Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH<br />
SẢN XUẤT GIỐNG MÍA SẠCH BỆNH THEO QUY MÔ CÔNG NGHIỆP<br />
BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO<br />
TS. Hà Thị Thuý, ThS. Trần Thị Hạnh,<br />
Vũ Anh Tuấn, GS.TS. Đỗ Năng Vịnh<br />
Viện Di truyền Nông nghiệp<br />
SUMMARY<br />
Study on building and development of disease-free sugarcane propagation<br />
processes by industrial methods using plant cell technology<br />
Standardization of protocol for micropropagation of sugarcane was established through in vitro<br />
culture using young meristem of sugarcane as an explant. The multiple shoot regenration at various<br />
frequencies was observed by using different concentrations and combination of growth regulators. The<br />
highest percentage of callus induction was observed in MS medium supplemented with 3mg/l 2,4D. The<br />
best response in term of multiple shoot induction was observed on MS medium with BAP 1.5mg/l +<br />
Kinetin 0.2mg/l + 15% coconut milk. MS medium containing 0.5mg/l NAA showed nearly 100% rooting<br />
response of in vitro regenrated shoots within two week of inoculated. Best hardening response was<br />
obtained in Sand + Soil humus + husk burn + ¼ biofertilizer.<br />
Keywords: callus in vitro culture, new sugarcane cultivars, micropropagation sugarcane<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
<br />
Nhân giống truyền thống thường kèm theo<br />
vấn đề sâu bệnh, thoái hoá giống đặc biệt là các<br />
bệnh về virus.... Công nghệ vi nhân giống được<br />
xem là phương pháp hiệu quả nhất để làm sạch<br />
bệnh, làm trẻ hóa, phục tráng và tăng năng suất<br />
giống, để nhân nhanh trên quy mô lớn đối với các<br />
giống mới tạo được, rút ngắn quá trình chọn<br />
giống và đưa giống mới vào sản xuất (Feldmenn<br />
et al.,1994 ; Lal et al,1996; Lorenzo et al., 2001;<br />
<br />
Kaiser and Makhdoom, 2004; Jalaja et al.,<br />
2008;). Giống mía sạch bệnh nhân bằng cấy mô<br />
làm tăng năng suất từ 30 % đến 68,7% so với<br />
giống nhân bằng ngọn thông thường (Li Yang Rui and Yuan- An Wei, 2006).<br />
Nhân nhanh giống mía có thể thực hiện bằng<br />
2 phương thức cấy mô: Nuôi cấy đỉnh sinh<br />
trưởng và tái sinh phôi vô tính từ tế bào mô sẹo<br />
phiến lá non. Cây con tạo được đồng nhất về di<br />
truyền và rất ít khi bị biến dị trừ trường hợp nuôi<br />
cấy quá dài hoặc xử lý đột biến in vitro<br />
(Taylor,1993; Kale et al., 2004).<br />
Ngày nay, kỹ thuật nuôi cấy chồi đỉnh để tạo<br />
giống mía sạch bệnh đã được sử dụng rộng rãi<br />
trong công nghiệp mía đường để nhân nhanh<br />
giống sạch bệnh với khả năng làm tăng năng suất<br />
mía lên 20 - 30 % sau 3-4 vụ thu hoạch so với<br />
giống mía nhân bằng phương pháp truyền thống<br />
(Gosal et al., 1998; Chattha et al., 2001; Cheema<br />
and Hussain, 2004).<br />
Tóm lại, công nghệ tế bào đã được khẳng<br />
định là rất hiệu quả đối với công nghiệp mía<br />
đường trên toàn cầu. Mục tiêu ứng dụng của công<br />
nghệ tế bào mía bao gồm:<br />
- Loại trừ bệnh và nhân nhanh các giống mía<br />
sạch bệnh<br />
<br />
Người phản biện: GS.TSKH. Trần Duy Quý.<br />
<br />
- Làm trẻ hóa và tăng năng suất giống, chống<br />
thoái hóa do lão hóa sinh lý trong quá trình nhân<br />
vô tính<br />
<br />
Tổng sản lượng mía cây trên toàn thế giới<br />
năm 2008 là 1.743.092.995 tấn. Mười nước sản<br />
xuất mía lớn nhất thế giới theo thứ tự là Brasil,<br />
Ấn<br />
Độ,<br />
Trung<br />
Quốc,<br />
Thái<br />
Lan,<br />
Mexico, Colombia, Australia, Argentina và Mỹ,<br />
trong đó, Brasil sản xuất 648.921.280 tấn, Ấn Độ<br />
sản xuất 348.187.900 tấn; TQ sản xuất<br />
124.917.502 tấn, Thái Lan 73.501.610 tấn<br />
(Source: Food And Agricultural Organization of<br />
United Nations: Economic And Social<br />
Department: The Statistical Division, 2009).<br />
Năng suất mía trung bình toàn cầu là 68 tấn/ha,<br />
năng suất trung bình vùng Châu Á - Thái Bình<br />
Dương là 56.7 tấn/ha, trong khi năng suất trung<br />
bình ở Úc là khoảng 92 tấn/ha, ở nước ta chỉ đạt<br />
khoảng 52 tấn/ha.<br />
<br />
839<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
- Rút ngắn quá trình tạo giống và đẩy mạnh<br />
thương mại hóa giống mới, nhanh chóng thay<br />
giống cũ và thiết lập các điền trang trồng mía<br />
mới.<br />
- Bảo quản và trao đổi quỹ gen.<br />
Phục vụ tạo giống mới thông qua biến dị tế<br />
bào sôma và chuyển gen.<br />
Các nghiên cứu chọn tạo giống mía ở nước<br />
ta còn rất hạn chế. Theo Viện Nghiên cứu và Phát<br />
triển Mía Đường, ở nước ta hiện nay có khoảng<br />
21 giống mía chủ yếu đang được trồng sản xuất<br />
như My5514; F156; Comus; Hòa Lan tím; Hòa<br />
Lan; F134; H39-3633; R570; QĐ11; QĐ15;<br />
VĐ81-3254; VĐ86-368; ROC10; ROC16;<br />
ROC22; VN84-422; VN84-4137; VN85-1427;<br />
VN85-1859;K84-200; DLM24) với năng suất từ<br />
70 - 130 tấn/ha, trong số đó nhiều giống đã có<br />
biểu hiện thoái hóa và nhiễm bệnh. Việc nhập nội<br />
giống ồ ạt cũng là một nguyên nhân kéo theo<br />
nguồn sâu bệnh hại từ nước ngoài. Phương án<br />
nhập nội số lượng ít và sau đó sử dụng công nghệ<br />
tế bào nhân nhanh đã được đề xuất (Hà Thị Thúy<br />
và cs.2000).<br />
Ở nước ta, một số Viện nghiên cứu như Viện<br />
Di truyền nông nghiệp, Viện Cây lương thực và<br />
Cây thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Hà Nội,<br />
Viện Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã có<br />
một số thành công trong nhân nhanh các giống<br />
mía mới bằng cấy mô. Tuy vậy, quy mô nhân<br />
giống còn rất hạn hẹp, phạm vi phục vụ mới chỉ<br />
khu trú ở một số địa phương.<br />
Viện Di truyền nông nghiệp đã triển khai<br />
nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô<br />
phục vụ Chương trình mía đường từ rất sớm.<br />
Viện đã công bố nhiều công trình nghiên cứu có<br />
liên quan đến các khía cạnh khác nhau của công<br />
nghệ nhân giống mía (Hà Thị Thúy và Cs,1998;<br />
1999; 2000a).<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu<br />
<br />
- Các giống sản xuất đại trà ở khu vực miền<br />
Bắc: QĐ11, QĐ15, QĐ17, QĐ 93-159, My55-14,<br />
VĐ55, VĐ79-177, ROC16, ROC10, ROC22....<br />
- Các giống mới nhập nội.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
- Phương pháp chọn giống ưu tú phục vụ<br />
nhân nhanh thông qua các giống về năng suất, trữ<br />
<br />
840<br />
<br />
đường, khả năng thích ứng, mùa vụ thu hoạch,<br />
vùng thích nghi, phản ứng sâu bệnh.<br />
- Phương pháp chọn cá thể trội để nhân<br />
nhanh: cao cây, dài lóng, đường kính thân,<br />
khối lượng cây, số cây hữu hiệu/khóm, mức<br />
độ sâu bệnh...<br />
- Phương pháp làm sạch bệnh và phục tráng<br />
giống thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng chồi<br />
ngọn và chồi nách.<br />
- Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng ELISA,<br />
RT-PCR, PCR đối với bệnh chồi cỏ mía, bệnh<br />
khảm và sọc lá mía.<br />
- Phương pháp xây dựng các hệ thống tái<br />
sinh in vitro hiệu quả cao đối với nhân giống in<br />
vitro: phương pháp nuôi cấy chồi đỉnh có 2 - 3 lá<br />
mầm; phương pháp tái sinh mô sẹo từ mô non ở<br />
chân phiến lá, chồi non.<br />
- Phương pháp nhân giống bằng khí canh,<br />
thủy canh sau cấy mô.<br />
- Phương pháp đánh giá hệ số nhân giống ở<br />
các giai đoạn in vitro và sau in vitro.<br />
- Các phương pháp công nghệ vườn ươm:<br />
Giá thể, phân bón, chế độ tưới tiêu, ánh sáng,<br />
nhiệt độ<br />
Các phương pháp nhân giống vô tính sau in<br />
vitro đối với cây cấy mô. Đánh giá hệ số nhân<br />
giống và năng suất của cây thu được ở mỗi<br />
phương pháp nhân nhanh.<br />
- Các phương pháp thí nghiệm đồng ruộng,<br />
khảo kiểm nghiệm giống và thống kê sinh học<br />
nông nghiệp<br />
- Các phương pháp đánh giá sâu bệnh hại,<br />
năng suất, hàm lượng đường<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Đánh giá, chọn lọc, thu thập giống làm vật<br />
liệu nhân nhanh<br />
<br />
Kết quả điều tra đánh giá và chọn lọc các<br />
giống tại một số khu vực trồng mía chính ở miền<br />
Bắc chúng tôi nhận thấy, tại Nghệ An các giống<br />
mía chủ yếu đang trồng là ROC10, My5514,<br />
QĐ11, ROC16, VN84-4137, F156, trong đó các<br />
giống ROC10, My5514 chiếm tỷ lệ đáng kể<br />
(71,17%). Việc nghiên cứu phục tráng các giống<br />
này là cần thiết. Tại Hòa Bình, chúng tôi đã xác<br />
định được các giống mía HB1 (ROC23), HB2,<br />
HB3 có năng suất cao, đạt năng suất trên 100 tấn<br />
đến 170 tấn/ha. Tại Thanh Hóa các giống trồng<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
chủ yếu là QĐ 93-159, My55-14, VĐ55, VĐ79177, ROC10, QĐ 94, VL6, VĐ 00236, trong đó<br />
giống ROC 10 vốn rất được ưa thích vì năng suất<br />
cao trên 100 tấn/ha nhưng hiện tại được trồng với<br />
diện tích ít do giống bị thoái hóa cây nhỏ, năng<br />
suất thấp.<br />
Từ các bộ giống đang được trồng đại trà ở các<br />
vùng nguyên liệu mía này chúng tôi tiến hành<br />
chọn các cá thể tốt, ưu việt trong quần thể để thu<br />
thập, lấy mẫu đưa vào ống nghiệm. Danh sách các<br />
giống được lấy mẫu đưa vào ống nghiệm gồm:<br />
My5514; ROC 10; HB1 (ROC23); HB2; HB3;<br />
QĐ 93-159; QĐ 94; VĐ 79; VĐ 55; VĐ 00326.<br />
Ngoài thu thập các giống đang sản xuất đại trà<br />
đề tài còn tiến hành thu thập thêm các giống mía<br />
mới nhập nội, giống có triển vọng để đưa vào<br />
nhân nhanh trong điều kiện in vitro. Hiện tại đề tài<br />
đã thu thập được 3 giống của Brazil: Brazil 7515<br />
(Br7515); Brazil 2 (Br2); Brazil 3280 (Br3280), 3<br />
giống của Trung Quốc: Quảng Tây 02-208; Quảng<br />
Tây 60; Liễu Thành 03-1137. Các giống mới thu<br />
thập về được đưa trồng ngoài vườn ươm, sau khi<br />
cây con mọc được sử dụng làm nguồn vật liệu cho<br />
nuôi cấy mô. Các giống hiện đang được trồng và<br />
theo dõi đánh giá ngoài đồng ruộng và đã được<br />
đưa mẫu nhân trong phòng thí nghiệm.<br />
3.2. Nghiên cứu tạo vật liệu sạch bệnh<br />
3.2.1. Nghiên cứu tạo vật liệu sạch bệnh ở các<br />
giống mía tuyển chọn bằng nuôi cấy chồi đỉnh<br />
và chồi nách<br />
3.2.1.1. Chọn mẫu và xử lý mẫu<br />
<br />
Chọn những khóm mía to khoẻ không bị sâu<br />
bệnh, lấy ngọn hoặc chặt những cây non có từ 24 lóng. Cây mía còn non sức nẩy mầm và khả<br />
năng tái sinh cao, ít hoạt chất thứ cấp làm đen<br />
môi trường hơn so với ngọn già. Ngọn mía được<br />
cắt bỏ phiến lá, bóc bỏ tất cả phần bẹ lá già và<br />
các lá đã tiếp xúc với không khí và có màu lục,<br />
lau sạch bằng cồn etanol 700. Sau đó đưa ngọn<br />
vào buồng vô trùng, bóc bỏ lần lượt các lớp bẹ và<br />
lá non bên ngoài cho đến khi chỉ còn lại phần<br />
ngọn với lá non trắng nõn nằm sát chồi đỉnh.<br />
Sau đó tách lấy phần chồi nách, chồi đỉnh hoặc<br />
lá non trắng nõn nằm sát đỉnh sinh trưởng làm vật<br />
liệu nuôi cấy. Đối với cây mía, mắt mía non (chồi<br />
ngủ) và chồi đỉnh thường được bao bọc trong nhiều<br />
lớp bẹ lá, do vậy rất sạch. Dựa vào những đặc tính<br />
cơ bản đó mà chúng tôi đưa mẫu vào ống nghiệm<br />
mà không sử dụng hoá chất khử trùng.<br />
<br />
Kích thước mẫu nuôi cấy như sau:<br />
- Chồi nách: Đường kính 1,0cm 1,0cm.<br />
- Chồi đỉnh: Bóc bỏ lá non, lấy chồi non<br />
đường kính 1,5cm 1,5cm.<br />
3.2.1.2. Môi trường nuôi cấy<br />
<br />
Môi trường cơ bản (MS): Muối đa lượng, vi<br />
lượng, vitamin, axit amin theo Murashige and<br />
Skoog (Murashige and Skoog, 1962).<br />
Môi trường MS cải tiến (Modified MS mMS): Như MS (1962) nhưng tăng nồng độ<br />
B1 lên: 1,0 mg/l + 30g/l đường + 6,0 g/l<br />
thạch, pH = 5,8.<br />
Môi trường tạo chồi cấp I: Môi trường mMS<br />
+ 0,5mg/l BAP, pH = 5,8.<br />
Môi trường nhân chồi: Môi trường giống<br />
như môi trường tạo chồi cấp I, riêng nồng độ<br />
BAP, Kinetin, nước dừa có sự thay đổi tuỳ theo<br />
mục đích thí nghiệm.<br />
3.2.1.3. Phản ứng của các giống mía khác<br />
nhau trên môi trường khởi tạo<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với13 giống<br />
thu thập được (My5514; ROC 10; HB1<br />
(ROC23); HB2 (); ROC26; QĐ 93-159; QĐ 94;<br />
VĐ 79; VĐ 55; VĐ 00326; Br7515; Br2;<br />
Br3280) trên môi trường khởi tạo để kích thích<br />
sự bật chồi mới. Tuy nhiên, do đề tài mới bắt đầu<br />
tiến hành từ tháng 7 các giống được đưa vào ở<br />
các giai đoạn khác nhau. Trong đó các giống<br />
My5514; ROC 10; HB1 (ROC23); HB2 ();<br />
ROC26; QĐ 93-159; QĐ 94 được đưa từ cuối<br />
tháng 8, Br7515; Br2; Br3280 đưa cuối tháng 10<br />
và VĐ 79; VĐ 55; VĐ 00326 đưa vào giữa tháng<br />
12 nên kết quả nghiên cứu vẫn đang trong giai<br />
đoạn theo dõi.<br />
Kết quả theo dõi sơ bộ cho thấy các giống<br />
khác nhau có khả năng tái sinh chồi phụ rất khác<br />
nhau. Sau một tuần các giống ROC10, My5514,<br />
HB2, Br3280 tỏ ra có khả năng tái sinh mạnh hơn<br />
cả. Trong khi đó sự hình thành chồi mới ở giống<br />
QĐ 93-159, QĐ 94, Br2 xảy ra rất chậm. Sau hơn<br />
ba tuần nuôi cấy, 100% chồi đỉnh và chồi nách<br />
nuôi cấy ở ba giống ROC10; My5514, Br3280 đã<br />
bật nhiều chồi mới. Đối với giống QĐ 93-159,<br />
QĐ 94, Br2, sau 1 tuần nuôi cấy không thấy bật<br />
chồi mới, sang tuần thứ 3 mới có hiện tượng bật<br />
chồi. Nhưng tỷ lệ bật chồi rất thấp và chồi bị<br />
vàng. Khả năng tái sinh kém của một số giống có<br />
thể liên quan đến hiện tượng hoá đen môi trường<br />
do các hợp chất phenolic.<br />
841<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Hiện tượng này là đặc điểm khá đặc thù ở<br />
các giống và biểu hiện rõ nhất ở nhóm giống<br />
QĐ 93-159, QĐ 94, chồi tiết ra các hợp chất<br />
phenolic và các sản phẩm thứ cấp làm đen môi<br />
trường. Phenol tiết ra bao bọc xung quanh chồi,<br />
kìm hãm tế bào sinh sản và sinh trưởng. Chúng<br />
tôi đã thử nhiều tổ hợp các môi trường khác<br />
nhau, bổ sung thêm than hoạt tính vào môi<br />
trường nuôi cấy và các chất chống oxy hoá như<br />
axit ascorbic, antioxidant, để khử hiện tượng đen<br />
do các hợp chất chứa phenol tiết ra. Kết quả cho<br />
thấy phương pháp tốt nhất để loại trừ các hợp<br />
chất chứa phenol vẫn là cấy chuyển thường<br />
xuyên sang môi trường mới. Chồi đỉnh sau khi<br />
cấy 1 tuần, tách bỏ phần mô và tế bào bị đen, rồi<br />
chuyển chồi sang môi trường mới để loại trừ tác<br />
dụng của các hợp chất phenolic. Heinz và cộng<br />
sự (1997) cũng đã khắc phục hiện tượng hoá đen<br />
bằng biện pháp tương tự.<br />
So sánh khả năng tái sinh của hai loại chồi<br />
khác nhau cho thấy ban đầu chồi nách có khả<br />
năng tạo chồi phụ sớm hơn so với chồi đỉnh.<br />
Nhưng đến tuần thứ 3, ở một số giống, tỷ lệ bật<br />
chồi phụ của các chồi đỉnh lại vượt lên so với<br />
chồi nách và đạt tỷ lệ 100%.<br />
Sau 4 tuần nuôi cấy, khả năng tái sinh khác<br />
nhau giữa chồi đỉnh và chồi nách thể hiện rõ rệt,<br />
mỗi một chồi nách chỉ tạo 1-2 chồi, còn từ một<br />
chồi đỉnh có thể tạo ra 45-58 chồi nhỏ. Vì vậy,<br />
chồi đỉnh tỏ là vật liệu nuôi cấy tốt hơn chồi<br />
nách về cả 2 phương diện. Ít nguy cơ mang theo<br />
bệnh truyền nhiễm hơn và cho tái sinh chồi phụ<br />
mạnh hơn.<br />
3.2.2. Nghiên cứu tạo vật liệu sạch bệnh thông<br />
qua tái sinh mô sẹo ở một số giống mía<br />
<br />
Tế bào mô sẹo đã được tạo ra bằng nuôi cấy<br />
mẫu lá non sát đỉnh sinh trưởng (Ahloowalia and<br />
<br />
Maretzki,1983; Guidedoni,1986; Taylor et al.,<br />
1993). Môi trường MS (1962) có chứa các hàm<br />
lượng 2,4D khác nhau đã được sử dụng để tạo mô<br />
sẹo từ mẫu lá non. Nồng độ 2,4D tối ưu sử dụng<br />
để tạo và bảo quản mô sẹo thay đổi phụ thuộc vào<br />
giống. Thông thường nồng độ auxin ở môi trường<br />
tạo mô sẹo cao hơn so với môi trường nhân và bảo<br />
quản mô sẹo (Guidedoni,1986). Các chất tương tự<br />
auxin như Picloram cũng được sử dụng để tạo mô<br />
sẹo. Ho và Vasil (1983) cho biết có 3 loại mô sẹo<br />
khác nhau tái sinh từ lá mía non: Mô sẹo phôi hoá<br />
(Embryogenic mô sẹo) khác với 2 loại kia ở chỗ<br />
có cấu trúc cứng, bề mặt nhẵn, tế bào nhỏ, tròn và<br />
giàu tế bào chất. Hai loại còn lại Non Embryogenic mô sẹo thường xốp, tế bào to và dài.<br />
* Môi trường thí nghiệm:<br />
<br />
- Môi trường tạo mô sẹo: Môi trường MS +<br />
15% nước dừa + (0-5 mg/l) 2,4D thay đổi (0;<br />
0,5mg/l; 1mg/l; 2mg/l; 3mg/l; 4mg/l; 5mg/l),<br />
pH = 5,8.<br />
- Môi trường nhân mô sẹo: Môi trường MS +<br />
2,4D hàm lượng thấp hơn so với môi trường tạo<br />
mô sẹo (0,5 - 1,5mg/l) + đường (20 - 30 g/l) +<br />
15% nước dừa, pH = 5,8.<br />
- Môi trường tái sinh (tạo chồi) từ mô sẹo:<br />
Môi trường MS + (0 - 2,5mg/lBAP + 0,2<br />
Kinetine + 15% nước dừa , pH = 5,8.<br />
* Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4-D ở các<br />
nồng độ khác nhau kết hợp với 0,1 mg/l IBA lên<br />
quá trình phát sinh mô sẹo<br />
Lát cắt lá non sau khi cắt thành từng<br />
miếng vuông 0,5cm × 0,5cm cấy vào môi trường:<br />
mMS có bổ sung 2,4 -D với nồng độ thay đổi (0 5) mg/l. Mẫu lá đặt trên mặt thạch và nuôi trong<br />
điều kiện tối để tạo mô sẹo. Kết quả nghiên cứu<br />
được theo dõi sau 4 tuần, 8 tuần.<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của 2,4 -D lên quá trình phát sinh mô sẹo ở hai giống mía ROC26 và HB1<br />
(tính theo tỷ lệ %)<br />
Sau 4 tuần nuôi cấy<br />
<br />
Sau 8 tuần nuôi cấy<br />
<br />
MT<br />
<br />
Nồng độ 2,4D<br />
(mg/l)<br />
<br />
Số mẫu cấy<br />
<br />
TD1<br />
<br />
0<br />
<br />
45<br />
<br />
TD2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
45<br />
<br />
8,8<br />
<br />
2,0<br />
<br />
13,5<br />
<br />
44,4<br />
<br />
TD3<br />
<br />
1<br />
<br />
45<br />
<br />
13,3<br />
<br />
35,5<br />
<br />
22,2<br />
<br />
55,5<br />
<br />
TD4<br />
<br />
2<br />
<br />
45<br />
<br />
15,5<br />
<br />
35,5<br />
<br />
22,2<br />
<br />
64,4<br />
<br />
TD5<br />
<br />
3<br />
<br />
45<br />
<br />
28,8<br />
<br />
73,3<br />
<br />
63,1<br />
<br />
86,6<br />
<br />
TD6<br />
<br />
4<br />
<br />
45<br />
<br />
23,3<br />
<br />
55,5<br />
<br />
39,4<br />
<br />
81,1<br />
<br />
TD7<br />
<br />
5<br />
<br />
45<br />
<br />
20,5<br />
<br />
27,6<br />
<br />
26,1<br />
<br />
45,5<br />
<br />
842<br />
<br />
ROC26<br />
<br />
HB1<br />
<br />
ROC26<br />
<br />
HB1<br />
<br />
1,8<br />
<br />
2,1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
2,7<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
Từ kết quả cho thấy nồng độ 2,4-D ảnh<br />
hưởng rất lớn đến quá trình hình thành calus.<br />
Trên môi trường đối chứng không chứa 2,4 - D<br />
thì các mẫu nuôi cấy không có phản ứng tạo mô<br />
sẹo và sau một thời gian mẫu sẽ bị đen và chết,<br />
nhưng khi bổ sung 2,4 - D với nồng độ thấp 0,5<br />
mg/l thì mô sẹo đã được hình thành và tỷ lệ tạo<br />
mô sẹo tăng lên khi tăng nồng độ 2,4D. Tỷ lệ mô<br />
sẹo tạo thành cao nhất trên môi trường có 2,4D ở<br />
nồng độ 3mg/l đạt tới 86,6% sau 8 tuần nuôi cấy<br />
ở giống ROC23 và 63,1% ở giống ROC26. Tuy<br />
nhiên khi tiếp tục tăng nồng độ 2,4-D trong môi<br />
trường nuôi cấy tỷ lệ tạo mô sẹo lại giảm dần. Ở<br />
nồng độ 5mg/l, sau 8 tuần nuôi cấy tỷ lệ tạo mô<br />
sẹo ở giống ROC26 giảm còn 26,1% và 45,5% ở<br />
giống HB1. Do lúc này nồng độ 2,4D lớn gây<br />
phản ứng ngược lại ức chế quá trình tạo mô sẹo,<br />
hình thành rễ nhiều, gây đục môi trường và một<br />
số mô sẹo bị chết đen trong môi trường.<br />
Các mô sẹo hình thành trên các môi trường<br />
này hầu hết là mô sẹo dạng cứng sau khi nuôi cấy<br />
khoảng 8 tuần đa số các mô sẹo tái sinh thành cây.<br />
Chúng tôi tiến hành thử nuôi cấy nuôi cấy<br />
mẫu lá trên các môi trường có 2,4D có bổ sung<br />
<br />
một số chất phụ gia khác như Malt extract hoặc<br />
thay đổi agar bằng chất nền khác như phytagel.<br />
Kết quả quan sát bước đầu chúng tôi nhận thấy<br />
các mô sẹo hình thành có dạng khối hạt tròn<br />
trắng dạng mô sẹo phôi hóa. Các kết quả nghiên<br />
cứu đang được tiếp tục theo dõi và nghiên cứu.<br />
3.3. Tái sinh chồi, nhân nhanh chồi mía và tạo<br />
cây hoàn chỉnh in vitro<br />
3.3.1. Nghiên cứu tái sinh và nhân nhanh chồi<br />
mía in vitro<br />
<br />
BAP đã được xác định là có vai trò rất lớn<br />
trong quá trình tái sinh chồi của mía (Hà Thị<br />
Thúy và cs., 2000). Tuy nhiên đối với các giống<br />
khác nhau, tác động của BAP có sự khác nhau.<br />
Davenpoort và cộng sự đã chứng minh được khi<br />
thí nghiệm Kinetin trên các loại thực vật khác<br />
nhau thì đều cho kết quả tái sinh chồi tốt hơn ở<br />
nồng độ 0,2 mg/l MT. Do vậy chúng tôi quyết<br />
định nghiên cứu thí nghiệm với nồng độ Kinetin<br />
không thay đổi trong suốt quá trình thí nghiệm là<br />
0,2mg/l MT, BAP thay đổi nồng độ từ 0 2,5mg/l MT.<br />
<br />
Bảng 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến quá trình tái sinh chồi của hai giống mía ROC26 và HB1<br />
(sau 3 tuần nuôi cấy)<br />
MT<br />
B1<br />
B2<br />
B3<br />
B4<br />
B5<br />
B6<br />
CV (%)<br />
LSD0,5<br />
<br />
Nồng độ BAP<br />
(mg/l)<br />
<br />
Số mẫu<br />
cấy<br />
<br />
0<br />
0,5<br />
1,0<br />
1,5<br />
2,0<br />
2,5<br />
<br />
150<br />
150<br />
150<br />
150<br />
150<br />
150<br />
<br />
ROC26<br />
Số chồi thu được Hệ số nhân<br />
518<br />
3,4<br />
680<br />
4,5*<br />
735<br />
4,9*<br />
987<br />
6,5*<br />
671<br />
4,4*<br />
650<br />
4,3*<br />
5,5<br />
0,763019<br />
<br />
HB1<br />
Số chồi thu được Hệ số nhân<br />
620<br />
4,1<br />
815<br />
5,4*<br />
840<br />
5,6*<br />
1.015<br />
6,7*<br />
936<br />
6,2*<br />
825<br />
5,5*<br />
5,8<br />
0,898279<br />
<br />
Chất lượng<br />
chồi<br />
+<br />
+<br />
++<br />
++<br />
+<br />
<br />
* Chú giải: 5chồi × 5 cụm × 6 bình = 150 chồi<br />
(-) Chồi kém chất lượng; (+) Chồi bình thường; (++) Chồi tốt<br />
(*) Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất α = 0,05<br />
<br />
Từ kết quả thí nghiệm trên ta nhận thấy ở môi<br />
trường đối chứng với nồng độ BAP là 0mg/l MT<br />
thì quá trình phát sinh chồi có xảy ra nhưng với hệ<br />
số nhân thấp, chồi ngắn và không rõ chồi. Hệ số<br />
nhân giống ROC26 là 3,4, giống HB1 là 4,1.<br />
Khi nồng độ BAP tăng từ 0,5 mg/l đến 1<br />
mg/l thi chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của BAP<br />
lên hệ số nhân chồi là tương đối rõ rệt. Hệ số<br />
nhân tăng lên trung bình là 4,5 ở giống ROC26<br />
và 5,4 ở giống BH1.<br />
Nồng độ của BAP lên tới 1,5 mg/l MT cho<br />
hệ số nhân chồi cao nhất đạt 6,5 ở giống ROC26<br />
<br />
và 6,7 ở giống HB1, chất lượng chồi cũng rất tốt,<br />
chồi mập, xanh hơn và có chiều cao 5 - 8cm. Một<br />
ưu điểm nữa của vi nhân giống mía in vitro là<br />
cho hệ số nhân khá cao, điều này có ý nghĩa rất<br />
lớn trong việc tạo ra được hàng loạt các cây có<br />
đặc điểm sinh trưởng, phát triển giống nhau.<br />
Tuy nhiên khi tăng nồng độ BAP từ 2mg/l<br />
MT đến 2,5 mg/l MT hệ số nhân chồi lại không<br />
tăng mà giảm xuống chỉ còn trung bình là 4,3 ở<br />
giống ROC26 và 5,5 ở giống BH1. Nguyên nhân<br />
của hiện tượng này là do nồng độ BAP cao đã<br />
làm ức chế tới khả năng nhân chồi của hai giống<br />
843<br />
<br />