intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét đặc điểm sọ - mặt của một nhóm người Việt trưởng thành trên phim sọ - mặt thẳng

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ - mặt thẳng kỹ thuật số ở nhóm người Việt trưởng thành 18 - 25 tuổi. Bài viết nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 562 đối tượng (237 nam và 325 nữ) trưởng thành từ 18 - 25 tuổi có sai khớp cắn theo phân loại Angle và chụp phim sọ - mặt thẳng kỹ thuật số tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét đặc điểm sọ - mặt của một nhóm người Việt trưởng thành trên phim sọ - mặt thẳng

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> <br /> NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM SỌ - MẶT CỦA MỘT NHÓM NGƢỜI VIỆT<br /> TRƢỞNG THÀNH TRÊN PHIM SỌ - MẶT THẲNG<br /> Nguyễn Thị Hạnh*; Trương Mạnh Dũng**; Hoàng Việt Hải**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: xác định một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ - mặt thẳng kỹ thuật số ở nhóm người<br /> Việt trưởng thành 18 - 25 tuổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên<br /> 562 đối tượng (237 nam và 325 nữ) trưởng thành từ 18 - 25 tuổi có sai khớp cắn theo phân loại<br /> Angle và chụp phim sọ - mặt thẳng kỹ thuật số tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại<br /> học Y Hà Nội. Kết quả: nam: Nc-Nc: 31,90 ± 2,87 mm; J-J: 62,36 ± 4,31 mm; Ag-Ag: 80,84 ±<br /> 4,97 mm; Zy-Zy: 122,63 ± 6,21 mm. Nữ: Nc-Nc: 30,81 ± 2,64 mm; J-J: 60,45 ± 3,71 mm; Ag-Ag:<br /> 77,72 ± 4,78 mm; Zy-Zy: 116,48 ± 5,53 mm. Kết luận: các chỉ số sọ - mặt trên phim sọ - mặt<br /> thẳng có sự khác biệt giữa nam và nữ, tuy nhiên không khác biệt giữa các nhóm sai lệch khớp<br /> cắn khác nhau. Các chỉ số ngang sọ - mặt ở người Việt Nam đều nhỏ hơn so với người Iran và<br /> Thổ Nhĩ Kỳ trưởng thành.<br /> * Từ khóa: Đặc điểm sọ - mặt; Phim sọ - mặt thẳng; Người trưởng thành.<br /> <br /> Characteristics of Craniofacial Indices of Vietnamese Adults on<br /> Posteroanterior Cephalometric Film<br /> Summary<br /> Objectives: To determine some craniofacial indices on digital posteroanterior cephalometrics<br /> of Vietnamese adults in aged 18 - 25. Subjects and methods: A cross sectional study included<br /> 562 Vietnamese adults (237 males and 325 females) with malocclusion Angle’s classification<br /> and taken digital posteroanterior cephalograms at Institute of Odonto-Stomatology, Hanoi Medical<br /> University. Results: Male: Nc-Nc: 31.90 ± 2.87 mm; J-J: 62.36 ± 4,31 mm; Ag-Ag: 80.84 ± 4.97 mm;<br /> Zy-Zy: 122.63 ± 6.21 mm. Female: Nc-Nc: 30.81 ± 2.64 mm; J-J: 60.45 ± 3.71 mm; Ag-Ag:<br /> 77.72 ± 4.78 mm; Zy-Zy: 116.48 ± 5.53 mm. Conclusions: There are some differences in craniofacial<br /> indices between men and women, but there is no difference in craniofacial indices between<br /> malocclusion groups. The horizontal craniofacial liners of Vietnamese adults are smaller than<br /> these indices of Iranian and Turkish adults.<br /> * Keywords: Craniofacial characters; Posteroanterior cephalometric; Vietnamese adults.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trên thế giới hiện có rất nhiều nghiên<br /> cứu về các chỉ số sọ - mặt để tìm ra những<br /> <br /> đặc điểm mang tích đặc trưng cho từng<br /> chủng tộc và dân tộc khác nhau cũng như<br /> phân tích sự khác nhau giữa các nhóm<br /> dân tộc [2]. Phân tích phim sọ - mặt thẳng<br /> <br /> * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thái Nguyên<br /> ** Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Hạnh (nguyenhanh.dhy.hn@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 05/09/2017<br /> <br /> 585<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> bao gồm đánh giá các chỉ số sọ - mặt<br /> theo chiều đứng ngang, chiều ngang và<br /> chiều đứng dọc, chẩn đoán và đánh giá<br /> sự cân đối và bất thường sọ - mặt [3],<br /> đánh giá thay đổi theo chiều ngang bằng<br /> mở rộng xương hàm trên [3]. Sự tương<br /> quan giữa chiều rộng của xương hàm trên<br /> và xương hàm dưới là thông tin quan trọng<br /> trong phân tích phim sọ - mặt thẳng [2].<br /> Cân đối khuôn mặt và vùng mũi miệng<br /> phát triển có thể đánh giá bằng phân tích<br /> theo chiều ngang trên phim sọ - mặt thẳng<br /> [4]. Phim sọ - mặt thẳng không được sử<br /> dụng là tiêu chuẩn bắt buộc như phim<br /> sọ - mặt nghiêng mà chỉ sử dụng khi khuôn<br /> mặt bệnh nhân thấy có bất cân xứng<br /> hai bên. Tuy nhiên, ở nước ta, đa số các<br /> nghiên cứu liên quan đến phim sọ - mặt<br /> đều thực hiện trên phim sọ - mặt nghiêng,<br /> số lượng nghiên cứu nhận xét về chỉ số sọ mặt trên phim sọ - mặt thẳng còn ít hoặc<br /> nếu có, đối tượng chưa đủ lớn, chưa thể<br /> hiện được tính đặc trưng cho dân tộc.<br /> Mặt khác, tỷ lệ sai lệch khớp cắn ở<br /> nước ta hiện rất cao [1], là một vấn đề<br /> được các bác sỹ chỉnh nha quan tâm.<br /> Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá tìm kiếm<br /> sự tương quan của sai lệch khớp cắn với<br /> chỉ số theo chiều trước sau trên phim<br /> sọ - mặt nghiêng, chưa có nghiên cứu tìm<br /> hiểu xem liệu có mối liên quan giữa sai<br /> lệch khớp cắn và kích thước ngang hay<br /> cân đối sọ mặt hay không?.<br /> Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này<br /> nhằm: Nhận xét một số chỉ số sọ - mặt<br /> trên phim sọ - mặt thẳng và tìm hiểu mối<br /> liên quan giữa những chỉ số này với loại<br /> sai lệch khớp cắn nếu có.<br /> 586<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 562 người Kinh trưởng thành (237 nam<br /> và 325 nữ), chụp phim tại Trung tâm Nha<br /> khoa Kỹ thuật cao - Viện Đào tạo Răng<br /> Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội từ<br /> ngày 01 - 01 - 2017 đến ngày 30 - 05 - 2017.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: người trưởng<br /> thành từ 18 - 25 tuổi, có hàm răng vĩnh<br /> viễn đầy đủ, tự nguyện tham gia nghiên<br /> cứu, bị sai khớp cắn theo phân loại của<br /> Angle, không mắc các bệnh bẩm sinh,<br /> chấn thương hàm mặt, chưa từng phẫu<br /> thuật hàm mặt, chưa điều trị nắn chỉnh<br /> răng, không có các biến dạng xương hàm.<br /> Phim sọ - mặt thẳng từ xa chụp các đối<br /> tượng trên đạt tiêu chuẩn: đủ mốc giải phẫu,<br /> hình ảnh rõ, rõ thước chuẩn hóa.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: đối tượng không<br /> đồng ý tham gia nghiên cứu, thiếu răng<br /> vĩnh viễn, mắc dị tật bẩm sinh hoặc chấn<br /> thương hàm mặt hay biến dạng xương<br /> hàm, đã điều trị nắn chỉnh răng, có phục<br /> hình trong miệng. Phim sọ - mặt thẳng từ<br /> xa không đạt tiêu chuẩn.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> - Chụp phim X quang: tất cả đối tượng<br /> được chụp phim sọ - mặt thẳng bằng máy<br /> X quang kỹ thuật số Orthophos XG5 ở<br /> tư thế tiêu chuẩn: đầu ở tư thế tự nhiên,<br /> môi ở tư thế nghỉ, răng ở tư thế lồng múi<br /> tối đa.<br /> - Phân tích phim: sử dụng phần mềm<br /> VNCeph để đánh dấu các điểm mốc giải<br /> phẫu và đo kích thước trên phim.<br /> - Số liệu được nhập và phân tích bằng<br /> phần mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> Các điểm mốc giải phẫu và phân tích<br /> sự cân đối được sử dụng là một phần trong<br /> phân tích của Ricketts và CS (1972) [6]:<br /> Các điểm mốc giải phẫu được sử dụng<br /> trên phim:<br /> + Điểm cung tiếp (Zy): điểm bên nhất<br /> cung tiếp xương gò má.<br /> + Điểm viền mũi (Nc): điểm ngoài nhất<br /> của viền hốc mũi.<br /> + Điểm gò má - hàm trên (J): điểm ngoài<br /> nhất của khớp gò má - hàm trên.<br /> + Điểm trước góc hàm (Ag): điểm trong<br /> nhất của khuyết trước góc hàm dưới.<br /> <br /> Các kích thước cần đo: chiều rộng mũi<br /> (Nc-Nc), chiều rộng mặt (Zy-Zy), chiều<br /> rộng hàm trên (J-J), chiều rộng hàm dưới<br /> (Ag-Ag).<br /> * Đạo đức nghiên cứu:<br /> Tất cả các đối tượng nghiên cứu nằm<br /> trong Đề tài Nhà nước “Nghiên cứu đặc<br /> điểm nhân trắc người Việt Nam để ứng<br /> dụng trong y học” được Hội đồng Đạo đức<br /> trong ngiên cứu y sinh học, Trường Đại<br /> học Y Hà Nội chấp thuận về các khía cạnh<br /> đạo đức nghiên cứu theo quyết định của<br /> HĐĐĐ số 202 ký ngày 20 - 10 - 2016.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 562 người trưởng thành, trong đó 237 nam (42,2%) và 325 nữ (57,8%). Tỷ lệ nam<br /> nữ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br /> Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ sai khớp cắn theo phân loại Angle chiếm<br /> 92,7% (521 đối tượng), trong đó nhóm sai lệch khớp cắn loại I chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (45,4%), tiếp đó nhóm sai lệch khớp cắn loại II và loại III (lần lượt 30,6% và 16,7%).<br /> Nhóm sai khớp cắn hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,3%). Như vậy, chúng tôi chọn<br /> được 521 đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn tham gia nghiên cứu.<br /> Bảng 1: Giá trị trung bình Nc-Nc (mm) theo giới tính và khớp cắn.<br /> Chung<br /> <br /> Loại I<br /> <br /> Loại II<br /> <br /> Loại III<br /> <br /> p1<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 31,90 ± 2,87<br /> <br /> 31,64 ± 2,90<br /> <br /> 32,23 ± 3,30<br /> <br /> 32,01 ± 2,06<br /> <br /> 0,389<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 30,81 ± 2,64<br /> <br /> 30,87 ± 2,62<br /> <br /> 30,92 ± 2,87<br /> <br /> 30,35 ± 2,14<br /> <br /> 0,457<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,028<br /> <br /> 0,006<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> p2<br /> <br /> Bảng 2: Giá trị trung bình J-J (mm) theo giới tính và khớp cắn.<br /> Chung<br /> <br /> Loại I<br /> <br /> Loại II<br /> <br /> Loại III<br /> <br /> p1<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 62,36 ± 4,31<br /> <br /> 62,55 ± 4,54<br /> <br /> 62,18 ± 4,23<br /> <br /> 62,23 ± 3,95<br /> <br /> 0,827<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 60,45 ± 3,71<br /> <br /> 60,27 ± 3,84<br /> <br /> 60,69 ± 3,98<br /> <br /> 60,48 ± 2,50<br /> <br /> 0,680<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,021<br /> <br /> 0,013<br /> <br /> p2<br /> <br /> 587<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> Bảng 3: Giá trị trung bình Ag-Ag (mm) theo giới tính và khớp cắn.<br /> Chung<br /> <br /> Loại I<br /> <br /> Loại II<br /> <br /> Loại III<br /> <br /> p1<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 80,84 ± 4,97<br /> <br /> 80,95 ± 4,90<br /> <br /> 80,57 ± 4,62<br /> <br /> 81,00 ± 5,68<br /> <br /> 0,858<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 77,72 ± 4,78<br /> <br /> 78,22 ± 4,79<br /> <br /> 77,49 ± 4,41<br /> <br /> 76,59 ±5,45<br /> <br /> 0,117<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> p2<br /> <br /> Bảng 4: Giá trị trung bình Zy-Zy (mm) theo giới tính và khớp cắn.<br /> Chung<br /> <br /> Loại I<br /> <br /> Loại II<br /> <br /> Loại III<br /> <br /> p1<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 122,63 ± 6,21<br /> <br /> 123,22 ± 6,25<br /> <br /> 122,80 ± 5,64<br /> <br /> 121,10 ± 6,78<br /> <br /> 0,133<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 116,48 ± 5,53<br /> <br /> 116,64 ± 5,54<br /> <br /> 116,75 ± 5,48<br /> <br /> 115,31 ± 5,57<br /> <br /> 0,309<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> 0,000<br /> <br /> p2<br /> <br /> Giá trị trung bình kích thước ngang Nc-Nc, J-J, Ag-Ag và Zy-Zy khác biệt giữa nam<br /> và nữ khi so sánh chung hay trong từng nhóm sai khớp cắn loại I, loại II, loại III (p < 0,05).<br /> Tuy nhiên, khi so sánh những giá trị này giữa các nhóm sai lệch khớp cắn thấy không<br /> có sự khác biệt (p > 0,05).<br /> BÀN LUẬN<br /> Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số chỉ số sọ - mặt trên phim sọ - mặt thẳng kỹ<br /> thuật số ở nhóm người Kinh trưởng thành tại Hà Nội. Từ các kết quả này, các bác sỹ<br /> lâm sàng sẽ có thêm một số dữ liệu tham khảo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.<br /> Phân tích sâu hơn kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tất cả các chỉ số có sự<br /> khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ (p < 0,05) và giá trị trung bình của nam đều lớn hơn nữ.<br /> Nếu so sánh kết quả của chúng tôi với những nghiên cứu khác (bảng 5), chúng tôi<br /> nhận thấy có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khác nhau.<br /> Bảng 5: So sánh kết quả của một số nghiên cứu.<br /> Nguyễn Thị Hạnh (ngƣời<br /> Việt Nam, 2017, n = 562)<br /> <br /> Uysal và Sari (ngƣời Thổ<br /> Nhĩ Kỳ, 2005, n = 36)<br /> <br /> Alekajbaf và Zafarmand [7]<br /> (ngƣời Iran, 2015, n = 100)<br /> <br /> Nc-Nc<br /> <br /> 31,29 ± 2,79<br /> <br /> 32,43 ± 3,85<br /> <br /> 37,92 ± 4,68<br /> <br /> J-J<br /> <br /> 61,29 ± 4,10<br /> <br /> 66,59 ± 4,85<br /> <br /> 74,72 ± 4,97<br /> <br /> Ag-Ag<br /> <br /> 79,09 ± 5,11<br /> <br /> 98,03 ± 7,36<br /> <br /> 104,27 ± 8,13<br /> <br /> Zy-Zy<br /> <br /> 119,17 ± 6,58<br /> <br /> 139,62 ± 7,25<br /> <br /> 146,55 ± 13,11<br /> <br /> Chỉ số (mm)<br /> <br /> Kết quả của chúng tôi đều nhỏ hơn so với nghiên cứu khác trên thế giới. Từ sự<br /> khác biệt này có thể thấy các dân tộc khác nhau sẽ có chỉ số sọ - mặt khác nhau, do đó<br /> không thể sử dụng số liệu của dân tộc này để áp dụng điều trị cho dân tộc khác.<br /> 588<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br /> Tuy nhiên, chỉ số chiều rộng mũi<br /> (Nc-Nc) và hàm trên (J-J) chỉ nhỏ hơn<br /> rất ít. Cụ thể, chiều rộng xương hàm trên<br /> của người Việt Nam là 61,29 ± 4,10 mm:<br /> người Thổ Nhĩ Kỳ: 66,59 ± 4,85 mm và<br /> người Iran: 74,72 ± 4,97 mm.<br /> Khi so sánh chỉ số chiều rộng xương<br /> hàm dưới và chiều rộng mặt giữa các<br /> dân tộc, thấy có sự khác biệt rất rõ ràng.<br /> Chiều rộng xương hàm dưới của người<br /> Việt Nam hẹp hơn rất nhiều so với người<br /> Iran và người Thổ Nhĩ Kỳ (tương ứng<br /> 79,09 ± 5,11 mm, 98,03 ± 7,36 mm,<br /> 104,27 ± 8,13 mm). Tương tự, chúng tôi<br /> thấy chiều rộng mặt của người Việt Nam<br /> cũng hẹp hơn nhiều so với người Iran và<br /> người Thổ Nhĩ Kỳ.<br /> Như vậy, có thể thấy chệnh lệch giữa<br /> kích thước xương hàm trên và xương<br /> hàm dưới của người Việt Nam nhỏ hơn<br /> so với người Iran và người Thổ Nhĩ Kỳ.<br /> Do đó, trên lâm sàng hay gặp tình trạng<br /> chen chúc nhóm răng trước ở hàm dưới<br /> của người Việt.<br /> KẾT LUẬN<br /> Giá trị trung bình của một số kích<br /> thước ngang sọ - mặt (Nc-Nc, J-J, Ag-Ag,<br /> Zy-Zy) trên phim sọ - mặt thẳng từ xa kỹ<br /> thuật số có sự khác biệt giữa nam và nữ,<br /> các chỉ số của nam thường lớn hơn của<br /> nữ. Không có sự khác biệt giữa các chỉ<br /> số này ở những nhóm sai lệch khớp cắn<br /> khác nhau.<br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Chúng tôi xin cảm ơn sâu sắc đến:<br /> Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại<br /> học Y Hà Nội, PGS. TS. Trương Mạnh Dũng -<br /> <br /> Chủ nhiệm Đề tài, PGS. TS. Võ Trương<br /> Như Ngọc, Bộ Khoa học Công nghệ và<br /> Trung tâm tính toán hiệu năng cao - Đại<br /> học Khoa học tự nhiên, Văn phòng Quản<br /> lý các Chương trình Quốc gia, các cơ quan,<br /> nhóm xử lý số liệu cùng các thầy cô bạn<br /> bè đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện bài<br /> báo này.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Hoàng Việt Hải, Đỗ Quang Trung. Đánh<br /> giá tỷ lệ khớp cắn theo phân loại Angle và độ<br /> nghiêng ngoài trong của trục thân răng trên<br /> khớp cắn bình thường. Tạp chí Y học Thực<br /> hành. 2009, 618, tr.24-26.<br /> 2. Uysal T, Zafer S. Posterior cephalometric<br /> norms in Turkish adults. Am J Orthod Dentofac<br /> Orthop. 2005, 127, pp.324-332.<br /> 3. Kirjavainen M, Kirjavainen T. Maxillary<br /> expansion in class II correction with orthopedic<br /> cervical Headgear. A posteroanterior cephalometric<br /> study.Angle Orthod. 2003, 73, pp.281-285.<br /> 4. Cross D, McDonald J.P. Effect of rapid<br /> maxillary expansion on skeletal, dental, and<br /> nasal structure: a posteroanterior cephalometric<br /> study. Eur J Orthod. 2000, 22, pp.519-528.<br /> 5. Yavuz I, Ikbal A, Baydas B, Ceylan I.<br /> Longitudinal posteroanterior changes in transverse<br /> and vertical craniofacial structures between 10<br /> and 14 years of age. Angle Orthod. 2004, 74,<br /> pp.624-629.<br /> 6. Athanasios E.A, Aart J.W Van der Meij.<br /> Posteroanterior (Frontal) cephalometry - Orthodontic<br /> cephalometry. Mosby - Wolfe. 1995, pp.141-161.<br /> 7. Alekajbaf I, Zafarmand A.H. Posteroanterior<br /> cephalometric analysis: The norms for Iranian<br /> population. 2015, 3 (3), pp.49-56.<br /> <br /> 589<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2