
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề án
Làng nghề gắn liền với đời sống nông thôn và được coi là một trong
những đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Làng nghề trở thành nơi trực tiếp
sản xuất sản phẩm, hàng hóa bằng việc tận dụng những lao động dư thừa lúc
nông nhàn nhằm góp phần cải thiện đời sống của người dân. Nên hầu hết
làng nghề tại Việt Nam đã trải qua lịch sử phát triển rất lâu, song song với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vậy, sự phát triển mạnh
mẽ của khu vực làng nghề trong thời gian gần đây đã và đang góp phần quan
trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế làng nghề cũng dần bộc lộ nhiều hạn chế,
đặc biệt là các khía cạnh liên quan đến công tác BVMT làng nghề. Theo Báo
cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2022 của Bộ TN&MT thì Việt Nam
hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.951 làng nghề đã được công nhận
nhưng công tác BVMT tại các làng nghề này vẫn chưa được quan tâm đúng
mức; báo cáo chỉ ra rất ít làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất thải
rắn, tỷ lệ làng nghề có điểm thu gom chất thải rắn chỉ đạt ở mức khá thấp
với 20,9%. Do đó, để khắc phục và kiểm soát ÔNMT làng nghề nhằm hướng
đến mục tiêu phát triển bền vững là nhu cầu hết sức cấp thiết của công tác
BVMT tại Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều
chính sách, giải pháp, trong đó các chính sách pháp luật được xem là công
cụ hữu hiệu nhất nhằm kiểm soát ÔNMT làng nghề tại Việt Nam hiện nay.
Thông qua quy định của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh hoạt động của các
chủ thể phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát ÔNMT làng nghề theo hướng
bền vững, tức là hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề phải bảo vệ
được sự trong lành của không khí, nước, đất và cảnh quan tự nhiên, cảnh
quan văn hoá của làng nghề. Hoạt động kiểm soát ÔNMT làng nghề nói
chung và trong lĩnh vực quản lý CTRTT nói riêng được quy định tương đối
toàn diện tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác
nhau, có thể kể đến như Luật BVMT năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-
CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số
điều Luật BVMT, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015,
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cùng một số văn bản hướng dẫn
khác. Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp lý khá
vững chắc, đồng bộ nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động
kiểm soát ÔNMT làng nghề. Song giữa các quy định của những văn bản nêu