Nhân viên bán thời gian - "người nhà" hay "người ngoài"?
lượt xem 15
download
Có thể tổ chức của bạn đang có những nhân viên làm việc bán thời gian. Nhân viên chính thức chỉ xem họ là "người ngoài", nhưng lại hay tỏ ra căng thẳng với họ vì lo sợ chiếc "ghế" của mình đang bị đe doạ. Là người "đứng giữa hai dòng nước", lãnh đạo sẽ xử lý ra sao?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân viên bán thời gian - "người nhà" hay "người ngoài"?
- Nhân viên bán thời gian - "người nhà" hay "người ngoài"? Có thể tổ chức của bạn đang có những nhân viên làm việc bán thời gian. Nhân viên chính thức chỉ xem họ là "người ngoài", nhưng lại hay tỏ ra căng thẳng với họ vì lo sợ chiếc "ghế" của mình đang bị đe doạ. Là người "đứng giữa hai dòng nước", lãnh đạo sẽ xử lý ra sao? Trên thực tế, nhân viên bán thời gian thường gặp phải nhiều thử thách. Công việc của họ thường vụn vặt và họ không có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp. Cũng có thể họ đang tập trung vào những mục tiêu khác bên ngoài tổ chức, ví như đang học ở trường đại học hoặc đang làm ở đâu đó...Họ thực sự cần sự quan tâm và khuyến khích từ lãnh đạo tổ chức. Là lãnh đạo tổ chức, bạn cần: * Định hướng một cách chính xác cho họ Bạn nên dành thời gian để nói rõ cho nhân viên hiểu về trách nhiệm trong công việc, những gì họ được phép hay không được phép làm (gọi điện thoại cá nhân, sử dụng tài sản của tổ chức…). Để tránh lộn xộn trong tổ chức, bạn nên chỉ định một người hướng dẫn và phân công công việc cho họ. Điều này sẽ loại trừ được tình huống “ông nói gà, bà nói vịt” mà có thể làm mất tinh thần những nhân viên làm việc bán thời gian. * Tìm ra những điều thúc đẩy họ Hãy hỏi những nhân viên làm việc bán thời gian để tìm ra cách tốt nhất để thúc đẩy họ. Có thể hỏi: “Trong tương lai bạn muốn làm gì?”. Hỏi câu này, bạn có thể biết những mục tiêu trong tương lai của họ có liên quan gì đến những nhu cầu hiện tại hay không. Ví dụ, nhân viên bán thời gian đó nói rằng, anh ta/cô ta muốn trở thành một nghệ sĩ. Hãy lắng nghe, thừa nhận và nắm bắt câu trả lời. Bạn có thể áp dụng những kỹ năng hiện tại họ đang có, chẳng hạn giao cho họ thiết kế những tấm áp phích quảng cáo (tôi biết cậu đã làm những việc này rồi, đúng không?), thiết kế bản tin thư của tổ chức hoặc tham gia dự án... Nếu không hỏi, bạn sẽ không bao giờ biết được khả năng tiềm ẩn của những nhân viên bán thời gian này. * Kiểm tra chính mình khi trò chuyện với họ Đôi khi những nhân viên bán thời gian bị xem như người thừa. Sẽ rất tốt khi có thêm những bàn tay giúp đỡ nhưng chẳng tốt tí nào khi phải đối phó với những bàn tay này. Đầu tiên, phải nhận ra rằng bạn đã rất may mắn khi có thêm những sự hỗ trợ của họ. Hầu hết mọi người thường ước ao có được sự giúp đỡ. Thứ hai, việc bạn làm là để phát triển họ. Thứ ba, khi trò chuyện với họ chỉ nói những chuyện tích cực. Hãy nhớ rằng, nhiều nhân viên bán thời gian hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì. Có thể họ có chút gì đó sợ hãi, e dè và có thể có vô vàn biểu hiện như cãi lời bạn, không phối hợp với những người khác, đi làm muộn hoặc không làm gì cả. Công việc của chúng ta là kiếm tra lại chính mình khi trò chuyện với những nhân viên bán thời gian để họ cảm thấy được chào đón. Khi trò chuyện với họ, phải làm sao để họ cảm thấy họ được mong muốn tham gia vào câu chuyện. Hãy nói chuyện với cả nhóm nhân viên bán thời gian và nhân viên chính thức để cả hai nhóm đều thấy rằng bạn rất vui mừng khi có họ. Điều này sẽ khiến nhân viên làm việc bán thời gian cảm thấy họ được quan tâm và động viên. * Phân công một người hướng dẫn
- Kể cả khi đã được định hướng hoàn toàn, nhân viên bán thời gian có thể vẫn lẫn lộn. Hãy phân công một nhân viên chính thức làm người hướng dẫn cho họ. Nhân viên bán thời gian sẽ cảm thấy mình giống một thành viên của nhóm và người hướng dẫn sẽ cảm thấy thích thú với phần trách nhiệm mới được giao thêm của mình. Đặc biệt chú ý, hãy lựa chọn một người có tính kiên nhẫn, có những kỹ năng giao tiếp tốt, có động cơ làm việc và có thời gian để trả lời những thắc mắc của nhân viên bán thời gian. * Cân đối khối lượng công việc Đừng giao cho nhân viên bán thời gian quá nhiều việc vụn vặt. Nhiều tổ chức thường chỉ giao cho nhân viên bán thời gian những việc đơn giản, ở mức độ thấp. Đừng làm vậy. Hãy nhớ rằng: “Sự phong phú là gia vị của cuộc đời”. Hãy áp dụng những kiến thức đã học trong việc cân đối khối lượng công việc cho nhân viên làm việc bán thời gian. * Loại bỏ những cảm giác nặng nề Hãy lọai bỏ những cảm giác căng thẳng và nặng nề giữa nhân viên bán thời gian và nhân viên chính thức. Hãy giải thích cho nhân viên chính thức biết, tại sao lại cần sự hỗ trợ của những nhân viên bán thời gian và “ghế” của nhân viên chính thức không hề bị đe dọa. Quan trọng là cho họ thấy những lợi ích mà nhân viên bán thời gian mang lại (công việc trở nên dễ dàng hơn, họ có thêm thời gian để học những kỹ năng quản lý…). * Đưa ra lịch làm việc linh hoạt Rất nhiều nhân viên bán thời gian có hoàn cảnh khá đặc biệt, ví dụ đang là sinh viên, gia đình khó khăn, có con nhỏ, đi lại khó khăn…). Do vậy, tạo điều kiện cho họ bằng cách đưa ra lịch làm việc linh hoạt. Như vậy, bạn sẽ giữ được những nhân viên bán thời gian làm việc lâu dài và giảm được chi phí đào tạo lại… Chú ý: Hãy chắc chắn rằng những nhân viên bán thời gian này nắm được lịch làm việc một cách rõ ràng để tránh nhầm lẫn và lộn xộn. * Khích lệ nhân viên bán thời gian Hầu hết các tổ chức không có các hình thức khuyến khích nhân viên bán thời gian. Chắc chắn là nhân viên bán thời gian không hài lòng với những chinh sách này. Đó là một sai lầm lớn. Hãy thiết lập một chương trình khuyến khích nhân viên làm bán thời gian dựa trên lợi nhuận của tổ chức hoặc những hành vi đáng biểu dương. Bạn nên thưởng cho những nhân viên bán thời gian trong những trường hợp: + Họ làm việc tốt + Họ luôn đi làm đúng giờ + Phối hợp hiệu quả với những người khác + Phối hợp tốt với những nhân viên chính thức + Chủ động giải quyết vấn đề + Phục vụ khách hàng tốt Lưu ý là phải công nhận kết quả của những nhân viên bán thời gian và khen ngợi công khai. Làm được những điều này, bạn sẽ thành công trong việc khuyến khích nhân viên bán thời gian, giảm việc phải tuyển dụng lại và đào tạo lại. Bạn sẽ đưa tổ chức tiến xa hơn trong thời gian ngắn nhất, và ít bị căng thẳng nhất.
- Mạnh Cường Theo Art of leadership
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết trở thành nhân viên bán hàng bậc thầy
6 p | 1003 | 701
-
Từ vị trí nhân viên tới chiếc ghế “sếp”
5 p | 556 | 265
-
Điều gì tạo nên một người bán hàng đẳng cấp
4 p | 564 | 217
-
04- Nhân viên Bán Hàng
3 p | 371 | 133
-
Quản lý thời gian hiệu quả
6 p | 261 | 111
-
8 kẻ cắp thời gian
8 p | 227 | 58
-
Tuyển dụng và quản lý nhân viên bán hàng
4 p | 197 | 46
-
Bạn có tự tin để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi?
3 p | 185 | 34
-
Khi nhân viên bán hàng trở thành vũ khí chiến lược
5 p | 111 | 24
-
“Thực đơn” cho một nhân viên mẫu
8 p | 132 | 22
-
Thư viện KPI & Competency
44 p | 113 | 21
-
Những “viên gạch” thời gian
5 p | 122 | 21
-
Mô hình đào tạo nhân viên thời đại mới
7 p | 176 | 17
-
Cách đột phá và duy trì doanh số vượt trội với lợi thế bán hàng nâng cao
110 p | 68 | 11
-
Quy định trình tự công việc của Nhân viên bán hàng
1 p | 80 | 7
-
Quản lý nhân viên cửa hàng hiệu quả bằng phần mềm
5 p | 79 | 6
-
Những yêu cầu cần có của một nhân viên bán hàng
2 p | 120 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn