intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích các liên kết kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn cung nông nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành Nông nghiệp bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và một phần vốn cho công nghiệp hóa. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nguồn cung Nông nghiệp ngày càng tăng ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích các liên kết kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn cung nông nghiệp

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÂN TÍCH CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN GIỚI HẠN NGUỒN CUNG NÔNG NGHIỆP ANALYSIS OF ECONOMIC LINKAGES IN CONDITIONS OF LIMITED AGRICULTURE SUPPLY Nguyễn Hữu Nguyên Xuân Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng Email: xuannhn@due.edu.vn Tóm tắt Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành Nông nghiệp bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và một phần vốn cho công nghiệp hóa. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nguồn cung Nông nghiệp ngày càng tăng ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Phân tích cho thấy ngành Nông nghiệp có mối liên kết mạnh với các ngành còn lại trong nền kinh tế. Trong điều kiện nguồn cung Nông nghiệp giới hạn, hai ngành Công nghiệp chế biến và Thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề nhất với sự sụt giảm lớn trong giá trị của các nhân tử thành phần. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học hợp lý để xây dựng các chính sách quản lý và đầu tư nguồn lực hợp lý, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời kỳ Hội nhập. Từ khóa: Nhân tử giới hạn, Nông nghiệp, SAM. Abstract Agriculture plays an important role in Vietnam's economic growth strategies. Products of the Agriculture sector ensure food security for the country, provide materials for light industries and a part of capital for industrialization. However, the increasing agricultural supply shortage in Vietnam has affected the Agriculture sector's growth and development in particular and the economy in general. The analysis shows that the Agriculture sector has strong linkage with the rest of the economy. In the context of limited agricultural supply, the processing and seafood industries are badly affected with a sharp decline of component multipliers. The research results provide a scientific basis for formulating reasonable investment policies in Agriculture and other industries to achieve the best efficiency during the Integration period.  The research results provide a reasonable scientific basis to formulate reasonable resources investment and management policies, ensuring sustainable growth in the integration period. Keywords: Constrained Multiplier, Agriculture, SAM. 1. Đặt vấn đề Các thành phần trong nền kinh tế liên kết với nhau thông qua mối quan hệ cung cầu trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Sự phát triển của một ngành có thể dẫn đến nhu cầu tăng cao ở các ngành khác đối với việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của ngành này. Tương tự, các ngành khác nữa có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất của mình và tăng nhu cầu đầu vào từ các ngành khác nữa. Sự lan tỏa này diễn ra trong nền kinh tế qua nhiều vòng với quy mô nhỏ dần, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Trong điều kiện giới hạn nguồn cung, sự lan tỏa này sẽ không diễn ra hoặc diễn ra với mức độ nhỏ hơn, hạn chế mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nông nghiệp được xem là một trong những nguồn tăng trưởng quan trọng trực tiếp của Việt Nam. Những chiến lược kinh tế bao gồm phát triển nông nghiệp giúp thiết lập liên kết mạnh mẽ giữa tăng trưởng và giảm nghèo. Sản phẩm của ngành Nông nghiệp bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và một phần vốn cho công nghiệp hóa. Một trong những thách thức đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay là sự khan hiếm yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp: đất đai, giống cây trồng vật nuôi, vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến quá trình sản xuất bị hạn chế về số lượng và quy mô. Bên cạnh đó, tỷ 65
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   trọng GDP của ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm từ 20,41% đến 15,34% trong giai đoạn 2008- 2017, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng cung cấp đầu vào trung gian cho hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là đối với tăng trưởng công nghiệp. Do đó, phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn cung nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia từng giai đoạn, làm cơ sở để các nhà quản lý xây dựng những chính sách đầu tư hợp lý, hỗ trợ kịp thời hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn lực. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nhân tử SAM là phần mở rộng của mô hình đầu vào – đầu ra Leontief (mô hình Input-output) cổ điển, được sử dụng để định lượng mức độ liên kết giữa các thành phần kinh tế dưới tác động của yếu tố ngoại sinh với sự kết nối đầy đủ cung và cầu. Mô hình SAM bên cạnh các mối liên kết sản xuất liên ngành như trong mô hình Leontief còn bao gồm các mối liên kết tiêu thụ của các Hộ gia đình và Chính phủ đối với các ngành kinh tế. Các mô hình nhân tử SAM được ứng dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các chính sách thương mại và cú sốc kinh tế vĩ mô (Pyatt and Round, 1985; Haggblade and Hazell, 1989; Reinert and Roland-Holst, 1997; Bautista, 2001; Diao et al., 2007). Phân tích nhân tử thông thường đều giả định rằng các nguồn lực là vô hạn, luôn sẵn sàng cung cấp cho các thành phần kinh tế để điều chỉnh quá trình sản xuất, đảm bảo những trạng thái cân bằng mới. Trên thực tế, điều này hiếm khi xảy ra bởi các nguồn lực thường bị giới hạn, đặc biệt một số lĩnh vực sử dụng nguồn lực chuyên ngành. Ví dụ, khả năng của nền kinh tế đáp ứng sự gia tăng nhu cầu cuối cùng đối với nông sản có thể bị hạn chế bởi sự khan hiếm của nguồn đất sẵn có. Chính vì vậy, giả định về nguồn cung không giới hạn dẫn đến các kết quả phân tích nhân tử SAM thường vượt quá tác động của hiệu ứng liên kết. Để giải quyết vấn đề này một phương pháp tính toán nhân tử SAM biến đổi được phát triển, cho phép giới hạn hoặc thậm chí là không phản ứng với cung đối với các ngành có sản lượng đầu ra giới hạn trong khi vẫn duy trì giả định công suất dư thừa đối với các ngành khác không giới hạn về nguồn cung (Miller và Blair, 2009; Subramanian và Sadoulet, 1990; Lewis và Thorbecke, 1992). Với mục đích đo lường độ lớn các mối quan hệ liên ngành cũng như các ảnh hưởng tăng thêm từ sự lưu thông dòng tiền giữa các tài khoản hoạt động, nhân tố và nhóm thể chế, phương trình cân bằng vật chất trong SAM thể hiện trong công thức sau: X = (I - A)-1 f = MaF (1) Trong đó: X là các biến nội sinh (hoạt động sản xuất, nhân tố sản xuất, các nhóm thể chế: doanh nghiệp và hộ gia đình), F là các biến ngoại sinh (các tài khoản còn lại trong SAM), và A ma trận hệ số được tính bằng tỷ lệ các yếu tố đầu vào trung gian, hoặc thu nhập các nhân tố, hoặc thu nhập của các nhóm hộ gia đình của mỗi ngành chia cho tổng sản lượng của ngành đó. Ma = (I - A)-1 được gọi là ma trận SAM-Multipliers, bao gồm ảnh hưởng tổng (trực tiếp, gián tiếp) ở các khu vực sản xuất, phân phối, tích lũy và tiêu dùng. Phân tích số nhân định lượng các thay đổi trong tài khoản nội sinh từ sự thay tổng các tài khoản ngoại sinh với hệ số kỹ thuật cố định, nghĩa là: ∆X = Ma∆F (2) Giả sử chúng ta tồn tại ngành sản xuất giới hạn về sản lượng, khi đó nhân tử sản lượng giới hạn được tính toán với công thức sau: 66
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 −1 ⎡ X ⎤ ⎡ (I − A nc ) 0 ⎤ ⎡ I Q ⎤ ⎡ f nc ⎤ Δ ⎢ nc ⎥ = ⎢ ⎥ ⎢ ⎥Δ⎢ ⎥ (3) ⎣ f c ⎦ ⎣ −R −I ⎦ ⎣ 0 −(I − A c ) ⎦ ⎣ X c ⎦ ⎡f ⎤ = M*a Δ ⎢ nc ⎥ ⎣ Xс ⎦ Trong đó Xnc là véc tơ tổng các thu nhập nội sinh của nhân tố sản xuất, các nhóm thể chế và tống sản lượng của các ngành sản xuất không giới hạn; fc là véc tơ tổng các nhu cầu nội sinh, chẳng hạn như các tài khoản đầu tư, chính phủ ROW) đối với các ngành giới hạn cung cấp; Anc là ma trận hệ số giữa các ngành sản xuất không giới hạn nguồn cung; Ac là ma trận hệ số giữa các ngành sản xuất giới hạn nguồn cung; R là ma trận hệ số chi phí giữa các nhân tố sản xuất, nhóm thể chế, các ngành không giới hạn nguồn và ngành giới hạn nguồn cung; Q là ma trận hệ số chi phí trung gian giữa ngành giới hạn nguồn cung và các nhân tố sản xuất, các ngành không giới hạn nguồn cung; I và 0 là các ma trận đơn vị và ma trận 0 tương ứng; là ma trận nhân tử hỗn hợp, nó kết hợp giả định sản lượng nguồn cung hạn chế trong ngành nông nghiệp. * Khi nguồn cung giới hạn thì tài khoản Xc là M a ngoại sinh trong khi tài khoản fc là nội sinh. Khi đó Δfnc là kết quả của sự thay đổi các nhu cầu cuối cùng ngoại sinh, trong khi Xc là sự thay đổi năng lực của các ngành bị hạn chế. Công thức (3) thể hiện khi có sự gia tăng nhu cầu đối với những ngành không giới hạn (fnc tăng) sẽ dẫn đến sự tăng cuối cùng của tổng nhu cầu cho những ngành này (Xnc tăng), bao gồm tất cả các liên kết ngược và liên kết xuôi. Tuy nhiên đối với những ngành có nguồn cung giới hạn, xuất khẩu ròng sẽ giảm (nghĩa là nhập khẩu tăng). Bởi vì xuất khẩu thuộc nhu cầu ngoại sinh (fc) nên phương trình sẽ làm sáng tỏ tác động của một sự thay đổi trong nhu cầu (Xc) đối với xuất khẩu (fc). Ngoài ra, để định lượng tổng tác động của sự thay đổi biến ngoại sinh đến các yếu tố tổng sản lượng, tổng giá trị gia tăng và tổng thu nhập trong nền kinh tế, nghiên cứu sử dụng các nhân tử thành phần OMj, VAMj, InMj. Trong đó, OMj là tổng nhân tử sản lượng, ước tính bằng mức tăng tổng sản lượng của mỗi ngành; VAMj là tổng nhân tử GDP, kết hợp sự tăng tổng giá trị các nhân tố sản xuất bao gồm lao động và vốn; InMj là tổng nhân tử thu nhập, đo lượng tổng thu nhập được tăng thêm bởi các Hộ gia đình và gia đình trong nền kinh tế. 2.2. Cơ sở dữ liệu Số liệu được sử dụng để tính toán dựa trên bảng VNSAM 2012 của CIEM. Để thuận tiện cho việc tính toán và trình bày kết quả, 164 ngành được liệt kê trong bảng SAM vi mô 2012 được gộp thành 14 ngành kinh tế (A) và 14 ngành sản phẩm (C), bao gồm: Nông nghiệp (A1, C1), Lâm nghiệp (A2, C2), Thuỷ sản (A3, C3), Khai khoáng (A4, C4), Công nghiệp chế biến, chế tạo (A5, C5), Điện và Nước (A6, C6), Xây dựng (A7, C7), Dịch vụ bán buôn, bán lẻ và sửa chữa xe (A8, C8), Dịch vụ vận tải và kho bãi (A9, C9), Dịch vụ lưu trú và khách sạn (A10, C10), Dịch vụ thông tin và truyền thông (A11, C11), Dịch vụ tài chính, ngân hàng và bất động sản (A12, C12), Dịch vụ công (A13, C13), Các dịch vụ khác (A14, C14); 6 nhân tố lao động và 5 nhân tố vốn được gộp lại thành 3 nhân tố lao động (L1,L2,L3) và 1 nhân tố vốn (C), 20 nhóm hộ gia đình được gộp lại thành 5 nhóm hộ gia đình theo mức thu nhập từ H1 đến H5, 2 tài khoản doanh nghiệp được gộp lại thành 1 tài khoản doanh nghiệp E. 3. Kết quả và thảo luận Khi có tác động ngoại sinh đến nền kinh tế như các chính sách kích thích tiêu dùng hay xuất khẩu sẽ dẫn đến sự biến thiên sản lượng, GDP và mức thu nhập của các Hộ gia đình. Kết quả tác động ở mỗi ngành là khác nhau và được đo lường bởi các nhân tử thành phần (OMj, VAMj, InMj). Theo kết quả phân tích ở Bảng 1, trong điều kiện không giới hạn nguồn cung, khi kích thích xuất khẩu ngành Nông nghiệp tăng lên 1 đơn vị sẽ tạo nhân tử sản lượng lớn thứ 3 với 2,46 đơn vị, sau ngành Công 67
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   nghiệp chế biến (2,93 đơn vị) và Thủy sản (2,48 đơn vị). Điều này cho thấy ngành Nông nghiệp có mức độ liên kết mạnh với các ngành còn lại trong nền kinh tế sau ngành Công nghiệp chế biến và Thủy sản. Tăng xuất khẩu ngành Nông nghiệp cũng tạo ra lượng GDP cao nhất trong nền kinh tế với 0.99 đơn vị. Ngành này cũng góp phần nâng cao phúc lợi đáng kể cho người dân khi nhân tử thu nhập đạt 1,1 đơn vị, đứng thứ 2 sau ngành Dịch vụ lưu trú và khách sạn (1.15 đơn vị). Trong đó nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất (H5) được hưởng lợi nhiều nhất với 0.35 đơn vị thu nhập tăng thêm. Sự thay đổi trong tổng nhu cầu sau khi xuất khẩu nông sản (1.48 đơn vị) tăng lớn hơn thay đổi về sản lượng (1.27 đơn vị), cho thấy rằng không phải tất cả các nhu cầu bổ sung được tạo ra bởi thúc đẩy xuất khẩu Nông nghiệp được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất Nông nghiệp trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bảng 1: Phân tích nhân tử SAM và hiệu quả nhân tử tổng trong điều kiện nguồn cung nông nghiệp không hạn chế Đơn vị tính: tỷ đồng Ngành C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 C13 C14 A1 1,27 0,12 0,22 0,10 0,59 0,11 0,10 0,08 0,11 0,12 0,17 0,09 0,13 0,13 A2 0,00 0,67 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 A3 0,07 0,04 0,99 0,04 0,19 0,04 0,03 0,03 0,04 0,04 0,06 0,03 0,05 0,05 A4 0,03 0,02 0,03 0,82 0,03 0,02 0,10 0,03 0,06 0,07 0,03 0,02 0,02 0,03 A5 0,31 0,14 0,37 0,12 1,33 0,12 0,10 0,09 0,13 0,14 0,21 0,10 0,15 0,15 A6 0,02 0,02 0,03 0,01 0,02 0,87 0,01 0,01 0,02 0,02 0,02 0,01 0,02 0,02 A7 0,20 0,11 0,21 0,18 0,18 0,13 0,91 0,23 0,35 0,12 0,20 0,11 0,11 0,15 A8 0,06 0,04 0,05 0,06 0,05 0,04 0,05 0,68 0,09 0,07 0,07 0,06 0,06 0,07 A9 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,83 0,01 0,02 0,01 0,02 0,03 A10 0,04 0,02 0,04 0,03 0,04 0,03 0,04 0,03 0,03 0,89 0,04 0,04 0,03 0,03 A11 0,24 0,16 0,33 0,18 0,28 0,19 0,20 0,19 0,15 0,21 1,02 0,11 0,14 0,15 A12 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,01 0,02 0,02 0,03 0,92 0,04 0,03 A13 0,05 0,03 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,05 0,04 0,07 0,03 1,09 0,04 A14 0,13 0,10 0,12 0,11 0,12 0,10 0,09 0,08 0,12 0,11 0,17 0,11 0,17 0,94 C1 1,48 0,14 0,26 0,12 0,68 0,13 0,12 0,09 0,13 0,14 0,20 0,11 0,16 0,16 C2 0,00 1,06 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 C3 0,09 0,05 1,22 0,05 0,24 0,05 0,04 0,03 0,05 0,05 0,07 0,04 0,06 0,06 C4 0,05 0,03 0,05 1,16 0,05 0,03 0,14 0,04 0,09 0,10 0,05 0,03 0,03 0,04 C5 0,35 0,16 0,43 0,13 1,52 0,14 0,12 0,10 0,15 0,15 0,24 0,12 0,18 0,17 C6 0,03 0,03 0,04 0,02 0,03 1,32 0,02 0,02 0,02 0,03 0,03 0,02 0,03 0,03 C7 0,32 0,17 0,33 0,28 0,29 0,21 1,43 0,36 0,55 0,18 0,31 0,18 0,17 0,24 C8 0,10 0,07 0,09 0,10 0,09 0,07 0,08 1,18 0,15 0,12 0,12 0,10 0,10 0,11 C9 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,01 0,01 1,08 0,02 0,03 0,02 0,02 0,04 C10 0,05 0,03 0,05 0,04 0,05 0,04 0,05 0,03 0,04 1,08 0,05 0,04 0,04 0,04 C11 0,29 0,19 0,39 0,22 0,33 0,23 0,25 0,23 0,18 0,25 1,23 0,13 0,17 0,18 C12 0,04 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 0,02 0,02 0,03 0,03 0,04 1,35 0,05 0,05 C13 0,06 0,04 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,06 0,05 0,09 0,04 1,33 0,05 C14 0,17 0,13 0,16 0,14 0,16 0,13 0,11 0,10 0,15 0,14 0,22 0,15 0,23 1,22 L1 0,23 0,17 0,23 0,33 0,23 0,23 0,21 0,20 0,28 0,32 0,34 0,34 0,59 0,50 L2 0,35 0,26 0,31 0,13 0,29 0,26 0,15 0,13 0,25 0,13 0,29 0,10 0,12 0,16 L3 0,09 0,11 0,08 0,02 0,07 0,03 0,02 0,02 0,04 0,02 0,05 0,01 0,02 0,03 C 0,32 0,28 0,25 0,31 0,28 0,18 0,20 0,17 0,19 0,51 0,31 0,26 0,32 0,30 E 0,27 0,23 0,21 0,26 0,24 0,15 0,17 0,14 0,16 0,43 0,26 0,22 0,27 0,25 H1 0,06 0,05 0,05 0,03 0,05 0,04 0,03 0,02 0,04 0,03 0,05 0,02 0,03 0,03 H2 0,10 0,08 0,08 0,05 0,08 0,06 0,05 0,04 0,07 0,06 0,08 0,04 0,06 0,07 H3 0,14 0,11 0,12 0,08 0,12 0,10 0,07 0,06 0,10 0,10 0,12 0,07 0,11 0,11 H4 0,18 0,15 0,16 0,13 0,16 0,14 0,10 0,09 0,14 0,15 0,18 0,12 0,18 0,17 H5 0,35 0,28 0,31 0,34 0,32 0,28 0,24 0,21 0,31 0,39 0,40 0,32 0,51 0,46 68
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 OMj 2,46 1,51 2,48 1,73 2,93 1,71 1,71 1,51 2,00 1,85 2,12 1,66 2,04 1,83 VAMj 0,99 0,82 0,85 0,79 0,87 0,70 0,59 0,52 0,76 0,99 0,99 0,71 1,05 0,99 InMj 1,10 0,91 0,94 0,89 0,97 0,76 0,66 0,57 0,82 1,15 1,09 0,80 1,16 1,09 Nguồn: Tác giả tự tính toán từ VNSAM 2012 Trong điều kiện nguồn cung Nông nghiệp bị hạn chế, kết quả tính toán nhân tử giới hạn ở bảng 2 cho thấy hầu hết tổng ảnh hưởng từ tác động ngoại sinh giảm rất nhiều, thể hiện rõ qua giá trị của 3 nhân tử thành phần. Chiều hướng giảm của các nhân tử thể hiện mức độ liên kết của ngành Nông nghiệp trong việc cung cấp sản lượng cho các ngành kinh tế khác. Theo kết quả tính toán ở Bảng 3, ngành Nông nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến việc cung cấp sản lượng cho ngành Công nghiệp chế biến bởi vì nhân tử sản lượng của ngành trong trường hợp giới hạn nguồn cung Nông nghiệp giảm nhiều nhất, đến 39%. Các ngành Nông nghiệp và Thủy sản cũng bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự khan hiếm nguồn cung của ngành Nông nghiệp với sự giảm nhân tử sản lượng lần lượt là 32% và 17%. Năng lực sản xuất của ngành Nông nghiệp bị giới hạn cũng làm giảm GDP và thu nhập của các nhóm hộ gia đình, trong đó GDP và thu nhập của các nhóm hộ thuộc ngành chế biến thực phẩm giảm nhiều nhất là 53%. Tiếp đến là các ngành Nông nghiệp với ngành Thủy sản với lượng giảm tương ứng là 32% và 20%. Các nhóm ngành còn lại nhìn chung ít bị ảnh hưởng khi nguồn cung của Nông nghiệp bị giới hạn. Điều này cho thấy liên kết của các ngành này với ngành Nông nghiệp tương đối yếu hơn so với 2 ngành Công nghiệp chế biến, và Thủy sản. Bảng 2: Phân tích nhân tử SAM và hiệu quả nhân tử tổng trong điều kiện nguồn cung nông nghiệp hạn chế Đơn vị tính: tỷ đồng Ngành C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 C13 C14 A1 0,86 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 A2 0,00 0,67 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 A3 0,05 0,04 0,98 0,03 0,16 0,03 0,03 0,02 0,03 0,04 0,05 0,03 0,04 0,04 A4 0,02 0,02 0,03 0,82 0,02 0,02 0,10 0,03 0,06 0,07 0,03 0,02 0,02 0,02 A5 0,21 0,11 0,32 0,09 1,19 0,10 0,08 0,07 0,10 0,11 0,16 0,08 0,12 0,12 A6 0,01 0,01 0,02 0,01 0,01 0,86 0,01 0,01 0,01 0,01 0,02 0,01 0,02 0,02 A7 0,14 0,09 0,18 0,16 0,09 0,11 0,90 0,22 0,33 0,10 0,17 0,10 0,08 0,13 A8 0,04 0,04 0,04 0,05 0,03 0,04 0,04 0,68 0,08 0,06 0,06 0,05 0,05 0,06 A9 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,83 0,01 0,02 0,01 0,01 0,03 A10 0,03 0,02 0,03 0,03 0,02 0,03 0,03 0,02 0,03 0,89 0,04 0,03 0,03 0,03 A11 0,16 0,14 0,28 0,16 0,16 0,17 0,19 0,18 0,13 0,18 0,99 0,09 0,12 0,12 A12 0,02 0,02 0,02 0,02 0,01 0,02 0,01 0,01 0,02 0,02 0,03 0,92 0,03 0,03 A13 0,03 0,03 0,03 0,04 0,02 0,03 0,04 0,03 0,05 0,03 0,07 0,03 1,09 0,04 A14 0,09 0,09 0,10 0,10 0,06 0,09 0,08 0,07 0,11 0,10 0,15 0,10 0,16 0,93 C1 0,32 0,09 0,17 0,08 0,46 0,09 0,08 0,06 0,09 0,09 0,14 0,07 0,11 0,11 C2 0,00 1,06 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 C3 0,06 0,04 1,21 0,04 0,20 0,04 0,03 0,03 0,04 0,05 0,06 0,04 0,05 0,05 C4 0,03 0,02 0,04 1,16 0,02 0,03 0,14 0,04 0,08 0,10 0,04 0,03 0,03 0,03 C5 0,24 0,12 0,37 0,11 1,35 0,11 0,09 0,08 0,11 0,12 0,19 0,09 0,14 0,14 C6 0,02 0,02 0,03 0,02 0,01 1,32 0,02 0,02 0,02 0,02 0,03 0,02 0,03 0,03 C7 0,21 0,14 0,28 0,25 0,14 0,18 1,40 0,34 0,52 0,15 0,27 0,16 0,13 0,21 C8 0,07 0,06 0,07 0,09 0,04 0,06 0,07 1,18 0,14 0,11 0,11 0,09 0,09 0,10 C9 0,01 0,02 0,01 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 1,07 0,02 0,02 0,02 0,02 0,04 C10 0,03 0,02 0,04 0,04 0,03 0,03 0,04 0,03 0,03 1,08 0,05 0,04 0,03 0,04 C11 0,20 0,17 0,34 0,19 0,20 0,20 0,22 0,21 0,16 0,22 1,19 0,11 0,14 0,15 C12 0,02 0,03 0,02 0,03 0,02 0,02 0,02 0,02 0,03 0,03 0,04 1,35 0,05 0,05 C13 0,04 0,03 0,04 0,05 0,03 0,04 0,04 0,04 0,06 0,04 0,08 0,03 1,33 0,05 C14 0,12 0,12 0,13 0,12 0,08 0,11 0,10 0,09 0,14 0,13 0,20 0,13 0,21 1,20 L1 0,15 0,15 0,19 0,32 0,13 0,21 0,19 0,18 0,26 0,30 0,31 0,32 0,57 0,47 69
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   L2 0,24 0,22 0,25 0,10 0,12 0,23 0,13 0,11 0,22 0,10 0,24 0,08 0,08 0,12 L3 0,06 0,10 0,06 0,01 0,03 0,02 0,02 0,01 0,03 0,02 0,04 0,01 0,01 0,02 C 0,22 0,25 0,19 0,28 0,13 0,15 0,18 0,15 0,16 0,48 0,26 0,23 0,29 0,27 E 0,18 0,21 0,16 0,24 0,11 0,13 0,15 0,12 0,14 0,40 0,22 0,20 0,24 0,23 H1 0,04 0,05 0,04 0,02 0,02 0,03 0,02 0,02 0,03 0,03 0,04 0,02 0,02 0,03 H2 0,07 0,07 0,07 0,04 0,04 0,06 0,04 0,03 0,06 0,05 0,07 0,04 0,05 0,05 H3 0,09 0,10 0,09 0,07 0,05 0,08 0,06 0,05 0,09 0,08 0,11 0,06 0,09 0,09 H4 0,12 0,13 0,13 0,12 0,07 0,12 0,09 0,08 0,13 0,13 0,16 0,11 0,16 0,15 H5 0,24 0,25 0,25 0,31 0,16 0,25 0,21 0,19 0,28 0,36 0,35 0,30 0,47 0,42 OMj 1,67 1,28 2,05 1,53 1,78 1,50 1,51 1,36 1,78 1,63 1,78 1,48 1,78 1,57 VAMj 0,67 0,73 0,68 0,71 0,41 0,62 0,51 0,46 0,67 0,89 0,85 0,64 0,94 0,88 InMj 0,74 0,81 0,74 0,80 0,46 0,67 0,57 0,50 0,72 1,05 0,94 0,72 1,04 0,97 Nguồn: Tác giả tự tính toán từ VNSAM 2012 Bảng 3: Tỷ lệ thay đổi của các hiệu ứng tổng trong trường hợp nguồn cung ngành nông nghiệp giới hạn và không giới hạn Đơn vị tính% Ngành C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 C13 C14 OMj 32 15 17 12 39 12 11 10 11 12 16 11 13 14 VAMj 32 11 20 10 53 12 13 12 12 9 14 10 10 11 InMj 32 11 20 10 53 12 13 12 12 9 14 10 10 11 Nguồn: Tác giả tự tính toán từ kết quả của Bảng 1 và Bảng 2 4. Kết luận và khuyến nghị Nghiên cứu làm rõ mối quan hệ của ngành Nông nghiệp với các ngành kinh tế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Ứng dụng phân tích nhân tử giới hạn trên cở sở dữ liệu của SAM làm rõ tầm quan trọng của ngành Nông nghiệp với sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng của ngành này đến các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ trong điều kiện nguồn cung giới hạn. Phân tích cho thấy ngành Nông nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với các ngành khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên ngành này cũng còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Do vậy cần ưu tiên xây dựng các chính sách kích cầu hoặc đầu tư vào ba ngành này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi của các nhóm hộ gia đình. Trong điều kiện giới hạn nguồn cung Nông nghiệp, Công nghiệp chế biến và Thủy sản cũng là hai ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với sự sụt giảm lớn trong giá trị của các nhân tử thành phần. Điều này hàm ý rằng, bên cạnh việc chú trọng thúc đẩy sản xuất cần đi đôi với công tác sử dụng tiết kiệm, khôi phục và phát triển nguồn lực Nông nghiệp như: tái tạo tài nguyên đất; phát triển các giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất; tăng cường nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hoặc nguồn vốn FDI… để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong thời kỳ Hội nhập. Mặc dù nghiên cứu góp phần hạn chế sự đánh giá quá cao các hiệu ứng liên kết nhờ ứng dụng phân tích nhân tử giới hạn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong mô hình SAM như sự cố định giá hàng hóa, dịch vụ và hệ số kỹ thuật không đổi đối với quá trình sản xuất và hành vi tiêu dùng của hộ gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Pyatt, G., J. Round. (1985), ‘Social accounting matrices: A basis for planning’, Washington, D.C.: World Bank. 70
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 2. Haggblade, S., P. Hazell. (1989), ‘Agricultural technology and farm-non-farm growth linkages’, Agricultural Economics, 3 (4), 345–364 3. Reinert, K.A., D.W. Roland-Holst. (1997), ‘Social accounting matrices. In Applied methods for trade policy analysis: A handbook’, ed. J.F. Francois and K.A. Reinert, New York: Cambridge University Press. 4. Bautista, R. M. (2001), ‘Agriculture-based development: A SAM perspective on Central Vietnam’, Journal of Development Economics, 39 (1), 112–132. 5. Diao, X., B. Fekadu, S. Haggblade, A. S. Taffesse, K. Wamisho, and B. Yu. (2007), ‘Agricultural growth linkages in Ethiopia: Estimates using fxed and flexible price models’, IFPRI Discussion Paper 695, Washington, D.C.: International Food Policy Research Institute. 6. Lewis, B.D., E. Thorbecke. (1992), ‘District-Level Economic Linkages in Kenya: Evidence Based on a Small Region Social Accouting Matrix’, World Development, 20 (6). 7. Miller, E. R., D. R. Peter. (2009), ‘Input - Output Analysis – Foundation and Extensions (Second Edition)’, Cambridge University Press, New York. 8. https://www.gso.gov.vn 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0