Vũ Văn Thông<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/2: 131 - 134<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN TỶ SUẤT DĂM VÀ<br />
TỶ SUẤT DĂM CÔNG NGHỆ LOÀI CÂY KEO LÁ TRÀM (ACACIA<br />
AURICULIFORMIS A.CUNN EX BENTH) TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Vũ Văn Thông*<br />
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
- Tỷ suất dăm biến động từ 95,29% đến 98,47% tăng dần từ cỡ tuổi 6 đến cỡ tuổi 14. Tỷ suất dăm<br />
công nghệ tăng dần từ tuổi 6 (80,26%) đến tuổi 12 (85,74%), tuổi 14 tỷ suất dăm công nghệ giảm<br />
xuống còn 83,69%.<br />
- Giữa tỷ suất dăm với tuổi và mật độ của lâm phần có quan hệ chặt. Phƣơng trình mô tả quan hệ<br />
này là: Q = 85.5835+3.6878.lnA+0,4759.LnN<br />
- Quan hệ giữa tỷ suất dăm công nghệ với tuổi và mật độ lâm phần đƣợc thể hiện bằng phƣơng<br />
trình sau: LnQ0= 4,4569 +0,0381.lnA + 0,0049.lnN<br />
- Giữa tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ thực sự tồn tại quan hệ với số cành trên đơn vị chiều<br />
dài thân cây ở mức tƣơng đối chặt đến chặt.<br />
- Tỷ suất dăm công nghệ có quan hệ tỷ lệ nghịch với đƣờng kính cành trên thân cây, khi đƣờng<br />
kính cành tăng tỷ suất dăm công nghệ giảm.<br />
Từ khóa: tỷ suất dăm, tỷ suất dăm công nghệ, keo lá tràm, Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hiện nay ở Việt Nam, Keo lá tràm (A.<br />
auriculiformis Cumn Ex Benth) là loại cây đƣợc<br />
trồng phổ biến cung cấp nguyên liệu cho công<br />
nghiệp chế biến vì nó có nhiều ƣu điểm so với<br />
các loại cây rừng trồng mọc nhanh khác. Để<br />
nâng cao hiệu quả sử dụng rừng trồng Keo lá<br />
tràm kinh doanh nguyên liệu ván dăm cần phải<br />
có những nghiên cứu sâu về các nhân tố ảnh<br />
hƣởng đến tỷ lệ lợi dụng gỗ (tỷ suất dăm công<br />
nghệ), để từ đó đề suất các biện pháp kinh danh<br />
rừng phù hợp. Xuất phát từ những vấn đề đặt ra<br />
ở trên, để góp phần đáp ứng nhu cầu của thực<br />
tiễn sản xuất trong kinh doanh rừng Keo lá<br />
tràm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:<br />
Nghiên cứu ảnh hƣởng của tuổi và mật độ đến<br />
tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ loài cây<br />
Keo lá tràm trồng tại Thái Nguyên.<br />
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu<br />
Xác định đƣợc ảnh hƣởng của tuổi và mật<br />
độ đến tỷ suất dăm công nghệ loài cây Keo<br />
lá tràm.<br />
Nội dung<br />
*<br />
<br />
- Xác định tỷ suất dăm và chất lƣợng dăm<br />
- Xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm và tỷ<br />
suất dăm công nghệ với tuổi và mật độ<br />
- Quan hệ giữa tỷ suất dăm và tỷ suất dăm<br />
công nghệ với số cành trên đơn vị chiều dài<br />
thân cây và đƣờng kính cành.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Tiến hành lập ÔTC tạm thời diện tích<br />
1000m2, xác định D1.3, HVN các cây trong ô;<br />
tính toán kích thƣớc cây tiêu chuẩn; chọn,<br />
chặt ngả cây tiêu chuẩn cƣa đoạn 2m đến vị<br />
trí đƣờng kính đầu trên 6 cm, cân khối lƣợng<br />
từng cây; băm dăm các cây mẫu tại xƣởng<br />
băm dăm của Viện nghiên cứu lâm nghiệp<br />
Việt Nam; xác định khối lƣợng dăm tƣơi; sấy<br />
dăm ở nhiệt độ 1050c cho tới khi khối lƣợng<br />
không đổi; tổng hợp số liệu và tính toán các<br />
chỉ tiêu nghiên cứu trên phần mềm Execl.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Kết quả xác định tỷ suất dăm và chất<br />
lượng dăm<br />
Tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ là chỉ tiêu<br />
biểu thị kết quả của quá trình sinh trƣởng, tăng<br />
trƣởng của cây rừng, là kết quả của việc áp dụng<br />
các biện pháp kỹ thuật nuôi dƣỡng rừng cũng<br />
nhƣ việc xác định thời điểm khai thác rừng.<br />
Trƣớc khi băm xác định khối lƣợng gỗ tròn.<br />
Sau khi băm, xác định khối lƣợng phế liệu<br />
<br />
Tel: 0912 010 997; Email: vuvanthong68@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
131<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Văn Thông<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
(xơ), riêng phần đầu mẩu, gỗ thừa không<br />
băm đƣợc thành dăm sẽ trừ vào phần gỗ<br />
trƣớc khi băm, khối lƣợng dăm gỗ thu đƣợc<br />
bao gồm dăm đủ kích thƣớc (dăm công<br />
nghệ), dăm phế liệu.<br />
Kết quả xác định tỷ suất dăm và tỷ suất dăm<br />
công nghệ đƣợc tổng hợp ở bảng 1.<br />
Từ số liệu bảng 1 cho thấy: Tỷ suất dăm biến<br />
động từ 95,29% đến 98,47% và chúng có xu<br />
hƣớng tăng dần từ cỡ tuổi 6 đến cỡ tuổi 14.<br />
Tỷ suất dăm công nghệ biến động từ 80,26%<br />
(tuổi 6) đến 85,74% (tuổi 12), đến tuổi 14 tỷ<br />
suất dăm công nghệ giảm xống còn 83,69%.<br />
Bình quân chung tỷ suất dăm công nghệ đạt<br />
83,51% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ<br />
ẩm quy đổi (3 5%), nhƣ vậy, đối chiếu với<br />
tiêu chuẩn ngành, tỷ lệ này thấp hơn một chút<br />
(tiêu chuẩn cần đạt 85%). Sự khác nhau về tỷ<br />
suất dăm ở các mẫu có thể đƣợc giải thích<br />
nhƣ sau: Ở tuổi còn non, khi tiến hành băm<br />
dăm do gỗ còn non nên tạo xơ nhiều mặt khác<br />
đƣờng kính thƣờng nhỏ sẽ làm cho tỷ lệ dăm<br />
vụn tăng khi tiến hành sàng sơ bộ, bộ phận xơ<br />
bị loại thải dẫn đến tỷ lệ phế liệu lớn, tỷ suất<br />
dăm giảm. Khi tuổi tăng lên đƣờng kính tăng<br />
tỷ lệ dăm vụn giảm, mặt khác đến một giai<br />
đoạn tuổi nhất định, gỗ lõi đƣợc hình thành,<br />
khối lƣợng thể tích tăng và đạt cực đại khi cây<br />
đến tuổi thành thục (nghĩa là hàm lƣợng “chất<br />
khô” trong gỗ cũng tăng dần từ tuổi non và<br />
đạt cực đại ở tuổi thành thục công nghệ). Cây<br />
có độ tuổi quá cao, gỗ thƣờng giòn cứng, khi<br />
băm dăm dễ bị gãy vụn làm cho tỷ suất dăm<br />
giảm, hoặc xuất hiện những phần gỗ già mềm,<br />
xốp ảnh hƣởng không tốt đến tỷ suất dăm cũng<br />
nhƣ chất lƣợng dăm. Đây sẽ là cơ sở xác định<br />
tuổi khai thác chính cho rừng trồng keo lá tràm<br />
kinh doanh nguyên liệu ván dăm ở đối tƣợng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
85(09)/2: 131 - 134<br />
<br />
Qua bảng số liệu trên đây, bƣớc đầu có thể<br />
kết luận tuổi khai thác chính của rừng trồng<br />
Keo lá tràm kinh doanh nguyên liệu ván dăm<br />
là tuổi 12.<br />
Quan hệ giữa tỷ suất dăm (Q) và tỷ suất dăm<br />
công nghệ (Q0) với tuổi (A) và mật độ (N)<br />
Tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ là cơ sở<br />
chọn lựa nguyên liệu sản xuất ván dăm. Bởi vì,<br />
tỷ suất dăm cao hay thấp có ảnh hƣởng trực tiếp<br />
đến giá thành sản phẩm cũng nhƣ hiệu quả sử<br />
dụng nguồn nguyên liệu đó. Mặt khác, quan<br />
trọng hơn là thông qua nghiên cứu quan hệ<br />
giữa tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ<br />
với tuổi và mật độ là cơ sở để xây dựng các<br />
biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dƣỡng<br />
rừng Keo lá tràm cũng nhƣ việc xác định tuổi<br />
khai thác chính trong kinh doanh nguyên liệu<br />
ván dăm.<br />
1. Tỷ suất dăm<br />
Tỷ suất dăm là tỷ lệ giữa khối lƣợng dăm thu<br />
đƣợc (dăm công nghệ, dăm phế liệu) và khối<br />
lƣợng nguyên liệu gỗ đƣa vào tạo dăm (ở cùng<br />
độ ẩm quy đổi). Trong nghiên cứu này các số<br />
liệu tính toán đã quy đổi về độ ẩm 3 5%. Việc<br />
xác lập quan hệ giữa Q với tuổi và mật độ cho<br />
phép ƣớc lƣợng gần đúng Q của cây cũng nhƣ<br />
sản lƣợng dăm của lâm phần tƣơng ứng với tuổi<br />
và cấp mật độ xác định.<br />
Từ số liệu Q của 30 cây tiêu chuẩn, đã tiến hành<br />
thăm dò quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi, mật<br />
độ lâm phần qua một số dạng phƣơng trình sau:<br />
Q = a0 + a1.A + a2.N + a3.AN<br />
(3.1)<br />
Q = a0 + a1.A + a2.N<br />
(3.2)<br />
LnQ = a0 + a1.A+a2. lnN<br />
(3.3)<br />
Q = a0 + a1.lnA+a2. lnN<br />
(3.4)<br />
Kết quả xác định các tham số của phƣơng<br />
trình bằng phƣơng pháp hồi quy đƣợc tổng<br />
hợp ở bảng 2.<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ sau khi sấy<br />
Cỡ<br />
tuổi<br />
6<br />
9<br />
12<br />
14<br />
BQ<br />
<br />
Thành phần gỗ sau khi băm (kg)<br />
Gỗ tròn đã<br />
Mật độ<br />
quy đổi độ ẩm<br />
Dăm<br />
Dăm<br />
(N/ha)<br />
Xơ<br />
(kg)<br />
CN<br />
phế liệu<br />
1534<br />
30,18<br />
1,41<br />
24,23<br />
4,54<br />
1461<br />
57,25<br />
1,19<br />
48,27<br />
7,80<br />
1426<br />
59,78<br />
1,12<br />
51,25<br />
7,40<br />
1245<br />
71,16<br />
1,08<br />
59,54<br />
10,55<br />
55,57<br />
1,19<br />
46,63<br />
7,75<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
132<br />
<br />
Tổng dăm<br />
(kg)<br />
28,77<br />
56,07<br />
58,66<br />
70.09<br />
54,38<br />
<br />
Tỷ suất<br />
dăm<br />
(%)<br />
95,29<br />
97,92<br />
98,10<br />
98,47<br />
97,50<br />
<br />
Tỷ suất<br />
dăm CN<br />
(%)<br />
80,26<br />
84,29<br />
85,74<br />
83,69<br />
83,51<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Văn Thông<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/2: 131 - 134<br />
<br />
Biểu 2. Kết quả xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và mật độ lâm phần<br />
Phương trình<br />
Q= 96,9691+ 0,0092.A- 0,002329.N+ 0,00026.AN<br />
Q= 93,0165+0,3737.A+0,0004.N<br />
LnQ= 4,5078+0,0038.A+0,0044.lnN<br />
Q = 85.5835+3.6878*lnA+0,4759*LnN<br />
<br />
Nhận xét: Giữa tỷ suất dăm với tuổi và mật<br />
độ của lâm phần có quan hệ chặt (0,86 –<br />
0,90), các tham số và hệ số tƣơng quan đều<br />
tồn tại. Căn cứ vào hệ số tƣơng quan đã chọn<br />
phƣơng trình (3.4) để mô tả quan hệ giữa tỷ<br />
suất dăm với tuổi và mật độ lâm phần,<br />
phƣơng trình cụ thể là:<br />
Q = 85.5835+3.6878.lnA+0,4759.LnN (3.4)<br />
2. Tỷ suất dăm công nghệ (Qo)<br />
Tỷ suất dăm công nghệ là tỷ lệ % giữa khối<br />
lƣợng dăm công nghệ thu đƣợc (dăm đủ quy<br />
cách) và khối lƣợng nguyên liệu (gỗ) đƣa vào<br />
tạo dăm (ở cùng độ ẩm quy đổi). Từ số liệu<br />
thu thập đƣợc tại bảng 3.1, đã thăm dò quan<br />
hệ giữa Qo với tuổi và mật độ lâm phần, kết<br />
quả xác định các tham số của phƣơng trình<br />
đƣợc tổng hợp ở bảng 3.<br />
Quan hệ giữa tỷ suất dăm với tuổi và mật độ<br />
lâm phần thực sự tồn tại theo 3 dạng phƣơng<br />
trình trên ở mức tƣơng đối chặt đến chặt, hệ<br />
số tƣơng quan từ 0,60 đến 0,90. Kết quả kiểm<br />
tra cho thấy, hệ số tƣơng quan và các tham số<br />
đều tồn tại.<br />
Căn cứ vào kết quả trên đã chọn phƣơng trình<br />
(3.7), với hệ số tƣơng quan cao nhất, để biểu<br />
thị mối quan hệ giữa tỷ suất dăm công nghệ<br />
với tuổi và mật độ lâm phần.<br />
LnQ0 = 4,4569 +0,0381.lnA + 0,0049.lnN (3.7)<br />
Nhƣ vậy, trong một giới hạn nhất nhất định,<br />
khi tuổi và mật độ lâm phần tăng, tỷ suất dăm<br />
công nghệ tăng. Sở dĩ có hiện tƣợng trên là<br />
do, khi tuổi tăng lên tỷ lệ gỗ giác giảm trong<br />
khi đó gỗ lõi tăng, khi băm dăm lƣợng sơ sẽ<br />
giảm, dăm công nghệ tăng. Khi mật độ lâm<br />
<br />
r<br />
<br />
tr<br />
<br />
T05<br />
<br />
0,87<br />
0,86<br />
0,86<br />
0,90<br />
<br />
9,98<br />
9,50<br />
9,38<br />
11,72<br />
<br />
2,04<br />
2,04<br />
2,04<br />
2,04<br />
<br />
Các<br />
tham số<br />
tồn tại<br />
tồn tại<br />
tồn tại<br />
tồn tại<br />
<br />
PT<br />
3.1<br />
3.2<br />
3.3<br />
3.4<br />
<br />
phần cao khả năng tỉa cành tự nhiên diễn ra<br />
sớm dẫn đến đƣờng kính cành nhỏ, gỗ ít mấu<br />
mắt khi đó băm dăm lƣợng dăm phế liệu<br />
(mùn) sẽ giảm.<br />
Nhƣ vậy, trong một giới hạn nhất định mật độ<br />
và tuổi lâm phần tăng tỷ suất dăm công nghệ<br />
càng cao, nghĩa là tỷ lệ lợi dụng gỗ càng cao.<br />
Đây sẽ là cơ sở để đề xuất biện pháp kỹ thuật<br />
nuôi dƣỡng rừng Keo lá tràm làm nguyên liệu<br />
ván dăm.<br />
3. Quan hệ giữa Q và Q0 với số cành (Nc)<br />
trên đơn vị chiều dài thân cây và đường kính<br />
cành(Dc)<br />
Nghiên cứu quan hệ giữa tỷ suất dăm và tỷ<br />
suất dăm công nghệ với số cành trên 1 đơn vị<br />
chiều dài thân cây và đƣờng kính cành là cơ sở<br />
để đánh giá ảnh hƣởng của cành (mắt gỗ) đến<br />
tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ và là cơ<br />
sở để đề xuất biện pháp kinh doanh rừng làm<br />
nguyên liệu ván dăm. Đề tài đã thăm dò mối<br />
quan hệ trên bằng một số dạng phƣơng trình,<br />
kết quả tính toán cho thấy các dạng phƣơng<br />
trình này đều có hệ số tƣơng quan ở mức hơi<br />
chặt và tƣơng đối chặt. Cụ thể nhƣ sau:<br />
+ Quan hệ giữa tỷ suất dăm với số cành trên<br />
đơn vị chiều dài thân cây:<br />
Q% = 98,7319 - 0,4215.Nc<br />
(3.8)<br />
r = 0,68; tr = 4,86; ta = 560,4; tb = 4,87; t05 = 2,04<br />
+ Quan hệ giữa tỷ suất dăm công nghệ với số<br />
cành trên đơn vị chiều dài thân cây:<br />
Q0% = 87,0036 - 1,7744.Nc<br />
(3.9)<br />
r = 0,71; tr = 4,9; ta = 128,4; tb = 5,3; t05 = 2,04<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả xác định quan hệ giữa tỷ suất dăm công nghệ với A và N<br />
Phương trình<br />
Q0= 76,3714 + 4,5131.lnA – 0,4486.lnN<br />
Q0= 96,6565-1,1408.A-0.0122.N + 0,0011.AN<br />
LnQ0= 4,4569 +0,0381.lnA + 0,0049.lnN<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
r<br />
<br />
tr<br />
<br />
T05<br />
<br />
0,60<br />
0,62<br />
0,90<br />
<br />
4,23<br />
4,48<br />
11,63<br />
<br />
2,05<br />
2,05<br />
2,05<br />
<br />
133<br />
<br />
Các tham<br />
số<br />
tồn tại<br />
tồn tại<br />
tồn tại<br />
<br />
PT<br />
3.5<br />
3.6<br />
3.7<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Văn Thông<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Quan hệ giữa tỷ suất dăm công nghệ với<br />
đƣờng kính cành trung bình trên thân cây:<br />
Qo = 87,4137 - 3,07149.lnDc<br />
(3.10)<br />
r = 0,42; tr = 2,47; ta = 55,43; tb = 2,47; t05 = 2,04<br />
Nhận xét: Giữa tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công<br />
nghệ thực sự tồn tại quan hệ với số cành trên<br />
đơn vị chiều dài thân cây ở mức tƣơng đối chặt<br />
đến chặt. Điều đó chứng tỏ rằng số cành (mắt<br />
gỗ) có ảnh hƣởng rõ nét đến tỷ suất dăm và tỷ<br />
suất dăm công nghệ. Tỷ suất dăm công nghệ có<br />
quan hệ với đƣờng kính cành, khi đƣờng kính<br />
cành tăng tỷ suất dăm công nghệ giảm.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Tỷ suất dăm biến động từ 95,29% đến 98,47%<br />
tăng dần từ cỡ tuổi 6 đến cỡ tuổi 14. Tỷ suất<br />
dăm công nghệ cũng biến đổi tƣơng tự tỷ suất<br />
dăm, tỷ suất dăm công nghệ biến động từ<br />
80,26% (tuổi 6) đến 85,74% (tuổi 12), đến tuổi<br />
<br />
85(09)/2: 131 - 134<br />
<br />
14 tỷ suất dăm công nghệ giảm xuống còn<br />
83,69%.<br />
- Giữa tỷ suất dăm với tuổi và mật độ của lâm<br />
phần có quan hệ chặt. Phƣơng trình mô tả quan<br />
hệ này là: Q = 85.5835+3.6878.lnA+0,4759.LnN<br />
- Quan hệ giữa tỷ suất dăm công nghệ với tuổi<br />
và mật độ lâm phần đƣợc thể hiện bằng phƣơng<br />
trình sau: LnQ0= 4,4569 +0,0381.lnA +<br />
0,0049.lnN<br />
- Tỷ suất dăm và tỷ suất dăm công nghệ thực<br />
sự tồn tại quan hệ với số cành trên đơn vị<br />
chiều dài thân cây ở mức tƣơng đối chặt đến<br />
chặt.<br />
- Tỷ suất dăm công nghệ có quan hệ tỷ lệ nghịch<br />
với đƣờng kính cành trung bình trên thân cây,<br />
khi đƣờng kính cành tăng tỷ suất dăm công nghệ<br />
giảm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ NN&PTNT (1997), Dự án phát triển sản xuất 1triệu m3 ván nhân tạo vào năm 2010, Hà Nội.<br />
[2]. Hồ Xuân Các, Hứa Thị Huần (1994), Công nghệ sản xuất ván dăm gỗ, Hội kỹ thuật lâm nghiệp TP Hồ Chí Minh.<br />
[3]. Hoàng Thúc Đệ (1993), Tổng quan cấu tạo tính chất cơ vật lý gỗ Keo tai tượng và khả năng sử dụng để sản xuất ván dăm<br />
và ván bóc, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, Hà Tây.<br />
[4]. Hoàng Tiến Đƣợng (2000), Chuyên đề tổng luận về ván dăm, Viện KHLN Việt Nam.<br />
[5]. Hứa Thị Huần (1997), Công nghệ sản xuất ván nhân tạo, Truờng Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.<br />
[6]. Tiêu chuẩn ngành 04TCN (2003),Gỗ tròn kích thước nhỏ làm nghuyên liệu sản xuất ván dăm, yêu cầu kỹ thuật và phương<br />
pháp xác định, Hà Nội.<br />
[7]. Tiêu chuẩn ngành 04TCN (2002), Dăm gỗ, yêu cầu kỹ thuật chung, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
EFFECT STUDY OF AGE AND DENSITY ON CHIPWOOD RATE AND<br />
TECHNOLOGY CHIPWOOD RATE OF<br />
ACACIA (ACACIA AURICULIFORMIS<br />
A.CUNN EX BENTH) PLANTING IN THAI NGUYEN<br />
Vu Van Thong*<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
<br />
- Chipwood rate varied from 95.29% to 98.47% increases from age 6 to age 14. Technology chipwood rate<br />
increases from the age of 6 (80.26%) to age 12 (85.74%), age 14 technology chipwood rate reduced to<br />
83.69%.<br />
- The chipwood rate with age and species density are close correlation. The equation describing this<br />
correlation is: Q = 85,5835 +3,6878. LNA +0,4759. LnN<br />
- The correlation between the technology chipwood rate with age and species density are represented by the<br />
following equation: LnQ0 = 4,4569 +0,0381. LNA + 0,0049. LnN<br />
- Between the chipwood rate and technology chipwood rate really exist correlations with branches per unit<br />
stem length at relatively close to very close.<br />
The ratio of technology chipwood is correlated to stem diameter relatively close to very close, the stem<br />
diameter increase then the ratio of technology chipwood reduces.<br />
Key words: chipwood rate, technological chipwood rate, acacia<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 010 997; Email: vuvanthong68@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
134<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />