intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm H. pylori chưa chắc sẽ ung thư

Chia sẻ: Ca Cavien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

58
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bệnh nhân lo lắng, kể cả khóc lóc, khi biết mình hoặc người thân bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm H. pylori chưa chắc sẽ ung thư

  1. Nhiễm H. pylori chưa chắc sẽ ung thư Nhiều bệnh nhân lo lắng, kể cả khóc lóc, khi biết mình hoặc người thân bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
  2. Bệnh nhân lo lắng vì không được bác sĩ giải thích, vì một số phòng xét nghiệm ghi bên cạnh xét Ăn chín, uống sạch là nghiệm H. pylori dương tính dòng cách bảo vệ cơ thể chữ “vi trùng làm ung thư bao khỏi H. pylori - Ảnh: tử”... N.C.T. Nhiễm H. pylori được biết là nhiễm trùng phổ biến nhất ở người, gặp ở khắp nơi trên thế giới. Năm 1983, Marshall lần đầu tiên đưa ra giả
  3. thuyết về sự kết hợp giữa ung thư dạ dày và nhiễm H. pylori... Không kết luận vội vàng Năm 1994, Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư dựa trên các bằng chứng dịch tễ học đã nêu lên sự liên quan giữa nhiễm H. pylori với ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế thế giới đã công nhận và xếp H. pylori là tác nhân quan trọng hàng đầu, hay là nhóm 1 các tác nhân gây ung thư dạ dày.
  4. Trong hơn hai thập kỷ gần đây, người ta nhắc đến vai trò của vi khuẩn H. pylori trong bệnh sinh ung thư dạ dày, với khả năng gây bệnh của các chủng H. pylori khác nhau. Cho đến nay, việc tìm kiếm những chiến lược can thiệp có hiệu quả để điều trị nhiễm H. pylori cũng như phòng ngừa ung thư dạ dày vẫn đang là những vấn đề thời sự tại nhiều nước trên thế giới. Các yếu tố gây bệnh ung thư dạ dày còn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, ví dụ chế độ ăn nhiều muối, thức ăn có
  5. chứa chất nitrosamin, nhóm máu, yếu tố di truyền và sự đột biến gen. Để giải thích được điều này, các tác giả trên thế giới đang tập trung nghiên cứu các yếu tố gây bệnh chủ yếu của vi khuẩn H. pylori, trong đó protein vacA, protein cagA là những tác nhân chính có khả năng gây bệnh. Phần lớn nghiên cứu đều cho thấy nhiễm H. pylori mang gen có độc lực cao (gen cagA, vacA) kết hợp cùng yếu tố ký chủ, có các thay đổi về di truyền như thay đổi về gen thì có nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày. H. pylori có thể
  6. chia ra hai nhóm sinh độc tố và không sinh độc tố, nói cách khác là có hoặc không có gen cagA, vacA. Như vậy, nhiễm H. pylori có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, từ đó có thể là một trong các yếu tố gây ung thư dạ dày nhưng không phải tất cả. Điều này còn tùy thuộc các loại gen của vi khuẩn H. pylori và nhiều yếu tố khác như môi trường, di truyền... Ung thư dạ dày - bệnh thường gặp
  7. Hiện nay ung thư đã vượt qua bệnh Việc kết luận vội tim mạch để trở thành nguyên nhân vàng cứ nhiễm H. gây tử vong hàng đầu với tỉ lệ mắc pylori tất sẽ bị bệnh ngày càng cao và độ tuổi ngày ung thư dạ dày là càng giảm. thiếu cơ sở khoa học và không Năm 2007, theo Viện Nghiên cứu ung chính xác. Vì có thư Mỹ, trên thế giới có thêm khoảng những ung thư 12 triệu trường hợp ung thư mới và dạ dày không do khoảng 7,6 triệu bệnh nhân tử vong. nhiễm H. pylori. Tại vùng Đông Á và Đông Nam Á, có
  8. thêm khoảng 3,6 triệu trường hợp ung thư mới với khoảng 2,5 triệu bệnh nhân tử vong mà ung thư dạ dày là nguyên nhân đứng hàng thứ hai. Ở VN, ước tính mỗi năm có 15.000-20.000 người bị ung thư dạ dày. Tại Hà Nội giai đoạn 1993-1995, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam là 25,7/100.000 dân và ở nữ là 12,5/100.000 dân.Tại TP.HCM năm 1997, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam là 18,8/100.000 dân và ở nữ là 7,3/100.000 dân.
  9. VN là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao, và ung thư dạ dày hiện đang là một vấn đề lớn trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Việc nghiên cứu để hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và tìm cách can thiệp có hiệu quả để phòng ngừa là những vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết của y học. Ăn chín, uống sạch Chúng ta đang chờ đợi loại văcxin chủng ngừa lây nhiễm hoặc phòng tái nhiễm sau điều trị tiệt trừ H. pylori.
  10. Việc lây nhiễm H. pylori có thể qua nhiều đường, trong đó có đường ăn uống. để phòng ngừa lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch. Ở các nước phát triển và tại một số nhà hàng ở nước ta đã dọn mỗi người một phần ăn riêng. Mỗi gia đình có thể áp dụng khi ăn dọn mỗi người một chén nước chấm riêng, bát canh, đĩa thịt... cần có một muỗng để lấy thức ăn, hoặc khi ăn chung phải trở đầu đũa...
  11. Về điều trị nhiễm H. pylori cần được chữa trị đúng phác đồ và đúng quy cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tránh tình trạng kháng thuốc. Sau điều trị tiệt trừ H. pylori, cần ngưng điều trị với các thuốc kháng tiết và các thuốc kháng sinh ít nhất bốn tuần, trước khi kiểm tra kết quả tiệt trừ bằng thử nghiệm hơi thở hoặc các thử nghiệm khác qua nội soi dạ dày, tá tràng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2