
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa
lượt xem 1
download

Tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa
- TRƯỜNG THPT BÀ RỊA TỔ: HÓA- SINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: SINH HỌC 10 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Chủ đề 1. Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào + ND1. Bài 12. Thông tin giữa các tế bào + ND2. Bài 13. Chu kì tế bào và nguyên phân + ND3. Bài 14. Giảm phân + ND5. Bài 15. Thực hành làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, động vật Chủ đề 2. Công nghệ tế bào + ND1. Bài 16: Công nghệ tế bào Chủ đề 3. Sinh học vi sinh vật + ND1. Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: 1. Mức độ đề: 40% nhận biết; 30% thông hiểu; 30% vận dụng. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn; 1 lựa chọn đúng/đúng nhất: 12 câu = 3,0 điểm =12 LỆNH HỎI x 0,25đ 2. Trắc nghiệm dạng Đúng/Sai: 2 câu = 2,0 điểm = 8 LỆNH HỎI x 0,25đ 3. Trắc nghiệm dạng trả lời ngắn: 8 câu = 2,0 điểm = 8 LỆNH HỎI x 0,25đ PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) 3 câu = 3,0 điểm. = 3 LỆNH HỎI x 1,0đ III. CÁC ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THAM KHẢO 1 PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án. Câu 1. Thông tin giữa các tế bào là A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. Câu 2. Đâu không phải là một trong ba giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào? A. Giai đoạn đáp ứng. B. Giai đoạn tiếp nhận. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn truyền tin nội bào. Câu 3. Trong quá trình tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với? A. Bào quan B. Nơ ron C. Phân tử D. Thụ thể Câu 4. Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể. B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. C. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể. D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường. Câu 5. Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là A. G1 ⭢ G2 ⭢ S ⭢ M. B. G1 ⭢ S ⭢ G2 ⭢M. C. S ⭢ G1 ⭢ G2 ⭢ M. D. G2⭢ G1⭢ S⭢ M. Câu 6. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn chromatid của cặp NST kép tương đồng xảy ra ở A. kì đầu I B. kì sau I. C. kì giữa I D. kì cuối I. Câu 7. Trong cơ thể người, tế bào ở vị trí nào sau đây có khả năng giảm phân? A. Tinh hoàn. B. Mắt. C. Chân. D. Tay. Câu 8. Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là A. tính toàn năng của tế bào.
- B. khả năng biệt hoá của tế bào. C. khả năng phản biệt hoá của tế bào. D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào. Câu 9. Loại bỏ thành cellulose, sau đó lai 2 tế bào sinh dưỡng (soma) của hai loài thực vật với nhau và nuôi cấy để chúng phát triển thành cây mới là kĩ thuật A. dung hợp tế bào trần. B. nhân nhanh các giống cây trồng. C. sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào. D. nhân bản vô tính và cấy truyền phôi. Câu 10. Cừu Dolly là sản phẩm của phương pháp A. gây đột biến gene B. liệu pháp tế bào gốc C. nhân bản vô tính D. chuyển gene Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật? A. Kích thước hiển vi. B. Đa số có cơ thể đa bào. C. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh. D. Phân bố rộng. Câu 12. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa trên các tiêu chí A. Nhóm sinh vật và nguồn năng lượng B. Nhóm sinh vật và nguồn carbon chủ yếu C. Hình thức hô hấp nguồn carbon chủ yếu D. Nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở môi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Mỗi thông tin dưới đây là đúng hay sai khi nói về đặc điểm và ý nghĩa nhân bản vô tính ở động vật? a) Nhân giống nhanh, bảo tồn các loài động vật quý hiếm. b) Tạo ra các các thể đồng nhất về kiểu gene mong muốn. c) Tạo ra cá thể mới từ một tế bào sinh dưỡng mà không cần qua sinh sản hữu tính. d) Tạo ra các loài động vật biến đổi gene, thay thế các gene bệnh bằng gene lành. Câu 2. Mỗi nhận định dưới đây về chu kỳ tế bào là đúng hay sai? a) Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. b) Pha S: nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và dính nhau ở tâm động. c) Pha G2: tiếp tục tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. d) Tế bào ngừng tăng trưởng và toàn bộ năng lượng được tập trung vào sự phân chia tế bào. PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8 Câu 1. Chu kì tế bào được chia thành mấy giai đoạn? Câu 2. Các hình bên được đánh số 1, 2, 3, 4 mô tả giản lược về một số giai đoạn trong quá trình nguyên phân. Em hãy sắp xếp các hình theo số tương ứng với trình tự diễn biến các kì của quá trình nguyên phân. Câu 3. Quan sát hình ảnh bên dưới, cho biết hình nào [?] là kì giữa1của quá trình giảm phân? 1 2 3 4
- Câu 4. Trong các kì của giảm phân 2: kì đầu 2, kì giữa 2, kì sau 2 và kì cuối 2. Nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép ở bao nhiêu kì? Câu 5. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? (1) Có thể có trao đổi chéo các đoạn chromatid. (2) Có sự phân chia của tế bào chất. (3) Màng nhân và nhân con biến mất ở kì đầu và xuất hiện ở kì cuối (4) Xảy ra ở tế bào sinh dục chín Câu 6. Quá trình giảm phân có mấy lần nhân đôi NST? Câu 7. Trong hệ thống phân loại 5 giới: khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật. Vi sinh vật thuộc bao nhiêu giới? Câu 8. Cho các đặc điểm sau: Có kích thước hiển vi, hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh, sinh sản và sinh trưởng rất nhanh, sống kí sinh và gây bệnh, phân bố rộng, chưa có nhân chính thức. Có bao nhiêu đặc điểm của hầu hết vi sinh vật? PHẦN IV. Tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1. Tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư ở địa phương em. Làm thế nào phòng tránh ung thư hiệu quả? Câu 2. Phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân ở sinh vật nhân thực về các tiêu chí sau: loại tế bào diễn ra, số lần phân bào, số tế bào con được tạo ra, số NST trong mỗi tế bào con. Câu 3. Vi sinh vật là gì? ĐỀ THAM KHẢO 2 PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án. Câu 1. Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm A. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết. B. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse. C. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết. D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết. Câu 2. Trong quá trình gì, thụ thể được hoạt hóa sẽ hoạt hóa các phân tử nhất định trong tế bào theo chuỗi tương tác tới các phân tử đích A. Quá trình tiếp nhận B. Quá trình hoạt động C. Quá trình xử lý D. Quá trình truyền tin nội bào Câu 3. Truyền tin cận tiết khác truyền tin nội tiết ở điểm là A. có sự tiết các phân tử tín hiệu của các tế bào tiết. B. có sự tiếp nhận các phân tử tín hiệu của các tế bào đích. C. các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang giữa các tế bào. D. các phân tử tín hiệu được truyền đi trong khoảng cách xa. Câu 4. Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành A. thụ thể màng và thụ thể nội bào. B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân. C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân. D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng. Câu 5. Trong pha phân bào, giai đoạn phân chia nhân gồm 4 kì lần lượt là A. Kì đầu kì giữa kì sau kì cuối. B. Kì đầu kì sau kì giữa kì cuối. C. Kì đâu kì cuối kì giữa kì sau. D. Kì trung gian kì đầu kì sau kì cuối. Câu 6. Kết thúc giảm phân I, từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo thành A. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép. B. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST kép. C. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép. D. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST kép. Câu 7. Để tạo ra hàng loạt cây con mang những tính trạng tốt của cây mẹ, người ta đã nhân giống chúng bằng ứng dụng của
- A. Lai khác dòng. B. Thụ tinh ống nghiệm. C. Gây đột biến D. Công nghệ tế bào Câu 8. Khả năng chuyển hoá các tế bào gốc thành các tế bào chuyên hóa khác nhau gọi là A. biệt hóa. B. phản biệt hóa. C. giảm phân. D. thụ tinh. Câu 9. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính chất nào của tế bào? A. Tính toàn năng. B. Tính ưu việt. C. Tính năng động. D. Tính đa dạng. Câu 10. Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật? A. Vi khuẩn. B. Tảo đơn bào. C. Động vật nguyên sinh. D. Rêu. Câu 11. Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là A. quang tự dưỡng B. quang dị dưỡng C. hóa dị dưỡng D. hóa tự dưỡng Câu 12. Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng của loài cây A có kiểu gene AAbb với tế bào sinh dưỡng của loài cây B có kiểu gene HHmm tạo ra tế bào lai. Nuôi cây tế bào lai trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh. Cây lai này có kiểu gene A. AbHm. B. AAbb. C. HHmm. D. AAbbHHmm. PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở môi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Mỗi thông tin dưới đây nói về thành tựu của công nghệ tế bào động vật để tạo mô, cơ quan thay thế là đúng hay sai? a) Nuôi cấy, biệt hoá tế bào gốc thành tế bào mỡ dùng trong công nghệ thẩm mĩ. b) Tạo ra mô, cơ quan biến đổi gen c) Tạo tế bào cơ, tế bào sụn, nguyên bào xương dùng trong điều trị nhiều bệnh tổn thương tim mạch, thoái hoá xương, khớp, các bệnh viêm nhiễm,… d) Tạo nên mô da để cấy ghép trở lại cho người bị bỏng nặng. Câu 2. Dưới đây là một số phát biểu về chu kì tế bào, mỗi phát biểu đúng hay sai? a) Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha S. b) Thời gian chu kì tế bào là khác nhau tuỳ thuộc vào loại tế bào. c) Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi kích thước tế bào đủ lớn. d) Bệnh ung thư là ví dụ về sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể. PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8 Câu 1. Trong một chu kì tế bào, kì trung gian được chia làm mấy pha? Câu 2. Trong các câu sau, những câu nào nói về vai trò của nguyên phân? (Câu trả lời sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn) 1. là hình thức sinh sản của tế bào. 2. giúp cơ thể sinh vật tăng trưởng. 3. giúp tái sinh các phần bị tổn thương. 4. là cơ sở tạo ra các giao tử để sinh sản hữu tính. Câu 3. Quan sát hình ảnh bên dưới, cho biết hình nào [?] là kì sau 1 của quá trình giảm phân? 1 2 3 4 Câu 4. Quá trình giảm phân có mấy lần phân bào? Câu 5. Trong các kì của quá trình giảm phân, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái đơn ở bao nhiêu kì? Câu 6. Ở động vật bậc cao, từ 1 tế bào sinh trứng (2n) qua giảm phân tạo được bao nhiêu tế bào trứng? Câu 7. Dựa vào nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng và nguồn carbon, vi sinh vật được chia thành mấy kiểu dinh dưỡng? Câu 8. Trong số các vi sinh vật sau: vi khuẩn lam, trùng roi, trùng giày, tảo silic, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc và vi khuẩn nitrat hóa. Có bao nhiêu vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng? PHẦN IV. Tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
- Câu 1. Nêu đặc điểm chung của vi sinh vật? Câu 2. Vì sao cần khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các bệnh ung thư? Câu 3. Phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân ở sinh vật nhân thực về các tiêu chí sau: sắp xếp NST ở thoi phân bào, Các NST tách nhau ở tâm động, đặc điểm tế bào sinh ra so với tế bào ban đầu.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
191 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
138 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
230 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
119 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
138 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
178 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
111 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
96 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
131 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
165 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
