần/cây (nốt)<br />
<br />
Trọng lượng tươi nốt sần/cây<br />
(g)<br />
<br />
7 lá<br />
<br />
Ra hoa<br />
rộ<br />
<br />
Thu<br />
hoạch<br />
<br />
7 lá<br />
<br />
Ra hoa<br />
rộ<br />
<br />
Thu<br />
hoạch<br />
<br />
ĐC (0)<br />
<br />
30,03d<br />
<br />
126,7c<br />
<br />
75,70b<br />
<br />
0,165c<br />
<br />
0,97b<br />
<br />
0,48b<br />
<br />
50<br />
<br />
38,80ab<br />
<br />
140,2ab<br />
<br />
77,90b<br />
<br />
0,180b<br />
<br />
1,00b<br />
<br />
0,48b<br />
<br />
100<br />
<br />
37,87abc<br />
<br />
146,5a<br />
<br />
81,67ab<br />
<br />
0,183ab<br />
<br />
1,18a<br />
<br />
0,58a<br />
<br />
Nồng độ<br />
COS* (ppm)<br />
<br />
128<br />
<br />
150<br />
<br />
40,60a<br />
<br />
144,8a<br />
<br />
87,03a<br />
<br />
0,211a<br />
<br />
1,19a<br />
<br />
0,61a<br />
<br />
200<br />
<br />
33,87cd<br />
<br />
135,7b<br />
<br />
78,81ab<br />
<br />
0,195ab<br />
<br />
1,01b<br />
<br />
0,47b<br />
<br />
CPS (100)<br />
<br />
32,60cd<br />
<br />
128,7c<br />
<br />
76,00b<br />
<br />
0,170c<br />
<br />
1,00b<br />
<br />
0,46b<br />
<br />
Nhìn chung, ở tất các lô thí nghiệm, vào giai đoạn 7 lá, số lượng nốt sần chưa<br />
nhiều, chỉ khoảng 30,03-40,60 nốt sần/cây. Ở cây lạc, trong thời kỳ này, quan hệ giữa vi<br />
khuẩn nốt sần và cây lạc có thể vẫn còn là quan hệ kí sinh. Vi khuẩn sử dụng dinh<br />
dưỡng carbon của lạc nhưng cố định N2 chưa có ý nghĩa [3]. Ở giai đoạn này các lô có<br />
phun COS 50-150 ppm có số lượng nốt sần/cây nhiều hơn các lô còn lại và lô đối chứng.<br />
Bước sang giai đoạn ra hoa rộ, số lượng nốt sần tăng lên rất nhiều: 126,4-146,5<br />
nốt sần/cây. Đây là giai đoạn mà quan hệ giữa vi khuẩn và cây lạc là quan hệ cộng sinh:<br />
vi khuẩn sử dụng dinh dưỡng carbon (glucid) và năng lượng (ATP) của lạc, đồng thời<br />
nó cung cấp NH3 cố định từ N2 của không khí cho lạc. Ở giai đoạn này tất cả các lô có<br />
xử lý COS đều có số lượng nốt sần/cây cao hơn so với đối chứng, đặc biệt là ở nồng độ<br />
100 ppm (có 146,5 nốt sần/cây, tăng 15,6% so với đối chứng). Đến giai đoạn thu hoạch<br />
số lượng nốt sần giảm mạnh và khác nhau ít có ý nghĩa ở tất cả các lô thí nghiệm do<br />
quan hệ cộng sinh của cây và vi khuẩn yếu dần, cây không cung cấp đủ glucid cho vi<br />
khuẩn sinh trưởng và hoạt động.<br />
Như vậy, COS với nồng độ 100-150ppm có tác dụng kích thích sự hình thành<br />
nốt sần mạnh nhất so với đối chứng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lạc, trong khi<br />
đó ảnh hưởng của CPS lên chỉ tiêu này không khác nhau có ý nghĩa so với đối chứng<br />
không xử lý COS.<br />
Khi hàm lượng COS tăng lên 200ppm thì số lượng nốt sần không tăng so với đối<br />
chứng, điều này cho thấy, COS với nồng độ cao không kích thích sự hình thành nốt sần<br />
ở lạc. Ở đây có thể thấy xu hướng tác động của COS theo nguyên tắc nồng độ tương tự<br />
như các chất điều hòa sinh trưởng thực vật: ở nồng độ thấp tác dụng kích thích chưa rõ,<br />
ở nồng độ thích hợp tác dụng kích thích mạnh, ở nồng độ cao tác dụng kích thích giảm,<br />
ở nồng độ rất cao có thể gây độc.<br />
Ảnh hưởng của COS đến trọng lượng tươi của nốt sần<br />
Hiệu quả của quá trình cố định N2 của cây họ đậu phụ thuộc vào số nốt sần hữu<br />
hiệu. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào trọng lượng của nốt sần. Trọng lượng tươi nốt<br />
sần càng lớn, số nốt sần hữu hiệu càng nhiều và hoạt tính của enzyme nitrogenase càng<br />
mạnh mặc dù số lượng nốt sần/cây có thể ít hơn.<br />
Bảng 2 cũng cho thấy, động thái biến đổi trọng lượng tươi của nốt sần trong quá<br />
trình sinh trưởng của lạc tương tự như sự thay đổi số lượng nốt sần: ở tất cả các lô thí<br />
nghiệm, trọng lượng của nốt sần ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng thấp và đạt<br />
cao nhất ở giai đoạn ra hoa. Chỉ tiêu này thấp nhất vào giai đoạn thu hoạch lạc, là giai<br />
129<br />
<br />