YOMEDIA
ADSENSE
Sóng cơ (Nguyễn Quang Hậu – Tạ Lê Hằng)
222
lượt xem 72
download
lượt xem 72
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sóng cơ (Nguyễn Quang Hậu – Tạ Lê Hằng)
- SÓNG CƠ (Nguyễn Quang Hậu – Tạ Lê Hằng) 1. A. Sóng cơ là sự lan truyền các dao động cơ trong môi trường vật chất đàn hồi B. Khi sóng truyền trong môi trường, các phần tử vật chất cũng dịch chuyển đi theo sóng C. Khi sóng truyền đi, pha dao động cũng truyền đi theo sóng. D. câu A và C đúng. 2. Chọn câu sai : A. Khi sóng truyền đi, pha dao động cũng truyền theo sóng nên sự truyền sóng còn gọi là sự truyền pha dao động. B. Sóng ngang, phương dao động của các phần tử của môi trường vuông góc với phương truyền sóng. C. Sóng dọc, phương dao động của các phần tử của môi trường trùng với phương truyền sóng D. Sóng trên mặt nước là sóng dọc, sóng âm trong không khí là sóng ngang. 3. Chọn câu sai : A. Bước sóng là khỏang cách giữa 2 điểm trên cùng phương truyền gần nhau nhất có dao động cùng pha. B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ. C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một nửa chu kỳ. D. Những điểm cách nhau một số nguyên lần bước sóng nằm trên cùng một đường tgruyền sóng thì dao động cùng pha nhau. 4. Chọn câu sai : A. Biên độ và pha dao động của sóng tại một điểm đang xét chính là biên độ và pha của phần tử vật chất của mội trường nằm tại điểm đó. B. Tần số dao động của các phần tử của môi trường khi có sóng truyền qua đều như nhau và chính là tần số của dao động. C. Mọi phần tử vật chất của môi trường đều dao động cùng pha nhau. D. Vận tốc truyền pha dao động gọi là vận tốc sóng. 5. Chọn câu sai : A. Qúa trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. B. Qúa trình truyền sóng là quá trình truyền biên độ dao động. C. Phương trình xác định ly đô u của một phần tử của môi trường có tọa độ tại một thời điểm t bất kì đụoc gọi là phương trình sóng u = A sin( ω t - 2πx/λ) D. A và C đúng 6. Sóng ngang truyền được trong môi trường : A. Rắn và khí. B. Rắn và lỏng C. Lỏng và khí D. Rắn và trên mặt chất lỏng. 7. Sóng dọc được truyền trong môi trường : A. Rắn và khí. B. Rắn và lỏng C. rắn, lỏng , khí D. lỏng và khí. 8. Vận tốc sóng truyền trong một môi trường phụ thuộc : A. Biên độ của sóng B. bản chất môi trường C. Tần số của sóng C. cả 3 9. Chọn câu sai : A. tai người nghe được sóng cơ có tần số từ 16 Hz đến 20kHz là sóng âm. B. Sóng âm là sự lan truyền các dao động âm trong môi trường. C. Sóng âm truyền được trong chất rắn, lỏng , khí D. Sóng âm truyền được cả trong chân không. 10. A. Khi sóng truyền qua, các phần tử vật chất của môi trường đều dao động với tần số bằng tần số của nguồn sóng. B. Khi sóng truyền qua, các phần tử vật chất của môi trường là dao động cưỡng bức. C. Khi sóng truyền qua, các phần tử vật chất của môi trường lbị kích thích nên chúng dao động theo tần số dao động riêng của từng phân tử D. A và B đúng 11. Một nhạc công gẩy nốt nhạc La thì mọi thính giả trong phòng hòa nhạc đều nghe thấy được nốt La vì : A. Khi sóng âm truyền qua, mọi phần tử của môi trường đều dao động với tần số bằng tần số âm mà dây đàn phát ra nốt la B. Sóng âm truyền tới tai các thính giả có pha như nhau. C. A đúng, B sai D. A, B đều đúng. 12. Chọn câu sai : A. Tai con người có thể cảm thụ được các sóng cơ có tần số bất kỳ. B. Tai người có thể cảm thụ sóng âm tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz C. Một số lòai như dơi dế, cào cào có thể phát và cảm thụ được sóng siêu âm D. Con người có thể chế tạo các thếit bị phát và thu được các sóng siêu âm và hạ âm 1
- 13. A. Vận tốc truyền âm phụ thuộc tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường. B. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lờn hơn trong chất khí. C. Bông, nhung, tấm xốp truyền âm kém vì tính đàn hồi của chúng kém. Chúng được dùng làm chất cách âm. D. A, B và C đều đúng 14. A. nhạc âm là âm thanh do nguồn dao động tuần hòan phát ra như dây đàn, lưỡi gà của kèn. Nhạc âm gây cảm giác êm ái, dễ chịu. B. tạp âm như tiếng động chẳng hạn là âm thanh do nguồn dao động không tuần hòan, không có tần số xác định phát ra. Tạp âm gây cảm giác khó chịu. C. A đúng, B sai D. A, B và C đều đúng. 15. Hai âm có cùng độ cao khi chúng có : A. cùng tần số B. cùng biên độ C. cùng tần số góc D. A và C đúng 16. Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt được hai âm : A. có cùng biên độ được phát ra ở cùng một nhạc cụ tại hai thời điểm khác nhau. B. có cùng biên độ phát bởi hai nhạc cụ khác nhau. C. có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau. D. có cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau. 17. Chọn câu sai :. Hai lọai nhạc cụ phát ra hai âm có cùng độ cao thì các đường biểu diễn dao động âm theo thời gian của hai nhạc cụ : A. có cùng chu kì B. có cùng biên độ C. có cùng chu kì nhưng khác dạng nhau D. cả A và C 18. A. Âm sắc là một đặc tính vật lý của âm B. Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm C. Âm sắc được hình thành trên cơ sở tần số và biên độ của âm. D. B và C đúng. 19. Chọn câu sai : A. Một nhạc cụ hoặc một người phát ra một âm có tần số f 1 thì đồng thời cùng phát ra các âm có tần số f 2 = 2f1 ; f3 = 3f1 …(gọi là các họa âm) có các biên độ nhỏ hơn biện độ của âm f1 cơ bản. B. Âm páht ra là âm tổng hợp của âm cơ bản f 1 và các họa âm f2, f3 … nên đường biểu diễn dao động âm theo thời gian không còn là đường sin mà là đường phức tạp tuần hòan. C. Cùng một âm tần số f1 do hai người phát ra sẽ được biểu diễn bằng hai đướng cong khác nhau và tạo ra cảm giác giọng mượt mà, giọng chua … D. Cái âm thoa cũng phát ra một âm cơ bản f1 và các họa âm như một dây đàn 20. A. Cường độ âm I là lượng năng lượng âm được sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng âm, trong một đơn vị thời gian, đơn vị (W/m2.s) B. Cường độ âm là độ to của âm. C. Cường độ âm I tại một điểm tỉ lệ với bình phương của biên độ sóng âm tại điểm đó. D. A và C đúng. 21. A. Tai con người có thể nghe được âm có cường độ nhỏ nhất bằng 10 – 12 W/m2s (gọi là cường độ âm chuần) B. Tai con người chỉ có thể nghe được âm có cường độ lớn nhất I max = 10W/m2.s lớn gấp 13 lần cường độ âm tiêu chuẩn (Imax/ Imin = 1013) C. A đúng, B sai D. A sai, B đúng 22. Với một âm tần số f xác định thì : A. Cường độ âm I tăng theo cấp số nhân còn độ to của âm đối với tai con người lại tăng theo cấp số cộng nên người ta đưa đại lượng L gọi là mức cường độ âm. Theo định nghĩa : L(ben) = log(I/I0) = log I – log I0 hay tính theo L(dB) = 10 log(I/I0) với I0 = 10 –12 W/m2.s B. Độ to của âm phụ thuộc một cách phước tạp vào cường độ I và tần số f của âm. C. A và B đúng. D. A đúng, B sai 23. A. Muốn gây cảm giác âm thì cường độ âm I phải lớn hơn một giá trị tối thiểu I f gọi là ngưỡng nghe của âm B. Ngưỡng nghe của âm If thay đổi tùy theo tần số của âm. C. Hai âm có cùng cường độ I nhưng có các tần số f khác nhau sẽ gây ra cho tai con người các cảm giác to khác nhau. D. cả 3 đúng. 2
- 24. Chọn câu sai : A. với các âm thường gặp (f ≤ 5000 Hz) thực nghiệm cho thấy ngưỡng nghe If của các âm có âm trầm (f nhỏ) lớn hơn ngưỡng nghe I’f của các âm cao (có f lớn) B. Do trên, tai ta nghe âm cao thính hơn âm trầm nên phát thnah viên chủ yếu là nữ. C. Khi hạ âm lượng của máy tăng âm thì không nghe rõ các âm cao. D. Khi hạ thấp âm lượng của máy tăng âm thì không nghe rõ các âm trấm. 25. Chọn câu sai : A. Nếu cường độ âm I tăng lên tới một giá trị cực đại I đ thì gây ra một cảm giác đau nhức trong tai, nên I đ gọi là ngưỡng đau của âm đó. B. Thực nghiệm cho thấy mọi âm (có tần số f khác nhau) hầu như có cùng một ngưỡng đau là I đ = 10 W/ m2.s C. Để nghe được âm tần số f thì ngòai điều kiện 16 Hz ≤ f ≤ 20.000 Hz thì cường độ I của âm phải có giá trị If ≤ I ≤ Iđ (gọi là miền nghe được của âm có tần số f) D. Miền nghe được của các âm (tần số f khác nhau) đều khác nhau. 26. A. Thực nghiệm cho thấy cường độ âm chuẩn I0 = 10 – 12 W/m2.s chính là nghưỡng nghe If của âm có tần số f = 1000 Hz. Vì vậy 1000 Hz gọi là tần số âm chuẩn B. Mức cường độ âm của ngưỡng nghe là : L0 = 10log(I0 /I0) = 0 dB C. Mức cường độ âm của ngưỡng đau là : Lđ = 10 (Iđ/ I0) = 10 log(10/ 10 – 12 ) = 130 dB D. cả 3 đúng. 27. A. Tần số dao động của một dây đàn phụ thuộc độ dài l tiết diện S, lực căng T và chất liệu dùng làm dây đàn. B. Dây đàn có tiết diện nhỏ nên khi dao động không tạo ra được sóng âm đáng kể. C. Nếu căng dây đàn trên mặt đàn bằng gỗ hoặc bằng da, thì khi dây đàn rung, mặt đàn cùng dao động với cùng tần số. Mặt đàn có diện tích lớn gây ra những miền nén, dãn đáng kể trong không khí và tạo ra sóng âm. D. Cả 3 đúng 28. A. Hộp (bầu) đàn của mỗi lọai đàn có hình dạng và kích thước xác định nên nó chỉ cộng hưỡng với một số họa âm nhất định, khuếch đại các họa âm đó, tạo ra một âm tổng hợp có âm sắc đặc trưng cho lọai đàn B. Khi nhiều nhạc cụ của một dàn nhạc cùng hòa tấu một bản nhạc, mỗi nhạc cụ có một âm sắc riêng nên chúng hòa tấu tạo nên âm có âm sắc đa dạng và phong phú. C. Tùy thuộc tài phối khí của nhạc trưởng mà với cùng một bản nhạc các ban nhạc có thể hòa tấu theo các phong cách khác nhau.. D. cả 3 đúng. 29. A. Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động có cùng tần số, cùng pha hoặc độ lêch pha không đổi. B. Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động có cùng biên độ C. Hai nguồn sóng kết hợp phát ra hai sóng kết hợp D. A và C đúng 30. A. Hai sóng kết hợp cùng gửi tới một điểm M bất kỳ hai dao động x1 và x2 có cùng tần số ω và hiệu pha không đổi (theo thời gian) B. Dao động tại M là dao động tổng hợp x của hai dao động thành phần x1 và x2 nói trên C. Hiện tượng giao thoa là sự tổng hợp hai hay nhiều sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ cố định mà biên độ tổng hợp được tăng cường hay giảm bớt. D. cả 3 đúng 31. Trong hiện tượng giao thoa sóng, tại những điểm M mà hiệu đường đi d = d2 – d1 bằng : A. một số nguyên lần bước sóng : d = n.λ (n = 0, ± 1. ± 2 …) thì hiệu pha ∆ϕ = 2n.π thì hai dao động cùng pha nên biên độ dao động tổng hợp tại M lớn nhất. B. Một số bán nguyên bước sóng d = (n + ½) λ (n = 0, ± 1. ± 2 …) thì hiệu pha ∆ϕ = (2n.+ 1).π nên biên độ tổng hợp nhỏ nhất hoặc bằng 0 C. Hiện tượng giao thoa chỉ thấy rõ tại miền đủ xa hai nguồn A và B (ứng với d 1 , d2 >> l) để hi dao động gửi tới M là 2 dao động cùng phương, và tại miền gần mặt trung trực Ix của đọan AB để hai biên độ của 2 dao động có biên độ gần bằng nhau. D. cả 3 đúng. 32. Trong hiện tượng giao thoa sóng : A. Những điểm dao động mạnh nhất thỏa d2 – d1 = n.λ, qũy tích là một họ các đướng hyperbol (mỗi đường ứng với một giá trị n) có hai tiêu điểm là hai nguồn A và B. B. tương tự, những điểm dao động yếu nhất (hoặc đứng yên) thỏa d 2 – d1 = (n + ½).λ, qũy tích là một họ các đướng hyperbol (xen kẽ với họ hyperbol trên) có hai tiêu điểm là hai nguồn A và B. 3
- C. Trên đọan thẳng AB có hiện tượng sóng dừng vì hai sóng truyền từ A và B tới một điểm M bất kỳ trên AB có cùng phương nhưng ngược chiều truyền sóng . 33. A. Sóng dừng là kết quả của sự giao thoa của hai sóng cùng tần số, cùng phương, ngược chiều truyền. B. Sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ của nó là một th1i dụ về sóng dừng. C. Sóng dừng là sóng có các đỉnh sóng và lõm sóng đứng yên D. A và B đúng 34. Chọn câu sai : A. Tại mỗi điểm trong môi trường có sóng dừng, biên độ dao động của phần tử tại đó phụ thuộc hiệu số pha của hai sóng thành phần. Các điểm mà tại đó biên độ của sóng dừng cực đại gọi là bụng sóng. B. Các điểm mà tại đó biên độ sóng dừng bằng không(đứng yên) được gọi là nút sóng. C. Hai bụng sóng hoặc hai nút sóng liền kề nhau cách nhau một khỏang là λ. D. Giữa hai bụng sóng có một nút sóng và ngược lại. *** Một sóng có tốc độ lan truyền v =180 m/s và có bước sóng λ = 2,25 m thì : 35. Tần số sóng là : A. 80 Hz B. 40 Hz C. 160 Hz D. 120 Hz 36. Chu kì sóng là : A. 25ms B. 50 ms C. 12,5 ms D. 6,25ms 37. Một sóng có tần số góc 100 rad/s và bước sóng 1,6 m. Tốc độ sóng là A. 2,55 m/s B. 25,5 m/s C. 0,039 m/s D. 255 m/s *** Một vòi nước khóa không chặt, nứoc chảy nhỏ giọt xuống mặt nước của một chậu nước. Người ta đếm được 9 giọt rơi xuống chậu trong 10 giây. Mỗi giọt nước tạo 1 ngọn sóng cao 8 mm so với mặt nước yên lặng. Ngọn sóng dịch chuyển tới thành chậu cách chỗ nhỏ giọt rơi 30 cm sau 1,5 s : 38. Chu kỳ sóng là : A. 1,25s B. 2,5s C. 5s D. số khác 39. Tốc độ truyền sóng là : A. 10 cm/s B. 20cm/s C. 40cm/s D. số khác 40. Bước sóng là : A. 20 cm B. 50cm C. 25cm D. số khác 41. Biên độ sóng là : A. 8mm B. 16cm C. 4cm D. số khác *** Một sóng ngang truyền trên một dây dẫn có phương trình sóng là : u = 3sin(- 0,04π.x +2πt) với u và x được tính bằng cm và t bằng s 42. Biên độ sóng là : A. 2cm B. 6cm C. 3cm D. số khác 43. Bước sóng là : A. 25 cm B. 50cm C. 100cm D. số khác 44. Tần số sóng là ; A. 1hz B. 2Hz C. 3Hz D. số khác 45. Tốc độ lan truyền của sóng là :A.20cm/s B.50cm/s C.60cm/s D. số khác 46. Độ dời của điểm có tọa độ x = 2,5cm lúc t = 0,5s là : A. 12,4mm B. 6,2mm C. 9,3mm D. số khác 47. Một sóng có tần số 400 Hz, tốc độ lan truyền 320m/s giữa hai điểm A và B gần nhất trên sóng có độ lệch pha bằng 0,4π. Tính khỏang cách AB. A. 16cm B. 8cm C. 24cm D. số khác 48. Hai sóng dạng sin có cùng bước sóng và cùng biên độ truyền ngược chiều nhau trên một sợi dây với tốc độ 15cm/s tạo ra một sóng dừng. Khỏang thời gian giữa hai thời điểm gần nhất mà dây duỗi thẳng là 0,6s. Bước sóng của các sóng này là : A. 2cm B. 18cm C. 9cm D. số khác *** Một sợi dây một đầu nối vào nhánh âm thoa, đầu kia cố định. Âm thoa dao động với tần số 500 Hz và tạo ra sóng dừng trên dây có 3 điểm bụng có biên độ 1,8 mm, tốc độ truyền sóng trên dây 360m/s 49. Sợi dây có độ dài ; A. 30 cm B. 72 cm C. 1,08cm D. số khác 50. Xác định li độ của một điểm P cách O là 1m tại thời điểm t = 2s A. 1,16cm B. 2,31mm C. 4,63mm D. số khác 51. Một nguồn âm O công suất 0,6W phát một sóng âm có dạng hình cầu. Tính cường độ âm tại một điểm A cách nguồn là OA = 3m A. 5,31 J/m2 B. 10,6 W/m2 C. 5,31 W/m2 D. số khác 52. Hỏi cường độ âm tăng gấp bao nhiêu lần nếu mức cường độ âm tương ứng tăng thêm 2 bel A. 10 lần B. 100 lần C. 50 lần D. số khác 53. Một người đứng cách nguồn âm một khỏang R. Khi đi 60m lại gần nguồn thì thấy cường độ âm tăng gấp ba. Tính R ? A. 71m B. 1,42km C. 142m D. số khác 54. Một âm thoa rung với tần số 440 Hz (nốt La 3) được đặt ở miệng một ống thủy tinh đựng nước. Cho biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Hỏi âm thoa phải cách mặt nước một khỏang d = AB ? để nghe âm to nhất A. 0,386m B. 0,386(n + ½) (m) C. 0,193 (n +1/2) (m) D. số khác 55. Một người gõ vào đầu một thanh nhôm, người thứ hai áp tai vào đầu kia nghe được tiếng gõ 2 lần cách nhau 0,15s. Tính độ dài l của thanh nhôm cho biết tốc độ truyền âm trong không khí và trong nhôm là v 0 = 330 m/s và v = 6420 m/s A. 52,2 m B. 52,2 cm C. 26,1 m D. số khác 4
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn