
1
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn xưa ông cha ta đã dạy rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn” để dạy dỗ
con cháu làm người trước hết cần học lễ nghĩa, sau đó mới học văn hóa. Hay
như câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” cũng thể hiện rất rõ tầm quan trọng của
lời chào trong cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đang là một chuyên đề được bậc
học mầm non triển khai và đặc biệt quan tâm. Trong đó việc ứng xử lễ phép,
hình thành thói quen chào hỏi cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là vô
cùng quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ
sau này.
Đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi ở thời kỳ này trẻ như trang giấy trắng chưa
phân biệt được tốt xấu. Vì vậy, nếu biết cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
từ sớm, trẻ sẽ có thể hình thành những tính cách tích cực trong tương lai.
Trong những năm qua trường mầm non Ngọc Sơn đã rất chú trọng đến
việc rèn kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là hình thành thói quen chào hỏi lễ phép.
Tuy nhiên trong năm học 2021 - 2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu
giáo 3 - 4 tuổi A2, qua quan sát đầu năm, tôi thấy một số trẻ vẫn chưa có thói
quen chào hỏi cô giáo, chào ông bà, bố mẹ, khách đến thăm lớp...mà vẫn còn
phải nhắc nhở. Vậy làm thế nào để hình thành thói quen chào hỏi lễ phép cho
trẻ? Trước thực trạng trên tôi luôn băn khoăn trăn trở vậy nên tôi đã nghiên cứu
và lựa chọn đề tài:“Nâng cao chất lượng hình thành thói quen chào hỏi cho
trẻ tại lớp 3-4 tuổi A2 trường Mầm Non Ngọc Sơn”
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
1.1. Ưu điểm:
- Về phía nhà trường:
+ Được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Trên thực tế, tại trường mầm non Ngọc Sơn việc lồng ghép giáo dục lễ giáo trong
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là một việc làm thường xuyên trong các năm học.
- Về phía giáo viên:
+ Tôi được phân công phụ trách lớp 3-4 tuổi A2 khu trung tâm, với 2 cô giáo phụ
trách đều có trình độ đạt chuẩn.
+ Bản thân tôi luôn nhiệt huyết yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Về phía trẻ: