TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA DỊCH CHIẾT NẤM XỐP GÂY NÔN<br />
(RUSSULA EMETICA) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH, HUYẾT HỌC<br />
VÀ TIM MẠCH TRÊN ĐỘNG VẬT<br />
Nguyễn Tiến Dũng*; Nguyễn Kim Sơn*; Hoàng Công Minh**<br />
TÓM TẮT<br />
Nấm xốp gây nôn (Russula emetica) là loài nấm thường gặp ở Việt Nam, loại nấm này chứa nhiều độc<br />
tố gây ngộ độc. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: ®ánh giá ảnh hưởng của dịch chiết<br />
nấm xốp gây nôn (NXGN) lên một số chỉ tiêu hóa sinh, huyết học, tim mạch trên động vật. Đối tượng<br />
nghiên cứu: NXGN, thỏ, chuột cống trắng. Phương pháp: thực nghiệm trên động vật bằng cách gây ngộ<br />
độc động vật qua đường tiêu hóa với liều nấm khô trên thỏ 6,628 g/kg, trên chuột cống 5,865 g/kg thể<br />
trọng. Lấy máu thỏ để xác định các chỉ tiêu hóa sinh, huyết học và đo mạch, huyết áp trên chuột cống<br />
trắng. Kết quả cho thấy hoạt độ ALT, GGT huyết thanh tăng, nồng độ glucose máu giảm ở ngày thứ nhất<br />
sau ngộ độc so với trước ngộ độc (p < 0,001). Hoạt độ AST, nồng độ billirubin toàn phần, ure, creatinin<br />
không thay đổi rõ rệt (p > 0,05) trong toàn bộ thời gian theo dõi. Số lượng hồng cầu, bạch cầu, nồng độ<br />
hemoglobin tăng ở ngày thứ nhất sau ngộ độc. Tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng, bạch cầu lympho giảm có ý<br />
nghĩa thống kê ở ngày thứ nhất và thứ 5 sau ngộ độc. Bạch cầu ưa axít tăng trong toàn bộ thời gian theo<br />
dõi. Sự thay đổi mạch, huyết áp ở chuột cống trắng giữa trước và sau ngộ độc không có ý nghĩa thống kê.<br />
* Từ khóa: Nấm xốp gây nôn; Chỉ tiêu hóa sinh; Huyết học; Tim mạch; Động vật.<br />
<br />
STUDY ON EFFECTS OF THE EXTRACT OF MUSHROOM RUSSULA<br />
EMETICA ON SOME BIOCHEMICAL, HEMATOLOGICAL AND<br />
CARDIOVASCULAR PARAMETERS IN ANIMALS<br />
SUMMARY<br />
Mushroom Russula emetica usually grows in Vietnam. The aims of the study are to assess effect of<br />
extracts of the mushroom on some biochemical, hematological and cardiovascular parameters in animals.<br />
Objects of the study were mushroom Russula emetica, rabbits, white rats. Method: experimental poisoning<br />
animals with extracts of the dried mushroom was taken on rabbit by dose of 6.628 g/kg and on rat by dose<br />
of 5.865 g/kg body weight. The rabbit blood was taken for testing. Pulse and blood pressure of the rats<br />
were checked. The results showed that the activity of serum ALT, GGT was increased, concentration of<br />
glucose in blood was decreased in the first days after exposure in comparison with before exposure (p <<br />
0.001). The activity of serum AST, concentration of total billirubin, urea, creatinine were not significantly<br />
changed (p > 0.05). Number of red blood cells, white blood cells, concentration of hemoglobine and<br />
th<br />
proportion of neutrophils were increased, proportion of lymphocytes was decreased in the first and the 5<br />
day after exposure. Proportion of eosinophils was increased in all time of study. Blood pressure and pulse<br />
of the white rats were not significantly changed.<br />
* Key words: Mushroom Russula emetica; Biochemical; Hematological; Cardiovascular parameter;<br />
Animal.<br />
* Bệnh viện Bạch Mai<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tiến Dũng (dung.bachmai@yahoo.com.vn)<br />
Ngày nhận bài: 21/05/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/07/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 31/07/2014<br />
<br />
72<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt<br />
đới, có hệ thực vật phong phú với rất nhiều<br />
loài nấm. Theo Trịnh Tam Kiệt (2008), tính<br />
đến năm 2007, tại Việt Nam đã ghi nhận<br />
1.300 loài nấm lớn, trong đó có nhiều loài<br />
nấm độc [3]. NXGN là một trong các loài<br />
nấm thường gặp ở các tỉnh phía Bắc Việt<br />
Nam. NXGN có mũ màu đỏ, phiến nấm<br />
màu trắng và cuống nấm màu hồng nhạt<br />
hoặc màu trắng [2]. Trong những năm<br />
gần đây, các vụ ngộ độc nấm liên tục xảy<br />
ra ở Việt Nam [1]. Theo kinh nghiệm nhân<br />
dân ta thường coi NXGN rất độc vì mũ<br />
nấm có màu đỏ. Các công trình nghiên<br />
cứu về NXGN rất ít. Theo Edwards J.N,<br />
Henry J.A (1989), loài nấm này gây rối<br />
loạn tiêu hóa với triệu chứng buồn nôn,<br />
nôn, đau bụng, ỉa chảy [4, 6]. Các nhà<br />
khoa học Kobata K, Kano S, Shibata H<br />
(1995) đã xác định được độc tố của loài<br />
nấm này là sesquiterpenoids (lactarorufin A,<br />
furandiol, methoxyfuranalcohol) [5]. Hiện<br />
nay, chưa có tài liệu nào được công bố<br />
về ảnh hưởng của loài nấm này lên chức<br />
năng gan, thận, tim mạch và tế bào máu<br />
ngoại vi. Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề nghiên<br />
cứu đề tài này với mục tiêu: Đánh giá ảnh<br />
hưởng của dịch chiết NXGN lên một số<br />
chỉ tiêu hóa sinh, huyết học và tim mạch<br />
trên động vật.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- NÊm xèp g©y n«n (Rusulla emetica),<br />
được thu hái vào mùa hè tại huyện Trùng<br />
Khánh, tỉnh Cao Bằng. Bảo quản mẫu nấm<br />
ở dạng khô.<br />
<br />
73<br />
<br />
- Thỏ: 10 con, không phân biệt đực cái,<br />
khoẻ mạnh, trọng lượng 2,0 ± 0,2 kg dùng<br />
cho nghiên cứu các chỉ tiêu hóa sinh, huyết<br />
học.<br />
- Chuột cống trắng: 10 con, khoẻ mạnh,<br />
trọng lượng 200 ± 20g dùng cho nghiên<br />
cứu mạch, huyết áp.<br />
Nuôi thỏ bằng thức ăn chuyên dùng do<br />
Công ty Chế biến Thức ăn gia súc cung<br />
cấp và rau xanh. Rau được rửa sạch trước<br />
khi cho ăn. Chuột cống trắng được nuôi<br />
bằng thức ăn chế biến theo công thức<br />
dùng cho chuột. Theo dõi triệu chứng,<br />
mức tiêu thụ thức ăn, tình trạng động vật<br />
hàng ngày.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Phương pháp gây ngộ độc trên động<br />
vật:<br />
Nghiền nhỏ mẫu nấm và chiết bằng<br />
chloroform theo phương pháp thường<br />
quy. Sau khi sục khí đuổi hết dung môi,<br />
cặn còn lại được pha chế thành dịch<br />
chiết. Dùng dụng cụ chuyên dụng bơm<br />
dịch chiết nấm vào dạ dày động vật với<br />
liều nấm khô trên thỏ là 6,628 g nấm<br />
khô/kg, trên chuột cống là 5,865 g/kg thể<br />
trọng. Liều này bằng 2/3 liều tối thiểu gây<br />
chết thỏ (LDmin) và được xác định trước<br />
khi gây ngộ độc.<br />
* Phương pháp xác định các chỉ tiêu:<br />
- Lấy máu tĩnh mạch tai thỏ trước và<br />
sau khi gây ngộ độc ở các ngày thứ 1, 5<br />
và 10 để tiến hành xét nghiệm chỉ tiêu<br />
hoá sinh và huyết học.<br />
- Phương pháp xác định chỉ tiêu hóa<br />
sinh: ly tâm máu lấy huyết thanh. Đưa<br />
ống chứa huyết thanh vào máy phân tích<br />
hoá sinh tự động CHEMIX-180 (Nhật Bản)<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
để xác định các chỉ tiêu: hoạt độ AST, ALT,<br />
GGT, nồng độ billirubin toàn phần, ure,<br />
creatinin và glucose. Tùy theo chỉ tiêu cần<br />
xét nghiệm, máy tự động xử lý mẫu với<br />
các loại hóa chất tương ứng để tạo thành<br />
phức chất, đo độ hấp thu ở bước sóng<br />
thích hợp với từng chỉ tiêu, tự động tính<br />
và in kết quả.<br />
- Phương pháp xét nghiệm chỉ tiêu<br />
huyết học: mẫu máu được chống đông<br />
và đưa vào máy xét nghiệm huyết học tự<br />
động XE 2100 (Nhật Bản). Máy tự động<br />
hút lượng máu cần thiết và xác định số<br />
lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, công<br />
<br />
thức bạch cầu theo kỹ thuật nhuộm huỳnh<br />
quang và biểu đồ tán xạ tia laser cho khả<br />
năng phân biệt các loại tế bào máu khác<br />
nhau.<br />
- Xác định mạch, huyết áp trên thiết bị<br />
chuyên dụng tự động đo mạch, huyết áp<br />
chuột cống của Hãng Ugo Basile (CHLB<br />
Đức). Thời điểm đo mạch, huyết áp trước và<br />
sau khi gây ngộ độc ở giờ thứ 1, 6 và 24.<br />
* Xử lý số liệu: số liệu được tính trung<br />
bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD) theo Excel<br />
và so sánh hai giá trị trung bình giữa<br />
trước và sau ngộ độc theo t-test.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vµ bµn luËn<br />
1. Ảnh hƣởng của dịch chiết NXGN lên một số chỉ tiêu hoá sinh trên thỏ.<br />
Bảng 1: Thay đổi một số chỉ tiêu hóa sinh máu ( X SD, n = 10).<br />
(ngµy)<br />
<br />
AST<br />
<br />
45,5 4,8<br />
<br />
(U/l)<br />
ALT<br />
<br />
62,6 6,2<br />
<br />
(U/l)<br />
GGT<br />
<br />
16,5 1,4<br />
<br />
(U/l)<br />
Billirubin toàn phần<br />
(mol/l)<br />
<br />
3,61 0,38<br />
<br />
Glucose<br />
<br />
6,59 0,57<br />
<br />
(mmol/l)<br />
Ure<br />
<br />
5,81 0,57<br />
<br />
(mmol/l)<br />
Creatinin<br />
(mol/l)<br />
<br />
74<br />
<br />
71,2 7,3<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
49,8 5,9<br />
<br />
47,3 6,0<br />
<br />
44,9 5,3<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
82,8 8,1<br />
<br />
68,3 7,6<br />
<br />
63,7 5,9<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
21,2 2,2<br />
<br />
17,7 2,0<br />
<br />
16,9 1,8<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
3,58 0,42<br />
<br />
3,64 0,39<br />
<br />
3,53 0,36<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
5,38 0,63<br />
<br />
6,75 0,68<br />
<br />
6,52 0,59<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
5,93 0,61<br />
<br />
5,88 0,57<br />
<br />
5,77 0,54<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
74,8 8,04<br />
<br />
69,9 7,16<br />
<br />
75,2 7,51<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
Hoạt độ ALT, GGT trong huyết thanh<br />
<br />
có hoạt tính tương đối ổn định ở bào<br />
<br />
thỏ bị ngộ độc dịch chiết NXGN tăng,<br />
<br />
tương tế bào gan. Khi tế bào gan bị tổn<br />
<br />
nồng độ glucose giảm có ý nghĩa thống<br />
<br />
thương, AST, ALT, GGT thoát từ bào tương<br />
<br />
kê ở ngày thứ nhất sau ngộ độc. Hoạt độ<br />
<br />
vào máu làm cho hoạt độ các enzym này<br />
<br />
AST, nồng độ billirubin, ure và creatinin<br />
<br />
trong huyết thanh tăng. Tế bào gan bị tổn<br />
<br />
không thay đổi rõ rệt so với trước ngộ độc<br />
<br />
thương càng nặng, hoạt độ AST, ALT huyết<br />
<br />
(p > 0,05) trong toàn bộ thời gian nghiên<br />
<br />
thanh càng tăng. Bilirubin là sản phẩm<br />
<br />
cứu. Nồng độ glucose giảm có ý nghĩa<br />
<br />
thoái biến của hemoglobin. Hàm lượng<br />
<br />
thống kê ở ngày thứ nhất sau ngộ độc so<br />
<br />
bilirubin tăng trong máu do nhiều nguyên<br />
<br />
với trước ngộ độc với p < 0,001. Các loại<br />
<br />
nhân như tổn thương tế bào gan, tắc mật,<br />
<br />
enzym AST, ALT và GGT thông thường<br />
<br />
tan máu.<br />
<br />
2. Ảnh hƣởng của NXGN lên một số chỉ tiêu huyết học trên thỏ.<br />
Bảng 2: Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ( X SD, n = 10).<br />
(ngµy)<br />
<br />
Hồng cầu (T/l )<br />
<br />
Huyết sắc tố (g/l)<br />
<br />
Tiểu cầu (G/l)<br />
<br />
Số lượng bạch cầu (G/l)<br />
<br />
4,47 0,41<br />
<br />
98,7 9,4<br />
<br />
257,2 31,4<br />
<br />
8,48 0,81<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
4,92 0,43<br />
<br />
4,63 0,52<br />
<br />
4,51 0,45<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
109,6 8,8<br />
<br />
99,8 8,7<br />
<br />
101,2 9,4<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
275,3 36,1<br />
<br />
269,6 33,8<br />
<br />
252,4 35,6<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
13,21 1,54<br />
<br />
9,16 0,92<br />
<br />
8,66 0,95<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Số lượng hồng cầu, bạch cầu, nồng độ huyết sắc tố ở thỏ bị ngộ độc dịch chiết<br />
NXGN tăng có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ nhất. Số lượng tiểu cầu không khác biệt so<br />
với trước ngộ độc ở tất cả thời điểm nghiên cứu (p > 0,05). Số lượng hồng cầu, nồng<br />
độ huyết sắc tố tăng lên ở ngày thứ nhất là do máu cô (do thỏ bị nôn mửa nhiều sau<br />
ngộ độc làm cơ thể mất nước và do gây nôn nhiều nên loài nấm này có tên là NXGN).<br />
Ngoài ra, do thỏ bỏ ăn rau nên lượng nước cung cấp cho cơ thể giảm làm cho máu cô.<br />
Qua theo dõi chúng tôi thấy thỏ nôn mửa, chảy nhiều đờm dãi ở giờ thứ 3 - 4 sau<br />
ngộ độc, tiếp theo thỏ bỏ ăn, phân nhão.<br />
<br />
75<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br />
<br />
Bảng 3: Thay đổi công thức bạch cầu trong máu ( X SD, n = 10).<br />
(ngµy)<br />
<br />
Bạch cầu trung tính (%)<br />
Bạch cầu lympho (%)<br />
<br />
Bạch cầu mono (%)<br />
<br />
Bạch cầu ưa axít (%)<br />
<br />
Bạch cầu ưa kiềm (%)<br />
<br />
48,5 4,4<br />
44,5 5,2<br />
4,3 0,4<br />
<br />
1,3 0,2<br />
<br />
1,0 0,2<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
56,3 6,4<br />
<br />
53,5 4,6<br />
<br />
48,5 5,2<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
36,6 4,3<br />
<br />
38,9 5,8<br />
<br />
44,1 4,9<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
p < 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
4,5 0,5<br />
<br />
4,7 0,9<br />
<br />
4,4 0,4<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
1,7 0,2<br />
<br />
1,9 0,2<br />
<br />
1,8 0,2<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
p < 0,001<br />
<br />
0,9 0,2<br />
<br />
1,0 0,1<br />
<br />
1,2 0,2<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng, bạch cầu lympho giảm có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ<br />
nhất và thứ 5 sau ngộ độc. Bạch cầu ưa axít tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) ở tất<br />
cả các thời điểm nghiên cứu sau ngộ độc. Số lượng bạch cầu tăng lên là do phản ứng<br />
của cơ thể đối với tác nhân độc hại, khi đó bạch cầu ở các tổ chức như gan, lách, cơ,<br />
tủy xương… đổ ra ngoài máu ngoại vi làm cho số lượng bạch cầu tăng lên và tăng chủ yếu<br />
là bạch cầu trung tính, tỷ lệ bạch cầu lympho giảm ở ngày thứ nhất và 5 sau ngộ độc.<br />
3. Ảnh hƣởng của dịch chiết NXGN lên một số chỉ tiêu tim mạch trên chuột<br />
cống trắng.<br />
Bảng 4: Thay đổi mạch, huyết áp chuột cống trắng ( X SD; n = 10).<br />
(ngµy)<br />
<br />
Mạch (nhịp/phút)<br />
<br />
Huyết áp tối đa (mmHg)<br />
<br />
Huyết áp tối thiểu (mmHg)<br />
<br />
352 25<br />
<br />
187 16<br />
<br />
105 10<br />
<br />
1 giờ<br />
<br />
6 giờ<br />
<br />
24 giờ<br />
<br />
369 33<br />
<br />
372 29<br />
<br />
350 35<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
195 19<br />
<br />
201 23<br />
<br />
185 20<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
116 14<br />
<br />
107 12<br />
<br />
113 11<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Sự thay đổi mạch, huyết áp tối đa, tối thiểu ở chuột cống trắng bị ngộ độc NXGN<br />
so với trước ngộ độc không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ dịch<br />
chiết của NXGN ở liều bằng 2/3 liều chết tối thiểu không gây rối loạn tim mạch.<br />
Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu ở liều cao hơn để đánh giá ảnh hưởng của loài nấm<br />
này trên động vật.<br />
<br />
76<br />
<br />