intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học phần Thống kê lao động

Chia sẻ: Nguyễn Đức Mạnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:89

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung ôn tập học phần Thống kê lao động gồm các nội dung chính như sau: Tổng quan về thống kê lao động; Thống kê nguồn lao động và lực lượng lao động; thống kê lao động trong các tổ chức; thống kê năng suất lao động;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học phần Thống kê lao động

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÂN HIỆU HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠI TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đức Mạnh Mã số sinh viên: 2105QLNH-19 Lớp khóa: 2105QLNH-K21 Quảng Nam, 2024
  2. LỜI MỞ ĐẦU Kính chào mọi người! Nếu mọi người thực sự cần hãy cứ sử dụng tài liệu này làm tài liệu tham khảo nhé! Do kiến thức của mình còn hạn chế, nên đôi khi đề cương không thể tránh những sai sót, nên đề cương chỉ mang tính chất tham khảo. Mình rất mong mọi người có thể đóng góp ý kiến, nhằm giúp mình có thể bổ sung kiến thức và hoàn thiện đề cương hơn. (Zalo:0935498242) Trân trọng và cảm ơn mọi người rất nhiều! “Khó khăn nhất là quyết định hành động; phần còn lại chỉ đơn thuần là sự kiên trì.” - Amelia Earhart -
  3. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Câu 1: Trình bày và phân tích khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của thống kê lao động. Cho ví dụ minh họa.? *Khái niệm thống kê lao động Thống kê và hạch toán thống kê ra xuất hiện từ thời tiền cổ đại. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các chủ nô đã biết cách tính toán, đo đếm và ghi chép các tài sản của mình (số nô lệ, số súc vật...), nhưng việc tính toán, ghi chép còn mang tính sơ hai, đơn giản và chưa có tính thống kê rõ rệt. Thời kỳ phong kiến, thống kê phát triển hơn ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Á. Việc thống kê, tính toán mang tính chất rõ rệt phục vụ cho việc đi thu sưu, thuế... của giai cấp địa chủ phong kiến. Giai đoạn này, thống kê vẫn chưa được đúc kết thành lý luận và chưa trở thành một môn khoa học độc lập. Cuối thế kỷ XVII, phương thức sản xuất TBCN ra đời làm cho thống kê phát triển nhanh chóng trên các phương diện: Thống kê vốn, lao động, đất đai, nguyên nhiên vật liệu, thông tin, giá cả... đồng thời tìm ra những lý luận và phương pháp thu thập số liệu thống kê. Giai đoạn này, môn thống kê đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường học phương Tây. Cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển rất nhanh và trên thế giới đã thành lập ra Viện Thống kê toán. Ngày nay, thống kê ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng rãi và hoàn thiện hơn về phương pháp luận, nó thực sự trở thành công cụ để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội. Thống kê lao động là một bộ phận của thống kê học. Thống kê lao động là môn khoa học xã hội nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn diễn ra trong quá trình huy động, phân phối, sử dụng, quản lý các nguồn lực về lao động và quá trình tái sản xuất sức lao động trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
  4. *Đối tượng nghiên cứu thống kê lao động Đối tượng nghiên cứu của khoa học thống kê lao động mang những đặc điểm chung của khoa học thống kê cụ thể: Thống kê lao động nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các vấn đề liên quan đến lao động như quy mô, kết cấu được biểu hiện ra bằng các con số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, chỉ số, hệ thống chỉ số cũng như bản chất, tính chất, thuộc tính, đặc điểm của các hiện tượng liên quan đến lao động, việc làm, năng suất lao động, tiền lương, thu nhập… Thống kê lao động nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn liên quan đến lao động để tìm ra bản chất và quy luật vận động phát triển của lao động như sự biến đổi quy mô, chất lượng lao động, sự dịch chuyển lao động xã hội… Thống kê lao động nghiên cứu các hiện tượng thống kê trong điều kiện thời gian và không gian xác định. Trong mỗi điều kiện lịch sử khác nhau, thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau thì đặc điểm về quy mô, tính chất, thuộc tính của hiện tượng thống kê là khác nhau. Thống kê lao động nghiên cứu và thống kê về hàng hóa sức lao động, lao động và các phạm trù thống kê liên quan đến lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. *Nhiệm vụ của thống kê lao động Thống kê lao động là một bộ phận của thống kê kinh tế xã hội, có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu thống kê mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng thống kê liên quan đến lao động dựa trên hoạt động tổ chức điều tra thu thập, tổng hợp, chỉnh lý, phân tích các chỉ tiêu đó nhằm phục vụ công tác quản lý và dự báo lao động trong nền kinh tế. Các vấn đề chủ yếu được thống kê lao động nghiên cứu bao gồm: Nguồn lao động xã hội, lực lượng lao động, tình hình biến động và phân bổ lao động, sử dụng và
  5. quản lý sức lao động, năng suất lao động, thu nhập, sản xuất và tái sản xuất sức lao động, cụ thể: Thống kê được mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng số lớn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lao động, nguồn lao động, lực lượng lao động, tình hình sử dụng lao động, nguồn lao động, lực lượng lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tình hình biến động năng suất lao động, tiền lương, tiền công, thù lao và tình hình sử dụng quỹ tiền lương của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Quản lý nhà nước về lao động cần phải có đầy đủ thông tin. Thông tin thống kê về lao động có vai trò quan trọng và là cơ sở trong việc đề ra các chính sách, các biện pháp, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, thu nhập và mức sống của người lao động. Với nền kinh tế thị trường hiện nay, thống kê lao động còn cung cấp thông tin quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, đặc biệt ở các doanh nghiệp và các đơn vị tổ chức nhà nước vì vậy các thông tin thống kê lao động đòi hỏi phải mang tính chính xác, khách quan, kịp thời, đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu so sánh quốc tế. *Ý nghĩa của thống kê lao động Thống kê lao động là nghiệp vụ không thể thiếu trong tổ chức quản lý hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Từ những thông tin thu thập được thông qua hoạt động thống kê lao động, các nhà quản lý có thể quản lý, lập kế hoạch sử dụng, dự báo nguồn lao động một cách hiệu quả nhất. Thống kê lao động nhằm phục vụ công tác lập kế hoạch, quy hoạch về mặt lượng và chất của nguồn lao động, lực lượng lao động và các phạm trù liên quan, về phân công, tổ chức, sử dụng nguồn lao động, lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân.
  6. Bên cạnh đó, với những thông tin thu thập từ hoạt động thống kê lao động sẽ giúp các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đánh giá khái quát được quy mô, chất lượng của lao động cũng như thu nhập, chất lượng đời sống của người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là vấn đề có tính chất quyết định trong việc làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất xã hội cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng để tiến tới mục đích lớn hơn là tối đa hóa lợi nhuận, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Câu 2: Trình bày khái niệm, các phương pháp, ý nghĩa của điều tra thống kê lao động, tổng hợp thống kê lao động, phân tích và dự báo thống kê lao động? *Phương pháp điều tra thống kê lao động Điều tra thống kê lao động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê lao động. Đây là giai đoạn thu thập, ghi chép nguồn tài liệu, thông tin ban đầu trên cả mặt lượng và mặt chất về lao động và các vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Điều tra thống kê lao động cung cấp thông tin, số liệu ban đầu chính xác, đầy đủ và kịp thời phục vụ cho đánh giá tình hình sử dụng lao động ở từng đơn vị và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là cơ sở cho công tác tổng hợp, phân tích thống kê và ra các quyết định quản lý. Điều tra thống kê lao động không chỉ là việc ghi chép giản đơn các nguồn tài liệu mà còn là một công tác có tổ chức, có khoa học thực hiện theo một kế hoạch thống nhất và một phương án cụ thể của từng cuộc điều tra. Để nâng cao hiệu quả điều tra thống kê lao động, cần phải xác định đúng mục tiêu điều tra thống kê lao động; xác định đúng đối tượng điều tra thống kê; quy định các chỉ tiêu và phương pháp điều tra; xác định thời điểm và thời kỳ điều tra, thời điểm kết thúc điều tra thống kê lao động.
  7. Trong điều tra thống kê lao động, tùy từng mục đích mà có thể điều tra thường xuyên hoặc không thường xuyên, điều tra toàn bộ hay điều tra bộ phận, hoặc điều tra trọng điểm đối với một hoặc một số loại lao động nhất định bằng phương pháp điều tra trực tiếp hoặc điều tra gián tiếp trên những đối tượng điều tra đáp ứng mục tiêu của thống kê lao động. *Phương pháp tổng hợp thống kê lao động Tổng hợp thống kê lao động là việc tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách có khoa học các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê lao động. Tổng hợp thống kê lao động một cách đúng đắn và khoa học sẽ là cơ sở vững chắc cho công tác phân tích và dự đoán kết quả thống kê lao động. Ngược lại, nó sẽ làm giảm độ chính xác hoặc sai lệch về kết quả công tác thống kê lao động. Nội dung tổng hợp thống kê lao động là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức mà đối tượng lao động cần được xác định trong nội dung điều tra thống kê lao động. Nhiệm vụ của tổng hợp thống kê lao động là làm cho các đặc trưng (tính chất) riêng biệt của mỗi đối tượng thống kê lao động bước đầu đại diện cho các đặc trưng chung của toàn bộ đối tượng lao động được thống kê trên cả mặt lượng và mặt chất. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, khi tiến hành tổng hợp thống kê lao động cần phải vận dụng kết hợp các phương pháp phân tổ thống kê, xác định các mức độ biến động của các hiện tượng thống kê lao động trên cả mặt lượng và mặt chất. Trước khi tổng hợp thống kê lao động cần phải tập trung đầy đủ số lượng phiếu điều tra hoặc các tài liệu khác để đáp ứng yêu cầu thực hiện điều tra. Kiểm tra nhằm mục đích đảm bảo tính chính xác của tài liệu điều tra ban đầu, phục vụ cho việc tính toán đúng các chỉ tiêu phân tích, dự báo thống kê lao động sau này. Trong quá trình tổng hợp thống kê lao động có thể sử dụng theo hai phương pháp là tổng hợp theo từng cấp hoặc tổng
  8. hợp tập trung thủ công hoặc bằng máy nhằm nâng cao hiệu quả tổng hợp thống kê lao động, đảm bảo tính chính xác và tính hệ thống hóa số liệu tổng hợp. *Phương pháp phân tích và dự báo thống kê lao động Phân tích thống kê lao động là việc xác định các mức độ, nêu lên sự biến động về mặt lượng và mặt chất, mối quan hệ chặt chẽ giữa sự biến động lượng, chất của lao động và các hiện tượng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lao động. Trong quá trình phân tích, dự báo thống kê lao động cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp thống kê như phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp dãy số thời gian, phương pháp chỉ số.. nhằm nhằm nêu rõ nội dung cơ bản của các tài liệu đã được chỉnh lý trong tổng hợp thống kê lao động, giải đáp các yêu cầu của thống kê lao động được đề ra. Trên cơ sở đó, dự báo xu hướng vận động và tình hình phát triển về hiện tượng thống kê lao động trong tương lai. Bài tập 1: Hãng sản xuất có 2 doanh nghiệp X và Y cùng sản xuất loại SPA trong năm 2017 có số liệu thống kê thực tế như sau: Doanh nghiệp Doanh nghiệp Y X Tổng quỹ Tỷ lệ sản Phân xưởng Chi phí tiền Chi phí tiền lương sản lượng của mỗi lương lương phẩm phân xưởng (ngàn đồng/sp) (ngàn đồng/sp) (triệu đồng) (%) A 414 23.910 400 25 B 380 29.180 500 28 C 420 28.160 480 17 D 360 25.860 450 30 Theo kế hoạch đề ra, chi phí tiền lương sản phẩm bình quân cả năm của Doanh nghiệp X là 435 ngàn đồng/sp, của Doanh nghiệp Y là 410 ngàn đồng/sp. 1. Tính mức chi phí tiền lương sản phẩm thực tế bình quân cả năm của từng doanh nghiệp và của Hãng sản xuất.
  9. 2. Tính kết quả hoàn thành kế hoạch về mức chi phí tiền lương sản phẩm thực tế bình quân cả năm của từng doanh nghiệp. Nêu ý nghĩa thống kê. 3. Dự báo tổng quỹ tiền lương sản phẩm của Doanh nghiệp X vào năm 2025 biết tốc độ tăng tổng quỹ tiền lương bình quân năm sau tăng so với năm trước là 8,6%. Bài giải 1. Mức chí phí tiền lương sản phẩm thực tế bình quân cả năm của doanh nghiệp X và Y là: *Mức chi phí tiền lương sản phẩm bình quân cả năm của doanh nghiệp X là: *Mức chi phí tiền lương sản phẩm bình quân cả năm của doanh nghiệp Y là: *Chí phí tiền lương sản phẩm thực tế bình quân cả năm của Hãng sản xuất là: 2. Kết quả hoàn thành kế hoạch về mức chi phí tiền lương sản phẩn thực tế bình quân cả năm của doanh nghiệp X và Y là: * Kết quả hoàn thành kế hoạch về mức chi phí tiền lương sản phẩn thực tế bình quân cả năm của doanh nghiệp X là * Kết quả hoàn thành kế hoạch về mức chi phí tiền lương sản phẩn thực tế bình quân cả năm của doanh nghiệp Y là  Ý nghĩa:
  10. - Doanh nghiệp X hoàn thành tốt kế hoạch, giúp doanh nghiệp X tiết kiệm 10% chi phí (tiết kiệm 43,26 ngàn đồng/1sp), giúp cho doanh nghiệp X tăng lợi nhuận khi bán sản phẩm ra thị trường, nâng cao năng xuất lao động, quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. - Đối với doanh nghiệp Y cho thấy mức chi phí tiền lương sản phẩm bình quân không đạt kế hoạch và làm cho doanh nghiệp lãng phí 11,3% tương đương 66,6 ngàn đồng/1sp. Điều này cho thấy doanh nghiệp Y hoạt động không tốt, làm giá thành sản phẩm tăng cao, làm doanh nghiệp bị tổn thất khoản nhất định. Nguyên nhân có thể: năng suất lao động giảm, quản lý nhân lực không tốt, gây lãng phí về nguồn lực và tài lực của doanh nghiệp. 3. Tổng quỹ tiền lương sản phẩm của doanh nghiệp X vào năm 2025 là: *Tổng quỹ tiền lương sản phẩm của doanh nghiệp X trong năm 2017 là: *Tốc độ tăng tổng quy lương bình quân qua các năm là: *Dự báo tổng quỹ tiền lương sản phẩm của doanh nghiệp X vào năm 2025 là: Vậy dự báo tổng quỹ tiền lương sản phẩm của Doanh nghiệp X vào năm 2025 là 207.237,6 (triệu đồng)
  11. CHƯƠNG 2 THỐNG KÊ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Câu 1: Phân tích khái niệm, sơ đồ, công thức tính nguồn lao động. Nêu phương pháp dự báo quy mô nguồn lao động vào năm n.? *Khái niệm Nguồn lao động bao gồm những người từ đủ độ tuổi lao động trở lên, có việc làm và những người đang trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang bị thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc, nghỉ hưu trước tuổi quy định. Theo quy định của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nguồn lao động bao gồm cả dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và cả những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. *Sơ đồ Dân số thường trú Dân số dưới Dân số độ tuổi lao trong độ Dân số trên độ tuổi lao động động (< 15 tuổi lao tuổi) động Có khả Đang làm Mất sức lao Không làm việc thường năng lao việc thường động xuyên động xuyên Đang làm Đang làm Đang không việc thường việc thường có việc xuyên xuyên Nguồn lao động *Công thức tính nguồn lao động Nguồn lao động = Dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động + Dân số trên độ tuổi lao động đang làm việc thường xuyên tại các ngành nghề trong nền
  12. kinh tế Câu 2: Phân tích nội dung cơ cấu nguồn lao động. Cho ví dụ minh họa.? Cơ cấu nguồn lao động là việc căn cứ vào nguồn lao động xã hội, tiến hành phân phân chia, phân tổ, cơ cấu nguồn lao động thành các tổ, nhóm tổ nguồn lao động có những đặc điểm, những tính chất giống hoặc gần giống nhau phục vụ cho các mục đích nghiên cứu thống kê. *Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính và nhóm tuổi Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính và nhóm tuổi là việc căn cứ tổ hợp hai tiêu thức giới tính và nhóm tuổi của nguồn lao động để tiến hành phân chia nguồn lao động xã hội thành các tổ hoặc nhóm tổ nguồn lao động có cùng đặc điểm về giới tính và nhóm tuổi để đáp ứng các yêu cầu và mục đích của nghiên cứu thống kê lao động. *Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính và trình độ học vấn Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính và trình độ học vấn là việc căn cứ tổ hợp hai tiêu thức giới tính và trình độ học vấn của nguồn lao động để tiến hành phân chia nguồn lao động thành các tổ hoặc nhóm tổ nguồn lao động, có cùng đặc điểm về giới tính và trình độ học vấn để đáp ứng các yêu cầu và mục đích của nghiên cứu thống kê lao động. *Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính và theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Cơ cấu nguồn lao động theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật là việc căn cứ tổ hợp hai tiêu thức giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động để tiến hành phân chia nguồn lao động thành các tổ hoặc nhóm tổ nguồn lao động, có cùng đặc điểm về giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu và mục đích của nghiên cứu thống kê lao động. *Cơ cấu nguồn lao động theo năng suất lao động
  13. Cơ cấu nguồn lao động theo tiêu thức năng suất lao động là việc căn cứ vào mức năng suất lao động (bình quân) của nguồn lao động để phân chia, phân tổ nguồn lao động thành các tiểu tổ, tổ hoặc nhóm tổ, có cùng mức năng suất lao động (bình quân) để đáp ứng các yêu cầu và mục đích của nghiên cứu thống kê lao động Câu 3: Phân tích khái niệm, sơ đồ, công thức tính lực lượng lao động. Vì sao khi tính tỷ lệ thất nghiệp phải sử dụng chỉ tiêu lực lượng lao động để tính toán.? *Khái niệm lực lượng lao động Theo quan điểm của Tổ chức quốc tế về lao động (ILO) thì lực lượng lao động bao gồm dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những người thất nghiệp. Có một số nhà khoa học và giới chức thực tiễn cho rằng lực lượng lao động bao gồm tất cả những người có việc làm và những người thất nghiệp. Theo quan điểm này thì lực lượng lao động bao gồm cả những người chưa đến hoặc trên tuổi lao động thực tế đang làm việc. Quan điểm này thực tế hơn quan điểm của ILO vì các nước đang phát triển như nước ta, số trẻ em vị thành niên và những người trên độ tuổi lao động thực tế đang làm việc chiếm một tỷ lệ khá cao trong dân cư. Ở Việt Nam, lực lượng lao động bao gồm tất cả những người từ đủ tuổi lao động trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. *Sơ đồ lực lượng lao động Nguồn lao động Dân số trong độ tuổi có Dân số trên độ tuổi lao động, đang thường xuyên làm khả năng lao động việc Trong độ tuổi lao Không có việc làm động, đang làm việc Không làm việc vì: Không làm việc vì đi học, nội trợ, thất nghiệp
  14. không có nhu cầu, khác... Lực lượng lao động *Công thức tính lực lượng lao động Lực lượng lao động = Số người trong độ tuổi lao động, có việc làm + Số người thất nghiệp + Số người trên độ tuổi lao động, đang thường xuyên làm việc. Câu 4: Trình bày mức biến động cơ học, mức biến động tự nhiên, mức biến động chung nguồn lao động? * Mức biến động cơ học Mức biến động cơ học = Mức lao động chuyển đến trong kỳ - Mức lao động chuyển đi trong kỳ. * Mức biến động tự nhiên Mức biến động tự nhiên = Mức tăng trong kỳ - Mức giảm trong kỳ do lao động quá tuổi lao động hoặc do tử vong trong kỳ. * Mức biến động chung Mức biến động chung = Mức biến động cơ học + Mức biến động tự nhiên Mức biến động chung = Nguồn lao động CK - Nguồn lao động ĐK Bài tập 1: Doanh nghiệp A có số liệu thống kê của 15 tổ sản xuất trong năm 2015 như sau: Tổ sản xuất Số công nhân (cn) Khối lượng sản phẩm sản xuất (kg) 1 15 10.500 2 14 10.360 3 12 9.024 4 10 7.200 5 18 14.400 6 16 13.120 7 22 18.150
  15. 8 8 6.816 9 9 7.740 10 15 13.500 11 13 10.816 12 25 18.375 13 23 17.480 14 17 14.960 15 24 21.360 1. Tính mức năng suất lao động bình quân của các tổ sản xuất và của toàn doanh nghiệp. 2. Căn cứ vào mức năng suất lao động bình quân của tổ sản xuất, hãy phân tổ 15 tổ sản xuất thành các tổ có khoảng cách tổ đều nhau, trừ tổ mở cận dưới. 3. Dự báo quy mô lao động của doanh nghiệp A vào năm 2030 biết tốc độ phát triển bình quân quy mô lao động của doanh nghiệp A năm sau tăng so với năm trước 8,85%. Bài giải: 1. Tính mức năng suất lao động bình quân của các tổ sản xuất và của toàn doanh nghiệp là: Tổ sản Số công Khối lượng sản phẩm Năng xuất lao động STT xuất nhân (cn) sản xuất (kg) bình quân (kg/cn) 1 1 15 10.500 700 2 2 14 10.360 740 3 3 12 9.024 752 4 4 10 7.200 720 5 5 18 14.400 800 6 6 16 13.120 820 7 7 22 18.150 825 8 8 8 6.816 852 9 9 9 7.740 860 10 10 15 13.500 900 11 11 13 10.816 832
  16. 12 12 25 18.375 735 13 13 23 17.480 760 14 14 17 14.960 880 15 15 24 21.360 890 Tổng 15 241 193.801 804 2. Phân tổ 15 tổ sản xuất thành các tổ có khoảng cách tổ đều nhau, trừ tổ mở cận dưới là: Bước 1: N = 15 Bước 2: Xác định tiêu thức là năng xuất lao động bình quân của tổ sản xuẩt Bước 3: Bước 4: Khoản cách tổ: Mức năng xuất lao Mức Số tổ Số CN Khối lượng sản động bình quân STT NSLĐBQ tổ phân tổ phân tổ phẩm sản xuất của tổ phân tổ SX (kg/cn) (tổ) (cn) tổ phân tổ (kg) (kg/cn) 1 700-750 4 64 46435 725.5 2 750-800 3 53 40904 771.8 3 800-850 3 51 42086 825.2 4 >850 5 73 64376 881.9 3. Quy mô lao động của doanh nghiệp A vào năm 2030 *Quy mô lao động của doanh nghiệp A vào năm 2015 là: *Tốc độ phát triển bình quân quy mô lao động của doanh nghiệp A qua các năm là: * Quy mô lao động của doanh nghiệp A vào năm 2030 là:
  17. Bài tập 2: Có số liệu về dân số của tỉnh X năm 2015 như sau: - Nam từ 15 - 60 tuổi có 3.650.000 người, trong đó số người không có khả năng làm việc: 8.000 người, số người không có nhu cầu làm việc: 1.800 người, số người thất nghiệp: 800 người. - Nữ từ 15 - 55 tuổi có 3.200.000 người, trong đó số người không có khả năng làm việc: 1.600 người và số người không có nhu cầu làm việc: 8.000 người, số người thất nghiệp: 1.000 người. - Số người trên độ tuổi lao động thực tế vẫn tham gia lao động là 8.500 người, trong đó, nam chiếm 54% tổng số người trên độ tuổi lao động vẫn tham gia lao động. 1. Xác định nguồn lao động và lực lượng lao động của tỉnh X năm 2015. 2. Xác định cơ cấu nguồn lao động của tỉnh X theo giới tính và cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh X theo độ tuổi năm 2015. 3. Tính tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh X năm 2015. Nêu ý nghĩa của các chỉ tiêu đó. Bài giải: 1. Nguồn lao động và lực lượng lao động của tỉnh X năm 2015 là: * Nguồn lao động của tỉnh X năm 2015 là: Nguồn lao động = Dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động + Dân số trên độ tuổi lao động đang làm việc thường xuyên tại các ngành nghề trong nền kinh tế
  18. * Lực lượng lao động của tỉnh X năm 2015 là: Lực lượng lao động = Số người trong độ tuổi lao động, có việc làm + Số người thất nghiệp + Số người trên độ tuổi lao động, đang thường xuyên làm việc. 2. Cơ cấu nguồn lao động của tỉnh X theo giới tính và cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh X theo độ tuổi năm 2015. * Cơ cấu nguồn lao động của tỉnh X theo giới tính năm 2015. - Nguồn lao động giới tính nam của tỉnh X vào năm 2015 là: - Nguồn lao động giới tính nữ của tỉnh X vào năm 2015 là * Cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh X theo độ tuổi năm 2015 là: - Cơ cấu lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh X vào năm 2015 là: - Cơ cấu lực lượng lao động trên độ tuổi lao động của tỉnh X vào năm 2015 là: 3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh X năm 2015 là: * Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của tỉnh X năm 2015 là: *Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh X năm 2015 là:
  19. *Ý nghĩa: từ tỷ lệ thất nghiệp cho biết cứ trong 10.000 người lao động thuộc lực lượng lao động của tỉnh X vào năm 2015 thì có 3 người bị thất nghiệp. Bài 3: Có số liệu về dân số của địa phương A như sau: - Dân số trong tuổi lao động có vào ngày 01/01/2015 là 2.800.000 người, trong đó tàn phế không làm việc được là 2.350 người; số người không mong muốn làm việc là 5.000 người; số người thất nghiệp là 3.500 người. - Dân số trên tuổi lao động thực tế có tham gia lao động vào ngày 01/01/2015 là 85.200 người. - Dân số trong tuổi lao động từ nơi khác chuyển đến nửa năm đầu là 10.520 người, trong đó tàn phế không làm việc được là 250 người; nửa năm sau là 6.550 người, trong đó tàn phế không làm việc được là 250 người, số người không có nhu cầu làm việc là 300 người, số người thất nghiệp là 500 người - Tăng tự nhiên dân số trong tuổi lao động nửa năm đầu là 8.500 người, nửa năm sau là 6.580 người. - Giảm dân số trong tuổi lao động do quá tuổi lao động nửa năm đầu là 3.200 người; nửa năm sau là 2.850 người; do tử vong nửa đầu năm là 500 người; nửa cuối năm là 420 người. - Tăng số lao động trên tuổi quy định trong nửa năm đầu là 1.100 người; nửa năm sau là 1.200 người. - Số người trong tuổi lao động có khả năng lao động chuyển đi nơi khác, nửa năm đầu là 2.600 người; nửa năm sau là 1.400 người. 1. Xác định nguồn lao động của địa phương A vào thời điểm 01/01/2015. 2. Xác định mức biến động cơ học; mức biến động tự nhiên và xác định quy mô nguồn lao động của địa phương A vào cuối năm 2015. 3. Tính tỷ lệ thất nghiệp của địa phương A vào ngày 01/01/2015. Nêu nhận xét.
  20. Bài giải: 1. Xác định nguồn lao động của địa phương A vào thời điểm 01/01/2015. Nguồn lao động = Dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động + Dân số trên độ tuổi lao động đang làm việc thường xuyên tại các ngành nghề trong nền kinh tế 2. Xác định mức biến động cơ học; mức biến động tự nhiên và xác định quy mô nguồn lao động của địa phương A vào cuối năm 2015. *Mức biến động cơ học của địa phương A vào cuối năm 2015 là: Mức BĐCH = Chuyển đến – Chuyển đi = [(10.520 – 250) + (6.550 – 250)] – (2600 + 1400) = 12570 (người) *Mức biến động tự nhiên của địa phương A vào cuối năm 2015 là: Mức BĐTN = Mức tăng thống kê – Mức giảm thống kê = (8500 + 6580 + 1100 + 1200) – (3200 + 2850 + 500 + 420) = 10.410 (người) *Quy mô nguồn lao động của địa phương A vào cuối năm 2015 là: QMNLĐcuoinam2015 = 2.882.850 + 12.570 + 10.410 = 2.905.830 (người) 3. Tính tỷ lệ thất nghiệp của địa phương A vào ngày 01/01/2015. Nêu nhận xét. LLLĐdiaphuongA = (2.800.000 – 2.350 – 5.000) + 85.200 = 2.877.850 (người) *Tỷ lệ thất nghiệp của địa phương A vào ngày 01/01/2015 là:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2