intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGƯỜI MÊ CÁ BA SA

Chia sẻ: Thanh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

114
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi năm ông Nguyễn Văn Thọ (Châu Đốc, An Giang) sản xuất 5.000 tấn cá basa. Ông đã trở thành tỷ phú, lên ngôi “vua cá basa” nhưng ông vẫn còn ước mơ có một nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGƯỜI MÊ CÁ BA SA

  1. NGƯỜI MÊ CÁ BA SA Mỗi năm ông Nguyễn Văn Thọ (Châu Đốc, An Giang) sản xuất 5.000 tấn cá basa. Ông đã trở thành tỷ phú, lên ngôi “vua cá basa” nhưng ông vẫn còn ước mơ có một nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh... Năm 1987, ông Thọ đầu tư 150 triệu đồng cho một bè nuôi cá basa xuất khẩu có diện tích 360 m2. Qua một chu kỳ nuôi, trừ chi phí, ông lãi 53,4 triệu đồng. Đến năm 1998, tổng số bè của ông lên đến 20. Bè nhỏ nhất nuôi được 70 tấn cá thịt, bè lớn nhất nuôi đến 200 tấn. Ngoài ra ông còn đầu tư cho 14 bè ao hầm để nuôi cá thịt và ương cá giống. Cuối năm 1998, thời điểm cá tra, basa xuất khẩu mạnh sang Mỹ và các nước châu Âu, trang trại của ông năm đó đã xuất được 3.000 tấn cá thịt và lợi nhuận mang về gần 4 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi năm ông Thọ xuất cá nguyên liệu cho các nhà máy chế biến ở ĐBSCL khoảng 5.000 tấn. Cái hay của ông Thọ được ngư dân trong vùng công nhận là không ngừng sáng tạo. Từ chế tạo ra máy ép viên thức ăn cho cá đến chảo quay nấu cám - ông đều làm được cả. Chỉ riêng việc cho cá ăn bằng máy ép viên đã giải phóng được cho mỗi hộ nuôi cá 5-7 lao động. Phong trào nuôi cá bè ở ĐBSCL phát triển mạnh, tình trạng khan hiếm con giống đã phát sinh. Có lúc, ngư dân phải chấp nhận mua cá giống với giá 5.000 đồng/con, vì con giống lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Ông Thọ nghĩ đến chuyện cho cá basa sinh sản nhân tạo. Ông bỏ công lên tận Biển Hồ (Campuchia) để nghiên cứu quy luật tự nhiên của cá basa, sau đó về Việt Nam dành hẳn 1 ha đất của mình để tái tạo phong cảnh thiên nhiên nhằm mục đích kích thích cho cá đẻ. Năm đầu tiên không thành công, ông lại tiếp tục nghiên cứu. Để kích thích cho cá đẻ theo quy luật tự nhiên, ông đã tạo ra những dòng thác nhân tạo. Song mọi việc vẫn không thành công vì thiếu yếu tố khoa học. Ông lại lặn lội lên TP HCM để cầu cứu các nhà khoa học. Bằng đồng vốn của mình, ông Thọ đã bỏ ra trên 1 tỷ đồng để thành lập phòng thí nghiệm. Đội ngũ những nhà khoa học này được ông nuôi ăn và trả lương gấp 3 lần so với Nhà nước. Ngày 9/8/1998, gần 900.000 con cá basa đã ra đời bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, mở ra một triển vọng mới cho ngư dân ở ĐBSCL. Từ đây, chuyện khan hiếm con giống cá basa đã chấm dứt. Ông Thọ đã đưa ra một công thức áp dụng cho riêng mình: Con giống + công nghệ + phương tiện + thị trường tiêu thụ. Ông còn cho 4 người con của mình đi du học các nước Malaysia, New Zealand và Mỹ. Ông nói: “Con tôi sau này đứa thì lo nuôi cá, đứa thì lo chế biến, đứa lo quản trị doanh nghiệp, còn lại thì lo đi bán cá”.
  2. Năm 1998, Cargill đến Việt Nam nhưng vẫn chưa nghĩ ra việc chế biến thức ăn viên nổi cho cá. Cargill đưa ra phương châm “bán cái mà thị trường cần”, thị trường truyền thống của Cargill lúc này chỉ bán được toàn thức ăn viên chìm. Với kinh nghiệm của mình, ông Thọ thuyết phục “Cho ăn thức ăn chìm, người nuôi không kiểm soát được cá có ăn hết thức ăn hay không. Nếu cá không ăn hết sẽ bị lãng phí, môi trường nước bị ô nhiễm, từ đó cá dễ bị bệnh. Còn thức ăn viên nổi thì người nuôi có thể biết cá ăn hết hay không, mạnh - yếu ra sao để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cho ăn thức ăn viên nổi người nuôi dễ theo dõi cá có bị bệnh hay không”. Cargill hợp tác với ông bắt tay vào sản xuất thể nghiệm loại thức ăn viên nổi, còn ông Thọ thì lấy thức ăn đó mang về cho cá mình ăn thử nghiệm. Thời gian hợp tác là 1 năm, song chỉ mới 6 tháng là đã có kết quả. Cụ thể, cho cá ăn thức ăn viên nổi thì cá tăng trọng rất nhanh, chỉ nuôi trong vòng 6-8 tháng là thu hoạch. Lúc này ông Thọ lại yêu cầu phía Cargill chế biến thức ăn như thế nào để đáp ứng được 4 yêu cầu về cá thành phẩm mà ông đặt ra: Xương mỏng, thịt trắng, da mỏng, ít mỡ. Khép kín quy trình chăn nuôi là giấc mơ đã theo ông trong suốt quá trình đã sản xuất. Con giống đã có, kỹ thuật nuôi đã đạt, giờ đây ông đang hoàn tất mọi thủ tục cho việc ra đời một nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2