T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÂM SÀNG VÀ<br />
PHÂN TẦNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ NÃO BẰNG THANG ĐIỂM<br />
CHADS2 VÀ CHA2DS2 - VASc Ở BỆNH NHÂN<br />
BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH CÓ RUNG NHĨ<br />
Nguyễn Văn Thái*; Nguyễn Oanh Oanh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá các yếu tố nguy cơ lâm sàng và phân tầng nguy cơ đột quỵ não (ĐQN)<br />
bằng thang điểm CHADS2 và CHA2DS2 - VASc ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ<br />
mạn tính (BTTMCBMT) có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: 73 BN BTTMCBMT có rung<br />
nhĩ, tuổi trung bình 72,5 ± 10,0, được xác định các yếu tố nguy cơ lâm sàng và phân tầng nguy<br />
cơ ĐQN bằng thang điểm CHADS2 và CHA2DS2 - VASc. Kết quả: điểm CHADS2 trung bình<br />
2,3 ± 1,2, điểm CHA2DS2 - VASc trung bình 3,6 ± 1,5. 78,1% BN có điểm CHADS2 ≥ 2 và<br />
90,4% BN có điểm CHA2DS2 - VASc ≥ 2. 12,3% BN không có chỉ định dùng thuốc chống đông<br />
theo thang điểm CHADS2 (= 1), nhưng lại có chỉ định theo thang điểm CHA2DS2 - VASc (≥ 2).<br />
Kết luận: tính theo điểm CHA2DS2 - VASc, hầu hết BN BTTMCBMT có rung nhĩ đều được<br />
khuyến cáo sử dụng thuốc chống đông để phòng ngừa ĐQN.<br />
* Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Rung nhĩ; Điểm CHADS2, CHA2DS2 - VASc;<br />
Đột quỵ não.<br />
<br />
Studying Clinical Risk Factors and Risk Stratification of Stroke by<br />
CHADS2 and CHA2DS2 - VASc Score in Patients with Stable Coronary<br />
Artery Disease and Atrial Fibrillation<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the clinical risk factors and risk stratification of stroke by CHADS2<br />
and CHA2DS2 - VASc score in patients with stable coronary artery disease (SCAD) and atrial<br />
fibrillation (AF). Subjects and methods: 73 patients with SCAD and AF (mean age 72.5 ± 10.0<br />
years) were assessed by using CHADS2 score and CHA2DS2 - VASc score to estimate the risk<br />
stratification of stroke. Results: Mean CHADS2 score was 2.3 ± 1.2 and mean CHA2DS2 - VASc<br />
score 3.6 ± 1.5. 78.1% of the patients with a CHADS2 score of 2 or higher and 90.4% of the<br />
patients with a CHADS2 score of 2 or higher. 12.3% of patients with SCAD and AF did not have<br />
clear indications for antithrombotic therapy according to the CHADS2 score (= 1), while they had<br />
strong indications for such treatment on the basis of the CHA2DS2 - VASc score (≥ 2).<br />
Conclusions: According to the CHA2DS2 - VASc score, almost all patients with SCAD and AF<br />
require antithrombotic treatment.<br />
* Key words: Stable coronary artery disease; Atrial fibrillation; CHADS2, CHA2DS2 - VASc; Stroke.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Thái (thaisalem0203@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/01/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 17/01/2017<br />
<br />
87<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp thường<br />
gặp, tỷ lệ rung nhĩ gặp khoảng 19% [8].<br />
Rung nhĩ làm nguy cơ ĐQN tăng lên 5 lần<br />
[2]. Đột quỵ ở BN rung nhĩ có tỷ lệ tử<br />
vong cao hơn và để lại di chứng nặng<br />
hơn, đồng thời rung nhĩ thường đi kèm<br />
với các bệnh tim mạch khác. Trên thực<br />
tế, rung nhĩ chủ yếu được nghiên cứu ở<br />
bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp tính,<br />
trong khi rung nhĩ ở BTTMCBMT còn ít<br />
được đề cập.<br />
Do vậy, nghiên cứu của chúng tôi<br />
nhằm: Đánh giá các yếu tố nguy cơ tắc<br />
mạch huyết khối bằng thang điểm<br />
CHADS2 và CHA2DS2 - VASc ở BN<br />
BTTMCBMT có rung nhĩ để phân tầng<br />
nguy cơ ĐQN ở nhóm BN này. Ngoài ra,<br />
chúng tôi so sánh chỉ định điều trị dự<br />
phòng huyết khối theo điểm CHADS2 và<br />
CHA2DS2 - VASc.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
73 BN được chẩn đoán BTTMCBMT<br />
có rung nhĩ điều trị tại Khoa Tim mạch,<br />
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 11 - 2013<br />
đến 10 - 2016.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu,<br />
mô tả cắt ngang.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- BN được thăm khám lâm sàng, làm<br />
các xét nghiệm thường quy, siêu âm tim,<br />
điện tim 12 đạo trình, biên bản chụp động<br />
mạch vành.<br />
88<br />
<br />
- Phân tầng nguy cơ ĐQN theo thang<br />
điểm CHADS2: cho 1 điểm khi có suy tim<br />
xung huyết, tăng huyết áp (THA), đái tháo<br />
đường (ĐTĐ), tuổi ≥ 75 và cho 2 điểm khi<br />
có tiền sử ĐQN hoặc cơn thiếu máu não<br />
cục bộ thoáng qua. Thang điểm CHA2DS2<br />
- VASc: tương tự CHADS2 cộng thêm<br />
3 yếu tố: cho 1 điểm khi tuổi từ 65 - 74,<br />
bệnh mạch máu và giới nữ.<br />
* Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên<br />
cứu:<br />
- Chẩn đoán BTTMCBMT theo Hội Tim<br />
mạch châu Âu (2008) [1].<br />
- Chẩn đoán rung nhĩ khi: trên điện tim<br />
12 đạo trình thấy mất sóng p, thay bằng<br />
sóng f (tần số thường > 300 chu kỳ/phút),<br />
khoảng cách RR và biên độ QRS không<br />
đều [3].<br />
* Xử lý số liệu: phân tích và xử lý số<br />
liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, Excel<br />
2010.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
73 BN BTTMCBMT rung nhĩ, tuổi trung<br />
bình 72,5 ± 10,1, tuổi nhỏ nhất 45, tuổi<br />
lớn nhất 9, phù hợp với kết quả nghiên<br />
cứu của các tác giả khác. Theo Zielonka<br />
và CS (2015) [9], tuổi trung bình của BN<br />
BTTMCBMT có rung nhĩ là 70 ± 9. Tỷ lệ<br />
mắc rung nhĩ tăng theo tuổi, cứ sau mỗi<br />
10 năm tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên gấp<br />
đôi, từ < 0,5% ở lứa tuổi 40 - 50 lên đến<br />
5 - 15% ở lứa tuổi 80 [5]. Nam 42 BN<br />
(57,5%), nữ 31 BN (42,5%).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Bảng 1: Đặc điểm của các yếu tố nguy<br />
cơ lâm sàng.<br />
Yếu tố<br />
<br />
Nhóm BTTMCBMT có<br />
rung nhĩ (n = 73)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Đau ngực<br />
<br />
40<br />
<br />
54,8<br />
<br />
Khó thở<br />
<br />
48<br />
<br />
65,8<br />
<br />
Hồi hộp trống ngực<br />
<br />
41<br />
<br />
56,2<br />
<br />
Đau đầu<br />
<br />
11<br />
<br />
15,1<br />
<br />
Hoa mắt, chóng mặt<br />
<br />
10<br />
<br />
13,7<br />
<br />
THA<br />
<br />
45<br />
<br />
61,6<br />
<br />
ĐTĐ<br />
<br />
14<br />
<br />
19,2<br />
<br />
Suy tim<br />
<br />
51<br />
<br />
71,2<br />
<br />
Thừa cân, béo phì<br />
<br />
16<br />
<br />
21,9<br />
<br />
Hút thuốc lá<br />
<br />
32<br />
<br />
43,8<br />
<br />
Tiền sử đột quỵ<br />
<br />
11<br />
<br />
15,1<br />
<br />
Tuổi ≥ 75<br />
<br />
33<br />
<br />
45,2<br />
<br />
65 - 74 tuổi<br />
<br />
23<br />
<br />
31,5<br />
<br />
Bệnh mạch máu<br />
<br />
7<br />
<br />
Giới nữ<br />
<br />
31<br />
<br />
VASc, suy tim chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(71,2%), tiếp theo là THA (61,6%), thấp<br />
nhất bệnh mạch máu (9,6%), gần giống<br />
kết quả của Zielonka và CS [9].<br />
2. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ và phân<br />
tầng nguy cơ đột quỵ theo thang điểm<br />
CHADS2 và CHA2DS2 - VASc.<br />
Bảng 2: Phân bố theo điểm CHADS2<br />
và CHA2DS2 - VASc ở nhóm BTTMCBMT<br />
có rung nhĩ (n = 73).<br />
Điểm<br />
<br />
CHADS2<br />
<br />
CHA2DS2 - VASc<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
0<br />
<br />
6<br />
<br />
8,2<br />
<br />
1<br />
<br />
1,4<br />
<br />
1<br />
<br />
10<br />
<br />
13,7<br />
<br />
6<br />
<br />
8,2<br />
<br />
2<br />
<br />
30<br />
<br />
41,1<br />
<br />
12<br />
<br />
16,4<br />
<br />
3<br />
<br />
13<br />
<br />
17,8<br />
<br />
14<br />
<br />
19,2<br />
<br />
4<br />
<br />
12<br />
<br />
16,4<br />
<br />
18<br />
<br />
24,7<br />
<br />
9,6<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
2,7<br />
<br />
14<br />
<br />
19,2<br />
<br />
42,5<br />
<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
9,6<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
1,4<br />
<br />
8<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Các yếu tố nguy cơ lâm sàng đối với<br />
đột quỵ do tắc mạch huyết khối ở BN<br />
BTTMCBMT có rung nhĩ liên quan đến ứ<br />
huyết của nhĩ trái, đây là nền tảng để hình<br />
thành huyết khối ở BN rung nhĩ. Các yếu<br />
tố này bao gồm: suy tim ứ huyết, tăng<br />
huyết áp, đái tháo đường, tuổi ≥ 75, tiền<br />
sử đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não<br />
thoáng qua, tuổi từ 65 - 74, bệnh mạch<br />
máu, nữ giới.<br />
Triệu chứng lâm sàng thường gặp<br />
nhất là khó thở, hồi hộp đánh trống ngực,<br />
tỷ lệ BN có triệu chứng rung nhĩ nặng<br />
(ERHA III, IV) chiếm tỷ lệ cao (78,5%).<br />
Trong các yếu tố nguy cơ lâm sàng<br />
theo thang điểm CHADS2 và CHA2DS2 -<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
2,29 ± 1,22<br />
<br />
3,6 ± 1,54<br />
<br />
Điểm CHADS2 trung bình 2,3 ± 1,2,<br />
nhỏ nhất 0 điểm, cao nhất 5 điểm, không<br />
có CHADS2 6 điểm. Tỷ lệ điểm CHADS2<br />
cao nhất 2 điểm (41,1%), tiếp theo là 3<br />
điểm (17,8%), 4 điểm (16,4%), 0 điểm<br />
(8,2%), thấp nhất 5 điểm (2,7%). Nhóm<br />
nguy cơ đột quỵ thấp chiếm 8,2%, nhóm<br />
nguy cơ đột quỵ vừa 13,7%, cao nhất là<br />
nhóm nguy cơ đột quỵ cao (78,1%). Kết<br />
quả này tương tự nghiên cứu của Hoàng<br />
Thị Kim Yến (2013) [2].<br />
89<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Điểm CHA2DS2 - VASc trung bình 3,6 ±<br />
1,5, phân bố chủ yếu ở nhóm 3, 4 và 5 điểm.<br />
Thấp nhất 0 điểm, cao nhất 7 điểm, không<br />
có điểm 8 và 9. Trong đó nhóm nguy cơ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
đột quỵ thấp là 1,4%, nhóm nguy cơ đột<br />
quỵ trung bình chiếm 8,2%, nhóm nguy<br />
cơ đột quỵ cao chiếm tới 90,4%, phù hợp<br />
với kết quả của Zielonka và CS (2015) [9].<br />
<br />
100.00%<br />
<br />
78.10%<br />
0% 12.30%<br />
6.80% 1.40% 0, 0%<br />
1.40%<br />
0%<br />
0, 0%<br />
0<br />
0<br />
1<br />
≥2<br />
<br />
50.00%<br />
0.00%<br />
<br />
≥2<br />
1<br />
2<br />
DS<br />
2<br />
A<br />
CH<br />
<br />
CHADS2<br />
<br />
AS<br />
-V<br />
<br />
c<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân tầng nguy cơ ĐQN theo điểm CHADS2 và CHA2DS2 - VASc.<br />
Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo điểm<br />
CHADS2: tỷ lệ BN có nguy cơ ĐQN thấp<br />
(CHADS2 = 0) là 8,2%. Nhóm nguy cơ<br />
trung bình chiếm 13,7%, có tới 78,1% BN<br />
thuộc nhóm nguy cơ ĐQN cao.<br />
Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo điểm<br />
CHA2DS2 - VASc: 1,4% BN có điểm<br />
CHA2DS2 - VASc = 0 (nguy cơ thấp);<br />
8,2% BN thuộc nhóm có điểm CHA2DS2 VASc = 1 (nguy cơ trung bình); cao nhất<br />
là nhóm BN có điểm CHA2DS2 - VASc ≥ 2<br />
(90,4%) (nguy cơ cao).<br />
<br />
12,3% BN có điểm CHADS2 = 1, nhưng<br />
nếu tính theo điểm CHA2DS2 - VASc ≥ 2.<br />
Phân tích mối liên quan giữa thang<br />
điểm CHADS2 và CHA2DS2 - VASc,<br />
12,3% có điểm CHADS2 = 1 tính theo<br />
điểm CHA2DS2 - VASc ≥ 2. Như vậy, tuy<br />
thang điểm CHADS2 sử dụng đơn giản,<br />
dễ dàng trong phân tầng nguy cơ đột quỵ,<br />
nhưng còn nhiều hạn chế như giới nữ,<br />
tuổi từ 65 - 74 và bệnh mạch máu. Theo<br />
các nghiên cứu gần đây, những yếu tố<br />
này làm tăng nguy cơ tắc mạch huyết<br />
khối ở BN rung nhĩ [4, 6, 7, 8].<br />
<br />
Bảng 3: Các yếu tố lâm sàng ở BN rung nhĩ mạn tính và rung nhĩ ≤ 1 năm.<br />
Các yếu tố lâm sàng<br />
<br />
Rung nhĩ mạn tính (n = 47)<br />
<br />
Rung nhĩ ≤ 1 năm (n = 26)<br />
<br />
p<br />
<br />
70,98 ± 10,47<br />
<br />
75,27 ± 8,91<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
THA<br />
<br />
59,6%<br />
<br />
65,7%<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
ĐTĐ<br />
<br />
23,4%<br />
<br />
11,5%<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Suy tim<br />
<br />
70,2%<br />
<br />
73,1%<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
ĐQN/TIA<br />
<br />
19,1%<br />
<br />
7,7%<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
34%<br />
<br />
57,7%<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
90<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Bệnh mạch máu<br />
<br />
10,6%<br />
<br />
7,7%<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
CHADS2<br />
<br />
2,34 ± 1,27<br />
<br />
2,19 ± 1,13<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
CHA2DS2 - VASc<br />
<br />
3,51 ± 1,59<br />
<br />
3,77 ± 1,48<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Theo thời gian mắc rung nhĩ không khác biệt có ý nghĩa thống kê về yếu tố nguy cơ<br />
giữa nhóm BN rung nhĩ mạn tính và rung nhĩ ≤ 1 năm (p > 0,05). Không khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê về điểm CHADS2 và CHA2DS2 - VASc trung bình giữa giữa nhóm BN<br />
rung nhĩ mạn tính và rung nhĩ ≤ 1 năm (p > 0,05), cho thấy nguy cơ gây đột quỵ ở BN<br />
rung nhĩ mạn tính và ≤ 1 năm như nhau. Điều này có ý nghĩa trong chiến lược điều trị<br />
dự phòng huyết khối tắc mạch ở BN rung nhĩ.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 73 BN BTTMCBMT có<br />
rung nhĩ, chúng tôi rút ra một số kết luận:<br />
- Yếu tố nguy cơ lâm sàng ĐQN theo<br />
thang điểm CHADS2 và CHA2DS2 - VASc<br />
lần lượt là suy tim ứ huyết (71,2%), THA<br />
(61,6%), tuổi ≥ 75 (45,2%), nữ giới<br />
(42,5%), 65 - 74 tuổi (31,5%), ĐTĐ<br />
(19,2%), tiền sử đột quỵ (15,1%), bệnh<br />
mạch máu (9,6%).<br />
- Tính theo điểm CHA2DS2 - VASc, đa<br />
số BN BTTMCBMT có rung nhĩ trong<br />
nghiên cứu đều được khuyến cáo sử<br />
dụng thuốc chống đông để phòng ngừa<br />
biến chứng tắc mạch huyết khối.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Hội Tim mạch học Việt Nam. Khuyến<br />
cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về<br />
xử trí BTTMCBMT (đau thắt ngực ổn định).<br />
Khuyến cáo 2008 về các bệnh tim mạch và<br />
chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học. 2008,<br />
tr.329-350.<br />
2. Hoàng Thị Bạch Yến. Nghiên cứu biến<br />
cố tắc động mạch ngoại vi ở BN rung nhĩ<br />
không do bệnh van tim tại Viện Tim mạch<br />
Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y<br />
Hà Nội. 2010.<br />
3. Camm A.J et al. Guidelines for the<br />
management of atrial fibrillation: the task force<br />
for the management of atrial fibrillation of the<br />
<br />
European Society of Cardiology (ESC). Eur<br />
Heart J. 2010, 31 (19), pp.2369-2429.<br />
4. Friberg L et al. Evaluation of risk<br />
stratification schemes for ischaemic stroke<br />
and bleeding in 182,678 patients with atrial<br />
fibrillation: the Swedish Atrial Fibrillation<br />
cohort study. Eur Heart J. 2012, 33 (4),<br />
pp.1500-1510.<br />
5. Go A.S et al. Prevalence of diagnosed<br />
atrial fibrillation in adults: national implications<br />
for rhythm management and stroke prevention:<br />
the anticoagulation and risk factors in atrial<br />
fibrillation (ATRIA) Study. Jama. 2001, 285 (18),<br />
pp.2370-2375.<br />
6. Lip G.Y et al. Refining clinical risk<br />
stratification for predicting stroke and<br />
thromboembolism in atrial fibrillation using a<br />
novel risk factor-based approach: the euro<br />
heart survey on atrial fibrillation. Chest. 2010,<br />
137, pp.263-272.<br />
7. Niewada M, Członkowska A. Prevention<br />
of ischemic stroke in clinical practice: a role of<br />
internists and general practitioners. Pol Arch<br />
Med Wewn. 2014, 124, pp.540-548.<br />
8. Olesen J.B et al. The value of the<br />
CHA2DS2 - VASc score for refining stroke risk<br />
stratification in patients with atrial fibrillation<br />
with a CHADS2 score 0 - 1: a nationwide<br />
cohort study. J Thromb Haemost. 2012, 107,<br />
pp.1172-1179.<br />
9. Zielonka A et al. Atrial fibrillation in<br />
outpatients with stable coronary artery disease:<br />
results from the multicenter recent study. Pol<br />
Arch Med Wewn. 2015, 125 (3), pp.162-171.<br />
<br />
91<br />
<br />