
TNU Journal of Science and Technology
230(05): 123 - 131
http://jst.tnu.edu.vn 123 Email: jst@tnu.edu.vn
IDENTIFICATION OF SOYBEAN SAMPLES BASED ON
MORPHOLOGICAL AND DNA BARCODING
Tran Trong Dai1, Tran Dinh Ha1, La Thi Thao2, Tran Anh Tuan2, La Van Hien1*
1TNU – University of Agriculture and Forestry, 2Vietnam National University of Agriculture
ARTICLE INFO
ABSTRACT
Received:
12/8/2024
The current soybean is faces the risk of degeneration and loss of
genetic resources. Soybean research mainly focuses on assessing
genetic diversity based on external morphological characteristics.
Genetic identification is one of the tools for soybean improvement.
This study aims to evaluate the morphological differences and genetic
identification of four soybean lines/varieties, including DT84 (control),
black soybean (135544), Cuc Vo Nhai, and DT2008DB, to provide a
scientific basis for the selection and development of new soybean
varieties. The seeds color of soybean cultivars is dark yellow (cuc Vo
Nhai), black (135544 and DT2008ĐB), and light yellow (DT84). In
addition, the matK gene and ITS2 sequences, were amplified,
sequenced, and identified. Comparison of the matK gene and ITS2
sequences of four soybean lines/cultivars with sequences in the NCBI
gene bank showed that the matK gene sequence had a similarity level
of 98.25-100.00% with Glycine max and 91.7% with Glycine soja. The
ITS2 gene sequence had a 98.88-99.45% similarity with Glycine max
species. These results provide a scientific basis for identifying and
classifying soybean lines/cultivars to conserve this gene source.
Revised:
21/01/2025
Published:
22/01/2025
KEYWORDS
Black soybean
Glycine max
Soybean cultivars
ITS1 and matK
DT84
NHẬN DẠNG CÁC MẪU ĐẬU TƯƠNG DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ MÃ VẠCH ADN
Trần Trọng Đại1, Trần Đình Hà1, Lã Thị Thảo2, Trần Anh Tuấn2, Lã Văn Hiền1*
1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Học viện Nông nghiệp Việt Nam
THÔNG TIN BÀI BÁO
TÓM TẮT
Ngày nhận bài:
12/8/2024
Hiện nay, cây đậu tương đang phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa giống
và mất dần nguồn gene. Hình thái bên ngoài là yếu tố chính được sử
dụng trong các nghiên cứu về cây đậu tương để đánh giá đa dạng di
truyền. Nhận dạng di truyền đang được sử dụng phổ biến như một công
cụ chính để cải thiện giống đậu tương. Mục đích của nghiên cứu này là
đánh giá sự khác biệt về hình thái và nhận dạng di truyền của bốn
dòng/giống đậu tương, bao gồm DT84 (đối chứng), đậu tương đen
(135544), cúc Võ Nhai, và DT2008ĐB, nhằm cung cấp cơ sở khoa học
cho việc chọn lọc và phát triển giống đậu tương mới. Hạt của các giống
đậu tương có màu vàng đậm (cúc Võ Nhai), đen (135544 và
DT2008DB), vàng nhạt (DT84). Bên cạnh đó, hai vùng gene matK và
ITS2 được khuếch đại, giải trình tự và xác định loài. So sánh trình tự gen
matK và ITS2 của bốn dòng/giống đậu tương với các trình tự trên ngân
hàng gene NCBI cho thấy trình tự gene matK có mức độ tương đồng
98,25-100,00% với loài Glycine max, 91,7% với loài Glycine soja. Trình
tự gene ITS2 có mức tương đồng 98,88-99,45% với loài Glycine max.
Những kết quả này cung cấp cơ sở khoa học để nhận dạng và phân loại
dòng/giống đậu tương nhằm bảo tồn nguồn gene này.
Ngày hoàn thiện:
21/01/2025
Ngày đăng:
22/01/2025
TỪ KHÓA
Đậu tương đen
Glycine max
Định danh
ITS1 và matK
DT84
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10925
* Corresponding author. Email: lavanhien@tuaf.edu.vn