Phạm Thế Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 69 - 73<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC<br />
TRONG LÁ TRẦU (PIPER BETLE L.)<br />
Phạm Thế Chính1,<br />
Phạm Thị Thắm , Nguyễn Hồng Phong1<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bằng phương pháp chiết theo độ phân cực tăng dần của dung môi, các lớp chất thiên nhiên trong lá<br />
trầu không Piper Betle L. đã được phân tách thành bốn lớp chất khác nhau. Lớp chất kém phân cực<br />
được chiết bằng n-hexan (cặn H, 4,62%), lớp chất phân cực trung bình được chiết bằng dung môi<br />
diclometan (cặn D, 4,19% ), lớp chất phân cực được phân bố vào dung môi chiết etyl axetat (cặn<br />
E, 1,80%), lớp chất phân cực cao phân bố vào dung môi chiết metanol-nước (cặn W, 6,03%). Hoạt<br />
tính vi sinh vật của các cặn chiết đã được nghiên cứu, trong đó cặn E có hoạt tính mạnh nhất,<br />
kháng được hai dòng vi sinh vật S. aurenus và E. coli, cặn chiết D kháng được S. aurenus. Từ cặn<br />
chiết D đã phân lập được hai chất tinh khiết là 4-allylpyrocatechol và eugenol, từ cặn chiết E phân<br />
lập được một chất tinh khiết 4-allylpyrocatechol. Cấu trúc của các hợp chất phân lập được xác<br />
định bằng các phương pháp phổ IR, MS, 1H&C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC. Hợp chất 4allylpyrocatechol đã được nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa với SC50=12,87 µg/ml và kháng<br />
mạnh dòng S. aurenus (MIC=50 µg/ml).<br />
Từ khóa: Piper, betle, sriboa, eugenol, trầu<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Cây trầu có tên khoa học là Piper betle L.<br />
(hay Piper sriboa L.), thuộc họ hồ tiêu<br />
(Piperaceae), được trồng ở khắp nơi trong<br />
nước ta để lấy lá ăn trầu. Nó còn được trồng<br />
tại nhiều nước khác ở châu Á, vùng nhiệt đới<br />
như Malaysia, Inđonesia, Philippin... Ngoài<br />
việc dùng lá trầu nhai với cau và vôi để ăn<br />
trầu và bảo vệ răng miệng, dân gian còn dùng<br />
nước lá trầu để sát trùng, chống lở loét, chống<br />
viêm nhiễm...[2]. Do vậy nghiên cứu các hợp<br />
chất có hoạt tính sinh học trong lá trầu được<br />
các nhà khoa học thế giới đặc biệt quan tâm<br />
[1,3,4], nhưng trong nước mới có vài công<br />
trình nghiên cứu sơ bộ về lá trầu. Chúng tôi<br />
chú trọng nghiên cứu các hoạt chất có hoạt<br />
tính sinh học theo phương pháp thử sinh học.<br />
THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Mẫu thực vật<br />
Lá trầu không (Piper betle L.) được thu hái<br />
vào tháng 2 năm 2009 tại Hải Dương. Mẫu<br />
thực vật được GS. TS Nguyễn Nghĩa Thìn<br />
giám định và phân loại.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988 113933, Email: chemistry20069@gmail.com<br />
<br />
Hóa chất và thiết bị<br />
Chất hấp phụ dùng cho sắc kí cột là silica gel<br />
(0,040 – 0,063 mm, Merck). Sắc kí lớp mỏng<br />
dùng bản mỏng tráng sẵn 60F254 (Merck). Các<br />
dung môi chiết và chạy sắc kí đạt loại tinh<br />
khiết (PA).<br />
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được ghi trên<br />
máy Bruker AV ở 500 MHz đối với phổ 1H<br />
và 125,7 MHz đối với 13C-NMR. Phổ khối<br />
lượng được đo trên máy LC-MSD-Trap-SL<br />
và Hewlett Packard HP 5890, Serie II. Phổ IR<br />
được đo trên máy Impac 410-Nicolet FT-IR.<br />
Chiết phân lớp các lớp chất trong lá trầu<br />
1000 g bột lá trầu khô được ngâm chiết với<br />
MeOH khan ở nhiệt độ phòng 3 lần, mỗi lần 2<br />
ngày. Gộp dịch chiết, cất quay ở áp suất thấp<br />
ở 400C đến còn 600 ml. Hạ nồng độ MeOH<br />
đến 60% bằng nước rồi chiết bằng n-hexan 3<br />
lần, mỗi lần 100 ml. Hạ thấp nồng độ MeOH<br />
đến 50% rồi chiết bằng CH2Cl2 3 lần mỗi lần<br />
100 ml. Hạ thấp nồng độ MeOH còn 25%<br />
chiết 3 lần mỗi lần 100 ml EtOAc. Làm khô<br />
các dịch chiết và loại dung môi ở áp suất thấp<br />
thu được các cặn chiết tương ứng như bảng 1.<br />
69<br />
<br />
Phạm Thế Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 69 - 73<br />
<br />
Bảng 1. Hiệu suất của các cặn chiết thu được từ lá trầu<br />
Cặn chiết<br />
<br />
n-hexan (H)<br />
<br />
Diclometan (D)<br />
<br />
Etylaxetat (E)<br />
<br />
Metanol-nước (W)<br />
<br />
Khối lượng (g)<br />
<br />
46,2<br />
<br />
41,9<br />
<br />
18,0<br />
<br />
60,3<br />
<br />
Hiệu suất (%)<br />
<br />
4,62<br />
<br />
4,19<br />
<br />
1,80<br />
<br />
6,03<br />
<br />
Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (VSVKĐ) của các cặn H, M, E, W<br />
Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định: các mẫu thử được thực hiện trên các<br />
phiến vi lượng 96 giếng (96-well microtiter plate). Theo phương pháp hiện đại của Vander<br />
Bergher và Vlietlinck (1991), và MCKance, L., & Kandel (1996). Môi trường thí nghiệm: Eugon<br />
Broth (Difco, Mỹ) cho vi khuẩn, Mycophil (Difco, Mỹ) cho nấm. Mẫu thô có MIC ≤ 200 µg/ml<br />
là có hoạt tính. Kết quả chỉ ra ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Hoạt tính kháng VSVKĐ của các cặn chiết của lá trầu<br />
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC: µg/ml)<br />
STT<br />
<br />
Kí<br />
hiệu<br />
mẫu<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
H<br />
D<br />
E<br />
W<br />
<br />
Vi khuẩn Gr(-)<br />
E.<br />
P.<br />
Coli Aeruginosa<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
200<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
<br />
Vi khuẩn Gr(+)<br />
B.<br />
S.<br />
Subtillis Aureus<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
200<br />
(-)<br />
200<br />
(-)<br />
(-)<br />
<br />
Phân lập các hợp chất trong cặn D và E<br />
bằng sắc ký cột<br />
Cho 4 g cặn D lên cột 2,5 x 80 cm, có chứa<br />
120 g silica gel cỡ hạt 40 – 63 µm, rửa cột<br />
bằng n-hexan/etyl axetat, 4/1, v/v với tốc độ<br />
25 giọt/ phút, thể tích các phân đoạn 4 ml.<br />
Kiểm tra các phân đoạn bằng sắc kí lớp<br />
mỏng, thu các phân đoạn chỉ có một vệt chất<br />
cùng Rf và cùng sắc phổ, loại dung môi thu<br />
chất sạch. Kết quả phân lập được D1 và D2,<br />
D1 chiếm 16,25% trọng lượng cặn D, D2<br />
chiếm 45,25% trọng lượng cặn D.<br />
Tương tự như trên tiến hành sắc ký cột 4,2 g<br />
cặn E, kết quả thu được 1 chất tinh khiết là<br />
E1, chiếm 73,81% khối lượng cặn E.<br />
D1 là một chất lỏng có nD25 =1,5401, Rf=0,76<br />
n-hexan/etyl axetat ,4/1, v/v.<br />
IR (Film): νmaxcm -1: 3517 (OH), 3083 (CH<br />
thơm); 2941, 2849 (CH3,CH2); 1594, 1443<br />
(C=C, thơm); 990 (=CH2).<br />
EI-MS: M+=164, m/z (%):164 (100%),<br />
149(38%), 131(22%), 121 (18%), 103 (21%),<br />
91(20%), 77 (23%), 65(10%), 55(22%).<br />
1<br />
H-NMR (500MHz, DMSO), δ (ppm): δ 3,25<br />
(2H, d br, J= 4,8 Hz, 2H-1’); 3,72 (3H, s,<br />
70<br />
<br />
Nấm mốc<br />
Nấm men<br />
Asp.<br />
F.<br />
C.<br />
S.<br />
Niger Oxysporum Albicans Cerevisiae<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
<br />
OCH3); 5,02 (2H, d br, J=7,0 Hz, H-3’); 5,89<br />
(1H, m, H-2’); 6,55 (1H, dd, J = 1,8; 8,0 Hz,<br />
H-5); 6,63 (1H, d, J = 1,8 Hz, H-3); 6,81 (1H,<br />
d, J = 8,0 Hz, H-6); 8,80 (1H, s, OH).<br />
13<br />
C-NMR (500MHz, DMSO), δ (ppm): δ<br />
38,89 (C-1’); 55,68 (OCH3); 112,37 (C-6);<br />
115,21 (C-3’); 115,83 (C-3); 118,83 (C-5);<br />
132,30 (C-4); 138,05 (C-2’); 145,99 (C-3);<br />
146,48 (C-1).<br />
D2 và E1 đều là tinh thể hình kim màu trắng,<br />
giống hệt nhau về các hằng số vật lý, sắc ký<br />
lớp mỏng và phổ: tnc = 47-480C; Rf=0,60 nhexan/etyl axetat, 4/1, v/v.<br />
MS: M-H=149; IR (Film): νmaxcm -1: 3497<br />
(OH), 2908, 2845 (CH2), 1611, 1522, 1440<br />
(C=C, thơm), 857 (=CH2).<br />
1<br />
H-NMR (500MHz, DMSO), δ (ppm): δ 3,21<br />
(2H, d br, J=4,8 Hz, H-1’); 5,03 (2H, d br, J=<br />
7,0 Hz, H-3’); 5,90 (1H, m, H-2’); 6,45 (1H,<br />
dd, J = 2,18; 8,0 Hz, H-5); 6,59 (1H, d, J =<br />
2,18 Hz, H-3); 6,70 (1H, d, J = 8,0Hz, H-6);<br />
8,68 (2H, OH).<br />
13<br />
C-NMR (500MHz, DMSO), δ (ppm): δ<br />
38,94 (C-1’); 115,06 (C-3’); 115,50 (C-6);<br />
115,84 (C-3); 119,03 (C-5); 130,48 (C-4);<br />
138,31 (C-2’); 143,41 (C-1); 145,09 (C-2).<br />
<br />
Phạm Thế Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 69 - 73<br />
<br />
Khảo sát hoạt tính sinh học của D2 (E1)<br />
Khảo sát hoạt tính kháng VSVKĐ<br />
Tiến hành khảo sát hoạt tính kháng VSVKĐ của E1 tương tự như ở mục trên. Kết quả chỉ ra ở<br />
bảng 3.<br />
Bảng 3. Hoạt tính kháng VSVKĐ của E1<br />
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC: µg/ml)<br />
Kí hiệu<br />
mẫu<br />
<br />
E1<br />
<br />
Vi khuẩn Gr(-)<br />
E.<br />
Coli<br />
(-)<br />
<br />
Vi khuẩn Gr(+)<br />
<br />
P.<br />
B.<br />
Aeruginosa Subtillis<br />
(-)<br />
(-)<br />
<br />
S.<br />
Aureus<br />
50<br />
<br />
Nấm mốc<br />
Asp.<br />
Niger<br />
(-)<br />
<br />
Nấm men<br />
<br />
F.<br />
Oxysporum<br />
(-)<br />
<br />
C.<br />
Albicans<br />
(-)<br />
<br />
S.<br />
Cerevisiae<br />
(-)<br />
<br />
Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa<br />
Hoạt tính chống oxi hóa của E1 được tiến hành theo phương pháp của Shela G., Olga, M. B.,<br />
Elena K., và cộng sự (2003). Dựa trên nguyên tắc 1,1-diphenyl-2-picryl hydrazyl (DPPH) có khả<br />
năng tạo ra gốc tự do bền trong dung dịch EtOH bão hòa. Khi cho E1 vào hỗn hợp này, nếu chất<br />
có khả năng làm trung hòa hoặc bao vây các gốc tự do sẽ làm giảm cường độ hấp thụ ánh sáng<br />
của gốc tự do DPPH. Hoạt tính chống oxi hóa được đánh giá thông qua giá trị hấp thụ ánh sáng<br />
của dịch thí nghiệm so với đối chứng khi đọc trên máy Elisa ở bước sóng 515 nm. Kết quả chỉ ra<br />
ở bảng 4.<br />
Bảng 4. Kết quả hoạt tính chống oxi hóa của E1<br />
<br />
Chứng (+)<br />
<br />
Nồng độ mẫu<br />
(µg/ml)<br />
50<br />
<br />
2<br />
<br />
Chứng (-)<br />
<br />
3<br />
<br />
E1<br />
<br />
STT<br />
<br />
Kí hiệu mẫu<br />
<br />
1<br />
<br />
77,7±0,2<br />
<br />
SC50<br />
(µg/ml)<br />
15,97<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
-<br />
<br />
0,0±0,0<br />
<br />
-<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
50<br />
<br />
77,32±0,3<br />
<br />
12,87<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Chiết phân lớp các hợp chất và khảo sát<br />
hoạt tính kháng vi sinh vật của chúng<br />
Để nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh<br />
học trong lá trầu (Piper betle L.) chúng tôi<br />
tiến hành chiết tổng các chất trong lá trầu<br />
bằng MeOH, sau đó loại bớt dung môi MeOH<br />
và chiết phân lớp các chất trong dịch chiết<br />
MeOH theo độ phân cực tăng dần của dung<br />
môi n-hexan, diclometan, etyl axetat và<br />
MeOH tương ứng với độ phân cực tăng dần<br />
của dịch bị chiết là 60% MeOH, 50% MeOH,<br />
25% MeOH và cặn cuối cùng là MeOH. Bằng<br />
cách này các hợp chất trong lá trầu được chiết<br />
thành 4 lớp. Lớp chất không phân cực được<br />
chiết bằng n-hexan chiếm 4,62%, lớp chất có<br />
độ phân cực trung bình được chiết bằng<br />
diclometan chiếm 4,19%, lớp chất có độ phân<br />
<br />
SC%<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
cực cao hơn được chiết bằng EtOAc chiếm<br />
1,80% và lớp chất có độ phân cực lớn nhất<br />
được chiết bằng MeOH chiếm 6,03% trọng<br />
lượng lá trầu khô. Rõ ràng hợp chất phân cực<br />
mạnh và hợp chất không phân cực trong lá trầu<br />
chiếm lượng lớn, chúng gấp rưỡi (10,65:5,99)<br />
hợp chất có độ trung bình và khá.<br />
Khảo sát hoạt tính kháng 8 loại vi sinh vật<br />
kiểm định cho thấy các hợp chất không phân<br />
cực và phân cực mạnh không có hoạt tính<br />
(xem bảng 2). Trong khi đó các hợp chất có<br />
độ phân cực trung bình và trung bình khá có<br />
hoạt tính kháng vi sinh vật với 2 loại vi sinh<br />
vật kiểm định là E.coli và S.aureus (xem bảng<br />
2). Kết quả này cho thấy nghiên cứu hoạt chất<br />
sinh học trong lá trầu chỉ cần nghiên cứu 2<br />
lớp chất này (D và E).<br />
71<br />
<br />
Phạm Thế Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
OH<br />
<br />
OH<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
6<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
OCH3<br />
<br />
1'<br />
<br />
CH2<br />
<br />
2'<br />
<br />
3'<br />
<br />
CH<br />
<br />
CH2<br />
<br />
Hình 1<br />
<br />
Phân lập và xác định cấu trúc phân tử của<br />
các hợp chất trong D và E<br />
Để nhanh chóng xác định được hợp chất có<br />
hoạt tính sinh học trong một lớp chất, cách<br />
nhanh nhất là phân lập các hợp chất trong lớp<br />
chất đó sau đó nghiên cứu hoạt tính sinh học<br />
của chúng.<br />
Bằng sắc kí cột trên silica gel từ cặn chiết có<br />
độ phân cực trung bình D chúng tôi phân lập<br />
được 2 chất D1 và D2. D1 chiếm 16,25% trọng<br />
lượng cặn, D2 chiếm 42,5% trọng lượng cặn<br />
D. Hợp chất D2 cũng được phân lập từ cặn E<br />
và chiếm tới 73,81% trọng lượng cặn E.<br />
1<br />
<br />
13<br />
<br />
Phổ IR và H& C-NMR của D1 cho thấy<br />
phân tử của nó có 3 nhóm thế: nhóm phenolic<br />
có δH(OH)=8,80 ppm, s (δC=145,99 ppm) và<br />
νOH=3517 cm-1; nhóm metoxi có δH(OCH3)=3,72<br />
ppm, 3H, s (δC=55,68 ppm); nhóm propenyl<br />
có δH = 3,25 ppm, 2H, d br, J = 4,8 Hz<br />
(δC=38,59 ppm), δH = 5,89 ppm, 1H, m<br />
(δC=138,05 ppm), δH = 5,02 ppm, 2H, d br, J<br />
= 7 Hz (δC=115,21 ppm). Ba nhóm thế này<br />
phân bố trong nhân benzen ở các vị trí 1,2 và<br />
4, điều này được khẳng định nhờ δH = 6,63<br />
ppm,1H, d, J = 1,8 Hz; δH = 6,55 ppm, 1H,<br />
dd, J = 1,8; 8,0 Hz; δH = 6,81 ppm, 1H, d, J =<br />
8,0 Hz. So sánh phổ khối của D1 với các phổ<br />
khối có trong thư viện máy cho thấy phổ khối<br />
của D1 trùng lặp với phổ khối của eugenol<br />
đến 98%. Các kết quả trên cho phép khẳng<br />
định D1 là eugenol (hình 1).<br />
So sánh phổ khối của D1 và D2 (E1) cho thấy<br />
có sự chênh lệch 14 dvC nghĩa là một nhóm<br />
CH2. So sánh 1H&13C-NMR của D1 và E1<br />
chúng ta thấy rõ phân tử D1 mất đi một nhóm<br />
metoxi δ=3,72 ppm (3H, s) và thay vào đó là<br />
72<br />
<br />
OH<br />
<br />
6<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
4<br />
<br />
96(08): 69 - 73<br />
<br />
3<br />
4<br />
1'<br />
<br />
CH2<br />
<br />
2'<br />
<br />
3'<br />
<br />
CH<br />
<br />
CH2<br />
<br />
Hình 2<br />
<br />
nhóm OH thì cho hợp chất E1. Các kết quả<br />
trên khẳng định E1 là 4-allylpyrocatechol<br />
(hình 2).<br />
Khảo sát hoạt tính sinh học của các thành<br />
phần phân lập được<br />
Eugenol là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh<br />
học lý thú; chống nấm, chống đông huyết, đặc<br />
biệt là chống sâu răng, có được phẩm eugenat<br />
là hỗn hợp của eugenol và kẽm sunfat [3]. 4allylpyrocatechol đã được phân lập từ lá trầu<br />
[4], nhưng hoạt tính sinh học của nó còn ít<br />
được quan tâm nghiên cứu.<br />
Khảo sát hoạt tính ức chế 8 loại vi sinh vật<br />
kiểm định của 4-allylpyrocatechol chúng tôi<br />
thấy nó có hoạt tính ức chế mạnh S.aureus là<br />
tụ cầu gây viêm nhiễm, IC50 = 50 µg/ml (xem<br />
bảng 3). Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của<br />
4-allylpyrocatechol đối với DPPH cho thấy<br />
nó là chất chống oxi hóa mạnh có SC% =<br />
77,32% và SC50 = 12,87 µg/ml (xem bảng 4).<br />
Các kết quả trên cho thấy phương pháp chiết<br />
phân lớp chọn lọc các chất trong lá trầu theo<br />
độ phân cực tăng dần của dung môi cùng với<br />
độ phân cực tăng dần của dịch bị chiết lá trầu<br />
có nhiều ưu điểm. Nó không chỉ cho phép<br />
chúng tôi tìm thấy 2 chất có hoạt tính sinh học<br />
quí trong lá trầu là eugenol và 4allylpyrocatechol mà còn cho thấy chúng<br />
được chiết tập trung trong hai dung môi là<br />
diclometan và etyl axetat.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đậu Xuân Đức, Hoàng Văn Lựu (2007),<br />
“Separation and structure determination of some<br />
compounds from Piper betle L.”, Hội nghị khoa<br />
học và công nghệ Hóa học hữu cơ lần thứ tư,<br />
tr 307-310.<br />
<br />
Phạm Thế Chính và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
[2]. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị<br />
thuốc Việt Nam, Nxb Y học, tr 118-119.<br />
[3]. Hattacharya S., et al (2007), “Healing property<br />
of the Piper betle phenol, allylpyrocatechol against<br />
indomethacin-induced stomach ulceration and<br />
mechanism of action”, Wold Journal of<br />
Gastroenterology,13(27), pp 3705-3713.<br />
<br />
96(08): 69 - 73<br />
<br />
[4]. T. Nalina and Z.H.A. Rahim (2007), The<br />
Crude Aqueous Extract of Piper betle L. and its<br />
Antibacterial Effect Towards Streptococcus<br />
mutans, American Jounal of Biotechnology and<br />
Biochemistry, 3(1), p10-15.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
STUDY BIOACTIVE COMPOUNDS<br />
IN THE LEAVES OF PIPER BETLE L.<br />
Pham The Chinh1*, Van Ngoc Huong2,<br />
Pham Thi Tham , Nguyen Thi Thanh1, Nguyen Hong Phong1<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
College of Science – TNU, 2University of Science –Vietnam National University<br />
<br />
By increasing polarization of the solvent, the nature products of leaves Piper Betle L. were<br />
separated into four different classes, n-hexane (H, 4.62%), dichlomethane (4.19%), ethyl acetate<br />
(E, 1.80%), methanol-water (W, 6.03% ).The n-hexane, dichlomethane, ethyl acetate and<br />
methanol extracts from leaves of Piper betle L. were tested on the antimicrobial activity. The<br />
dichlomethane and ethyl acetate extracts showed significant inhibition against S. Aureus and E.<br />
Coli. From these extracts, eugenol and 4-allylpyrocatechol have been isolated. The structure of<br />
these compounds have been elucidated on the basis of spectral studies: IR (infrared), MS (mass<br />
spectrometry), nuclear magnetic resonance proton and carbon (1H-NMR), and the spetrometric 2D<br />
as HSQC and HMBC.<br />
Key word: Piper, betle, sriboa, eugenol, antimicrobial<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988 113933, Email: chemistry20069@gmail.com<br />
<br />
73<br />
<br />