YOMEDIA
ADSENSE
Nghiên cứu hàm lượng chì, Cadmium trong nước thải bệnh viên và sự tồn lưu của nó trong thực phẩm là động - thực vật được nuôi trồng tại khu vực có chứa nước thải của Bệnh viện thuộc thành phố Thái Nguyên
68
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các tác giả tiến hành nghiên cứu phân tích hàm lượng chì (Pb), cadmium (Cd) trong nước thải từ 2 bệnh viện nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Kí hiệu: BV1 & BV2) và trong các mẫu rau và cá được nuôi trồng tại vùng có chứa nước thải của 2 bệnh viên trên bằng máy hấp thụ nguyên tử (AAS) và máy cực phổ Metrohm 797 VA computrace.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu hàm lượng chì, Cadmium trong nước thải bệnh viên và sự tồn lưu của nó trong thực phẩm là động - thực vật được nuôi trồng tại khu vực có chứa nước thải của Bệnh viện thuộc thành phố Thái Nguyên
Vũ Xuân Tạo và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 175 – 179<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG CHÌ, CADMIUM<br />
TRONG NƯỚC THẢI BỆNH VIÊN VÀ SỰ TỒN LƯU CỦA NÓ<br />
TRONG THỰC PHẨM LÀ ĐỘNG - THỰC VẬT ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TẠI KHU VỰC<br />
CÓ CHỨA NƯỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN THUỘC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Vũ Xuân Tạo1, Bùi Thị Thanh2, Lương Thị Hồng Vân3<br />
1<br />
<br />
Công ty cổ phần ứng dụng khoa học kỹ thuật Việt Nam<br />
2<br />
Viện công nghệ môi trường<br />
3<br />
Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các tác giả tiến hành nghiên cứu phân tích hàm lượng chì (Pb), cadmium (Cd) trong nước thải từ 2<br />
bệnh viện nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Kí hiệu: BV1 & BV2) và trong các mẫu rau<br />
và cá được nuôi trồng tại vùng có chứa nước thải của 2 bệnh viên trên bằng máy hấp thụ nguyên tử<br />
(AAS) và máy cực phổ Metrohm 797 VA computrace.<br />
Kết quả cho thấy hàm lượng Cd, Pb trong các mẫu nước thải nghiên cứu cao hơn TCCP. Cụ thể:<br />
hàm lượng Cd vượt TCCP từ 2,7 – 3,9 lần, hàm lượng Pb vượt TCCP từ 4,18 – 4,52 lần. Động vật<br />
thuỷ sinh (cá) nuôi tại đây bị nhiễm kim loại nặng, hàm lượng Cd, Pb cao hơn TCCP, trong đó<br />
hàm lượng Pb trong cá cao hơn TCCP từ 4,8 – 7,8 lần. Thực vật (Rau cải) trồng tại đây cũng bị ô<br />
nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là hàm lượng Cd trong rau cải cao hơn TCCP từ 9 – 13,5 lần.<br />
Có mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng các kim loại nặng trong cơ thể động thực vật và hàm<br />
lượng các chất đó trong nước thải bệnh viên.<br />
Từ khóa: Nước thải, bệnh viện, kim loại nặng, Pb, Cd, ô nhiễm, động vật, thực vật.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Tính đến năm 2010, Việt Nam có một hệ<br />
thống rộng lớn gồm 1049 bệnh viện và các cơ<br />
sở y tế tương đương. Trong tổng số 1049<br />
bệnh viện trên địa bàn cả nước có: 27 bệnh<br />
viện trong đó có 10 bệnh viện đa khoa, 17<br />
bệnh viện chuyên khoa do Bộ Y Tế trực tiếp<br />
quản lý; 959 bệnh viện, trong đó có 122 bệnh<br />
viện đa khoa tỉnh, 262 bệnh viện chuyên<br />
khoa, 575 bệnh viên huyện/thị xã do địa<br />
phương quản lý (tỉnh, thành phố, huyện); 63<br />
bệnh viện do các bộ ngành khác quản lý [1].<br />
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì khu vực<br />
thành phố là khu vực tập trung nhiều bệnh<br />
viện nhất. Các bệnh viện tại đây quy mô ngày<br />
càng được mở rộng phát triển về chiều sâu<br />
nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân<br />
không những trong tỉnh mà còn từ các tỉnh lân<br />
cận. Chính vì lượng bệnh nhân ngày càng lớn<br />
mà cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên nước<br />
thải từ các bệnh viện này thải ra môi trường<br />
xung quanh chưa đảm bảo chất lượng đổ thải.<br />
*<br />
<br />
Nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn thải cứ<br />
như vậy phát tán xa môi trường xung quanh<br />
mang theo nhiều nguy cơ trong đó có nguy cơ<br />
làm ô nhiễm môi trường về kim loại nặng.<br />
Kim loại nặng là khái niệm để chỉ các kim loại<br />
có nguyên tử lượng cao và thường có độc tính<br />
đối với sự sống. Các kim loại nặng thường gặp<br />
gồm: As, Pb, Cd, Hg, Mn, Cu, Zn, Cr… trong<br />
đó có những kim loại có độc tính rất cao có hại<br />
cho con người và sinh vật như Pb, Cd. Chúng<br />
được xếp vào các chất thải nguy hại hay độc<br />
chất đối với môi trường và con người, vì chỉ<br />
cần liều lượng nhỏ khi xâm nhập vào cơ thể<br />
đã gây hại cho cơ thể bị nhiễm độc [6],[7]. Vi<br />
sinh vật, thực vật, động vật, kể cả con người<br />
khi tiếp xúc với kim loại nặng đều có thể bị<br />
nhiễm độc. Phần lớn các chất độc được sinh<br />
vật đào thải ra ngoài, một phần được tồn lưu<br />
trong cơ thể, nhưng tốc độ tích tụ kim loại<br />
nặng thường nhanh hơn tốc độ đào thải rất<br />
nhiều, nên theo thời gian lượng kim loại nặng<br />
sẽ tích luỹ trong cơ thể ngày càng nhiều. Theo<br />
chuỗi thức ăn thì kim loại nặng có khả năng<br />
175<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Xuân Tạo và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác<br />
thuộc bậc dinh dưỡng cao hơn kế nó trong<br />
chuỗi thức ăn. Và con người thuộc bậc dinh<br />
dưỡng cao nhất trong các bậc dinh dưỡng, có<br />
nghĩa là con người có khả năng tích luỹ và<br />
nhiễm độc cao nhất trong thế giới sinh vật [2],<br />
[4], [5].<br />
Nhưng trên thực tế người dân trong vùng vẫn<br />
nuôi trồng rau, cá xung quanh khu vực bệnh<br />
viện tại những nơi bị nhiễm nước thải bệnh<br />
viện và dùng chúng như một nguồn thưc<br />
phẩm hằng ngày. Như vậy nguồn thực phẩm<br />
này có đảm chất lượng và độ an toàn? Xuất<br />
phát từ cơ sở trên chúng tôi đã tiến hành<br />
nghiên cứu này với mục tiêu sau:<br />
- Xác định hàm lượng Pb, Cd trong nước thải<br />
từ 2 bệnh viện đang hoạt động tại khu vực<br />
thành phố Thái Nguyên và tác động của nó<br />
đến chất lượng và độ an toàn của cá và rau<br />
được nuôi trồng trong môi trường chịu ảnh<br />
hưởng của nước thải từ các bệnh viện nói<br />
trên.<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu<br />
kim loại nặng trong nước thải bệnh viện khi<br />
đổ ra môi trường ngoài.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu nước<br />
- Nước thải bệnh viện: Loại nước thải từ 2<br />
bệnh viện lớn thuộc thành phố Thái Nguyên<br />
trước khi đổ vào các thủy vực (ao chứa, hồ,<br />
mương, rãnh…).<br />
- Nước ao (D) dùng làm đối chứng (ĐC):<br />
Nước ao tại khu vực không bị nhiễm nước<br />
thải bệnh viện.<br />
Động vật thủy sinh và thực vật dùng làm<br />
thực phẩm cho người<br />
- Thực phẩm là thực vật (rau): Rau cải được<br />
trồng trong môi trường (đất, nước) nhiễm<br />
nước thải bệnh viện và được tưới bằng nước<br />
của thủy vực có chứa nước thải bệnh viện.<br />
Mẫu rau ĐC trồng tại khu vực không bị<br />
nhiễm nước thải bệnh viện.<br />
<br />
89(01/2): 175 – 179<br />
<br />
- Thực phẩm là động vật thủy sinh (cá trê lai)<br />
sống ít nhất 3 tháng trong các thủy vực có<br />
chứa nước thải các bệnh viện nói trên và tại<br />
khu vực không bị nhiễm nước thải bệnh viện<br />
làm mẫu ĐC.<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
Địa điểm lấy mẫu:<br />
- Nước thải của bệnh viện BV1 và BV2 trước<br />
khi đổ vào ao chứa.<br />
- Nước ĐC được lấy từ ao nuôi cá của một<br />
hộ gia đình thuộc xã Quyết thắng – thành<br />
phố Thái Nguyên.<br />
Địa điểm phân tích mẫu<br />
- Bộ môn Sinh học, Hóa học, Trường Đại học<br />
Khoa học, ĐHTN.<br />
- Bộ môn Sinh thái Môi trường, Hóa sinh Viện khoa học Sự sống, ĐHTN.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả,<br />
phân tích. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, so<br />
sánh các mẫu độc lập so sánh với ĐC và so<br />
sánh với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) [3].<br />
- Quy trình thu mẫu, xử lý, bảo quản và phân<br />
tích mẫu theo quy định chuẩn của chuyên<br />
môn ngành.<br />
- Thiết bị: Sử dụng các thiết bị hiện đại có tại<br />
Viện KHSS – ĐHTN. Tất cả các mẫu được<br />
vô cơ hoá và đo trên máy quang phổ hấp thụ<br />
nguyên tử (AAS) và máy cực phổ Metrohm<br />
797 VA computrace<br />
- Hóa chất: Sử dụng các hóa chất tinh sạch<br />
của các hãng có uy tín trên thế giới như Hãng<br />
Meck (Đức), Prolet (Tâybanha)…<br />
- Cỡ mẫu: phải đạt ít nhất 3 mẫu đủ tiêu<br />
chuẩn phân tích cho mỗi loại mẫu.<br />
Xử lý số liệu<br />
- Sử dụng toán thống kê ứng dụng trong y –<br />
sinh học.<br />
<br />
176<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Xuân Tạo và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 175 – 179<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Hàm lượng Pb, Cd trong nước thải của 2 bệnh viện nghiên cứu<br />
Bảng 1. Hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu nước thải nghiên cứu<br />
QS<br />
BV<br />
<br />
Kim loại<br />
Pb<br />
Cd<br />
Pb<br />
Cd<br />
<br />
BV1<br />
n=4<br />
BV2<br />
n=4<br />
<br />
Hà<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
X ± SD<br />
0,12 ± 0,001<br />
0,03 ± 0,001<br />
0,12 ± 0,001<br />
0,03 ± 0,001<br />
<br />
X ± SD<br />
0,209 ± 0,001<br />
0,039 ± 0,001<br />
0,226 ± 0,001<br />
0,027 ± 0,001<br />
<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
mg/l<br />
<br />
p/ĐC<br />
<br />
TCCP<br />
<br />
P< 0,01<br />
P< 0,01<br />
P< 0,01<br />
P< 0,05<br />
<br />
0,05<br />
0,01<br />
0,05<br />
0,01<br />
<br />
TCCP: Sử dụng Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt<br />
Bảng 2. Hàm lượng Cd ,Pb trong cá được nuôi trong môi trường chứa nước thải bệnh viện (mg/kg)<br />
Quan sát<br />
Mẫu<br />
<br />
Hàm lượng<br />
<br />
ĐC -D<br />
<br />
Kim loại<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
p/ĐC<br />
<br />
TCCP<br />
<br />
BV1<br />
n=4<br />
BV2<br />
n=4<br />
<br />
Cd<br />
Pb<br />
Cd<br />
Pb<br />
<br />
0,69 ± 0,01<br />
9,61 ± 0,02<br />
0,34 ± 0,02<br />
15,55 ± 0,04<br />
<br />
1,57 ± 0,03<br />
0,78 ± 0,02<br />
1,57 ± 0,03<br />
0,78 ± 0,02<br />
<br />
P
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn