T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN ĐỐI TƯỢNG CÓ ĐẶC TÍNH CỰC TRN<br />
Nguyễn Hữu Công - Ngô Kiên Trung -Trần Mạnh Thắng (Trường ĐH Kĩ thuật công nghiệp - ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Hệ cực trị được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong luyện kim, trong<br />
ngành hoá chất, ngành năng lượng (các nhà máy nhiệt điện), ngành sản xuất ô tô, các nhà máy<br />
sản xuất kính, nhà máy sản xuất gạch men….<br />
Như trong công nghệ cán thép, việc nung phôi trước khi đưa vào máy cán sử dụng dầu<br />
nặng FO. Với những nhà máy theo công nghệ cũ, suất tiêu hao nhiên liệu khoảng 52kg dầu/tấn<br />
sản phNm (hệ thống cũ của nhà máy cán thép Gia Sàng). Với những nhà máy theo công nghệ<br />
mới, suất tiêu hao nhiên liệu khoảng 30 - 35kg dầu/tấn sản phNm (ví dụ như Thép Việt Úc). Hệ<br />
thống điều khiển tự động phối hợp giữa lượng dầu và không khí sao cho hiệu quả nhất hiện<br />
nay chính là hệ cực trị. Với sản lượng thép của Việt Nam hiện nay khoảng 6-7 triệu tấn/ năm<br />
[1], vì vậy việc nghiên cứu khai thác hệ thống tự động này có ý nghĩa thực tế cao.<br />
2. Tỷ lệ nhiên liệu – không khí, xác định đặc tính cực trị của đối tượng<br />
Để duy trì nhiệt độ cực đại, trong công nghệ cán thép, người ta phải điều khiển quan hệ<br />
giữa lượng dầu nặng FO và không khí trong buồng đốt. Giữa nhiên liệu và không khí dùng để<br />
đốt cháy có một quan hệ nhất định, nó thể hiện qua hệ số dư thừa không khí α. Khi lưu lượng<br />
nhiên liệu vì một lí do nào đó thay đổi thì lưu lượng không khí cũng phải thay đổi theo cho phù<br />
hợp (lưu lượng nhiên liệu là chủ đạo, lưu lượng không khí là phụ thuộc).<br />
Để điều chỉnh tối ưu sự cháy của nhiên liệu tức là thực hiện việc tìm một hệ số tỷ lệ giữa<br />
nhiên liệu và không khí như thế nào đó để nhiệt độ ngọn lửa là cực đại ta sử dụng hệ thống tự<br />
động tìm cực trị, tức là tìm hệ số α bằng bao nhiêu đó để có ngọn lửa là cực đại (theo kinh<br />
nghiệm vận hành và tính toán, với nhiên liệu là dầu nặng thì α =1,1 ÷1,25[1]).<br />
<br />
Bản chất của quá trình điều khiển là: Giả sử đốt hết 1 kg dầu nặng ta cần dùng m<br />
kg không khí, tuy nhiên trên thực tế do nhiều yếu tố khác nhau mà lượng không khí cần cho việc<br />
đốt hết 1 kg dầu nặng luôn ≥ m. Khi sử dụng m kg không khí để đốt 1 kg dầu ta có α =1. Thực<br />
tế phải dùng m' kg không khí để đốt 1 kg dầu với m'>m. Hệ số dư thừa không khí là:<br />
α=<br />
<br />
m′<br />
m<br />
Việc đốt đạt nhiệt độ tối ưu được thể hiện<br />
như hình 1, với đầu vào là hệ số dư thừa<br />
không khí α đầu ra là nhiệt độ. Đặc tính ở<br />
hình 1 cũng chính là đặc tính tĩnh của đối<br />
tượng điều khiển (đặc tính cực trị ).<br />
<br />
T 0c<br />
1350<br />
<br />
Hệ thống gồm hai phần:<br />
<br />
0<br />
<br />
α<br />
<br />
*<br />
<br />
Hình 1: Đối tượng có đặc tính cực trị<br />
<br />
114<br />
<br />
α<br />
<br />
-<br />
<br />
Bộ tự động tìm cực trị.<br />
<br />
-<br />
<br />
Bộ duy trì điểm làm việc xung<br />
quanh vị trí cực trị (chống lắc)<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
3. Hệ thống điều khiển cực trị theo phương pháp bước<br />
3.1. Ý tưởng thiết kế<br />
Thực tế, để nghiên cứu hệ cực trị, ta có thể dùng phương pháp tách sóng đồng bộ;<br />
phương pháp xác định gradien của hàm mục tiêu; phương pháp chuyển động tìm đến cực trị[1]<br />
... Ở đây ta nghiên cứu một phương pháp thường sử dụng trong công nghệ cán thép, trong các<br />
nhà máy nhiệt điện .v.v... đó là phương pháp bước.<br />
Giả sử hệ bắt đầu làm việc tại điểm A trên đặc tính cực trị, bộ điều khiển có nhiệm vụ<br />
đưa quá trình làm việc lên điểm B(hình 2).<br />
Sau khi thực hiện một bước ∆xK hệ thống sẽ đo thông số ở đầu ra tương ứng là YK và so<br />
sánh với giá trị trước đó là yK-1 mà đã được ghi vào bộ nhớ (K là số thứ tự của bước được thực hiện).<br />
Tuỳ thuộc vào dấu của ∆yK = yK - yK-1 mà bước tiếp theo sẽ được thực hiện theo hướng cần thiết.<br />
Ta có: xK+1 = C Sign (∆yK) với C là giá trị của bước[2].<br />
Để điều khiển quá trình bước có hai xu hướng[3]:<br />
- Một là :Tần số của bước được giữ không đổi , không phụ thuộc vào độ dốc của đặc<br />
tính cực trị. Quá trình đó được thể hiện như hình 2.<br />
- Hai là : Tần số của bước thay đổi ,phụ thuộc vào độ dốc của đặc tính cực trị. Khi độ<br />
dốc của đặc tính cực trị bé thì tần số giảm và ngược lại [1].<br />
y<br />
<br />
y<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
0<br />
<br />
x<br />
<br />
0<br />
<br />
t<br />
<br />
t<br />
<br />
Hình 2: Nguyên lý điều khiển theo phương pháp bước<br />
<br />
Trong hệ thống, có một chỉ tiêu chất lượng quan trọng là phải giảm tối thiểu công suất lắc<br />
của động cơ chấp hành khi đã đạt tới vùng cực trị, như vậy hệ thống phải có vùng không nhạy, tức<br />
là nếu: sign( ∆Y ) ≤ ε thì động cơ chấp hành phải đứng yên, với ε là một số dương cho trước.<br />
3.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống tìm cực trị kiểu bước<br />
Với giả thiết mạch vòng ổn định lưu lượng dầu được đặt ở một giá trị cố định.<br />
Nhiệm<br />
vụ của bộ điều khiển tự động tìm cực trị kiểu bước là tự động điều chỉnh lượng khí đưa vào để<br />
đốt với lượng dầu trên sao cho nhiệt độ của lò đạt cực đại. Ta chọn sơ đồ khối bộ điều chỉnh<br />
kiểu bước điều chỉnh lưu lượng khí tự động tìm cực trị như hình 3<br />
115<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
CH<br />
<br />
MĐC<br />
<br />
VAN<br />
<br />
Sensor<br />
nhiệt<br />
<br />
Sensor<br />
tốc độ<br />
<br />
∆ yk<br />
<br />
(-)<br />
LG<br />
<br />
t0<br />
<br />
Y 2k<br />
<br />
X 2k<br />
<br />
Uyk-1<br />
SS<br />
<br />
GN<br />
<br />
KĐ<br />
Uy<br />
<br />
FL<br />
<br />
T<br />
<br />
Hình3 : Sơ đồ khối của bộ điều khiển tự động tìm cực trị kiểu bước<br />
<br />
Đối tượng điều khiển, tọa độ x là đại lượng chuyển dịch; tọa độ y được biến thành lượng<br />
điện áp đưa vào các bộ ghi nhớ. (CH) là động cơ một chiều, (VAN) là van gió, (MĐC) máy điều<br />
chỉnh, (LG) khối logic, (SS) khối so sánh, (GN) khối ghi nhớ các giá trị nhiệt độ dưới dạng điện<br />
áp,(FL) khối phát lệnh, khối này làm nhiệm vụ phát lệnh cho khối GN,SS,LG,làm việc.<br />
Khối FL thực hiện tuần tự thuật toán bốn bước sau[3] :<br />
Bước 1 :<br />
1 0 0 0<br />
0 1 0 0<br />
Bước 2 :<br />
Bước 3 :<br />
0 0 1 0<br />
Bước 4 :<br />
0 0 0 1<br />
Bước 5 :<br />
1 0 0 0<br />
.......................................<br />
Các khối: Sensor nhiệt độ, khuếch đại (KĐ) làm nhiệm vụ lấy tín hiệu nhiệt độ dưới<br />
dạng điện áp ở các thời điểm đầu và cuối các bước đưa về khối ghi nhớ, sensor tốc độ làm<br />
nhiệm vụ lấy tín hiệu phản hồi tốc độ động cơ duới dạng điện áp đưa về máy điều chỉnh để điều<br />
chỉnh tốc độ trong mỗi bước.<br />
3.3. Nguyên tắc làm việc của sơ đồ<br />
Nguyên tắc làm việc của sơ đồ được thực hiện theo 4 bước như sau:<br />
•<br />
Bước 1: Bộ phát lệnh (FL) phát lệnh tới khối logic (LG) điều khiển động cơ chấp<br />
hành (CH) quay dịch mở van gió một bước ∆x , đồng thời phát lệnh cho bộ ghi nhớ (GN), ghi<br />
nhớ giá trị nhiệt độ ban đầu dưới dạng điện áp Uyk-1<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
Bước 2: Bộ phát lệnh tạo thời gian trễ để nhiệt độ của lò thay đổi<br />
Bước 3: Bộ phát lệnh phát lệnh cho bộ ghi nhớ, ghi nhớ giá trị Uyk.<br />
Bước 4: Bộ phát lệnh phát lệnh so sánh 2 giá trị trong các bộ nhớ .<br />
<br />
* Nếu : ∆yk = Uyk - Uyk-1 > ε<br />
116<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Trong đó ε là một số dương cho trước là ngưỡng tác động của khối logic, bộ phát lệnh<br />
tiếp tục phát lệnh tới khối logic điều khiển động cơ chấp hành quay dịch mở van khí một bước<br />
∆x nữa, và phát lệnh cho bộ ghi nhớ, ghi nhớ giá trị Uyk. Quá trình lặp lại theo chu kỳ như trên<br />
cho tới khi tìm được cực trị (đây là quá trình tìm cực trị ).<br />
* Nếu:<br />
<br />
∆yk = Uyk - Uyk-1 < - ε (nhiệt độ vượt qua giá trị cực đại)<br />
<br />
Thì khối logic điều khiển động cơ quay ngược lại đóng bớt van gió một bước ∆x và lúc<br />
này hệ đã tìm được cực trị và chuyển sang quá trình duy trì cực trị.<br />
* Nếu: - ε ≤ ∆yk = Uyk -Uyk-1 ≤ ε ; khối logic không tác động, động cơ không quay lưu<br />
lượng khí cấp vào mỏ đốt được giữ cố định và hệ làm việc ở vùng cực trị.<br />
Tuy nhiên giá trị nhiệt độ ở bước 1 và bước 3 vẫn được bộ ghi nhớ ghi lại để kiểm tra và<br />
duy trì điểm làm việc xung quanh điểm cực trị.<br />
Như vậy nhờ thuật toán điều khiển kiểu bước như trên hệ đã thực hiện hai quá trình, quá<br />
trình thứ nhất là quá trình tìm cực trị và quá trình thứ hai là quá trình duy trì điểm làm việc tại<br />
cực trị, bằng việc tính chọn mức ngưỡng của phần tử logic hợp lý và trong khoảng sai số cho phép<br />
ta có vùng làm việc không nhạy mà ở đó, hệ làm việc trong vùng cực trị mà không bị dao động.<br />
3.4. Mô phỏng<br />
Sau khi phân tích kỹ về sơ đồ cấu trúc, chúng tôi đã tiến hành thiết kế mạch phần cứng<br />
cho hệ thống, trên cơ sở có tham khảo các hệ thống thực trong các nhà máy cán thép tại Thái<br />
Nguyên do các công ty nước ngoài lắp đặt. Tiếp theo, đã tiến hành mô phỏng với mục đích:<br />
+ Quan sát chế độ động của động cơ chấp hành khi nhận được tín hiệu dịch bước của khối<br />
phát lệnh.<br />
+ Quan sát hành trình mở van gió trong quá trình điều khiển.<br />
Các kết quả mô phỏng thể hiện như hình 4 và 5.<br />
<br />
Hình 4: Đặc tính động của động cơ<br />
chấp hành<br />
<br />
Hình 5: Hành trình mở van khí trong QT<br />
điều khiển<br />
<br />
117<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Nhận xét : Qua nhiều lần mô phỏng, ta thấy:<br />
+ Khi nhận được lệnh dịch bước, động cơ chấp hành sẽ ổn định sau khoảng 0,2s trên<br />
tổng thời gian cho 1 bước dịch là 10s<br />
+ Mô phỏng quá trình mở van hoàn toàn phù hợp với ý tưởng thiết kế, hệ tự động tìm<br />
được cực trị ở bước thứ 16 sau 160s ứng với góc mở ≈ 68% hành trình<br />
+ Nếu giảm chu kỳ tìm bước thì chất lượng của hệ sẽ tốt hơn.<br />
+ Nếu chọn mức ngưỡng ε của phần tử logic hợp lý hệ ít bị dao động hơn.<br />
4. Kết luận<br />
Bài báo này nghiên cứu hệ điều khiển theo nguyên tắc cực trị và ứng dụng để điều khiển<br />
lưu lượng không khí trong công nghệ cán thép. Về lí thuyết, đây chính là hệ điều khiển thích<br />
nghi cho đối tượng phi tuyến theo nguyên tắc cực trị.<br />
Về thực tế, nội dung nghiên cứu mở ra hướng ứng dụng nhằm tiết kiệm năng lượng cho<br />
các công nghệ lò nung nói chung và trong cán thép nói riêng. Nếu được kiểm chứng qua các<br />
mạch phần cứng, hệ thống hoàn toàn có thể thay thế các thiết bị nhập ngoại với giá thành thấp<br />
hơn (ví dụ so với hệ thống DB1130 của hãng CHINO).<br />
Ngoài ra những kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo tốt cho các cán bộ kĩ thuật<br />
đang vận hành sản xuất<br />
Tóm tắt<br />
Bài báo trình bày việc nghiên cứu hệ thống điều khiển thích nghi cho đối tượng có đặc<br />
tính cực trị. Hệ thống tự động này có vai trò để tiết kiệm dầu đốt và được ứng dụng trong nhiều<br />
công nghệ khác nhau như: cán thép, sản xuất gạch men, sản xuất kính….<br />
Các kết quả mô phỏng thể hiện sự đúng đắn của ý tưởng thiết kế và mở ra khả năng ứng<br />
dụng vào thực tiễn.<br />
Summary<br />
A research on a class of system having extreme characteristics<br />
This paper deals with a research on the adaptive control system for a class of objects, which has<br />
extreme characteristics. This system plays an important role in saving the burned oil and it is used to<br />
apply to many different systems, such as steel lamination systems, brick making systems, glass making<br />
systems. The simulation results have shown that the way of design is suitable and the ability of<br />
application has been available in reality.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Tổng công ty thép Việt Nam (2000), Báo cáo khả thi dự án cải tạo và mở rộng sản xuất<br />
Công ty gang thép Thái Nguyên.<br />
[2]. Ian H. Sloan* and Robert S. Womersley (2002), Extremal systems of points and numerical<br />
integration on the sphere. School of Mathematics, University of New South Wales, Sydney , Australia.<br />
[3]. Part VI. Problems of states estimation (filtration) of extremal fuzzy process, Modeling of<br />
extremal fuzzy dynamic systems,International Journal of General Systems, Volume 36, Issue 1 February<br />
2007 , pages 19 - 58.<br />
<br />
118<br />
<br />