Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGUỒN TÍN HIỆU<br />
TƯƠNG QUAN ĐỒNG THỜI GÓC NGẨNG VÀ GÓC PHƯƠNG VỊ<br />
KHÔNG BIẾT SỐ LƯỢNG NGUỒN TÍN HIỆU TỚI<br />
Nguyễn Tuấn Minh1*, Lê Thanh Hải1, Nguyễn Trọng Lưu2<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày một phương pháp định hướng các nguồn bức xạ vô<br />
tuyến đồng thời cả góc ngẩng và góc phương vị. Mảng ăng ten chữ thập được đề<br />
xuất gồm hai mảng ăng ten ULA (Uniform Linear Antena) đặt vuông góc nhau tại<br />
tâm hệ trục tọa độ xyz. Bằng cách sử dụng ma trận nửa bất biến bậc bốn dựa trên<br />
các ma trận Toeplitz phương pháp đề xuất cho phép định hướng các nguồn tín hiệu<br />
ngay cả khi tương quan hoàn toàn. Ngoài ra, bài báo cũng trình bày các phép biến<br />
đổi dựa trên cấu trúc đường chéo chung để xác định hàm giá trị không phụ thuộc<br />
vào thông tin tiên nghiệm về số lượng nguồn tín hiệu tới. Kết quả của phương pháp<br />
đề xuất được thực hiện mô phỏng trên phần mềm Matlab theo các điều kiện tín hiệu<br />
và nhiễu khác nhau.<br />
Từ khóa: Tín hiệu tương quan; Ma trận Toeplitz; Nửa bất biến bậc bốn.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Các mảng ăng ten được sử dụng rộng rãi cả trong và ngoài quân đội trên nhiều lĩnh vực<br />
như thông tin vô tuyến, ra đa, sonar, xử lý dữ liệu động đất, cứu hộ cứu nạn, định vị đối<br />
tượng cấp cứu … Việc ước lượng hướng sóng tới là một vấn đề cơ bản trong xử lý mảng<br />
tín hiệu. Các thuật toán ước lượng 1D-DOA (One-Dimensional Direction Of Arrival) có<br />
độ chính xác và phân giải cao khi chỉ xét trong mặt phẳng phương vị đã được nhiều công<br />
trình công bố [1-6]. Trong việc mô hình hóa, mô phỏng kênh truyền và bài toán định vị vô<br />
tuyến tiên tiến, việc ước lượng hướng sóng tới trong mặt phẳng phương vị chưa đủ mà cần<br />
ước lượng hướng sóng tới theo cả góc ngẩng, gọi là 2D-DOA (Two-Dimensional<br />
Direction Of Arrival). So sánh với thuật toán 1D-DOA thuật toán 2D-DOA cần thời gian<br />
tính toán nhiều hơn, phụ thuộc vào thuật toán sử dụng và cấu trúc mảng ăng ten. Các thuật<br />
toán 2D-DOA đã được nhiều tác giả đề xuất đối với nhiều mảng ăng ten khác nhau như<br />
mảng ăng ten chữ L (gồm hai mảng ăng ten đồng dạng tuyến tính ULA vuông góc với<br />
nhau) [7], [8], mảng ăng ten chữ nhật URA (Uniform Rectangular Array) [9-11] và mảng<br />
ăng ten đồng dạng tròn đều UCA (Uniform Circular Array) [12], [13]. Mảng ăng ten chữ L<br />
được dùng khá phổ biến với cấu trúc đơn giản và độ chính xác tương đối cao [14]. Mảng<br />
ăng ten URA gồm nhiều mảng ăng ten ULA xắp xếp theo dạng hình chữ nhật nên có cấu<br />
trúc phức tạp hơn. Hạn chế của hai mảng ăng ten này là chỉ ước lượng các góc trong phạm<br />
vi từ 0o đến 180o [15]. Trong khi đó, mảng ăng ten UCA có cấu trúc đối xứng nên có thể<br />
xác định được góc phương vị lên đến 360o [15]. Một số thuật toán 2D-DOA thường được<br />
sử dụng gồm có thuật toán ESPRIT (Estimation of Signal Parameters via Rotational<br />
Invariance Techniques), thuật toán MUSIC (Multiple Signal Classification), phương pháp<br />
ma trận Pencil và phương pháp PM (Propagator Method). Tuy nhiên, các thuật toán trên<br />
chỉ có thể áp dụng khi ba điều kiện sau được thỏa mãn [22-25]:<br />
GT1: Thông tin tiên nghiệm về số nguồn tín hiệu tới là đã biết.<br />
GT2: Các nguồn tín hiệu tới là không tương quan lẫn nhau hoặc tương quan một phần.<br />
GT3: Nhiễu là nhiễu trắng không tương quan trong không gian, ma trận hiệp phương<br />
sai tỉ lệ với ma trận đơn vị.<br />
Nếu một trong ba điều kiện trên không thỏa mãn thì chất lượng của các thuật toán ở<br />
trên sẽ bị suy giảm đáng kể. Trong thực tế, thông tin về số nguồn tín hiệu tới thường<br />
không biết. Hai phương pháp phổ biến nhất đề cập đến vấn đề này là phương pháp AIC<br />
<br />
<br />
<br />
26 N. T. Minh, L. T. Hải, N. T. Lưu, “Phương pháp định hướng … nguồn tín hiệu tới.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
(Akaike Information Criterion) [16], [17] và phương pháp MDL (Minimum Description<br />
Length) [18-22]. Tuy nhiên khi số mẫu tín hiệu nhỏ và giá trị SNR thấp thì hai phương<br />
pháp này không hoạt động tốt. Đã có một số thuật toán cải tiến nhưng khả năng định<br />
hướng chính xác hướng tới trong những điều kiện như đặc tính nguồn nhiễu không biết<br />
vẫn là một thử thách [19]. Trong nghiên cứu của mình [23], tác giả đã đề xuất phương<br />
pháp cho phép giải quyết các vấn đề trên nhưng chỉ xét trong một mặt phẳng góc phương<br />
vị. Chính vì vậy, trên cơ sở các nghiên cứu trong [23], bài báo trình bày một mô hình<br />
mảng ăng ten chữ thập gồm hai mảng ăng ten ULA, mỗi mảng ăng ten gồm N = 2M +1<br />
phần tử được bố trí cách nhau một khoảng bằng nửa bước sóng. Ưu điểm lớn nhất của<br />
phương pháp đề xuất là cho phép định hướng sóng tới đồng thời góc ngẩng và góc phương<br />
vị đối với các nguồn tín hiệu tương quan khi không biết thông tin tiên nghiệm về số nguồn<br />
tín hiệu tới. Ưu điểm thứ hai là có khả năng định hướng các nguồn tín hiệu tương quan khi<br />
nguồn nhiễu là tương quan trong không gian.<br />
Bài báo được sắp xếp theo trình tự như sau: Phần hai trình bày mô hình tín hiệu, thuật<br />
toán 2D-DOA sử dụng ma trận nửa bất biến bậc bốn và các bước thực hiện; phần ba trình<br />
bày các kết quả mô phỏng ước lượng hướng nhiều nguồn tín hiệu tới và phân tích các kết<br />
quả thu được; những kết luận được tổng kết trong phần bốn. Các kí hiệu được sử dụng<br />
trong công thức có ý nghĩa như sau: (.)T là phép chuyển vị, (.)* là phép biến đổi liên hợp<br />
phức, (.)H là phép chuyển vị liên hợp, (.)-1 là nghịch đảo và (. ) là giả nghịch đảo. Toán tử<br />
E{a} là giá trị kỳ vọng của a, O là ma trận không, IM là ma trận đơn vị M x M, JM là ma<br />
trận chuyển đổi với đường chéo bằng một và các giá trị còn lại bằng không. C biểu diễn<br />
một tập số phức, ‖. ‖ biểu thị quy tắc Euclidean của véc tơ.<br />
2. MÔ HÌNH TÍN HIỆU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mảng ăng ten chữ thập.<br />
Hình 1 biễu diễn một mảng ăng ten chữ thập gồm hai mảng ăng ten ULA có N = 2M +<br />
1 phần tử đẳng hướng đối xứng nhau qua trục tọa độ, được bố trí trên trục z và trục x<br />
tương ứng. Mảng ăng ten trên trục z có nhiệm vụ xác định góc ngẩng trong khi mảng ăng<br />
ten trên trục x để xác định góc phương vị.<br />
Giả sử có P (P M) nguồn tín hiệu tới mảng ăng ten theo các hướng {(θ1, ϕ1), …, (θP,<br />
ϕP)} với K tín hiệu đầu tiên là tương quan lẫn nhau, các tín hiệu còn lại là độc lập và<br />
không tương quan với K tín hiệu đầu tiên. Theo phương pháp đề xuất, quá trình định<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 57, 10 - 2018 27<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
hướng nguồn tín hiệu tới gồm hai bước: Bước 1 xác định góc ngẩng, bước 2 xác định góc<br />
phương vị trên cơ sở các góc ngẩng đã thu được.<br />
Bước 1: Xác định góc ngẩng θ dựa trên mảng ăng ten ULA trên trục z<br />
Lấy tín hiệu đầu tiên s1(t) làm tham chiếu, tín hiệu tương quan k có dạng:<br />
( )= ( ) k=2, …, K (1)<br />
Trong đó là hệ số pha đinh biên bộ và là sự thay đổi pha. Bởi vì giá trị<br />
không ảnh hưởng đến sự tương quan của tín hiệu nên có thể đặt = 0 (k=2, .., K) mà<br />
không làm mất đi tính tổng quát.<br />
Khi đó các tín hiệu tới phần tử ăng ten thứ m tại thời điểm t có dạng:<br />
( )=∑ ( )∆/<br />
( ) + ( )<br />
( )∆/ ( )∆/<br />
= ( )∑ +∑ ( ) + ( ) (2)<br />
Trong đó ( ) là đường bao phức của tín hiệu thứ i, β1 = 1, λ là bước sóng mang,<br />
khoảng cách giữa các phần tử ăng ten ∆= /2.<br />
Trong các kỹ thuật xử lý mảng thông thường chỉ sử dụng các con số thống kê bậc hai<br />
mẫu tín hiệu bởi các tín hiệu được giả thiết là có phân bố Gaussian [24]. Vấn đề là các tín<br />
hiệu thường sử dụng trong các hệ thống thông tin như QAM, BPSK lại không có phân bố<br />
Gaussian. Nếu sử dụng theo cách truyền thống thì sẽ không thể đánh giá được hết các<br />
thuộc tính của các tín hiệu này. Chính vì vậy trong [23] đã sử dụng ma trận nửa bất biến<br />
bậc bốn thay thế cho ma trận hiệp phương sai truyền thống để loại bỏ nhiễu màu Gaussian.<br />
Nửa bất biến bậc bốn của các tín hiệu dừng có giá trị trung bình bằng không được biểu<br />
diễn như sau [23]:<br />
( ), ∗ ( ), ( ), ∗ ( ) = ( ) ∗ ( ) ( ) ∗( ) −<br />
( ) ∗ ( ) ( ) ∗( ) − ( ) ( ) ∗ ( ) ∗ ( ) −<br />
∗<br />
( ) ( ) ∗ ( ) ( )<br />
(3)<br />
Ở đây: –M k1, k2, l1, l2 M.<br />
Đặt , là ma trận nửa bất biến M x M với các giá trị đầu vào (l1, l2):<br />
( , )= ( ), ∗ ( ), ∗ ( ) = ( ) ( )<br />
, , , (4)<br />
Trong đó:<br />
∗<br />
,<br />
, ≜ ⋱ (5)<br />
∗<br />
,<br />
( )/<br />
Ở đây, = là véc tơ chỉ phương của phần tử ăng ten thứ m,<br />
( ), ∗( ), ∗<br />
( ), ( ) là nửa bất biến bậc bốn của nguồn tín hiệu p. Vì<br />
, =<br />
, là ma trận Centro - Hermitian nên , = , , điều này có nghĩa là , và<br />
, cùng có thông tin thống kê giống nhau, cùng có véc tơ riêng và giá trị riêng giống<br />
nhau. Do đó không cần phải tín toán tất cả (2M + 1)2 ma trận nửa bất biến. Ở đây để xác<br />
định hướng tín hiệu tới chỉ cần (2M + 1)(M + 1) ma trận nửa bất biến có các thống kê<br />
khác nhau.<br />
, có bậc đầy đủ khi các tín hiệu là không tương quan. Tuy nhiên nếu các tín hiệu<br />
là tương quan thì bậc , không còn là đầy đủ nữa làm cho chất lượng bị suy giảm.<br />
Chính vì vậy cần thiết phải thực hiện phá vỡ sự tương quan này trước khi xác định hướng<br />
tới. Đối với một ma trận nửa bất biến bậc bốn , các tham số đầu vào của nó có thể<br />
được biểu diễn như sau [23]:<br />
( )/<br />
, ( , )=∑ , , ( ) (6)<br />
Trong đó:<br />
<br />
<br />
28 N. T. Minh, L. T. Hải, N. T. Lưu, “Phương pháp định hướng … nguồn tín hiệu tới.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
∗ ∑ ∑ ∑ ∗ ∗<br />
, , = 1, ⋯ ,<br />
, , ( )= ∗<br />
(7)<br />
, | | , = + 1, ⋯ ,<br />
Chọn hàng thứ m đầu tiên, ma trận Toeplitz có thể được xây dựng như sau:<br />
, , ( , 0) , , ( , 1) ⋯ , ,( , )<br />
⎡ ⎤<br />
⎢ , , ( , −1) , , ( , 0) ⋯ , ,( , − 1)⎥<br />
, , =⎢ ⎥<br />
⎢ ⋮ ⋮ ⋱ ⋮ ⎥<br />
⎣ , ,( , − ) , ,( , − + 1) ⋯ , , ( , 0) ⎦<br />
= , , ∈ ( )( )<br />
(8)<br />
Trong đó:<br />
= [ ( ), ⋯ , ( )] (9)<br />
, , (1)<br />
, , = ⋱ (10)<br />
, , ( )<br />
Với:<br />
( ) = 1, ∆/ ∆/<br />
,⋯, , p=1,…, P (11)<br />
trong (8) là ma trận Vandermonde và véc tơ { ( ), ⋯ , ( )} là độc lập tuyến tính<br />
nên có bậc đầy đủ. Măt khác từ (6) có thể tìm , , ( ) ≠ 0 đối với p=1, …, P. Vì<br />
vậy, , , là ma trận đường chéo có bậc đầy đủ cho dù các nguồn tín hiệu là tương<br />
quan.<br />
Sau khi đã phá vỡ tính tương quan của các nguồn tín hiệu, bước tiếp theo là xác định<br />
góc ngẩng. Để đơn giản, ký hiệu là , , và , là , , ( ). Khi đó được<br />
biểu diễn như sau:<br />
= =∑ , ( ) ( ) (12)<br />
Nhận thấy rằng (12) có cấu trúc đường chéo chung. Thực hiện dịch chuyển với một<br />
khoảng cách độ dài giống nhau đối với ( = ).<br />
Nhận thấy rằng các cột –m và m của , là đối xứng liên hợp với , (− , : ) =<br />
∗<br />
, ( ,:) . Kết quả là , (− , : ) và , ( , : ) có cùng thông tin thống kê<br />
nên không cần phải dùng toàn bộ (2M + 1) hàng đối với các ma trận Toeplitz. Thay vào đó<br />
chỉ cần chọn (M + 1) hàng của , và kết quả là chỉ có (M + 1) ma trận Toeplitz. Như đã<br />
phân tích ở trên có đầy đủ bậc, sử dụng (M + 1) ma trận Toeplitz này để xác định<br />
khoảng cách độ dài của ma trận đa mảng và hướng sóng tới. Đối với nguồn tín hiệu p,<br />
luôn tồn tại một véc tơ ∈ trực giao với khoảng cách cự ly được dịch chuyển bởi<br />
(P - 1) véc tơ chỉ phương trừ ( ) ( ┴ ( ), ⋯ , , , ⋯ , ( ) ).<br />
Do đó thu được:<br />
( ) , =<br />
( ) = (13)<br />
0, ≠<br />
Thay (13) vào (12) thu được:<br />
=∑ , ( ) ( ) = ( ) (14)<br />
Trong đó = , . Từ (13) rút ra kết luận là nếu θ là một góc thực của<br />
nguồn tín hiệu tới thì luôn tồn tại một đại lượng vô hướng mà và ( ) tương<br />
đương nhau: = ( ), − ≤ ≤ 0. Thực hiện cực tiểu hóa tổng khoảng cách<br />
giữa (M + 1) phương trình . Điều này dẫn đến bài toán tối ưu hóa để xác định góc<br />
ngẩng θ như sau [24-31]:<br />
<br />
( , , )=∑ − ( ) ớ ‖ ‖ = 1 (15)<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 57, 10 - 2018 29<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
( ) là véc tơ chỉ phương phụ thuộc vào các tham số như góc ngẩng θ, b là véc tơ (M<br />
+ 1) x 1 và g = [g-M, …, g0]. Đối với một θ xác định, cả b và g là các hàm của θ. Điều kiện<br />
‖ ‖ = 1 để tránh hiện tượng vô nghiệm của (15), …, g = b = 0. Các tham số b và gm là<br />
chưa biết nên không thể giải (15) dựa vào việc tìm kiếm trực tiếp góc ngẩng. Thay vào đó,<br />
đơn giản hóa (15) bằng cách tối ưu hóa không phụ thuộc vào b và gm. Theo đó, khai triển<br />
(15) hàm giá trị như sau [29]:<br />
<br />
( , , )= − ( )<br />
<br />
<br />
∗ ( )<br />
− (16)<br />
<br />
<br />
+ ( ) ( ) | |<br />
<br />
Đặt:<br />
=∑ ∈ ( )( )<br />
(17)<br />
( )= ( ), ⋯ , ( ) ∈ ( )( )<br />
(18)<br />
Do ( ) ( ) = + 1 và ‖ ‖ = ∑ | | nên (15) được viết lại như sau:<br />
( , , )= − ( ) − ( ) + ( + 1)‖ ‖ (19)<br />
Sử dụng phương phép số nhân Lagrange và lấy Graddien bậc một đối với b thì bài toán<br />
tối ưu hóa khi đó chỉ còn là:<br />
<br />
( , )= +1− ( ) ( ) (20)<br />
Cực tiểu hóa (20) tương đương với cực đại hóa ( ) ( ) . Đặt ∑<br />
là phân tích giá trị riêng của ( ) ( ) với ≥⋯≥ là các giá trị riêng và<br />
{ ,⋯, } là các véc tơ riêng tương ứng. Sau khi biến đổi thu được:<br />
<br />
( ) ( ) = (21)<br />
Ở đây (21) là đúng khi và chỉ khi = . Vì vậy (20) có thể được đơn giản hóa hơn<br />
nữa là:<br />
<br />
( )= +1− ( ) ( ) (22)<br />
Có tổng cộng (2M + 1)(M + 1) ma trận nửa bất biến chứa thông tin thống kê khác nhau<br />
và mỗi một ma trận nửa bất biến có thể tạo thành (M + 1) ma trận Toeplitz (các ma trận<br />
Toeplitz ở đây có cùng cấu đường chéo). Vì vậy, hàm giá trị được viết lại như sau:<br />
<br />
( ) = ∑( )( )<br />
+1− ( ) ( ) (23)<br />
Cuối cùng, phổ công suất nghịch đảo đầu ra đối với các tín hiệu tương quan có dạng [22]:<br />
( )= ( )( ) (24)<br />
( )( ) ∑ ( ) ( )<br />
Để xác định góc ngẩng θ, thực hiện các bước sau:<br />
- Sử dụng (4) để tính các ma trận nửa bất biến bậc bốn (2M + 1)(M + 1) của x(t), …,<br />
Cij, -M i j M.<br />
- Đối với mỗi ma trận nửa bất biến, chọn (M + 1) hàng đầu tiên và mỗi một hàng được<br />
sử dụng để tạo (M + 1) ma trận Toeplitz trong (12), …, .<br />
- Sử dụng (17), (18) để xây dựng ma trận F và G(θ) tương ứng.<br />
- Sử dụng (24) để tạo phổ nghịch đảo P(θ).<br />
- Xác định góc ngẩng θ bằng cách tìm đỉnh của P(θ).<br />
<br />
<br />
<br />
30 N. T. Minh, L. T. Hải, N. T. Lưu, “Phương pháp định hướng … nguồn tín hiệu tới.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bước 2: Xác định góc phương vị ϕ dựa vào góc đã tìm được ở bước 1.<br />
Véc tơ chỉ phương của tín hiệu thứ p có dạng:<br />
∆/ ∆/<br />
= , ⋯ ,1, … , (25)<br />
Tiến hành tính toán tương tự như bước 1 thu được phổ công suất nghịch đảo đầu ra đối<br />
với các tín hiệu tương quan có dạng:<br />
, = ( )( ) (26)<br />
( )( ) ∑ , ,<br />
<br />
3. MÔ PHỎNG, THẢO LUẬN<br />
Để đánh giá hoạt động của phương pháp đề xuất bài báo thực hiện mô phỏng đối với<br />
mảng ăng ten gồm N = 13 phần tử trong đó có 6 phần tử bố trí trên trục z, 6 phần tử trên<br />
trục x và một phần tử chung đặt tại gốc tọa độ. Các phần tử cách nhau một khoảng cách<br />
bằng nửa bước sóng. Giả thiết các nguồn tín hiệu tới có dạng điều chế là 4QAM và nhiễu<br />
là tương quan có phân bố Gaussian. Ma trận hiệp phương sai của nhiễu tại phần tử (k, l)<br />
được xác định theo biểu thức (27) với: là mức công suất nhiễu, là hệ số tương quan<br />
của nhiễu với lớn tương đương với sự tương quan lớn và ngược lại ( = 0 có nghĩa là<br />
nhiễu trắng).<br />
( , )= | | ( )/<br />
(27)<br />
Kịch bản mô phỏng 1: Đánh giá khả năng hoạt động của phương pháp đối với các<br />
nguồn tín hiệu tương quan<br />
Xét ba nguồn tín hiệu tới s1(t), s2(t) và s3(t) với các góc lần lượt là (θ1, ϕ1) = (170, -430),<br />
(θ2, ϕ2) = (450, 250) và (θ3, ϕ3) = (150, 600), trong đó s2(t) và s3 là tương quan hoàn toàn<br />
(s2(t) = s3(t)). Số mẫu tín hiệu L = 1000, giá trị SNR = 20 dB. Thực hiện mô phỏng đối với<br />
hai trường hợp là nhiễu màu ( = 0.8) và nhiễu trắng ( = 0). Kết quả mô phỏng trên<br />
hình 2(a) và 2(b) cho thấy phổ công suất gồm ba đỉnh khá sắc nét tương ứng với ba góc<br />
của nguồn tín hiệu tới. Sự khác biệt khi nguồn nhiễu là nhiễu màu hoặc nhiễu trắng là<br />
không đáng kể nhưng độ phân giải đối với góc phương vị tốt hơn so với góc ngẩng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) Góc ngẩng (b) Góc phương vị<br />
Hình 2. Kết quả mô phỏng 3 nguồn tín hiệu tới s1(t), s2(t) và s3(t) có các góc tương ứng<br />
(θ1, ϕ1) = (170, -430), (θ2, ϕ2) = (450, 250), (θ3, ϕ3) = (150, 600) trong đó tín hiệu thứ hai và<br />
tín hiệu thứ ba tương quan nhau (s2(t) = s3(t)).<br />
Kịch bản mô phỏng 2: Đánh giá độ phân giải của phương pháp đối với các giá trị<br />
SNR khác nhau.<br />
Xét ba nguồn tín hiệu tới s1(t), s2(t) và s3(t) với các góc lần lượt là (θ1, ϕ1) = (170, -430),<br />
(θ2, ϕ2) = (450, 250) và (θ3, ϕ3) = (150, 600), trong đó s2(t) và s3 là tương quan hoàn toàn<br />
(s2(t) = s3(t)). Số mẫu tín hiệu L = 1000, thay đổi giá trị SNR lần lượt bằng 0 dB, 10 dB, 20<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 57, 10 - 2018 31<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
dB và 30 dB và nguồn nhiễu là nhiễu màu ( = 0.8). Kết quả mô phỏng hình 3(a) cho<br />
thấy phương pháp đề xuất có độ phân giải tỉ lệ thuận với giá trị SNR. Độ phân giải tốt nhất<br />
khi giá trị SNR bằng 30 dB nhưng chỉ xác định được một đỉnh phổ công suất với giá trị<br />
SNR bằng 0 dB. Trong khi đó, hình 3(b) cho thấy độ phân giải của góc phương vị khá cao<br />
ngay cả khi giá trị SNR bằng 0 dB. Sự phụ thuộc của độ phân giải vào giá trị SNR là<br />
không đáng kể.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) Góc ngẩng (b) Góc phương vị<br />
Hình 3. Kết quả mô phỏng 3 nguồn tín hiệu tới có góc ngẩng, góc phương vị tương ứng<br />
(θ, ϕ) = (170, -430), (450, 250) và (150, 600) với các giá trị SNR khác nhau.<br />
Kịch bản mô phỏng 3: Đánh giá khả năng hoạt động của phương pháp khi thay đổi độ<br />
tương quan của nhiễu.<br />
Xét ba nguồn tín hiệu tới s1(t), s2(t) và s3(t) với các góc lần lượt là (θ1, ϕ1) = (170, -430),<br />
(θ2, ϕ2) = (450, 250) và (θ3, ϕ3) = (150, 600), trong đó s2(t) và s3(t) là tương quan hoàn toàn<br />
(s2(t) = s3(t)). Số mẫu tín hiệu L = 1000, giá trị SNR = 20 dB. Thay đổi hệ số tương quan<br />
của nhiễu lần lượt bằng 0, 0.4 và 0.9. Hình 4(a) và 4(b) biểu diễn phổ không gian chuẩn<br />
hóa với ba đỉnh tín hiệu khá rõ ràng. Độ phân giải của cả góc ngẩng và góc phương vị tỉ lệ<br />
thuận với mức độ tương quan của nguồn nhiễu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) Góc ngẩng (b) Góc phương vị<br />
Hình 4. Kết quả mô phỏng 3 nguồn tín hiệu tới có góc ngẩng, góc phương vị tương ứng (θ,<br />
ϕ) = (170, -430), (450, 250) và (150, 600) với các hệ số tương quan nguồn nhiễu khác nhau.<br />
Để đánh giá hiệu quả của phương pháp đề xuất mang lại, các kết quả được so sánh<br />
với hai phương pháp là FOC (Fourth – Order Cumulant) và thuật toán FBSS (Forward<br />
<br />
<br />
<br />
32 N. T. Minh, L. T. Hải, N. T. Lưu, “Phương pháp định hướng … nguồn tín hiệu tới.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Backward Spatial Smoothing) trên một số các tham số chính. Trong đó, FOC là phương<br />
pháp điển hình sử dụng ma trận nửa bất biến bậc bốn và FBSS là thuật toán làm mịn<br />
không gian thuận ngược thường được sử dụng để định hướng các nguồn tín hiệu tương<br />
quan. Quan sát kết quả tổng hợp trên bảng 1 cho thấy, phương pháp FOC mặc dù không<br />
yêu cầu về thông số số lượng nguồn tín hiệu tới nhưng chỉ hoạt động đối với các nguồn tín<br />
hiệu không tương quan. Trong khi đó, thuật toán FBSS có khả năng phân biệt được các<br />
nguồn tín hiệu tương quan nhưng lại có kết quả không chính xác khi nguồn nhiễu là nhiễu<br />
màu. Với phương pháp đề xuất, không chỉ cho phép xác định đồng thời cả góc ngẩng và<br />
góc phương vị mà còn có thể hoạt động tốt đối với các nguồn tín hiệu tương quan trong<br />
điều kiện nhiễu màu.<br />
Bảng 1. So sánh kết quả hoạt động của các phương pháp khi có ba nguồn tín hiệu tới s1(t),<br />
s2(t), s3(t) (s2(t) = s3(t)) lần lượt với các góc là (θ1, ϕ1), (θ2, ϕ2) và (θ3, ϕ3).<br />
Thông tin<br />
Kiểu<br />
Phương về số<br />
định Khả năng định hướng Độ phân giải<br />
pháp nguồn tín<br />
hướng<br />
hiệu<br />
Chỉ xác định được một Có độ phân giải tốt khi<br />
1D -<br />
FOC [34] Không đỉnh ϕ1và thất bại đối với các nguồn tín hiệu là<br />
DOA<br />
hai tín hiệu tương quan không tương quan<br />
Xác định chính xác được Có độ phân giải tốt<br />
FBSS 1D - ba đỉnh ϕ1, ϕ2 và ϕ3 khi hơn phương pháp FOC<br />
Có<br />
[35] DOA nhiễu là nhiễu trắng, sai số khi nhiễu là nhiễu<br />
lớn khi nhiễu là nhiễu màu trắng<br />
Xác định chính xác được Có độ phân giải tốt khi<br />
2D - ba đỉnh (θ1, ϕ1), (θ2, ϕ2) và giá trị SNR cần lớn<br />
Đề xuất Không<br />
DOA (θ3, ϕ3) với cả nhiễu màu hơn so với phương<br />
và nhiễu trắng pháp FOC và FBSS<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã trình bày một phương pháp định hướng các nguồn tín hiệu tương quan<br />
trong điều kiện nhiễu trắng và nhiễu màu bằng cách xây dựng ma trận nửa bất biến dựa<br />
trên các ma trận Toeplitz. Điểm nổi bật của phương pháp này là không cần biết trước<br />
thông tin tiên nghiệm về số lượng các nguồn tín hiệu tới. Hơn nữa, việc sử dụng mảng ăng<br />
ten chữ thập cho phép xác định đồng thời cả góc ngẩng và góc phương vị. Với những lợi<br />
ích mang lại, phương pháp đề xuất có thể áp dụng đối với các ứng dụng trong trinh sát<br />
điện tử, ra đa thụ động và một số ứng dụng dân sự khác. Hướng nghiên cứu tiếp theo của<br />
bài báo sẽ nghiên cứu các giải pháp nâng cao độ phân giải và giảm độ phức tạp tính toán<br />
của phương pháp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Tuncer E., and Friedlander B. (2009), “Classical and ModernDirection-Of-Arrival<br />
Estimation”, Academic Press, Elsevier.<br />
[2]. Wang Y., Trinkl M., “Coherent Signals DOA Estimation in the Presence of Complex<br />
Noise”, IGNSS Symposium 2013.<br />
[3]. Gotsis K. A., Vaisopoulos E. G., Siakavara K., and Sahalos J. N. (2007),<br />
“Multiple Signal Direction of Arrival (DoA) Estimation for a Switched-Beam<br />
System Using Neural Network”, PIERS Online, Vol. 3(8), pp. 1160-1164.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 57, 10 - 2018 33<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
[4]. Kareem A., “Modified UCA-ESPRIT and Modified UCA-ROOT-MUSIC For<br />
Estimating DOA Of Coherent Signals Using One Snapshot”, Bachelor of Computer<br />
Engineering, Ajman University of Science and Technology, 2005.<br />
[5]. Lua C. K. E., “Minimum norm mutual coupling compensation with applications in<br />
Matrix Pencil direction of arrival estimation” Ph.D. dissertation, UNIVERSITY OF<br />
TORONTO., CANADA 2003.<br />
[6]. Lin J., Fang W., Wang Y. and Chen J. (2006), “FSF-MUSIC for Joint DOA and<br />
Frequency Estimation and Its Performance Analysis”, IEEE Transactions on Signal<br />
Processing, Vol. 51 (12), pp. 4529-4542.<br />
[7]. Zhang Xiaofei, Li Jianfeng and Xu Lingyun (2011), “Novel two-dimensional DOA<br />
estimation with L-shaped array”, Journal on Advances in Signal Processing.<br />
[8]. Yang-Yang Dong, Chun-xi Dong, Wei Liu (2016), “2-D DOA Estimation for L-<br />
shaped Array with Array Aperture and Snapshots Extension Techniques”, IEE 1070-<br />
9908.<br />
[9]. Zhengliang Dai, Bin Ba (2017), “Computational Efficient Two-Dimension DOA<br />
Estimation for Incoherently Distributed Noncircular Sources With Automatic<br />
Pairing”, National Digital Switching System Engineering and Technological<br />
Research Center.<br />
[10]. Shiwei Ren, Xiaochuan Ma, Shefeng Yan and Chengpeng Hao (2013), “2-D Unitary<br />
ESPRIT-Like Direction-of-Arrival (DOA) Estimation for Coherent Signals with a<br />
Uniform Rectangular Array”, Sensors 2013, 13, 4272-4288.<br />
[11]. Ming Zhou, Xiaofei Zhang, Xiaofeng Qiu and Chenghua Wang (2015), “Two-<br />
Dimensional DOA Estimation for Uniform Rectangular Array Using Reduced-<br />
Dimension Propagator Method”, International Journal of Antennas and Propagation<br />
Volume 2015, Article ID 485351.<br />
[12].Baofa Sun (2013), “MUSIC Based on Uniform Circular Array and Its<br />
Direction Finding Efficiency”, International Journal of Signal Processing Systems.<br />
[13]. Pian WANG, Ye LUO, Yufeng ZHANG and Hong MA (2010), “Study of 2D DOA<br />
Estimation for Uniform Circular Array in Wireless Location System”, I.J. Computer<br />
Network and Information Security, 2, 54-60.<br />
[14]. Dong-lin YANG, Wei-tao LIU, Qian-lin CHENG (2017), “2D-DOA Estimation for<br />
Coprime L-shaped Arrays with MUSIC Algorithm”, International Conference on<br />
Computer, Electronics and Communication Engineering (CECE 2017).<br />
[15]. Yasser Albagory and Amira Ashour (2013), “MUSIC 2D-DOA Estimation using<br />
Split Vertical Linear and Circular Arrays”, I. J. Computer Network and Information<br />
Security, 12-18.<br />
[16]. M. Wax, K. Thomas, “Detection of signals by information theoretic criteria”, IEEE<br />
Trans. Acoust. Speech Signal Process. 33 (2) (1985) 387–392.<br />
[17].Q.T. Zhang, K.M. Wong, P.C. Yip, J.P. Reilly, “Statistical analysis of the<br />
performance of information theoretic criteria in the detection of the number of<br />
signals in array processing”, IEEE Trans. Acoust. Speech Signal Process. 37 (10)<br />
(1989) 1557–1567.<br />
[18]. M. Wax, T. Kailath, “Detection of signals by information theoretic criteria”, IEEE<br />
Trans. Acoust. Speech Signal Process. 33 (2) (1985) 387–392.<br />
[19]. M. Wax, “Detection and localization of multiple sources in noise with unknown<br />
covariance”, IEEE Trans. Signal Process. 40 (1) (1992) 245–249.<br />
<br />
<br />
34 N. T. Minh, L. T. Hải, N. T. Lưu, “Phương pháp định hướng … nguồn tín hiệu tới.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[20]. E. Fishler, H.V. Poor, “Estimation of the number of sources in unbalanced arrays via<br />
information theoretic criteria”, IEEE Trans. Signal Process. 53 (9) (2005) 3543–<br />
3553.<br />
[21]. L. Huang, S. Wu, X. Li, “Reduced-rank MDL method for source enumeration in<br />
high-resolution array processing”, IEEE Trans. Signal Process. 55 (12) (2007)<br />
5658–5667.<br />
[22]. Cheng Qian, “Localization of coherent signals without source number knowledge in<br />
unknown spatially correlated Gaussian noise”, Signal rocessing 111 (2015) 170–<br />
178.<br />
[23]. W.-J. Zeng, X.L. Li, X.D. Zhang, “Direction-of-arrival estimation based on the joint<br />
diagonalization structure of multiple fourth-order cumulant matrices”, IEEE Signal<br />
Process. Lett. 16 (3) (2009) 164–167.<br />
[24]. M.C. Doğan, J.M. Mendel, “Applications of cumulants to array processing—Part I:<br />
aperture extension and array calibration”, IEEE Trans. Signal Process. 43 (5) (1995)<br />
1200–1216.<br />
[25]. W.-J. Zeng, X.L. Li, X.D. Zhang, “Direction-of-arrival estimation based on the joint<br />
diagonalization structure of multiple fourth-order cumulant matrices”, IEEE Signal<br />
Process. Lett. 16 (3) (2009) 164–167.<br />
[26].E. Gonen, J.M. Mendel, M.C. Dogan, “Applications of cumulants to array<br />
processing—Part IV: direction finding in coherent signals case”, IEEE Trans. Signal<br />
Process. 45 (9) (1997) 2265–2276.<br />
[27].B. Porat, B. Friedlander, “Direction finding algorithms based on highorder statistics”,<br />
IEEE Trans. Signal Process. 39 (9) (1991) 2016–2024.<br />
[28]. F.M. Han, X.D. Zhang, “An ESPRIT-like algorithm for coherent DOA estimation”,<br />
IEEE Antennas Wirel. Propag. Lett. 4 (2005) 443–446.<br />
[29]. W.-J. Zeng, X.L. Li, “High-resolution multiple wideband and nonstationary source<br />
localization with unknown number of sources”, IEEE Trans. Signal Process. 58 (6)<br />
(2010) 3125–3136.<br />
[30].W.-J. Zeng, X.L. Li, H.C. So, “Direction-of-arrival estimation based on spatial-<br />
temporal statistics without knowing the source number”, Signal Process. 93 (12)<br />
(2013) 3479–3486<br />
[31].C. Qian, L. Huang, W.-J. Zeng, H.C. So, “Direction-of-arrival estimation for<br />
coherent signals without knowledge of source number”, IEEE Sensors Journal 14 (9)<br />
(2014) 3267–3273.<br />
[32]. W.-J. Zeng, X.L. Li, X.D. Zhang, “Direction-of-arrival estimation based on the joint<br />
diagonalization structure of multiple fourth-order cumulant atrices”, IEEE Signal<br />
Process. Lett. 16 (3) (2009) 164–167.<br />
[33].C. Qian, L. Huang, W.-J. Zeng, H.C. So, “Direction-of-arrival estimation for<br />
coherent signals without knowledge of source number”, IEEE Sensors Journal 14 (9)<br />
(2014) 3267–3273.<br />
[34]. W.-J. Zeng, X.L. Li, X.D. Zhang, “Direction-of-arrival estimation based on the joint<br />
diagonalization structure of multiple fourth-order cumulant matrices”, IEEE Signal<br />
Process. Lett. 16 (3) (2009) 164–167.<br />
[35].S.U. Pillai, B.H. Kwon, “Forward/Backward spatial smoothing techniques for<br />
coherent signal identification”, IEEE Trans. Acoust. Speech Signal Process. 37 (1)<br />
(1989) 8–15.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 57, 10 - 2018 35<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A METHOD OF DIRECTION - OF - ARRIVAL ESTIMATOR<br />
FOR COHERENT RADIO-FREQUENCY SOURCES<br />
WITH ELEVATION ANGLE AND AZIMUTH ANGLE<br />
WHEN UNKNOWN NUMBER OF ARRIVAL SOURCES<br />
A method of direction-of-arrival estimator for coherent signals in spatially<br />
correlated noise is presented in this paper with three advantages. First, a cross-<br />
sectional antenna array is proposed to identify signal sources both elevation angle<br />
and azimuth where the ULA array in z axes is used to determine the elevation DOAs<br />
(θs) which are used subsequently to determine the azimuth DOAs (ϕs) by the ULA<br />
array in x axes instead of searching in all space of the two angles in the case of<br />
using circular array only. The second advantage, the proposed method can<br />
decorrelate the signals by constructing a set of fourth-order cumulant based<br />
Toeplitz matrices. The third advantage, by utilizing the joint diagonalization<br />
structure of these Toeplitz matrices, a new cost function that does not require any a<br />
priori information of the source number is developed. Hence, the proposed method<br />
can estimate the signals when the information about number of sources is unknown.<br />
Keywords: Coherent signals; Toeplitz matrices; Fourth-order cumulant.<br />
<br />
Nhận bài ngày 17 tháng 5 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 10 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 10 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Điện tử - Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
*<br />
Email: ntminh.telecom@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
36 N. T. Minh, L. T. Hải, N. T. Lưu, “Phương pháp định hướng … nguồn tín hiệu tới.”<br />