NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MẠNG TINH THỂ SPINEN MgAl2O4<br />
TRẦN DƯƠNG<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
PHẠM THỊ KẾT<br />
Trường THPT Hai Bà Trưng, Buôn Hồ, Daklak<br />
Tóm tắt: Phương pháp tổng hợp chất nền có ảnh hưởng đến chất lượng của<br />
chất màu gốm sứ. Đã tổng hợp được chất nền tinh thể spinen MgAl2O4. Đã<br />
đánh giá sự ảnh hưởng của các hỗn hợp nguyên liệu ban đầu khác nhau và<br />
hàm lượng của chất khoáng hóa đến sự hình thành sản phẩm. Đã khảo sát<br />
các yếu tố ảnh hưởng như nhiệt độ nung, thời gian lưu, lực ép viên đến quá<br />
trình tổng hợp và đã xác định được điều kiện đến sự tạo pha spinen dựa vào<br />
phổ DSC−TG và XRD.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trong lĩnh vực gốm sứ, việc sản xuất chất màu gốm sứ đóng vai trò rất quan trọng nó<br />
quyết định độ bền, tính thẩm mỹ và giá thành của sản phẩm. Đối với ngành sản xuất<br />
gốm sứ ở nước ta, chi phí tổng hợp màu cho gốm sứ là rất lớn, chiếm hơn 20% chi phí<br />
về nguyên liệu và đa số chúng vẫn nhập ngoại với giá thành cao [2], [3], [4].<br />
Chất màu cho gốm sứ có thể được tổng hợp bằng nhiều cách, có nhiều hệ màu cho gốm,<br />
trong đó hệ màu với chất nền spinen rất được quan tâm, do tính bền nhiệt của chúng [7],<br />
[8]. Do vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất nền<br />
spinen là một khâu rất quan trọng trong việc sản xuất chất màu gốm sứ. Trong bài báo<br />
này chúng tôi nghiên cứu việc tổng hợp chất nền spinen MgAl2O4.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Khảo sát ảnh hưởng của nguyên liệu đầu<br />
Nguyên liệu tổng hợp chất nền spinen đi từ 3 nguyên liệu là (MgO và Al2O3); (MgO và<br />
Al(OH)3) và (4MgCO3.Mg(OH)2.5H2O và Al(OH)3).<br />
Bảng 1. Thành phần phối liệu của các mẫu<br />
Ký hiệu mẫu<br />
A1200(30)<br />
B1200(30)<br />
D1200(30)<br />
<br />
Nguyên liệu (%)<br />
4MgCO3.Mg(OH)2.5H2O<br />
MgO<br />
38,5<br />
29,5<br />
35,3<br />
<br />
Al(OH)3<br />
61,5<br />
70,5<br />
<br />
Al2O3<br />
64,7<br />
<br />
Chất nền spinen được tổng hợp theo sơ đồ ở hình 1.<br />
Chuẩn bị<br />
phối liệu<br />
<br />
Nghiền bi<br />
ướt<br />
<br />
Ép viên lực<br />
ép 7 tấn<br />
<br />
Nung ở to<br />
khác nhau<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ tổng hợp chất nền spinen<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 42-49<br />
<br />
Sản phẩm<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MẠNG TINH THỂ SPINEN MgAl2O4<br />
<br />
43<br />
<br />
Nhằm làm giảm cấp hạt, bảo đảm độ đồng nhất của phối liệu, tăng diện tích tiếp xúc,<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho pha rắn xảy ra phản ứng, phối liệu đã được nghiền bi ướt<br />
trong 2 giờ. Mẫu sau khi nghiền được sấy khô đến khối lượng không đổi ở 100oC.<br />
2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu<br />
Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu đến quá trình tạo pha tinh thể spinen, chúng tôi<br />
tiến hành nung phối liệu A ở 1.200oC với thời gian lưu lần lượt là 30 phút (kí hiệu là<br />
A1200(30)) và 60 phút (kí hiệu là A1200(60)). Mẫu sau khi nung được tiến hành ghi<br />
giản đồ XRD.<br />
2.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nung<br />
Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian nung đến quá trình tạo pha tinh thể spinen, chúng<br />
tôi tiến hành nung phối liệu A với thời gian lưu lần lượt là 60 phút lần lượt ở các nhiệt<br />
độ 1.100, 1.150 và 1.200oC (kí hiệu là A1100(60), 1150(60) và 1200(60)). Mẫu sau khi<br />
nung được tiến hành ghi giản đồ XRD.<br />
2.4. Khảo sát ảnh hưởng của chất khoáng hóa<br />
Để khảo sát ảnh hưởng của chất khoáng hóa đến quá trình tinh thể hóa của spinen,<br />
chúng tôi chuẩn bị 5 mẫu khảo sát. Một mẫu không có chất khoáng hóa (kí hiệu<br />
A1200(60)), các mẫu còn lại được bổ sung chất khoáng hóa H3BO3 với hàm lượng lần<br />
lượt là 0,5% (kí hiệu là AB0,5), 1,5% (kí hiệu là AB1,5), 2,0% (kí hiệu là AB2,0), 2,5%<br />
(kí hiệu là AB2,5) so với tổng khối lượng phối liệu.<br />
Thành phần phối liệu của các mẫu được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Thành phần phối liệu của các mẫu A1200(60); AB0,5; AB1,5; AB2,0; AB2,5<br />
Mẫu<br />
A1200(90)<br />
AB0,5<br />
AB1,5<br />
AB2,0<br />
AB2,5<br />
<br />
Thành phần (%) theo khối lượng của phối liệu<br />
4MgCO3.Mg(OH)2.5H2O<br />
Al(OH)3<br />
H3BO3<br />
38,5<br />
61,5<br />
0,0<br />
38,3<br />
61,2<br />
0,5<br />
38,0<br />
60,5<br />
1,5<br />
37,8<br />
60,2<br />
2,0<br />
37,6<br />
59,9<br />
2,5<br />
<br />
Phối liệu sau khi được nghiền bi ướt, sấy ở 100oC, nung sơ bộ ở 600oC sẽ được nung ở<br />
1.200oC, lưu 1 giờ.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Khảo sát sự phân hủy nhiệt của mẫu phối liệu<br />
Để khảo sát quá trình chuyển hóa xảy ra khi nung nhằm tìm nhiệt độ nung sơ bộ và<br />
nhiệt độ nung tạo pha spinen, chúng tôi tiến hành ghi giản đồ phân tích nhiệt DTG-DSC<br />
của mẫu. Mẫu được ghi trên máy Labsys TG/DSC SETARAM (Pháp) tại Khoa Hóa<br />
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội với tốc độ nâng nhiệt<br />
10oC/phút với nhiệt độ nung cực đại là 1.000oC.<br />
<br />
44<br />
<br />
TRẦN DƯƠNG - PHẠM THỊ KẾT<br />
<br />
Mẫu phối liệu đem phân tích nhiệt, kết quả được ghi ở hình 2.<br />
Từ giản đồ DTG-DSC của mẫu A (hình 2), chúng tôi nhận thấy [1]:<br />
Ở nhiệt độ 335oC xuất hiện pic thu nhiệt khá lớn, lượng mất đi khi nung tương ứng<br />
khoảng 24%, theo chúng tôi đây là hiệu ứng phân hủy của nhôm hydroxit Al(OH)3 tạo<br />
nhôm metahydroxit AlO(OH).<br />
Al(OH)3 → AlO(OH) + H2O<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Ngoài ra, ở trong khoảng nhiệt độ này có hiệu ứng thu nhiệt của sự mất nước kết tinh<br />
của 4MgCO3.Mg(OH)2.5H2O.<br />
4MgCO3.Mg(OH)2.5H2O → 4MgCO3.Mg(OH)2 + 5H2O<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Ở nhiệt độ 427oC xuất hiện hiệu ứng thu nhiệt thứ hai, ứng với sự phân hủy của<br />
Mg(OH)2.<br />
4MgCO3.Mg(OH)2 → MgO + 4MgCO3 + H2O<br />
<br />
(3)<br />
<br />
o<br />
<br />
Ở nhiệt độ 504 C xuất hiện hiệu ứng thu nhiệt thứ ba ứng với sự phân hủy AlO(OH).<br />
2AlO(OH) → Al2O3 + H2O<br />
Figure:<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Experiment:A<br />
<br />
Crucible:PT 100 µl<br />
<br />
14/05/2010 Procedure: RT ----> 1000C (10C.min-1) (Zone 2)<br />
<br />
Labsys TG<br />
<br />
Atmosphere:Air<br />
Mass (mg): 47.09<br />
<br />
TG/%<br />
<br />
HeatFlow/µV<br />
<br />
dTG/% /min<br />
0<br />
<br />
Exo<br />
<br />
40<br />
<br />
30<br />
<br />
-10<br />
<br />
-5<br />
<br />
Peak 1 :427.03 °C<br />
Peak 2 :504.94 °C<br />
<br />
20<br />
-10<br />
<br />
10<br />
Peak :335.76 °C<br />
<br />
-60<br />
0<br />
-15<br />
-10<br />
Mass variation: -24.48 %<br />
<br />
-20<br />
<br />
-20<br />
-110<br />
Mass variation: -7.21 %<br />
<br />
-30<br />
<br />
-25<br />
Mass variation: -12.15 %<br />
<br />
-40<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
200<br />
<br />
300<br />
<br />
400<br />
<br />
500<br />
<br />
600<br />
<br />
700<br />
<br />
800<br />
<br />
900<br />
<br />
Furnace temperature /°C<br />
<br />
Hình 2. Giản đồ DTG-DSC của mẫu A1200(30)<br />
<br />
Từ kết quả phân tích nhiệt chúng tôi nhận thấy ở nhiệt độ 550-600oC, phối liệu đã phân<br />
hủy hoàn toàn thành các oxit MgO và Al2O3 mới sinh có hoạt tính cao. Do vậy chúng<br />
tôi chọn nhiệt độ nung sơ bộ của phối liệu là 600oC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
phản ứng sau này.<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MẠNG TINH THỂ SPINEN MgAl2O4<br />
<br />
45<br />
<br />
Nhiệt độ nung tạo pha spinen có lẽ phải lớn hơn 1.000oC bởi vì trên đường DSC không<br />
thấy xuất hiện hiệu ứng tỏa nhiệt rõ ràng trong khoảng nhiệt độ từ 900-1.000oC. Do vậy<br />
chúng tôi chọn nhiệt độ nung tạo pha spinen hơn 1.000oC.<br />
Để khảo sát ảnh hưởng của dạng nguyên liệu ban đầu đến sự tạo pha spinen chúng tôi<br />
tiến hành hoạt hóa nhiệt bằng cách nung sơ bộ các mẫu ở 600oC trong 1 giờ. Phối liệu<br />
sau khi hoạt hóa nhiệt được được ép viên hình đĩa với đường kính (Ф) bằng 30mm,<br />
chiều dày (h) bằng 3mm với lực nén lớn hơn 6 tấn trên máy ép thủy lực DANIR (Đan<br />
Mạch) tại khoa Vật lý – trường Đại học Khoa học – Đại học Huế.<br />
Mẫu được nung thiêu kết ở 1.200oC, tốc độ nâng nhiệt là 20oC/phút, thời gian lưu nhiệt<br />
là 30 phút trong lò điện (Lenton, Anh) ở phòng Hóa học ứng dụng, Khoa Hóa, trường<br />
Đại học Khoa học - Huế.<br />
Để xác định thành phần pha tinh thể của mẫu sau khi nung, chúng tôi tiến hành ghi giản<br />
đồ XRD của mẫu. Mẫu được ghi trên máy D8 Advance BRUCKER (Đức) với Cu-Kα<br />
λ= 1,54056 (Å), tại khoa Hóa Học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.<br />
Kết quả được trình bày ở hình 3.<br />
C: Corundum (α-Al2O3)<br />
S: Spinen (MgAl2O4)<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
C<br />
<br />
S<br />
<br />
C êng ®é nhiÔu x¹ (Cps)<br />
<br />
S<br />
<br />
C<br />
<br />
S<br />
A1200(30)<br />
<br />
B1200(30)<br />
<br />
D1200(30)<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
Gãc nhiÔu x¹ (2θ)<br />
<br />
Hình 3. Giản đồ XRD của các mẫu A1200(30), B1200(30), D1200(30)<br />
<br />
Từ hình 3, chúng tôi nhận thấy thành phần pha tinh thể của mẫu B, D đa pha hơn so với<br />
mẫu A, cường độ pic nhiễu xạ của spinen trên mẫu A cao hơn B và D, chứng tỏ phản<br />
ứng đi từ 4MgCO3.Mg(OH)2.5H2O và Al(OH)3 xảy ra thuận lợi hơn so với đi từ bruxit<br />
(MgO) và Al(OH)3 hay đi từ Al2O3 và bruxit (MgO) [9].<br />
Kết luận về nguyên liệu đầu<br />
Qua giản đồ XRD của các mẫu A1200(30), B1200(30), D1200(30) ta có nhận xét:<br />
<br />
46<br />
<br />
TRẦN DƯƠNG - PHẠM THỊ KẾT<br />
<br />
Al2O3 và MgO mới sinh có độ hoạt tính cao nên phản ứng tạo pha spinen xảy ra thuận<br />
lợi hơn nhiều so với nguyên liệu đầu là bruxite (MgO). Vì α-Al2O3 có cấu trúc tinh thể<br />
hoàn chỉnh, hoạt tính kém hơn α-Al2O3 mới tạo thành.<br />
Với những nhận xét trên thì nguyên liệu ban đầu thích hợp của magie và nhôm dùng để<br />
tổng hợp spinen là 4MgCO3.Mg(OH)2.5H2O và Al(OH)3. Từ kết quả nghiên cứu, chúng<br />
tôi chọn 4MgCO3.Mg(OH)2.5H2O và Al(OH)3 làm nguyên liệu đầu để tổng hợp spinen<br />
theo phương pháp gốm truyền thống.<br />
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu<br />
Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu đến quá trình tạo pha tinh thể spinen, chúng tôi<br />
tiến hành nung phối liệu A ở 1.200oC với thời gian lưu lần lượt là 30 phút (kí hiệu là<br />
A1200(30)) và 60 phút (kí hiệu là A1200(60)). Mẫu sau khi nung được tiến hành ghi<br />
giản đồ XRD.<br />
Giản đồ XRD và các đặc trưng phổ XRD của các mẫu khảo sát trình bày ở hình 4.<br />
S: spinen (MgAl2O4)<br />
C:corundum (α-Al2O3)<br />
<br />
C êng ®é nhiÔu x¹ (Cps)<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
<br />
S<br />
S<br />
<br />
S<br />
C<br />
<br />
C<br />
A1200(60)<br />
<br />
A1200(30)<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
50<br />
Gãc nhiÔu x¹ (2θ)<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
Hình 4. Giản đồ XRD của mẫu A1200(30) và A1200(60)<br />
<br />
Từ kết quả ghi giản đồ XRD, chúng tôi nhận thấy rằng:<br />
Ở cùng nhiệt độ nung 1.200oC, khi tăng thời gian lưu từ 30 phút lên 60 phút: cường độ<br />
pic nhiễu xạ tăng, các pic sắc nhọn hơn. Chứng tỏ quá trình tinh thể hóa spinen xảy ra<br />
mãnh liệt và dần hoàn chỉnh mạng lưới tinh thể. Tuy nhiên thành phần pha của mẫu sau<br />
khi nung ở 1.200 oC và lưu 1 giờ vẫn còn một lượng nhỏ α-Al2O3, chứng tỏ phản ứng<br />
vẫn chưa triệt để. Điều này một lần nữa khẳng định mức độ tinh thể hóa của spinen phụ<br />
thuộc rất lớn vào thời gian lưu. Như vậy thời gian lưu thích hợp để tổng hợp spinen theo<br />
phương pháp gốm truyền thống là 60 phút.<br />
<br />