Nghiên cứu một số bài toán về an toàn thông<br />
tin trong " Hành chính điện tử"<br />
Nguyễn Đăng Khoa<br />
Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Luận văn ThS. Công nghệ thông tin : 60 48 05<br />
Người hướng dẫn : PGS.TS. Trịnh Nhật Tiến<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
111 tr .<br />
Abstract. Tổng quan về an toàn thông tin: Trình bản về cơ sở hạ tầng giao dịch trực<br />
tuyến, một số giao thức đảm bảo an toàn khi truyền tin. Tổng quan về hành chính điện<br />
tử: Khái quát về hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam, giới thiệu chung về hành<br />
chính điện tử, các mức giao dịch trực tuyến trong hành chính điện tử. Một số phương<br />
pháp bảo đảm an toàn thông tin trong hành chính điện tử: Trình bày về phương pháp<br />
bảo mật, bảo toàn và xác thực thông tin trong giao dịch trực tuyến. Một số bài toàn về<br />
An toàn thông tin trong “Hành chính điện tử”: Trình bày về Bài toán đảm bảo an toàn<br />
thông tin trong giao dịch hành chính điện tử và bài toán nghiên cứu cơ sở hạ tầng công<br />
nghệ thông tin truyền thông trong giao dịch hành chính điện tử. Thử nghiệm chương<br />
trình bảo vệ thông tin: Mã hóa tài liệu, Ký số tài liệu, Tạo chứng chỉ số đươ ̣c ứng du ̣ng<br />
trong giao dịch hành chính điện tử..<br />
Keywords. Hệ thống thông tin; An toàn thông tin; Hành chính điện tử; Hành chính<br />
điện tử<br />
<br />
Content.<br />
Công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển rất mạnh, số lượng người sử dụng<br />
Internet ngày càng tăng, lưu lượng truyền tải thông tin yêu cầu ngày càng lớn và một<br />
số hoạt động giao dịch trên mạng internet cũng phát triển theo, đặc biệt là trong hoạt<br />
động giao dịch điện tử nói chung và trong giao dịch hành chính điện tử nói riêng.<br />
Trước đây các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước, Chính quyền cung<br />
cấp dịch vụ cho nhân dân tại trụ sở của mình, thì nay nhờ vào công nghệ thông tin và<br />
viễn thông, các cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước, Chính quyền sử dụng<br />
công nghệ thông tin như: Mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động để quan<br />
hệ với công dân, giới doanh nghiệp.<br />
<br />
Ngày 10/4/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về<br />
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao gồm các Bộ,<br />
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các đơn vị<br />
sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước. Theo đó, nhiều dịch vụ hành chính công sẽ<br />
được thực hiện qua mạng. Điều này giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức nhưng<br />
lại phát sinh những vấn đề mới. Đó là thông tin nằm trong kho dữ liệu hoặc đang trên<br />
đường truyền có thể bị trộm cắp, sửa đổi làm cho sai lệch, hoặc bị giả mạo.<br />
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch<br />
vụ chứng thực chữ ký số mới được ban hành [1], hiện tại chúng ta chưa có các trung<br />
tâm CA chuyên dùng. Các hệ thống giao dịch điện tử thực thụ mới chỉ được ứng dụng<br />
tại một số đơn vị ngành tài chính, ngân hàng, hầu hết các cơ quan nhà nước chưa triển<br />
khai các hệ thống giao dịch điện tử.<br />
Một số địa phương đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành phần mềm dịch vụ<br />
công cho một số lĩnh vực, tuy nhiên tính hiệu quả chưa cao. Một phần là do nhận thức<br />
của một bộ phận cán bộ công chức và người dân chưa đúng, nhưng lý do chính có tính<br />
quyết định là môi trường pháp lý và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin trong<br />
giao dịch điện tử chưa hoàn thiện.<br />
Hiện nay, ta thấy công tác hành chính của nước ta nói chung và của Hà Nội nói<br />
riêng cần phải có hệ thống thông tin mạnh để lưu trữ khối lượng lớn và đa dạng các tài<br />
liệu, giúp cán bộ và người dân tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác, hỗ trợ xử lý<br />
được các nghiệp vụ hành chính phức tạp. Hệ thống phải có các công cụ để ký số vào<br />
các tài liệu và bảo vệ được chúng, chuyển giao các tài liệu hành chính an toàn, nhanh<br />
gọn, và chi phí thấp, phải có các giải pháp để phòng và chống giả mạo tài liệu hay chữ<br />
ký, chống chối cãi và trốn tránh trách nhiệm, góp phần phòng và chống tiêu cực trong<br />
các giao dịch hành chính điện tử. Do đó, bảo vệ thông tin trong giao dịch hành chính<br />
điện tử là một yêu cầu tất yếu.<br />
<br />
Vậy giải pháp cho bảo đảm an toàn thông tin trong hành chính điện tử có hai công<br />
việc chính là: bảo vệ thông tin trong bộ nhớ và bảo vệ thông tin trên đường truyền. Để<br />
làm tốt hai công việc trên, thứ nhất ta phải xây dựng kiến trúc cơ sở hạ tầng trong hành<br />
chính điện tử tốt (truyền thông, dịch vụ đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về dữ liệu, kết nối,<br />
tích hợp, truy cập, tương tác, quản lý nội dung, an toàn-an ninh). Thứ hai là ta thực<br />
hiện các giải pháp công nghệ tiến tiến hỗ trợ triển khai mô hình kiến trúc hành chính<br />
điện tử đã xây dựng, đưa ra các giải pháp, phần mềm, công cụ và dịch vụ được phát<br />
triển dựa trên các công nghệ mới hiện nay. Song song với giải pháp công nghệ, lý<br />
thuyết độ phức tạp tính toán, lý thuyết mật mã và an toàn thông tin đã không ngừng<br />
được nghiên cứu phát triển và ngày một trở nên phong phú, hoàn thiện. Đây là cơ sở<br />
khoa học quan trọng và không thể thiếu trong việc giải quyết các bài toán về bảo đảm<br />
an toàn thông tin trong giao dịch điện tử. Cho nên nội dung chính của luận văn này là:<br />
Nghiên cứu một số bài toán an toàn thông tin trong “ Hành chính điện tử ” để ứng<br />
dụng vào các dịch vụ hành chính điện tử nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho các đối<br />
tượng tham gia giao dịch hành chính trực tuyến.<br />
Luận văn gồm 5 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về an toàn thông tin: Trình bản về cơ sở hạ tầng giao dịch<br />
trực tuyến, một số giao thức đảm bảo an toàn khi truyền tin<br />
Chương 2: Tổng quan về hành chính điện tử: Khái quát về hệ thống hành chính<br />
nhà nước Việt Nam, giới thiệu chung về hành chính điện tử, các mức giao dịch trực<br />
tuyến trong hành chính điện tử<br />
Chương 3: Một số phương pháp bảo đảm an toàn thông tin trong hành chính<br />
điện tử: Trình bày về phương pháp bảo mật, bảo toàn và xác thực thông tin trong giao<br />
dịch trực tuyến<br />
Chương 4: Một số bài toàn về An toàn thông tin trong “Hành chính điện tử”:<br />
Trình bày về Bài toán đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch hành chính điện tử và<br />
bài toán nghiên cứu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông trong giao dịch<br />
hành chính điện tử.<br />
Chương 5: Thử nghiệm chương trình<br />
Thử nghiệm chương trình bảo vệ thông tin: Mã hóa tài liệu, Ký số tài liệu, Tạo<br />
chứng chỉ số đươ ̣c ứng du ̣ng trong giao dịch hành chính điện tử.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tài liệu tiếng Việt<br />
[1]. “Luật Giao dịch điện tử” được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, luật có hiệu<br />
lực từ ngày 01/03/2006.<br />
[2]. “Luật Công nghệ thông tin”, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.<br />
<br />
[3]. Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế<br />
thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính ở địa phương.<br />
[4]. Trương Thị Thu Hiền (2007), tài liệu nghiên cứu: Tóm lược thông điệp (hàm<br />
băm), ĐH Công nghệ.<br />
[5]. Phan Đình Diệu (2006), “Lý thuyết mật mã và An toàn thông tin”, Nhà xuất bản<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[6]. Trịnh Nhật Tiến, Bài giảng: An toàn dữ liệu , ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội.<br />
[7]. Trịnh Nhật Tiến (12-2005), Báo cáo khoa học đề tài “Nghiên cứu xây dựng Cơ sở<br />
hạ tầng về mật mã khóa công khai bảo đảm an toàn truyền tin trên mạng máy tính<br />
Thành phố Hà Nội”.<br />
[8]. Nguyễn Ngọc Tuấn, Hồng Phúc (2005), “Công nghệ bảo mật”, Nhà xuất bản<br />
thống kê.<br />
[9]. Trần Minh Tiến, Nguyễn Thành Phúc, Chính phủ điện tử, NXB Bưu điện, 2004.<br />
[10]. Nguyễn Ngọc Hiến, Giáo trình Hành chính công, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003.<br />
[11]. Nghị định 64/2007/NĐ-CP, ban hành ngày 10/04/2007 về việc ứng dụng CNTT<br />
trong hoạt động của cơ quan nhà nước.<br />
[12]. Nghị định 26/2007/NĐ-CP, ban hành ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành<br />
Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.<br />
[13]. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin<br />
và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của<br />
cơ quan nhà nước.<br />
[14]. Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt<br />
Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai<br />
đoạn 2011-2015.<br />
[15]. Báo cáo của Bộ thông tin và truyền thông năm<br />
2011: Báo cáo đánh giá<br />
trang/cổ ng thông tin điê ̣n tử và mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ , cơ quan ngang Bộ<br />
và các tỉnh, thành trực thuộc trung ương năm 2011.<br />
[16]. Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, http://mic.gov.vn/<br />
[17]. Cổng thông tin của chính phủ điện tử: http://chinhphu.vn/<br />
Tài liệu tiếng Anh<br />
[18]. D. Rechard Kuhn, Vincent C. Hu, W. Timothy Polk, Shu–Jen Chang (2001),<br />
“Introduction to Public Key Technology and the Federal PKI Infrastructure”. NIST.<br />
[19]. RSA laboratories (2002), PKCS#1 v2.1, RSA Cryptography Standard<br />
[20]. An RSA Data Security White Paper. “Understanding Public Key Infrastructure”.<br />
RSA Data Security Inc.<br />
[21]. Website http://www.rsa.com; http://selab.edu.ms; http://www.openca.org<br />
<br />