
2. Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động chơi tập
có chủ định.
Hoạt động chơi tập có chủ định là những hoạt động mà giáo viên mầm non thiết
kế có mục tiêu cụ thể, hướng dẫn trẻ tham gia một cách có định hướng, nhằm
phát triển một kỹ năng nhất định. Đối với trẻ 24-36 tháng, đây là giai đoạn ngôn
ngữ đang phát triển mạnh mẽ, trẻ bắt đầu hình thành câu đơn, câu ghép đơn giản và
có nhu cầu giao tiếp cao. Chính vì vậy, khi được tham gia các trò chơi có chủ đích,
trẻ không chỉ được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ mà còn học cách diễn đạt
suy nghĩ, bày tỏ mong muốn với bạn bè một cách hiệu quả.
Có thể nói, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ không thể diễn ra trong ngày một
ngày hai, mà cần có một quá trình lâu dài, kiên trì và sáng tạo. Tôi luôn tin rằng,
khi trẻ được học trong một môi trường đầy yêu thương, khi ngôn ngữ không còn
là áp lực mà trở thành niềm vui, trẻ sẽ phát triển một cách tự nhiên nhất. Chính
vì vậy, tôi luôn nỗ lực tạo ra những hoạt động chơi tập có chủ định thú vị, hấp
dẫn để mỗi ngày đến lớp, trẻ không chỉ học được nhiều từ mới mà còn hình
thành tình yêu với ngôn ngữ, với thế giới xung quanh mình.
3. Giải pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các trò chơi dân gian.
Kho tàng Trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng
không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là ở nhóm trẻ 24-36
tháng. Với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng, đây là giai đoạn trẻ mới bước đầu tiếp xúc
với các hoạt động ở trường lớp mầm non. Khả năng chú ý có chủ định và ghi
nhớ của trẻ còn rất hạn chế. Vì thế trẻ chỉ có thể chơi các trò chơi đơn giản nhất,
đọc các ca từ ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất, thời gian chơi cũng phải đảm bảo là
ngắn nhất có thể.
Mỗi trò chơi dân gian đều là một bài học ẩn chứa giá trị ngôn ngữ, tư duy và
giao tiếp. Nếu biết tận dụng kho tàng này, không chỉ giúp trẻ học nói mà còn giúp trẻ
nói hay, nói tốt, mạnh dạn thể hiện bản thân ngay từ những năm tháng đầu đời. Bởi
ngôn ngữ chính là cánh cửa mở ra thế giới, và mỗi đứa trẻ cần được trao cơ hội để
khám phá thế giới ấy theo cách của riêng mình.
4. Giải pháp 4: Đồng hành cùng phụ huynh vun đắp ngôn ngữ cho trẻ
Tâm lý học lứa tuổi chỉ ra rằng, giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi là thời kỳ
quan trọng khi trẻ bắt đầu hình thành sự gắn kết với môi trường xã hội bên ngoài
gia đình. Nếu không có sự hỗ trợ từ giáo viên và phụ huynh, trẻ dễ rơi vào trạng
thái lo lắng, sợ hãi, dẫn đến thu mình, ít giao tiếp và khó thích nghi với lớp học.
Chính vì thế, công tác phối kết hợp giữa nhà trường với các bậc phụ huynh là vô
cùng quan trọng. Hiểu được điều này đầu tiên tôi luôn tạo cảm giác an toàn cho