Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư
lượt xem 16
download
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư của C.Mác vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, cơ sở kinh tế của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Từ đó chỉ ra tính tất yếu và con đường của giai cấp vô sản là phải tiến hành cách mạng vô sản; đồng thời là cơ sở để phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư
- SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA LÀ SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Trên cơ sở phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, C.Mác đã hoàn thiện lý luận giá trị và khám phá thực chất nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư. Học thuyết giá trị thặng dư là “viên đã tảng" trong toàn bộ học thuyết kinh tế của C.Mác, nó vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa t ư bản; luận giải cơ sở kinh tế – xã hội cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Đồng thời khẳng định quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư quy luật chi phối sự phát sinh, phát triển và diệt vong của xã hội tư sản. I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN 1. Công thức chung của tư bản Tiền là hình thái giá trị cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn, đồng thời là hình thức xuất hiện đầu tiên của mọi tư bản. Bản thân của tiền chưa phải là tư bản, nó chỉ là một loại hàng hóa đặc biệt làm vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa. Tiền chỉ trở thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột người khác, mang lai thu nhập không lao động cho chủ tiền tệ. Tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức HT H’. Còn tiền trong nền sản xuất tư bản vận động theo công thức T – H – T’ ( T’ > T). C.Mác gọi đây là công thức chung của tư bản. Vì, mọi tư bản, dù là tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay hay tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng vận động dưới dạng khái quát đó. So sánh công thức chung của tư bản với công thức của lưu thông hàng hoá giản đơn chúng ta thấy giữa chúng có những điểm giống và khác nhau: Hai công thức đều phản ánh sự vận động của sản xuất hàng hoá; đều bao gồm hai yếu tố vật chất giống nhau là H và T; đều bao gồm hai hành vi đối lập nhau là mua và bán; và đều biểu hiện mối quan hệ giữa người mua với người bán. Tuy nhiên, hai công thức trên phản ánh hai trình độ khác nhau của sản xuất hàng hoá nên giữa chúng có những điểm khác nhau: Về trình tự của sự vận động: Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, bắt đầu bằng hành vi bán (HT), kết thúc bằng hành vi mua (T H). Ở đây, H vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc, còn T chỉ là môi giới. Còn trong lưu thông tư bản, bắt đầu bằng hành vi mua (T H), kết thúc bằng hành vi bán (HT), ở đây T vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc, còn H chỉ là môi giới. Về mục đích của sự vận động: Mục đích cuối cùng của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng. Ngược lại, mục đích vận động của tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị lớn hơn (T’= T + t). “t” chính là số tiền trội ra so với số tiền ứng ra ban đầu, C.Mác gọi nó là giá trị thặng dư (ký hiệu là m), còn số tiền ứng ra ban đầu “T” là tư bản. Như vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Về giới hạn của sự vận động: Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, lưu thông chỉ là phương tiện để đạt mục đích tiêu dùng. Do đó, nó sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai
- (TH), sau khi người trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần. Ngược lại, mục đích vận động của tư bản là sự lớn lên không ngừng của giá trị, thu giá trị thặng dư, vì vậy sự vận động là không có giới hạn: T H T’ H T” H T n’ 2. Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản Nhìn vào công thức chung của tư bản ta thấy dừng như có sự mâu thuẫn với lý luận giá trị, vì ở đây giá trị không chỉ được tạo ra trong sản xuất mà còn được tạo ra cả trong lưu thông. C.Mác đã chỉ rõ: “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”1. Đúng là, nếu nhà tư bản không bỏ tiền vào lưu thông thì cũng không thể thu được giá trị thặng dư, nhưng bản thân lưu thông dù ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Nếu trao đổi ngang giá thì lưu thông không tạo ra giá trị mà chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị (từ tiền thành hàng, từ hàng thành tiền). Còn tổng giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Trong trường hợp trao đổi không ngang giá thì lưu thông cũng không tạo ra giá trị. Trong thực tế đời sống có hiện tượng bán hàng hóa cao hơn giá trị và mua hàng hóa thấp hơn giá trị. Ở trường hợp này, giá trị cũng không tăng thêm. Vì trong nền sản xuất hàng hóa, mỗi người đều là người bán nhưng đồng thời cũng là người mua. Do đó, khi là người bán họ được lời bao nhiêu thì khi là người mua họ bị thiệt bấy nhiêu, còn tổng giá trị hàng hóa của xã hội không đổi. Lại giả sử trong xã hội có những kẻ chuyên mua rẻ, bán đắt kiếm lãi. Trường hợp này giá trị cũng không tăng lên, nhờ mua rẻ bán đắt, họ có thể thu thêm một số giá trị, nhưng đó chỉ là sự tước đoạt lẫn nhau giữa những người trao đổi hàng hóa. Cái mà người này thu được thêm cũng chính là cái mà người khác mất đi. Tổng giá trị trong xã hội không thay đổi. Từ sự phân tích trên đây cho thấy, lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng nếu không có lưu thông (tức nhà tư bản để T trong két sắt) thì nó cũng không thể có được giá trị thặng dư. Điều này dẫn đến mâu thuẫn là lưu thông vừa tạo ra giá trị thặng dư, vừa không tạo ra giá trị thặng dư. Đây chính là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. C. Mác đã giải quyết triệt để mâu thuẫn công thức chung của tư bản bằng việc tìm ra một loại hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa sức lao động. 3. Hàng hoá sức lao động Sức lao động là khả năng lao động, nó chính là tổng hợp thể lực và trí lực của con người dùng để sản xuất của cải vật chất. Mọi người bình thường không ốm đau, bệnh tật đều có sức lao động, có khả năng lao động. Còn lao động là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Trong bất cứ chế độ xã hội nào, sức lao động luôn là điều kiện cơ bản trước tiên của sản xuất. Song, sức lao động chỉ trở thành hàng hóa (đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường) trong những điều kiện lịch sử nhất định. a) Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ hai điều kiện sau: Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó được tự do sử dụng sức lao động của mình, kể cả tự do bán sức lao động. 1 C.Mác, Tư bản, Mác Anghen toàn tập, tập 23, Nxb CT QG, Hà Nội 1993. Tr 249
- Hai là, người lao động không còn tư liệu sản xuất cần thiết để thực hiện năng lực lao động của mình. Do đó, họ không có tư liệu tiêu dùng, muốn duy trì sự sống buộc họ phải đem bán sức lao động của mình cho người khác. Quá trình ra đời, chủ nghĩa tư bản đã đồng thời tạo ra đầy đủ hai điều kiện cho sức lao động trở thành hàng hóa. Một mặt, nhà nước tư sản ban hành các đạo luật giải phóng nô lệ, nông nô khỏi sự lệ thuộc về thân thể đối với chủ nô, chúa đất phong kiến, nhưng mặt khác tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản đã tước đoạt hết ruộng đất, tư liệu sản xuất của người lao động, biến họ thành những người tay trắng. Cùng với tác nhân trên, trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, quy luật giá trị đã làm phân hóa giàu nghèo hai đầu những người sản xuất hàng hóa nhỏ, những người làm ăn thua lỗ cũng dần mất hết tư liệu sản xuất phải bán sức lao dộng cho người khác. Như các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính. b) Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Giá trị của hàng hoá sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Song để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động phải thông qua tiêu dùng của người công nhân, cùng gia đình họ. Do đó, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được tính bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống công nhân, gia đình họ, cũng như những phí tổn đào tạo người công nhân có một trình độ tay nghề nhất định phù hợp với yêu cầu sản xuất TBCN. Trên thị trường, giá trị của hàng hóa sức lao động được biểu hiện thành tiền công (hay tiền lương) mà nhà tư bản trả cho công nhân. Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động. Dưới chủ nghĩa tư bản, tiền công mà người lao động nhận được chính là tiền bán sức lao động cho nhà tư bản. Nhà tư bản trả công cho công nhân theo thời gian hoặc theo sản phẩm, tùy thuộc vào tính chất công việc. Tiền công theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó nhiều hay ít tùy thuộc vào thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn. Tiền công tính theo sản phẩm là tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định. Mỗi sản phẩm được trả công bằng một lượng tiền nhất định, gọi là đơn giá sản phẩm. Để xác định đơn giá sản phẩm, người ta lấy tiền công trung bình một ngày của công nhân chia cho số lượng sản phẩm của một công nhân sản xuất ra trong một ngày lao động bình thường. Như vậy, tiền công theo sản phẩm chỉ là một hình thức chuyển hóa của tiền công theo thời gian. Tuy nhiên, trả công theo sản phẩm, một mặt giúp cho nhà tư bản quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn, mặt khác kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương để tạo ra nhiều sản phẩm từ đó nhận được tiền công nhiều hơn. Phạm trù tiền công còn được thể hiện hiện ở tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người lao động nhận được do bán sức lao động cho nhà tư bản. Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng, chất lượng tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được từ tiền công danh nghĩa của mình. Cái mà người lao động quan tâm nhiều hơn là tiền công thực tế chứ không phải tiền công danh nghĩa. Bởi vì, trong nhiều trường hợp tiền công danh nghĩa có thể tăng, nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng của giá cả các tư liệu sinh hoạt, do đó tiền công thực tế giảm, cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước. Tiền công là một phạm trù có tính lịch sử và xã hội, nó tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước,
- từng thời kỳ. Do đó, giá trị của hàng hóa sức lao động cũng là một phạm trù mang tính lịch sử xã hội cụ thể. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của hàng hóa sức lao động, thỏa mãn một nhu cầu sử dụng nào đó của nhà tư bản. Quá trình nhà tư bản tiêu dùng giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là quá trình công nhân phải làm việc cho nhà tư bản. Đó là quá trình công nhân kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất (lao động) để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản. Khác với các hàng hóa thông thường, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt. Tính đặc biệt của nó được thể hiện ở chỗ khi nhà tư bản tiêu dùng nó, nó không những không mất đi mà còn tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, phần giá trị lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư (m). Việc tìm ra hàng hóa sức lao động đã giúp C.Mác giải quyết triệt để mâu thuẫn công thức chung của tư bản và khẳng định: giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sản xuất, còn lưu thông(1) (TH) là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình sản xuất, lưu thông(2) (HT) là để thực hiện sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành tiền tệ. Như vậy, công thức đầyđủ biểu thị lưu thông của tư bản phải là: SLĐ T H ..SX.. .H – T’ TLSX II. SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ QUY LUẬT TUYỆT ĐỐI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản chiếm hữu tư liệu sản xuất, còn công nhân là người trực tiếp lao động nhưng không có tư liệu sản xuất, nên quá trình sản xuất trong các xí nghiệp tư bản có đặc điểm: Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản. Sản phẩm do công nhân làm ra thuộc nhà tư bản. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản xuất hàng hóa phát triển cao. Đó là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra hàng hóa. Tuy nhiên, nhà tư bản ứng tiền ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động không phải để thu về một số tiền như đã ứng ra ban đầu, mà phải là số tiền lớn hơn. Vì vậy, sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa sản xuất ra giá trị sử dụng và giá trị thặng dư. Để thấy được quá trình sản xuất giá trị thặng dư, lấy việc sản xuất sợi trong một xí nghiệp tư bản để minh hoạ Giả định, nhà tư bản mua sức lao động của công nhân theo đúng giá trị là 3$ dùng trong 10 giờ; giá trị tư liệu sản xuất (máy móc và nguyên, nhiên liệu...) chuyển hết vào sản phẩm mới sau một chu trình sản xuất; hao phí lao động sống và lao động quá khứ bằng hao phí lao động xã hội cần thiết; năng suất lao động đạt đến trình độ: chỉ mất 5 giờ người công nhân biến 1kg bông thành 1kg sợi và tạo ra lượng giá trị mới là 3$ Như vậy, 5 giờ sản xuất đầu, người công nhân sản xuất được 1 kg sợi và giá trị của 1kg sợi sẽ là: + Giá trị của 1 kg bông = 5 $ + Khấu hao máy móc = 2 $ + Giá trị mới do công nhân tạo ra = 3 $ = 10 $
- Nếu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa dừng lại ở đây thì nhà tư bản sẽ chẳng thu được gì và người công nhân cũng không bị bóc lột. Nhưng nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân là để làm việc trong 10 giờ chứ không phải trong 5 giờ, do đó công nhân phải lao động tiếp 5 giờ nữa. Trong 5 giờ lao động tiếp theo, người công nhân cũng sản xuất được 1 kg sợi như 5 giờ đầu và giá trị của 1 kg sợi đó cũng là 10$. Nhưng ở 1kg sợi thứ hai nhà tư bản chỉ phải chi: 1kg bông 5$; khấu hao máy móc 2$ (không phải trả giá trị cho hàng hoá sức lao động). Tổng cộng 10 giờ lao động, công nhân sản xuất ra 2 kg sợi, trong đó nhà tư bản chi phí 17$. Bán 2kg sợi đúng giá trị được 20 $. So sánh thu chi, nhà tư bản được lời 3 $. Số tiền lời(3$) đó chính làgiá trị thặng dư; là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động, bị nhà tư bản chiếm đoạt Tóm lại, trong 10 giờ lao động, người công nhân chỉ mất 5 giờ để tạo ra lượng giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động; 5 giờ tiếp theo là lao động không công cho nhà tư bản. Như vậy, giá trị thặng dư là lượ ng giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao độ ng do công nhân làm thuê tạo ra trong sản xuất b ị nhà tư bản chiếm đoạt và tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư chonhà tư bản bằng cách bóc lột công nhân lao động làm thuê. Sự phân tích trên đây cho chúng ta rút ra kết luận chính xác về tư bản: tư bản không phải là một số tiền mà cũng không phải là tư liệu sản xuất, mà là một quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử. Nó thể hiện quan hệ bóc lột giữa nhà tư bản đối với công nhân lao động làm thuê. Những phân tích trên đã chứng minh phạm trù hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản, tức lao động của mgười công nhân làm thuê là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể thiếu máy móc, đặc biệt trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh tư bản đang diễn ra rất quyết liệt. Vậy máy móc có vai trò gì trong việc tạo ra giá trị thặng dư? Để làm rõ vấn đề này C.Mác đưa ra hai khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến 2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến Tư bản bất biến Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất như máy móc, nhà xưởng, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất (ký hiệu là C).Tư bản bất biến tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất.Trong quá trình đó, giá trị các bộ phận tư liệu sản xuất khác nhau được lao động cụ thể của công nhân chuyển vào sản phẩm mới theo cách thức khác nhau. Trong đó, giá trị của nguyên, nhiên liệu được chuyển hết ngay sau một chu kỳ sản xuất; giá trị của máy móc, nhà xưởng được chuyển dần dần sau nhiều chu kỳ sản xuất. Tuy nhiên, chúng có một đặc điểm chung là giá trị của chúng không mất đi, cũng không tăng lên mà được bảo tồn nguyên vẹn. Trong quá trình sản xuất, TLSX nói chung, máy móc nói riêng có vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với việc sản xuất ra hàng hóa, đặc biệt là việc tăng năng suất lao động. Song nó không phải là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
- Tư bản khả biến Tư bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua hàng hoá sức lao động (ký hiệu là v). Khác với tư bản bất biến, trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới (v + m) không những bù đắp lại giá trị sức lao động (v) của công nhân, mà còn tạo ra một lượng giá trị lớn hơn (m) cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động của công nhân đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Đây mới chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư. Nó chứng minh rằng: không phải máy móc mà chỉ có sức lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. C. Mác đã dùng hình tượng: tư bản là lao động chết, nó giống như con quỉ hút máu chỉ sống nhờ hút được lao động sống, và nó càng hút được nhiều lao động sống bao nhiêu thì nó lại càng sống được nhiều bấy nhiêu. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa họccông nghệ làm cho lực lượng sản xuất có sự phát triển vượt bậc. Nhiều ngành, lĩnh vực đã đạt đến trình độ tự động hóa cao với những “rô bốt thông minh”, “ nhà máy không người”. Ở các nước tư bản, công nhân dần tách khỏi dây chuyền sản xuất trực tiếp, mà chủ yếu làm việc ở bộ phận điều khiển, lập trình, kiểm tra, bảo dưỡng… Tình hình đó đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng “máy móc tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản”. Tuy nhiên, theo nguyên lý lao động tạo ra giá trị thì máy móc không tạo ra giá trị và như vậy cũng không thể tạo ra giá trị thăng dư cho nhà tư bản Sau khi vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. C.Mác còn chỉ ra trình độ và qui mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê thông qua các phạm trù tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. 3. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư, là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến. C.Mác ký hiệu là m’ và xác định công thức tính là: m m’ = X 100 v Theo ví dụ sản xuất sợi nêu ở phần trên thì : 3 (m) m’ = X 100 = 100% 3 (v) Điều đó có nghĩa là cứ ứng ra 100$ thuê công nhân thì nhà tư bản sẽ thu được 100$ giá trị thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản với công nhân lao động làm thuê. Sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển, tiến bộ khoa học kỹ thuật càng được ứng dụng thì tỷ suất giá trị thặng dư càng cao. Số liệu thống kê Tỷ suất giá trị thặng dư ở Mỹ dưới đây đã chứng minh điều đó.
- Tỷ suất giá trị thặng dư ở Mỹ từ năm18991988 (%) Năm 1899 1929 1939 1955 1963 1970 1988 m” 111 158 205 249 351 400 430 Về thực chất, tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phân chia ngày lao động của công nhân thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Thời gian lao động tất yếu là thời gian mà người lao động tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động của họ. Còn thời gian lao động thặng dư là thời gian mà người lao động làm việc không công cho nhà tư bản. Việc phân chia thời gian ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư là một trong những phát kiến quan trọng để phân tích tính chất và quy mô bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê. Khối lượng giá trị thặng dư là số lượng tuyệt đối về giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời gian sản xuất nhất định. Nó bằng tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến đã sử dụng. C.Mác ký hiệu M và được tính theo công thức: V M = m’ x V (V là tổng TBKB); = số công nhân làm thuê v Khối lượng giá trị thặng dư vạch rõ quy mô của sự bóc lột. Để thu nhiều giá trị thặng dư, nhà tư bản chẳng những chú ý nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư mà còn tìm cách nâng cao khối lượng giá trị thặng dư. Việc cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, thuê thêm công nhân của nhà tư bản là nhằm mục đích ấy. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thu được càng tăng, vì trình độ bóc lột ngày càng nặng và số lượng người bị bóc lột ngày càng tăng. 4. Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch Để có khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn nhà tư bản dùng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế kỹ thuật trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của chủ nghĩa tư bản. Có hai phương pháp cơ bản mà nhà tư bản thường sử dụng để nâng cao trình độ bóc lột là: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian ngày lao động, trong khi năng suất lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi, do đó thời gian lao động thặng dư tăng thêm. Ví dụ: Lúc đầu ngày lao động bình thường là 8 giờ, trong đó thời gian lao động tất yếu là 4 giờ và thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. 4 Như vậy, m’ = (%) = 100%. 4 Sau đó, ngày lao động được kéo dài thành 10 giờ, trong đó thời gian lao động tất yếu vẫn là 4 giờ, còn thời gian lao động thặng dư tăng lên thành 6 giờ. 6 Khi đó, m’ = (%) = 150%
- 4 Với lòng tham vô hạn, nhà tư bản luôn tìm cách kéo dài ngày lao động. Tuy nhiên, việc kéo dài ngày lao động của nhà tư bản đối với công nhân gặp phải những giới hạn sau: Thứ nhất, ngày lao động bị giới hạn bởi ngày tự nhiên (24giờ) Thứ hai, việc kéo dài đó không thể vượt quá giới hạn tâm sinh lý của công nhân. Vì ngoài thời gian lao động người công nhân còn phải có thời gian ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe; Thứ ba, việc kéo dài thời gian lao động gặp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản muốn kéo dài thời gian ngày lao động, còn giai cấp công nhân lại muốn rút ngắn thời gian ngày lao động. Do đó, độ dài ngày lao động là đại lượng thời gian không cố định. Việc xác định độ dài ấy tùy thuộc vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. Việc tăng cường độ lao động cũng không khác gì việc kéo dài thời gian lao động, vì tăng cường độ lao động có nghĩa là công nhân phải làm việc khẩn trương hơn, căng thẳng hơn, hao phí nhiều sức lực hơn trong một khoảng thời gian nhất định, nhờ đó tạo ra được nhiều giá trị thặng dư hơn. Việc tăng cường độ lao động cũng gặp phải giới hạn, vì sức lực của mỗi công nhân là có hạn Sự phân tích trên cho thấy, kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là hai biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện ngày lao động không đổi, do đó thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tương ứng. Ví dụ: ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ lao động tất yếu và 4 giờ lao động thặng dư. Nếu thời gian lao động tất yếu giảm đi 2 giờ, trong khi thời gian lao động trong ngày vẫn là 8 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 6 giờ. Khi đó giá trị thặng dư sẽ là: 6 m’ = (%) = 300% 2 Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu của người công nhân phải hạ thấp giá trị hàng hoá sức lao động. Mà giá trị sức lao động được quyết định bởi giá trị các tư liệu tiêu dùng và dịch vụ để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động, nên muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng. Nghĩa là phải tăng năng suất lao động xã hội Muốn tăng năng suất lao động thì không có cách nào khác là phải cải tiến công cụ, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất. Trong thực tế, điều này trước tiên được diễn ra ở một số xí nghiệp riêng lẻ, làm cho giá trị cá biệt của sản phẩm sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội. Qua đó nhà tư bản thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng tiến bộ khoa họckỹ thuật làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường
- của nó. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, chỉ khác ở chỗ, một bên là tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên là tăng năng suất lao động xã hội. Tuy giá trị thăng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối có sự khác nhau, nhưng cả hai loại đó đều là một bộ phận giá trị mới do công nhân sáng tạo ra, đều có nguồn gốc là lao động không được trả công. III. QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Mỗi phương thức sản xuất đều vận động dưới sự tác động của một hệ thống các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật kinh tế cơ bản. Quy luật kinh tế cơ bản là quy luật có vai trò quyết định sự vận động, phát sinh, phát triển và tiêu vong của một phương thức sản xuất nhất định. Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư. 1. Nội dung quy luật Bảo đảm sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản, trên cơ sở tăng cường bóc lột lao động làm thuê, dựa vào việc mở rộng sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Nội dung quy luật chỉ rõ mục đích và thủ đoạn để đạt mục đích của nền sản xuất tư bản. Mục đích của nền sản xuất TBCN là sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản chứ không phải giá trị sử dụng, không phải vì mục đích tiêu dùng của xã hội. Mục đích đó là khách quan, bởi vì, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản xuất dựa trên chế độ tư nhân tư bản chiếm hữu về tư liệu sản xuất và sức lao động trở thành hàng hóa. Trong điều kiện đó, nhà tư bản ứng tư bản của mình ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động của công nhân để sản xuất hàng hóa, nhưng không phải vì mục đích tạo ra giá trị tiêu dùng cho xã hội, cũng không phải để thu về một số tiền như ban đầu mà là số tiền lớn hơn, giá trị thặng dư. Tuy nhiên, để đạt được mục đích có nhiều giá trị thặng dư, giai cấp tư sản vẫn phải quan tâm đến giá trị sử dụng. Bởi vì, nền sản xuất TBCN là nền sản xuất hàng hóa, là sự thống nhất của hai quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và sản xuất ra giá trị thặng dư. Như vậy, việc quan tâm đến chất lượng, mẫu mã hàng hóa chỉ nhằm bán được hàng hoá, thực hiện được giá trị của hàng hoá để có giá trị thặng dư mà thôi. Mục đích của nền sản xuất TBCN là giá trị thặng dư, nó không có giới hạn. Tức là sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư luôn luôn là động lực của mọi nhà tư bản. Vì vậy công thức vận động chung của tư bản là không có giới hạn. T – H – T’ – H – T”– H – T”’ – H – …T…n’ Thủ đoạn để đạt mục đích là tăng cường bóc lột công nhân lao động làm thuê, dựa vào việc mở rộng sản xuất và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Để thu nhiều giá trị thặng dư, nhà tư bản sử dụng tổng hợp các thủ đoạn, biện pháp. Trong đó mở rộng quy mô sản xuất, thuê thêm công nhân, tăng số lượng người bị bóc lột, tăng khối lượng giá trị thặng dư. Đồng thời, tìm cách nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư, trong đó kết hợp sử dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng
- dư tuyệt đối, dựa vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, hợp lý hóa tổ chức quản lý sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố đầu vào của sản xuất. Hiện nay, ngoài các thủ đoạn trên, các nhà tư bản còn sử dụng các biện pháp kinh tế, tâm lý, xã hội nhằm khai thác tối đa yếu tố tích cực của người lao động như: ngoài lương ra còn có tiền thưởng cho công nhân; bán một phần cổ phiếu cho người lao động; thăm hỏi công nhân lúc ốm đau, bệnh tật; giao cho công nhân trực tiếp quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, mở rộng hình thức tự quản… Giữa mục đích và phương tiện có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mục đích là động lực thúc đẩy phương tiện, phương tiện là điều kiện để thực hiện mục đích. Khi mục đích đạt được càng nhiều thì nhà tư bản lại có thêm điều kiện sử dụng các phương tiện mới 2. Vị trí vai trò của quy luật Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này phản ánh mối quan hệ bản chất giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Quy luật giá trị thặng dư tác động, chi phối đến sự hoạt động của các quy luật kinh tế khác trong xã hội tư bản như quy luật cạnh tranh, cung cầu, tích lũy… Đồng thời quy luật giá trị thặng dư còn quyết định đến quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì, để thu được ngày càng nhiều giá trị thặng dư thì các nhà tư bản phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Quá trình đó đã làm cho lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng và tạo ra năng suất lao động ngày càng cao, khối lượng hàng hoá và dịch vụ tạo ra là vô cùng lớn. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đến trình độ xã hội hóa cao, nhưng quan hệ sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản vẫn dựa trên chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất đã dẫn đến mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất ngày một gay gắt. Theo yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tínhh chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì phải thay thế quan hệ sản xuất tư bản bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Việc thay thế quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bằng quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa được thực hiện thông qua cách mạng xã hội, trong đó sứ mệnh lịch sử thuộc về giai cấp công nhân. Tóm lại, lý luận giá trị thặng dư của C.Mác đã vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản; cơ sở kinh tế của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Từ đó chỉ ra tính tất yếu và con đường của giai cấp vô sản là phải tiến hành cách mạng vô sản; đồng thời là cơ sở để phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản Chủ Nghĩa
57 p | 2153 | 538
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (hệ cao cấp lý luận chính trị): Phần 1
172 p | 511 | 109
-
Sổ tay hỏi - đáp môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Phần 2
187 p | 395 | 101
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin - GS.TS. Chu Văn Cập, GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Trân Bình Trọng
257 p | 355 | 78
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (hệ cao cấp lý luận chính trị): Phần 2
175 p | 285 | 74
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Hảo, PGS.TS. Nguyễn Đình Kháng (đồng chủ biên)
170 p | 284 | 64
-
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần I): Phần 2
265 p | 387 | 53
-
Bài giảng Nguyên lý Mác: Phần 2 - Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
56 p | 465 | 53
-
Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin: Phần 1 - GS.TS. Trần Ngọc Hiên, GS. Trần Xuân Trường (đồng chủ biên)
345 p | 205 | 46
-
Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
75 p | 205 | 41
-
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Phần 1
223 p | 159 | 35
-
Sản xuất hàng hóa và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
11 p | 205 | 19
-
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Học phần II): Phần 1
94 p | 114 | 14
-
Phần thứ hai: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
75 p | 119 | 13
-
Bài giảng Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lenin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa – Chương 4: Học thuyết giá trị
83 p | 66 | 6
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 2)
122 p | 54 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 2)
10 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn