Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG, TỐI ƯU HÓA THIẾT BỊ TÁCH KHÍ NI<br />
TƠ THEO CHU TRÌNH HẤP PHỤ ÁP SUẤT THAY ĐỔI (PSA)<br />
BẰNG PHẦN MỀM ASPEN ADSORPTION<br />
Phạm Văn Chính1*, Vũ Đình Tiến2, Lê Quang Tuấn3, Nguyễn Tuấn Hiếu4<br />
Tóm tắt: Khí nitơ (N2) có thể xem như một khí trơ để sử dụng trong các lĩnh vực<br />
công nghiệp cơ khí, hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, quân sự. Ở qui mô lớn, khí<br />
nitơ được phân tách từ không khí bằng kỹ thuật hóa lỏng và chưng phân đoạn. Ở<br />
qui mô nhỏ và vừa khí nitơ thường được phân tách bằng sàng phân tử carbon và<br />
chu trình hấp phụ thay đổi áp suất (PSA) ở áp suất thấp. Kỹ thuật này cho phép để<br />
phân tách một số cấu tử khí từ một hỗn hợp khí dưới điều kiện áp suất theo sự khác<br />
nhau về kích thước phân tử và ái lực của chúng đối với một vật liệu hấp phụ thích<br />
hợp. Trong nghiên cứu này, một thiết bị tạo khí nitơ theo chu trình PSA ở qui mô<br />
pilot đã được thiết kế và chế tạo tại Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc<br />
phòng. Chu trình làm việc của thiết bị này được nghiên cứu, mô phỏng và tối ưu<br />
bằng phần mềm Aspen Adsorption. Các thông số công nghệ thu được sẽ được ứng<br />
dụng để thiết kế và chế tạo thiết bị tạo khí nitơ ở qui mô công nghiệp.<br />
Từ khóa: Chu trình hấp phụ thay đổi áp suất (PSA); Sàng phân tử cacbon; Hấp phụ; Nitơ; Aspen Adsorption.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay trên thế giới việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong kỹ thuật hóa học đã trở<br />
nên phổ biến trên cơ sở các phần mềm chuyên dụng có cơ sở dữ liệu rất lớn và đầy đủ đã<br />
giúp cho các nhà khoa học giảm được nhiều thời gian nghiên cứu, khảo sát. Tuy nhiên ở<br />
Việt Nam việc áp dụng các phần mềm mô phỏng chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy việc<br />
nghiên cứu, mô phỏng thiết bị tách khí nitơ theo chu trình PSA là rất cần thiết cho việc<br />
nghiên cứu, tính toán và tối ưu hóa thiết bị.<br />
Trong nghiên cứu này nội dung trọng tâm giới thiệu về vật liệu sàng phân tử và thiết bị<br />
làm việc theo chu trình hấp phụ áp suất thay đổi (PSA) để tách khí N2 từ không khí và<br />
nghiên cứu mô phỏng, tối ưu hóa thiết bị tách khí nitơ theo chu trình hấp phụ áp suất thay<br />
đổi bằng phần mềm Aspen Adsorption.<br />
Aspen Adsorption là một modul trong gói phần mềm Aspen One do Công ty<br />
AspenTech của Mỹ nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, công ty đã cho ra đời phiên bản<br />
Aspen One 8.8 để phục vụ nghiên cứu trong lĩnh lực kỹ thuật hóa học. Phần mềm là một<br />
công cụ mạnh không thể thiếu trong nghiên cứu về kỹ thuật hấp phụ hiện nay.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu mô phỏng thiết bị tách khí N2 từ không khí đã được chế tạo làm việc theo<br />
chu trình hấp phụ áp suất thay đổi (PSA) bằng phần mềm Aspen Adsorption.<br />
Trên cơ sở thiết bị tách khí N2 đã được chế tạo và vật liệu sàng phân tử đã lựa chọn:<br />
- Nghiên cứu cơ chế hấp phụ sàng phân tử.<br />
- Thiết lập các thông số của hệ thống làm việc để thực hiện mô phỏng.<br />
- Tiến hành mô phỏng thiết bị theo các bước bằng phần mềm Apsen Adsorption.<br />
- So sánh, kiểm chứng và biện luận so với kết quả thực nghiệm.<br />
Xuất kết quả và kết luận.<br />
<br />
<br />
140 P. V. Chính, …, N. T. Hiếu, “Nghiên cứu mô phỏng, tối ưu hóa … Aspen Adsorption.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Sàng phân tử Cacbon<br />
Sản suất N2 theo chu trình hấp phụ áp suất thay đổi dựa trên đặc tính hấp phụ chọn lọc<br />
của sàng phân tử cacbon (Carbon Molecular Sieves - CMS). Về cơ bản nó cũng là một loại<br />
than hoạt tính, tuy nhiên miền phân bố kích thước mao quản rất hẹp nên có khả năng hấp<br />
phụ chọn lọc theo kích thước phân tử (sàng phân tử). Phần lớn CMS trên thị trường hiện<br />
nay được tạo ra từ nguyên liệu than antraxit với một quá trình hoạt hóa có kiểm soát. Cấu<br />
trúc mao quản sau đó có thể tiếp tục thay đổi bởi một quá trình xử lý nhiệt tiếp theo, bao<br />
gồm việc cracking các hydrocarbon trong hệ vi mao quản và khí hóa thêm một phần trong<br />
các điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt. Nhờ đó, rây phân tử carbon thu được có đường kính<br />
mao quản hiệu dụng trong khoảng từ 0,4 nm đến 0,9 nm, tuy nhiên, độ xốp và dung lượng<br />
hấp phụ sẽ thấp hơn so với các loại than hoạt tính thông thường[1].<br />
Để phân tách nitơ, thường sử dụng loại CMS có đường kính lỗ mao quản là 4Å. Vì vậy,<br />
khi dòng không khí với áp suất thích hợp đi qua lớp vật liệu CMS thì phân tử O2 với kích<br />
thước phân tử là 3,9 x 2,8 Å sẽ đi vào trong mao quản và bị giữ lại, còn các phân tử N2<br />
với kích thước phân tử là 4,1 x 3,0 Å sẽ đi qua, như vậy sẽ thu được N2 với nồng độ cao.<br />
Đặc tính hấp phụ chọn lọc CMS được minh họa như hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cơ chế hấp phụ chọn lọc của CMS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sự thay đổi thể tích hấp phụ theo thời gian.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 61, 6 - 2019 141<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Rây phân tử carbon được ký hiệu dựa trên năng suất tạo khí Nitơ. Trong nghiên cứu<br />
này sử dụng loại CMS-240, có nghĩa là năng suất lý thuyết thu được là 240 m3 Nitơ ở điều<br />
kiện tiêu chuẩn trong 1 giờ trên 1 tấn vật liệu CMS được sử dụng. Loại CMS – 240 này<br />
được mua từ công ty Jiangxi Xintao Technology Co.Ltd<br />
Sàng phân tử cacsbon (CMS) là hoàn toàn hồi phục và có tuổi thọ trên 40.000 giờ để<br />
hoạt động.<br />
Tóm lại, tách N2 từ không khí bằng vật liệu sàng phân tử có kích thước vi mao quản<br />
nhỏ hơn kích thước phân tử khí N2 để hấp phụ khí O2 cho phân tử khí N2 đi qua. Thể tích<br />
hấp phụ khí O2 thay đổi theo thời gian và theo chu trình áp suất thay đổi trong cột, như<br />
hình 2.<br />
3.2. Thiết bị tạo khí N2<br />
3.2.1. Sơ đồ PID (Sơ đồ công nghệ và thiết bị đo lường)<br />
Dựa trên cơ sở mô hình thiết bị hấp phụ áp suất thay đổi (PSA) ta xây dựng sơ đồ công<br />
nghệ, thiết bị và thiết bị đo lường (PID) của hệ thống thiết bị để nghiên cứu, tối ưu hóa<br />
việc tách khí N2 từ không khí bằng vật liệu sàng phân tử CMS-240 đã lựa chọn bao gồm<br />
các thiết bị chính sau [2-4], như hình -3: Máy nén khí đồng bộ bao gồm: lọc khí F1, máy<br />
nén khí C1, bình tích T01, đồng hồ và bộ điều khiển áp suất đặt; Thiết bị tách nước và tách<br />
dầu F2; Cột tách ẩm D1; Hai cột hấp phụ B1 và B2; Bình tích lấy sản phẩm T02; Các van<br />
điện từ đóng mở: V1, V2, V3ab, V4, V5, V6ab, V7, V8; Các van một chiều, van tiết lưu;<br />
Các cảm biến, đồng hồ đo áp suất: PT, PI; Các thiết bị đo lưu lượng: FT; Bộ điều khiển<br />
PLC S7-300 lập trình trên WinCC; Máy tính giám sát và điều khiển SCADA, thu thập số<br />
liệu nghiên cứu.<br />
3.2.2. Thông số chính của thiết bị<br />
Để có thể xác lập các thông số công nghệ và thông số vận hành cho thiết bị tách khí<br />
nitơ, một hệ thống thí nghiệm ở qui mô pilot đã được thiết lập. Hệ thống gồm có: hai cột<br />
hấp phụ bằng thép có đường kính D = 108 mm và chiều cao H = 700 mm. Mỗi cột được<br />
nhồi 3,1 kg vật liệu hấp phụ CMS-240; một máy nén khí có lưu lượng V = 185 l/phút với<br />
áp suất làm việc Pmax = 8 bar; một bộ lọc không khí F1 kích thước lưới lọc < 5 µm và<br />
một cột khử ẩm sử dụng 3 kg vật liệu hút ẩm Silicagel.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ PID thiết bị tách khí N2.<br />
<br />
<br />
142 P. V. Chính, …, N. T. Hiếu, “Nghiên cứu mô phỏng, tối ưu hóa … Aspen Adsorption.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Thiết bị tách khí N2.<br />
3.3. Mô phỏng và tối ưu hóa hoạt động của thiết bị<br />
3.3.1. Mô phỏng chế độ làm việc trên Aspen Adsorption<br />
Để có thể mô phỏng sử dụng mô hình toán có sẵn trong Aspen Adsorption, cần chấp<br />
nhận các giả thiết cơ bản sau:<br />
- Hệ được xem là đẳng nhiệt với áp suất tổng trong cột được duy trì là hằng số trong<br />
các bước lấy sản phẩm và làm sạch;<br />
- Quan hệ hấp phụ cân bằng tuân theo đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, với giá trị hằng số<br />
hấp phụ cân bằng của N2 và O2 có sẵn trong cơ sở dữ liệu của Aspen Adsorption;<br />
- Biến thiên áp suất riêng phần chỉ theo chiều dọc cột (bỏ qua biến thiên theo phương<br />
hướng kính);<br />
- Hệ số cấp khối được biểu diễn thông qua quan hệ động lực tuyến tính (Linear driving<br />
force);<br />
- Tổn thất áp suất dọc theo chiều dài cột có thể bỏ qua.<br />
- Vận tốc dòng khí trong lớp vật liệu hấp phụ được xác định theo cân bằng vật chất và<br />
phương trình khí lý tưởng PV = nRT;<br />
Nếu tiến hành ngay các thực nghiệm trên hệ thống, sau đó tiến hành phân tích mẫu khí<br />
để để tìm chế độ làm việc phù hợp thì sẽ rất tốn kém thời gian và chi phí phân tích. Trên<br />
cơ sở phần mềm Aspen Adsorption, chúng tôi đã tiến hành mô phỏng chế độ làm việc từ<br />
đó xác định thời gian cho các bước trong chu trình làm việc của thiết bị tạo khí nitơ. Về cơ<br />
bản, các bước thiết lập mô hình trong Aspen Adsorption bao gồm:<br />
(1) Nhập các thông số vật lý của các cấu tử trong hệ (trong trường hợp này là không<br />
khí, N2 và O2) từ ngân hàng dữ liệu của Aspen Properties;<br />
(2) Trong phần “Gas Dynamic” của thư viện “Libraries” của Aspen Adsorption, chọn<br />
các biểu tượng đầu vào (gas feed), van các loại (valves), cột hấp phụ (gas bed), đầu<br />
ra (gas product) và các đường nối (connections) để xây dựng sơ hệ thống thiết bị<br />
phù hợp với thiết bị thí nghiệm đã chế tạo như Hình 5;<br />
(3) Click đúp chuột và từng thành phần trong sơ đồ đã xây dựng để nhập thông số hoặc<br />
chọn các thông số sẵn có trong cơ sở dữ liệu.<br />
(4) Trong phần công cụ “Tool”, chọn “Cycle Organizer” để thiết lập chu trình làm việc<br />
4 bước như đã mô tả ở phần trên;<br />
(5) Tiến hành chạy mô phỏng bằng công cụ “Run”. Sau mỗi lần chạy, tiến hành điều<br />
chỉnh thời gian trong “Cycle Organizer” để tìm điều kiện làm việc phù hợp và trích<br />
xuất kết quả để xử lý ra Excel.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 61, 6 - 2019 143<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Sơ đồ mô phỏng như trên hình 5<br />
<br />
S21 S22<br />
<br />
VP1 P1<br />
<br />
<br />
S17 S20<br />
<br />
T2<br />
<br />
VP1_1 VP2_1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
T 1_2 T 2_2<br />
<br />
S18 S23 S24<br />
<br />
VPurge<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B1 B2<br />
<br />
<br />
S8<br />
<br />
Cyc le_O rganizer S7<br />
<br />
VW 1 _1 T3 VW 2 _1<br />
<br />
S10<br />
T 1_1<br />
T 2_1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VF1_1 VW 1 VF2_1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
F1 VF1<br />
<br />
S1 T1 W1<br />
<br />
<br />
S4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ hệ thống thiết bị tạo khí Nitơ thiết lập trên Aspen Adsorption.<br />
3.3.2. Kết quả mô phỏng và thảo luận<br />
Lựa chọn mô hình PSA có sẵn trong Demonstration hay có thể thiết lập như hình 5 và<br />
coi thời gian cân bằng rất nhanh (thời gian cân bằng không đáng kể) tiến hành nhập các<br />
thông số đầu vào F1 như hình dưới với các thông số như thiết bị thực đã xây dựng:<br />
Lưu lượng dòng vào: 1,94 e-5 kmol/s.<br />
Nhiệt độ dòng vào: 298,15K<br />
Áp suất dòng vào: 6,0 bar.<br />
Nồng độ phần mol của Nito: 0.79.<br />
Nồng độ phần mol của Oxy: 0,21.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Các thông số đầu vào của dòng F1.<br />
Đã tiến hành chạy mô phỏng hệ thống tạo khí nitơ bằng phần mềm Aspen Adsorption ở<br />
chế độ Dynamic. Mặc dù áp suất làm việc tối đa của máy nén khí là 7,5 bar và áp suất làm<br />
<br />
<br />
144 P. V. Chính, …, N. T. Hiếu, “Nghiên cứu mô phỏng, tối ưu hóa … Aspen Adsorption.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
việc với vật liệu hấp phụ CMS có thể là 8 bar, tuy nhiên trong điều kiện máy nén khí làm<br />
việc liên tục và tổn thất áp suất trong hệ thống và cột silicagen làm khô không khí nên áp<br />
suất thực trong mỗi cột đo bằng áp kế chỉ đạt khoảng 5 bar. Vì vậy mô phỏng cũng được<br />
tiến hành ở áp suất làm việc của cột là 5 bar Biến thiên áp suất trong cột 1 và cột 2 được<br />
biểu diện trong hình 7. Sau khoảng chừng 3 chu kỳ làm việc, áp suất làm việc trong từng<br />
cột là tương đối ổn định.<br />
<br />
<br />
5 .5<br />
<br />
5 .0<br />
<br />
4 .5<br />
<br />
4 .0<br />
Ap suat [bar]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3 .5<br />
<br />
3 .0<br />
<br />
2 .5<br />
<br />
2 .0<br />
<br />
1 .5<br />
<br />
1 .0<br />
<br />
0 .5<br />
0 1 2 3 4 5 6 7<br />
T h o i g ia n [p h u t]<br />
<br />
<br />
Hình 7. Sự thay đổi áp suất trong từng cột theo thời gian.<br />
<br />
<br />
1 .0 0<br />
Phan mol cua N2 [kmol/kmol]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0 .9 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0 .9 0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0 .8 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0 .8 0<br />
0 5 10 15 20<br />
T h o i g ia n [p h u t]<br />
<br />
<br />
Hình 8. Biến thiên phần mol của N2 trong dòng khí sản phẩm.<br />
Theo chu kỳ làm việc 4 bước, khí nitơ sản phẩm được lấy ra gián đoạn. Biến thiên phần<br />
mol của khí nitơ sản phẩm được biểu diễn trong hình 8. Kể từ khi hệ thống bắt đầu làm<br />
việc, sau khoảng 8 chu kỳ thì phần mol của khí Nitơ sản phẩm đã dần ổn định và đạt<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 61, 6 - 2019 145<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
khoảng từ 92 - 95%. Trên cơ sở kết quả mô phỏng, đã cài đặt bộ điều khiển PLC để chạy<br />
hệ thống thực nghiệm theo đúng chế độ công nghệ đã mô phỏng. Sau khi hệ thống chạy ổn<br />
định khoảng 10 chu kỳ, tiến hành lấy mẫu khí sản phẩm bằng các túi chứa khí chuyên<br />
dụng ở đầu, giữa và cuối giai đoạn lấy sản phẩm. Các mẫu khí đã được phân tích thành<br />
phần bằng thiết bị sắc ký khí tại Phòng thí nghiệm công nghệ lọc hóa dầu & vật liệu xúc<br />
tác - hấp phụ của Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả cho thấy, phần mol của khí sản<br />
phẩm thu được trong suốt giai đoạn lấy sản phẩm của hai cột trong khoảng từ 91 ~ 95%.<br />
Kết quả này là khả quan và phù hợp với kết quả đã mô phỏng. Trong thời gian tới, nếu<br />
trang bị thiết bị kiểm soát lưu lượng và ổn định áp suất ở đầu vào cũng như thiết bị đo hàm<br />
lượng N2 ở đầu ra của hệ thống thiết bị thí nghiệm thì hoàn toàn có thể tối ưu chế độ công<br />
nghệ và đưa sản phẩm khí N2 đạt mức 99%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Dải áp suất làm việc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Bảng báo cáo kết quả chạy mô phỏng.<br />
So sánh với kết quả chạy thực nghiệm với tương tự các tham số đầu vào lưu lượng và<br />
áp suất không khí như trên:<br />
Theo kết quả tính toán và giả thiết ban đầu:<br />
Thời gian hấp phụ của 3,1kg CMS: T1 = T4 = 15s<br />
<br />
<br />
146 P. V. Chính, …, N. T. Hiếu, “Nghiên cứu mô phỏng, tối ưu hóa … Aspen Adsorption.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Thời gian lấy sản phẩm và nhả hấp phụ cài đặt ban đầu: T2 = T5 = 35s<br />
Thời gian cân bằng cài đặt ban đầu: T3 = 15s<br />
Bảng kết quả chạy thực nghiệm với các thông số<br />
- Áp suất máy nén khí: Pmax = 8 bar<br />
Plv = 5 bar<br />
Bảng 1. Kết quả chạy thực nghiệm với thời gian cân bằng là 15s.<br />
<br />
Cột B1 Cột B2<br />
<br />
Plv (bar) 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5<br />
<br />
Pcb (bar) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5<br />
<br />
O2 min (%) 3,1 3,1 3,1 3,2 3,1 3,1<br />
<br />
Thời gian cân bằng t(s) 15 15 15 15 15 15<br />
<br />
Nhận xét:<br />
+ Nồng độ O2 trong sản phẩm cao (độ tinh khiết của N2 thấp) lý do có thể là do O2<br />
khuếch tán nhanh hơn N2 rất nhiều, thời gian cân bằng để quá lâu, thời gian lấy sản phẩm<br />
và giải hấp phụ ngắn dẫn đến việc O2 khuếch tán sang cột còn lại nhanh hơn là N2. Và có<br />
thể áp suất làm việc của hệ thống còn thấp.<br />
Vì vậy, cần giảm thời gian cân bằng, tăng thời gian lấy sản phẩm và tăng áp suất các thí<br />
nghiệm tiếp theo.<br />
Kết quả thí nghiệm cuối cùng tìm ra bộ thông số làm việc tối ưu nhất các tham số cơ<br />
bản để đạt được độ tinh khiết của khí N2 cao nhất (nồng độ khí O2 thấp nhất trong dòng<br />
sản phẩm) là:<br />
- Áp suất làm việc: Plv = 6,0 bar.<br />
- Thời gian cân bằng: T3 = 5s; Thời gian lấy sản phẩm và nhả hấp phụ: T2 = T5 = 45s<br />
Bảng 2. Kết quả chạy thực nghiệm với thời gian cân bằng là 5s,<br />
thời gian lấy sản phẩm là 45s.<br />
<br />
Cột 1 Cột 2<br />
<br />
Plv(bar) 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5<br />
<br />
Pcb(bar) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5<br />
<br />
O2 min(%) 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0<br />
<br />
Thời gian cân bằng t(s) 5 5 5 5 5 5<br />
<br />
Từ các kết quả thí nghiệm cho chúng ta thấy:<br />
- Ở áp suất làm việc 6 bar và thời gian hấp phụ 15s (năng suất của hệ thống): khi thời<br />
gian cân bằng giảm xuống 5s; thời gian lấy sản phẩm và nhả hấp phụ 45s, thì nồng độ N2<br />
đã tăng lên cao đạt > 99,5%. Nồng độ nitơ duy trì ổn định ở mức cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 61, 6 - 2019 147<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Kết quả mô phỏng phù hợp với thực tế làm việc của thiết bị.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chế độ làm việc của thiết bị đã được thiết lập dựa trên các kết quả mô phỏng bằng phần<br />
mềm Aspen Adsorption.<br />
Kết quả mô phỏng là hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động của thiết bị, điều này cho<br />
thấy Aspen Adsorption là công cụ đáng tin cậy để mô phỏng và tối ưu các quá trình và<br />
thiết bị hấp phụ.<br />
Trong thời gian tới để có thể nâng cao nồng độ N2 sản phẩm đạt mức trên 99%, nhóm<br />
tác giả sẽ tiếp tục hoàn thiện thiết bị và trang bị thêm các thiết kiểm soát lưu lượng, áp suất<br />
cũng như thiết bị đo và phân tích liên tục. Đồng thời, cần tiến hành chạy thêm nhiều mô<br />
phỏng để đánh giá ảnh hưởng của các thông số và điều kiện làm việc đến chế độ làm việc<br />
của thiết bị, từ đó xác lập bộ thông số công nghệ tối ưu để chuyển sang thiết kế thiết bị ở<br />
qui mô công nghiệp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Tạ Ngọc Đôn, “Rây phân tử và vật liệu hấp phụ”, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội, [2012].<br />
[2]. Đinh Trọng Xoan, Nguyễn Trọng Khuông, Tưởng Thị Hội, Nguyễn Phương Khuê,<br />
Hà Thị An, Hà Văn Trương, Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đài, Long Thanh Hùng, Phan<br />
Văn Thơm, Lê Nguyên Đương, Đinh Văn Huỳnh, Trần Xoa, Phạm Xuân Toản,<br />
“Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất - Tập 1”, Nhà xuất bản khoa học<br />
và kỹ thuật, [1999].<br />
[3]. Đinh Trọng Xoan, Nguyễn Trọng Khuông, Tưởng Thị Hội, Nguyễn Phương<br />
Khuê, Hà Thị An, Hà Văn Trương, Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đài, Long Thanh Hùng,<br />
Phan Văn Thơm, Lê Nguyên Đương, Đinh Văn Huỳnh, Trần Xoa, Phạm Xuân<br />
Toản, “Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất - Tập 2”, Nhà xuất bản<br />
khoa học và kỹ thuật, [1999].<br />
[4]. Hồ Hữu Phương, “Cơ sở tính toán thiết bị hóa chất”; Khoa Đại học tại chức đại học<br />
Bách Khoa Hà Nội, [1977].<br />
[5]. Douglas M. Ruthven, Shamsuzzaman Farroq, Kent S. Knaebel, “Pressure swing<br />
adsorption”, VCH Publishers, Inc, [1994].<br />
[6]. A.R.Smith, J.Klosek; “A review of air separation technologies and their integration<br />
with energy conversion processes”, Fuel Processing Technology 70 [2001].<br />
[7]. Carlos A.Grande; “Advance in Pressure Swing Adsorption for Gas Separation”,<br />
International Scholarly Research Network ISRN Chemical Engineering, Volume<br />
2012, Article ID 982934, 13 page [2012].<br />
[8]. Snehal V.Patel, Dr.J.M.Patel; “Separation of High Purity from Air by Pressure Swing<br />
Adsorption on Carbon Molecular Sieve”, International Journal of Engineering<br />
Research and Technology, Volume 3, Issue 3, March [2014].<br />
[9]. M.Delavar, N.Nabian; “An investigation on the Oxygen and Nitrogen separation from<br />
air using carbonaceous adsorbents”, Journal of Engineering Science and<br />
Technology, Volume 10, No.11, [2015].<br />
[10]. D.Roy Chowdhury, S.C.Sarkar; “Application of Pressure Swing Adsorption Cycle<br />
in the quest of production of Oxygen and Nitrogen”, International Journal of<br />
Engineering Science and Innovative Technology, Volume 5, Issue 2, March<br />
[2016].<br />
<br />
<br />
148 P. V. Chính, …, N. T. Hiếu, “Nghiên cứu mô phỏng, tối ưu hóa … Aspen Adsorption.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION OF SIMULATION AND OTIMIZATION FOR NITROGEN<br />
GENERATOR USING PRESSURE SWING ADSORPTION TO SEPARATION N2 GAS<br />
BY ASPEN ADSORPTION SOFTWARE.<br />
Nitrogen gas (N2) can be considered as an inert gas to use in mechanic,<br />
chemical, food, pharmaceutical and military industries. In large scale, nitrogen can<br />
be separated from the air by liquefaction and fractional distillation techniques. In<br />
small and medium scales, nitrogen gas is usually separated by carbon molecular<br />
sieve and pressure swing adsorption cycle (PSA) at low pressure. This technique<br />
allows to separate some component gas from a gas mixture under pressure<br />
conditions by difference in their molecular size or affinity with a sufficient<br />
adsorbent. In this research, a nitrogen generator based on the PSA cycle at pilot<br />
scale was designed and assembled at the Institute of Technology - General<br />
Administration of Defense Industry. The operation cycle of this equipment is<br />
studied, simulated and optimized by Aspen Adsorption software. The operating<br />
parameters obtained will be applied to design and manufacture the nitrogen<br />
generator in industrial scale.<br />
Keywords: Pressure swing adsorption cycle (PSA); Carbon Molecular Sieves – CMS; Nitrogen; Adsorption;<br />
Aspen Adsorption.<br />
<br />
Nhận bài ngày 04 tháng 4 năm 2019<br />
Hoàn thiện ngày 14 tháng 6 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 6 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Viện Công nghệ - TCCNQP;<br />
2<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà nội;<br />
3<br />
Viện Hóa học Vật liệu – Viện KHQS;<br />
4<br />
Viện Công nghệ - TCCNQP.<br />
*<br />
Email: pvchinhvcn@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 61, 6 - 2019 149<br />