intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG

Chia sẻ: Tran Van Giau | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:59

633
lượt xem
129
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi sắp xếp lịch làm việc cho cơ quan đến tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của những hoạt động đó. - - Đối với những hoạt động quan trọng, không thể trì hoãn được cán bộ văn phòng cần ưu tiên xếp lịch vào thời gian phù hợp.Đối với các hoạt động có sự tham dự của nhiều thành phần, số lượng đông thì cần có sự bố trí ưu tiên về mặt địa điểm cho phù hợp.Đối với các hoạt động có sự tham dự của nhiều thành phần, số lượng đông thì cần có sự bố trí ưu tiên về mặt địa điểm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG

  1. NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG GVHH: TRỊNH THỊ THU LỚP: S11T03B
  2. CHƯƠNG 4 NGHIỆP VỤ TỔ CHỨC SẮP XẾP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN VÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH
  4. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 1. Nguyên tắc xây dựng lịch làm việc 1. Nguyên tắc xây dựng lịch làm việc 2. Những việc cần tiến hành khi xây dựng lịch và chương trình làm việc
  5. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH a) Nguyên tắc không trùng lặp 1. Nguyên tắc b) Nguyên tắc ưu tiên xây dựng lịch làm việc c) Nguyên tắc dự phòng d) Nguyên tắc điều chỉnh lịch
  6. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 1. Nguyên tắc xây dựng lịch làm việc a) Nguyên tắc không trùng lặp Cán bộ văn phòng khi xếp lịch, không được để cho các hoạt động bị trùng lặp ở những yếu tố sau:
  7. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 1.Nguyên tắc xây dựng lịch làm việc b) Nguyên tắc ưu tiên -Khi sắp xếp lịch làm việc cho cơ quan đến tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của những hoạt động đó. - - Đối với những hoạt động quan trọng, không thể trì hoãn được cán bộ văn phòng cần ưu tiên xếp lịch vào thời gian phù hợp.
  8. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 1.Nguyên tắc xây dựng lịch làm việc b) Nguyên tắc ưu tiên Đối với các hoạt động có sự tham dự của nhiều thành phần, số lượng đông thì cần có sự bố trí ưu tiên về mặt địa điểm cho phù hợp.
  9. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 1.Nguyên tắc xây dựng lịch làm việc b) Nguyên tắc ưu tiên Trường hợp các đơn vị trong cơ quan tổ chức một số hoạt động cần đến sự có mặt của lãnh đạo cơ quan để động viên cán bộ và có ý kiến chỉ đạo thì cán bộ văn phòng nên cân nhắc và hỏi ý kiến người lãnh đạo xem đến dự ở đâu, nếu như những hoạt động này có sự trùng lặp về mặt thời gian. Những đơn vị còn lại có thể cử cấp phó đi thay.
  10. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH c) Nguyên tắc dự phòng - Nguyên tắc này yêu cầu cán bộ văn phòng khi xếp lịch, cần phải có các phương án dự phòng, bởi lẽ trong thực tế mọi việc không phải bao giờ cũng diễn ra như đã định. - Nguyên tắc dự phòng được hiểu là khi xếp lịch, nhất là xếp lịch cho các hoạt động của người lãnh đạo, cán bộ văn phòng cần bố trí thời gian để họ có thể nghỉ ngơi hoặc kịp di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
  11. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH d) Nguyên tắc điều chỉnh lịch Lịch đã xếp thì hạn chế tối đa việc điều chỉnh, nhưng không có nghĩa là mọi chương trình, kế hoạch đều bất biến.
  12. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH d) Nguyên tắc điều chỉnh lịch Khi có tình huống đột xuất xảy ra, hoặc vì một điều kiện, một lí do nào đó, các cán bộ văn phòng cần nhanh chóng xem xét và có thể quyết định điều chỉnh lại các hoạt động đã định (thời gian, địa điểm, nhân sự).
  13. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 2. Những việc cần tiến hành khi xây dựng lịch và chương trình làm việc Cán bộ văn phòng cần thực hiện một số nghiệp vụ sau đây: - Đề ra quy định cho các bộ phận, các đơn vị dự kiến kế hoạch cho từng tuần, từng tháng và gửi lên văn phòng.
  14. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 2. Những việc cần tiến hành khi xây dựng lịch và chương trình làm việc - Văn phòng cần cử các cán bộ văn phòng có kinh nghiệm và nắm vững chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan tập hợp kế hoạch của các bộ phận, đơn vị kết hợp với dự kiến công việc của người lãnh đạo để xây dựng lịch tổng thể cho toàn cơ quan và lịch làm việc cho lãnh đạo.
  15. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 2. Những việc cần tiến hành khi xây dựng lịch và chương trình làm việc - Khi xây dựng lịch và chương trình làm việc cần ghi rõ tên công việc, thời gian, địa điểm và thành phần tham dự. Trách nhiệm của từng thành phần lãnh đạo vào các hoạt động cụ thể.
  16. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 2. Những việc cần tiến hành khi xây dựng lịch và chương trình làm việc -Khi xếp lịch cán bộ văn phòng có trách nhiệm cần trao đổi với người lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo và trao đổi với các bộ phận có liên quan để sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp và có hiệu quả. -Lịch làm việc cần được in ấn rõ ràng và phải kiểm tra lại trước khi gửi đi các nơi. Lịch phải được gửi đến cho người lãnh đạo và tất cả các bộ phận trong cơ quan vào ngày làm việc cuối tuần.
  17. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 2. Những việc cần tiến hành khi xây dựng lịch và chương trình làm việc -Trong tuần hoặc trong tháng, văn phòng cần giao nhiệm vụ cho cán bộ văn phòng theo dõi việc thực hiện lịch trong thực tế. Những hoạt động chưa tiến hành được, hoặc bị hoãn, thay đổi, cần được cán bộ văn phòng ghi chép lại để bố trí tiếp vào tuần, tháng tới.
  18. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 2. Những việc cần tiến hành khi xây dựng lịch và chương trình làm việc - Nếu là thư ký riêng, thì cần chú ý xếp lịch của cá nhân người thư ký sao cho phù hợp với lịch làm việc của người thủ trưởng để hỗ trợ cho thủ trưởng hoàn thành công việc. Thư ký riêng cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở thủ trưởng nhớ các công việc trong tuần, trong tháng và chủ động chuẩn bị tài liệu, văn bản hoặc các phương tiện cần thiết cho người lãnh đạo để giúp họ thực hiện chương trình làm việc.
  19. I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 2. Những việc cần tiến hành khi xây dựng lịch và chương trình làm việc Tóm lại, việc xây dựng lịch và chương trình làm việc là một nghiệp vụ khá phức tạp, đòi hỏi người cán bộ văn phòng phải nắm vững nhiều vấn đề, phải có tư duy và trình độ tổ chức, điều hành, phải nhanh nhạy và linh hoạt. Do vậy, các cơ quan thường giao việc xếp lịch cho chánh, phó văn phòng hoặc các chuyên viên (thư ký) ở phòng tổng hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2