intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát hiện trẻ ăn cắp, bố mẹ phải làm gì?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước khi bạn phản ứng, có một số cách để tìm hiểu lý do tại sao con em chúng ta có tính ăn cắp vặt và làm thế nào để giúp con chấm dứt thói quen xấu đó. Trẻ em ở mọi lứa tuổi - từ trẻ mẫu giáo cho đến thanh thiếu niên đều có thể bị cám dỗ trở thành những đứa trẻ hay ăn cắp vì những lý do khác nhau. Trẻ nhỏ đôi khi muốn có những thứ của riêng chúng mà không hiểu rằng những đồ vật đó có giá trị của nó và sẽ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát hiện trẻ ăn cắp, bố mẹ phải làm gì?

  1. Phát hiện trẻ ăn cắp, bố mẹ phải làm gì? Trước khi bạn phản ứng, có một số cách để tìm hiểu lý do tại sao con em chúng ta có tính ăn cắp vặt và làm thế nào để giúp con chấm dứt thói quen xấu đó. Trẻ em ở mọi lứa tuổi - từ trẻ mẫu giáo cho đến thanh thiếu niên đều có thể bị cám dỗ trở thành những đứa trẻ hay ăn cắp vì những lý do khác nhau. Trẻ nhỏ đôi khi muốn có những thứ của riêng chúng mà không hiểu rằng những đồ vật đó có giá trị của nó và sẽ là sai nếu lấy những đồ vật đó mà không trả tiền. Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng thường biết chúng không nên lấy cái gì đó mà không trả tiền, tuy nhiên, chúng vẫn cứ làm điều đó. Có thể là do trẻ thiếu tự chủ. Từ đầu độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ hiểu rõ hơn rằng không nên ăn cắp nhưng vẫn tiếp tục thực hiện điều này đơn giản chỉ vì thấy thích hoặc vì bạn bè của trẻ cũng đã từng lấy trộm. Một số cha mẹ, thậm chí chính trẻ tin rằng sau đó sẽ không bao giờ làm thế nữa. Tuy nhiên, ngoài một số thanh thiếu niên có sự kiểm soát bản thân cao, một số thanh thiếu niên lại ăn cắp như một hình thức thể hiện sự nổi loạn. Có nhiều lý do phức tạp khác có thể trở thành yếu tố nguyên nhân. Có thể do trẻ tức giận vì một điều gì đó hoặc muốn gây sự chú ý. Hành vi của chúng có thể phản ánh sự căng thẳng đối với trẻ diễn ra ở nhà, ở trường, hoặc trong quan hệ với bạn bè. Lý do cực đoan hơn là đôi khi một số trẻ thực hiện hành vi ăn cắp vì sự bối rối, vì muốn được giúp đỡ do sự ức chế về thể chất hay tinh thần mà trẻ phải chịu đựng.
  2. Nhưng trong các vụ việc nói chung, trẻ em và thanh thiếu niên ăn cắp bởi vì chúng không đủ tiền để mua những món chúng cần hoặc mong muốn, ví dụ, chúng ăn cắp hàng hóa mang nhãn hiệu đắt tiền. Trong một số trường hợp, chúng ăn cắp vì nhu cầu mua ma túy. Dù lý do trộm cắp ở trẻ là gì, cha mẹ cần tìm ra gốc rễ của hành vi và giải quyết các vấn đề ẩn chứa đằng sau hành vi của con trẻ, mà có thể vấn đề đó không được thể hiện ra rõ ràng. Theo lời khuyên của nhà tâm lý học và phát triển trẻ em, tiến sĩ W. Douglas Tynan thì có những điều đáng lưu ý sau. Tôi nên làm gì? Khi đứa trẻ bị bắt gặp thực hiện hành vi trộm cắp, phản ứng của cha mẹ trước tiên là phải có sự kiềm chế, kiểm soát thái độ bản thân đối với trẻ. Điều đó phụ thuộc vào khả năng vụ việc đó là lần đầu tiên hay đã là hành vi lặp lại trước đây. Với trẻ em còn rất nhỏ tuổi, cha mẹ cần phải giúp chúng hiểu rằng ăn cắp là sai trái. Trộm cắp là lấy cái gì mà không hỏi, không xin hoặc trả tiền, điều đó sẽ làm tổn thương người khác. Nếu trẻ ở tuổi vỡ lòng lấy một cái kẹo nhỏ, ví dụ, cha mẹ có thể giúp con trả lại cái kẹo đó cho người bán hàng, cho người bạn, bất kể viên kẹo đó không đáng giá là bao. Nếu trẻ đã ăn kẹo, cha mẹ có thể đưa trẻ trở lại cửa hàng để xin lỗi và trả tiền cho chủ cửa hàng, hoặc mua trả cho bạn. Ngay cả đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, vẫn thực hiện hành vi này để điều chỉnh và nâng cao nhận thức của trẻ về hành vi ăn cắp. Học sinh lớp 1,
  3. lớp 2 đã biết ăn cắp là sai. Nhưng chúng vẫn cần được giải thích, giáo dục thêm để biết về hậu quả của hành vi đó. Ví dụ như: Nếu đứa trẻ trở về nhà với một chiếc vòng tay hay một đồ vật lạ của một người bạn và thì có thể các con đã lấy chiếc vòng đó mà không được phép, cha mẹ nên nói chuyện và không quên nhấn mạnh: “con sẽ cảm thấy thế nào nếu một người bạn lấy đồ đạc của con mà không xin con?” Cha mẹ nên khuyến khích trẻ gặp bạn và xin lỗi, giải thích những gì đã xảy ra và hứa sẽ gửi lại đồ đạc cho bạn. Khi một trẻ ở độ tuổi thiếu niên ăn cắp, cha mẹ nên cho con biết hậu quả hành vi đó nghiêm trọng hơn. Ví dụ, khi một thiếu niên bị bắt gặp trộm cắp ở cửa hàng, cha mẹ có thể đưa con trở lại cửa hàng, gặp bộ phận an ninh để giải thích và xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Việc phải chịu trách nhiệm đối với những gì cháu đã làm bằng cách trả lại hàng hóa bị đánh cắp có thể là một bài học cho trẻ về lý do tại sao hành vi ăn cắp là sai trái. Về hình phạt thì không cần phải thực hiện hình phạt về thể chất, điều đó sẽ chỉ làm cho trẻ tức giận và có xu hướng làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Trẻ em ở mọi lứa tuổi cần phải biết, trộm cắp không chỉ là lấy đồ đạc của các cửa hàng, mà còn là lấy tiền của những người điều hành kinh doanh cửa hàng trên. Trẻ nên biết rằng ăn cắp là một hành vi tội phạm và có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn đó là trẻ không những không được phép ra khỏi nhà mà còn phải thi hành những hình phạt cứng rắn hơn, bao gồm cả việc phải vào nhà giáo dưỡng vị thành niên hay thậm chí là vào tù...
  4. Nếu ăn cắp tài sản của cha mẹ, trẻ nên chịu một hình phạt nào đó. Ví dụ, ngoài việc phải trả lại tiền cho cha mẹ, trẻ còn phải làm thêm việc nhà. Và một điều rất quan trọng nữa là cha mẹ không nên để tiền ở những chỗ mà trẻ dễ dàng tiếp cận, đặc biệt là có thể kích thích thói xấu của trẻ. Điều đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm mối quan hệ và lòng tin giữa cha mẹ và con cái. Nếu trẻ vẫn tiếp tục ăn cắp Nếu con của bạn đã ăn cắp nhiều hơn một lần, hãy xem xét việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Sự lặp lại hành vi phạm tội có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. 1/3 trẻ chưa thành niên bị bắt gặp trộm cắp nói rằng rất khó để ngừng lại việc này. Vì vậy, điều rất quan trọng là phụ huynh giúp con mình hiểu tại sao ăn cắp là sai trái và con cái có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nếu chúng tiếp tục ăn cắp. Ngoài ra, khi hành vi của trẻ đã lặp lại nhiều lần, hãy tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp của các chuyên gia trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ gia đình, giáo viên, cố vấn sinh viên tại trường hay các nhóm hỗ trợ khác. Đừng ngại ngần nhờ họ giúp đỡ cho con mình trước khi quá muộn. Thực tế có những trường hợp bất thường đó là trẻ mắc tật ăn cắp. Hội chứng ép buộc là một rối loạn hiếm khiến cho người bệnh cảm thấy căng thẳng ngoài sức tưởng tượng nếu không ăn cắp. Sau đó, họ cảm thấy nhẹ nhõm khi đã ăn cắp được một cái gì đó. Các bệnh nhân này thường cảm thấy có lỗi sau khi ăn cắp và thường vứt bỏ những đồ mà họ ăn cắp được vì tức giận đối với chính bản thân mình.
  5. Vì vậy nếu tình hình đã trầm trọng, hãy xem xét việc nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu. Cũng cần theo dõi hành vi con cái ở mọi lúc, mọi nơi, giữ cho trẻ thoát khỏi những tình huống gây cám dỗ cho phép trẻ ăn cắp và đừng quên giải thích một cách có lý và dễ hiểu nhất về những hậu quả khi một người nào đó thực hiện hành vi ăn cắp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2