YOMEDIA
ADSENSE
Sử dụng Blended learning đối với các môn lý luận chính trị trong trường đại học
36
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong bài viết này, đứng từ góc độ người dạy, tác giả đề cập đến thực chất của phương pháp blended learning, trao đổi một số kinh nghiệm khi sử dụng blended learning cũng như những ưu, nhược điểm của blended learning, từ đó đưa ra các giải pháp để phát huy tính tích cực của phương pháp này trong giảng dạy các học phần lý luận chính trị. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng Blended learning đối với các môn lý luận chính trị trong trường đại học
- ̂ ̛ ̀ ̣ ̣ Nguyễn Thị Hồng Phương Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Dưới tác động của công nghệ số, chất lượng dạy và học là vấn đề quan tâm hàng đầu của hệ thống các trường đại học trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay. Trong bài viết này, đứng từ góc độ người dạy, tác giả đề cập đến thực chất của phương pháp blended learning, trao đổi một số kinh nghiệm khi sử dụng blended learning cũng như những ưu, nhược điểm của blended learning, từ đó đưa ra các giải pháp để phát huy tính tích cực của phương pháp này trong giảng dạy các học phần lý luận chính trị. Từ khóa: Blended learning, lý luận chính trị, phương pháp kết hợp. I. Mở đầu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra hết sức nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội… Giáo dục đại học cũng không nằm ngoài vòng phát triển đó. Việc ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy và học tập trong trường đại học là một tất yếu khách quan. Riêng đối với các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, bên cạnh việc giảng dạy, giảng viên phải đáp ứng một số yêu cầu như: giảm bớt thời gian giảng dạy trên lớp để đảm bảo rút ngắn thời gian hoàn thành bậc học cho sinh viên nhưng lượng kiến thức vẫn phải cung cấp đầy đủ để không ảnh hưởng đến việc học các môn chuyên ngành. Từ đó, đòi hỏi những giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị cần có những phương pháp dạy học hợp lý để việc truyền đạt kiến thức tới sinh viên đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài phương pháp thuyết giảng, phương pháp nêu vấn đề…, thì blended leaning sẽ góp phần giúp giảng viên, sinh viên có nhiều cơ hội và điều kiện giảng dạy, học tập tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thay đổi phương pháp dạy và học lý luận chính trị trong bối cảnh công nghệ số hiện nay. II. Nội dung nghiên cứu Đổi mới phương pháp cũng như việc sử dụng blended leaning trong giảng dạy lý luận chính trị gần đây đã được nhiều trường đại học quan tâm và thực hiện. Có một số bài viết, công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học bàn về vấn đề này, nhưng tới nay đây vẫn là một chủ đề “nóng”, còn và cần phải bàn thêm. Sử dụng Blended leaning như thế nào để có hiệu quả cao trong dạy và học những môn lý luận chính trị là vấn đề khá nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, một phương pháp giảng dạy tích cực sẽ mang lại hứng thú, niềm say mê học tập cho người 259
- học. Từ đó, chủ động trong tìm tòi, lĩnh hội tri thức, đem lại kết quả học tập cao. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 1. Blended learning - Mô hình dạy học kết hợp Phương pháp học tập truyền thống đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Người thầy được xem là trung tâm của quá trình dạy học. Trong khi đó, hình thức học tập cá nhân lại nhấn mạnh vai trò trung tâm của người học. Sự bùng nổ như vũ bão của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã mang đến một xu hướng học tập mới - elearning. Nó đã từng bước thay thế phương pháp dạy học truyền thống. Và blended learning đang nằm đâu đó trong những điều ta vừa nói ở trên. Blended learning là phương pháp học tập hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại elearning (mobile learning và internet learning). Đây chính là phương pháp cập nhật theo đúng xu thế học tập của rất nhiều quốc gia trên thế giới, được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge và áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp khác. Ở Việt Nam, blended learning cũng ngày càng được phổ biến rộng rãi, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập trong thời đại công nghệ số hiện nay. Phương pháp này dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến; giúp người học linh hoạt hơn, chủ động hơn từ đó cá nhân hóa quá trình học tập cho phù hợp. Như vậy, blended learning là một phương pháp học tập mới mẻ trong một thời gian trở lại đây và được khá nhiều chuyên gia trong giáo dục tán thành. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa của blended learning là gì? Theo Wikipedia, “Blended learning is an approach to education that combines online educational materials and opportunities for interaction online with traditional place-based classroom methods. It requires the physical presence of both teacher and student, with some elements of student control over time, place, path, or pace. While students still attend "brick-and-mortar" schools with a teacher present, face-to-face classroom practices are combined with computer-mediated activities regarding content and delivery. Blended learning is also used in professional development and training settings”.5 Dịch nghĩa: Blended learning là một cách tiếp cận giáo dục kết hợp các tài liệu giáo dục trực tuyến và cơ hội tương tác trực tuyến với các phương pháp lớp học tại chỗ truyền thống. Nó yêu cầu sự hiện diện thể chất của cả giảng viên và sinh viên, với một số yếu tố kiểm soát sinh viên theo thời gian, địa điểm, con đường hoặc tốc độ. Trong khi sinh viên vẫn theo học tại trường theo cách “truyền thống” với sự hiện diện của giảng viên, các hoạt động thực hành trực tiếp trên 5 https://en.wikipedia.org/wiki/Blended_learning. 260
- lớp được kết hợp với các hoạt động qua máy tính liên quan đến nội dung và cách truyền tải. Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy, blended learning là một mô hình tổ chức dạy học kết hợp, được chia thành hai phần, một phần hướng dẫn học tập trên lớp và một phần hướng dẫn học tập trực tuyến qua mạng. Với mô hình này, sinh viên không chỉ được nhận được những hướng dẫn và tham gia các hoạt động truyền thống khác ở trên lớp từ giảng viên mà việc học của sinh viên còn được bổ sung bởi các hoạt động trực tuyến, một số hoạt động sẽ mang tính tự định hướng, tự học, một số còn khuyến khích sự hợp tác. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục, các thiết bị di động… Sự kết hợp của dạy học truyền thống trên lớp và hướng dẫn học trực tuyến qua mạng kết hợp môi trường kỹ thuật số tạo nên một trải nghiệm học tập thích hợp với mỗi cá nhân, hiệu quả hơn, kết quả thu được tốt hơn. Việc áp dụng blended learning đã có những thay đổi đáng kể trong việc giảng dạy theo truyền thống. Những thay đổi đó có thể kể tới như: - Sự thay đổi về cách thức truyền đạt kiến thức, lấy sinh viên làm trọng tâm trong lớp học. Đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội để thể hiện mình hơn. - Gia tăng mức độ tương tác giữa sinh viên, giảng viên với nội dung của bài giảng thông qua việc sinh viên cần phải chủ động học tập, tự tìm hiểu trước về các kiến thức của nội dung bài học trước khi vào lớp. - Đem đến các cơ chế về việc tổng kết, đánh giá kết quả học tập cho sinh viên cũng như cho giảng viên, thực hiện đánh giá công bằng, khách quan hơn. Blended learning không phải là một mô hình mới nhưng là một xu hướng mới của các trường đại học trên thế giới nói chung và các trường đại học ở Việt Nam nói riêng, áp dụng các mô hình elearning khác nhau sẽ giúp giúp phân hoá trình độ sinh viên, tạo nhiều cảm hứng học tập cho sinh viên, cá nhân hoá việc học và giúp sinh viên làm chủ kiến thức. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo của việc học trên lớp và học trực tuyến. 2. Tiếp cận Blended learning trong giảng dạy những học phần lý luận chính trị Đối với các môn lý luận chính trị, việc triển khai blended learning như thế nào để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất? Đây không phải là công việc dễ dàng đối với bộ môn này, đặc biệt là với các môn thuộc Chủ nghĩa Mác - Lênin bởi đây là các môn học mang tính tư duy và trừu tượng khá cao. Ở các lớp học truyền thống giảng viên thường sẽ yêu cầu sinh viên của mình hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính … để tránh gây ra sự mất tập trung. Tuy nhiên trong thực tế việc giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị liên tục sẽ khiến nhiều sinh viên trở nên chán nản, mệt mỏi và khó có thể tập trung trở lại. Từ kinh nghiệm giảng dạy các môn lý luận chính trị, 261
- bản thân tôi nhận thấy, việc sử dụng blended learning đã góp phần giúp sinh viên hứng thú, chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập. Để có thể thực hiện thành công blended learning, theo tôi, giảng viên cần thực hiện tốt một số bước cơ bản sau đây: - Bước 1: Phân chia tỷ lệ số tiết và xây dựng đề cương + Căn cứ vào số tiết của môn học, phân chia tỷ lệ số tiết học trên lớp và số tiết học trực tuyến (thường thì sẽ chia 70% số tiết cho học trên lớp và 30% số tiết cho học trực tuyến); + Xây dựng đề cương cho các buổi học trên lớp và các buổi học trực tuyến (đề cương kết hợp). Đề cương này phải được nghiệm thu và thông qua. - Bước 2: Chuẩn bị cho các buổi học + Đối với các buổi học trên lớp: Trước khi giảng dạy, giảng viên đưa đề cương môn học, slide bài giảng của môn học, bài bập (tự luận + trắc nghiệm) và những tài liệu cần thiết khác của các buổi học trên lớp lên elearning. Thông báo cho sinh viên đọc và tham khảo các nội dung của bài học trước khi đến lớp; + Đối với các buổi học trực tuyến: Giảng viên đưa đề cương môn học, tài liệu, slide bài giảng, các video bài giảng và bài tập (tự luận + trắc nghiệm) và những tài liêu cần thiết khác của buổi học trực tuyến lên elearning. Các video bài giảng và bài tập đó phải được nghiệm thu và được thông qua. Thông báo cho sinh viên tham gia lớp học trực tuyến theo lịch. Sinh viên sẽ tham gia các buổi học trực tuyến tại nhà hoặc trên thư viện. - Bước 3: Thực hiện giảng dạy và học tập + Đối với các buổi học trên lớp: Trong buổi học đầu tiên, giảng viên giảng các nội dung của buổi học, tổ chức chia nhóm và giao chủ đề thuyết trình cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên cách thực hiện một bài thuyết trình. Trong các buổi học trên lớp tiếp theo, giảng viên thuyết giảng, tổ chức và hướng dẫn sinh viên thuyết trình, thảo luận. Tóm tắt những nội dung cơ bản của buổi học; + Đối với các buổi học trực tuyến: Ngoài việc học trên lớp, sinh viên phải chủ động làm quen với các bài học và tự học qua các slide bài giảng, video bài giảng trên hệ thống elearning. Sinh viên sẽ thảo luận trên diễn đàn elearning với giảng viên và lớp học. Giảng viên sẽ khái quát thêm giúp sinh viên tự đào sâu kiến thức. - Bước 4: Làm bài tập và đánh giá + Sinh viên chủ động tự học và làm bài tập của các buổi học trên hệ thống Elearning. Giảng viên nên cài đặt chế độ chỉ khi nào sinh viên xem hết các video bài giảng thì mới có thể vào làm bài tập. 262
- + Giảng viên theo dõi quá trình tự học của sinh viên, quan sát dữ liệu làm bài và trao đổi giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng. Đánh giá các bài tập của sinh viên trên elearning. Vai trò chính của phương pháp blended learning chính là việc kết hợp giữa hình thức học tập truyền thống trên lớp và học tập trực tuyến. Bởi vậy giảng viên có thể tổ chức xen kẽ những buổi học học trên lớp và buổi học trực tuyến. Ví dụ, với các môn thuộc Chủ nghĩa Mác – Lênin, giảng viên sẽ thực hiện như sau: Môn triết học Mác – Lênin có 45 tiết, giảng viên sẽ chia các tiết học theo tỷ lệ 70% (31,5 tiết) cho các buổi học trên lớp và 30% (13,5 tiết) cho lớp học trực tuyến. Môn kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học đều có 30 tiết, sẽ chia các tiết học theo tỷ lệ 70% (21 tiết) cho các buổi học trên lớp và 30% (09 tiết) cho lớp học trực tuyến. Việc phân chia xen kẽ buổi học trên lớp, buổi học trực tuyến là do giảng viên lựa chọn sao cho phù hợp và thuận lợi đối với cả người dạy và người học. Đối với các môn lý luận chính trị, ngoài thời gian nghe giảng trên lớp, sinh viên còn phải tự học từ các video bài giảng, làm thêm các bài tập do giảng viên đưa lên elearning và kiểm tra được ngay kết quả bài làm của mình. Ngoài ra, sinh viên còn rèn được các kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên mạng để bổ sung kiến thức cho bản thân. Việc hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm cũng giúp cho việc tiếp cận tri thức thuận lợi hơn. Phương pháp học tập đặc biệt này sẽ tạo ra sự đổi mới trong môi trường học tập đối với cả người học và người dạy. Với blended learning, giảng viên có thể thiết lập các lớp học trực tuyến ở bất cứ đâu, thời điểm nào để giảng dạy, giúp đỡ mỗi cá nhân trong công tác học tập, tiếp thu kiến thức và tạo động lực, sự mới mẻ cho sinh viên. Ví dụ như, khi điều kiện không cho phép đến trường học trực tiếp, ví dụ như do sự tác động của dịch Covid – 19 trong thời gian qua, giảng viên có thể mở lớp học trực tuyến thông qua Google Meet, Microsoft Team, LMS Conference, ...sinh viên vẫn nghe giảng giống như được đến lớp, ngoài ra bài giảng còn được ghi lại để người học có thể được xem lại nhiều lần, giúp sinh viên có thể hiểu nội dung bài học hơn. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người 263
- học có thể kiểm soát được tốc độ học tập, cung cấp cho họ sự thuận lợi và linh hoạt, đặc biết đối với một số sinh viên e ngại khi trao đổi trực tiếp với giảng viên trên lớp họ có thể gửi những thắc mắc của mình trên diễn đàn lớp học trực tuyến và nhanh chóng nhận được sự hồi đáp từ giảng viên, hoặc từ các bạn cùng học. Trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung và các môn lý luận chính trị nói riêng, giảng viên phải lấy sinh viên làm trung tâm và thiết kế lộ trình cá nhân hóa, đó chính là kim chỉ nam để đạt được sự thành công. Mục đích cuối cùng là giúp sinh viên tiếp thu kiến thức dễ dàng, linh hoạt và đạt kết quả cao nhất. Việc tìm kiếm phương pháp giảng dạy mới sẽ thúc đẩy giảng viên phải không ngừng phát huy năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, việc sử dụng những giáo án của mình và kết hợp thêm yếu tố công nghệ bằng các ví dụ liên quan đến bài giảng thông qua các công cụ hỗ trợ như video, hình ảnh, các website… để giúp bài giảng trở nên thú vị, hấp dẫn và đầy đủ hơn. Đây là một trong điểm thú vị của phương pháp blended learning 3. Ưu điểm và nhược điểm của blended learning - Ưu điểm: + Giảng dạy các môn lý luận chính trị bằng blended learning đem đến sự tương tác cao giữa giảng viên và sinh viên, giữa việc học trên lớp và học trực tuyến. Cùng với hệ thống đánh giá thông qua các bài tập, bài kiểm tra định kỳ, giảng viên sẽ biết được sinh viên đang gặp vướng mắc ở đâu, mức độ tiếp thu của sinh viên ở buổi học trên lớp, từ đó kịp thời đưa ra sự tư vấn hỗ trợ kịp thời. Blended learning cho phép sinh viên tương tác với giảng viên và các sinh vienn học cùng, nên quá trình học tập sẽ được hỗ trợ rất nhiều. + Blended learning thực hiện mô hình hệ thống hóa toàn bộ tài liệu, kiến thức, thông tin cập nhật, giúp sinh viên chủ động tìm kiếm các nguồn dữ liệu cần thiết trong quá trình ôn tập và cải thiện kiến thức. + Các học phần lý luận chính trị thường khô cứng, blended learning sẽ phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của sinh viên. Vì phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở kích thích hoạt động nhận thức, khơi gợi được sự tò mò, cố gắng đi giải quyết vấn đề để đạt đến sự hiểu biết của sinh viên. Vì vậy, thái độ học tập của sinh viên sẽ mang nhiều yếu tố tích cực, năng lực tư duy của sinh viên được phát huy. Từ đó sinh viên cảm thấy thích thú và trở nên tự giác hơn khi tiếp cận các học phần lý luận chính trị. + Thông qua hoạt động tự học, tìm kiếm thông tin và lý giải vấn đề một cách tự giác của cá nhân và tập thể, sinh viên có cơ hội rèn luyện các kỹ năng cần thiết như: tự học, tự đọc tài liệu, có phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc cùng tập thể… Những kỹ năng này sẽ giúp họ thực hiện tốt công việc của mình sau khi ra trường. 264
- + Blended learning không chỉ phát huy tính tích cực trong việc học tập các học phần lý luận chính trị của sinh viên mà nó còn góp phần điều chỉnh vai trò của giảng viên. Giảng viên từ vị trí trung tâm sang vị trí hỗ trợ cho hoạt động học tập. Trong một lớp học truyền thống, giảng viên đóng vai trò trung tâm của lớp học. Họ là người duy nhất truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Tuy nhiên, với blended learning, giảng viên không phải là nguồn thông tin chính. Giảng viên trong ngữ cảnh này trở thành là một “người hướng dẫn”, “người huấn luyện, “người cố vấn”. Với những vai trò như trên, họ phải đảm đương nhiều sứ mệnh và thách thức hơn trước đó. Chính vì vậy, blended learning đòi hỏi giảng viên nói chung và giảng viên lý luận chính trị nói riêng phải không ngừng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức công nghệ thông tin và nắm bắt thực tiễn. - Nhược điểm: + Bên cạnh những ưu điểm, blended learning cũng có một số yếu điểm. Nếu sinh viên không có kiến thức về công nghệ thông tin thì sẽ gặp khó khăn khi truy cập vào tài liệu khóa học hoặc thực hiện các thao tác kỹ thuật. + Điều kiện mạng internet cũng là một trở ngại, nếu mạng không thông suốt thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học trực tuyến. + Ngoài ra, so với phương pháp truyền thống thì blended learning cũng tốn chi phí vì nền tảng học tập điện tử và nhà cung cấp dịch vụ có thể tính phí người dùng cho các cơ sở giáo dục. + Nếu lớp học có sinh viên đông thì càng có nhiều nhóm nhỏ vì vậy việc tổ chức, quản lý sẽ có sự phức tạp. Một giảng viên rất khó theo dõi và hướng dẫn học tập cho cả chục nhóm sinh viên. 4. Một số giải pháp để phát huy tốt blended learning - Đối với giảng viên + Không ngừng trau dồi kiến thức về công nghệ thông tin, tham gia tập huấn và nghiên cứu các phương pháp giảng dạy trực tuyến để nâng cao năng lực và kỹ năng đáp ứng nhu cầu về giảng dạy theo phương pháp hiện đại trong giai đoạn giáo dục theo công nghệ số hiện nay. + Xây dựng đề cương, slide, video, các câu hỏi chính cần nghiên cứu, các nguồn tài liệu tham khảo… phù hợp với chương trình giảng dạy kết hợp. + Ngay từ khi bắt đầu môn học, giảng viên phải giới thiệu kỹ và hướng dẫn với sinh viên về blended learning và vai trò của phương pháp này đối với việc dạy và học. Trong giờ trên lớp, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên biết vận dụng kỹ năng tự học, tìm và giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, biết hợp tác chia sẻ. 265
- + Trên nền tảng lớp học kết hợp, giảng viên không làm thay, chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên, giúp cho sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức, từ đó giúp sinh viên nắm bắt nội dung học tập trên lớp và trực tuyến một cách sâu sắc và đầy đủ. + Kết cấu chương trình, phân bổ thời lượng lên lớp phải hợp lý để sinh viên có quỹ thời gian để tự học, tự đọc, tự làm bài tập và nghiên cứu các tài liệu đã được giảng viên hướng dẫn trên lớp và trên elearning. + Ngoài ra, thể thực hiện tốt blended learning trong giảng dạy các môn lý luận chính trị, giảng viên cần phải tạo không khí học tập thoải mái, thân thiện và không căng thẳng nhưng vẫn không mất đi tính nghiêm túc của môn học để sinh viên tự tin trong tham gia phát biểu thảo luận, đối thoại... - Đối với sinh viên + Cũng cần phải bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin để thích ứng với việc học tập trong giai đoạn công nghệ số hiện nay. + Cần có sự thay đổi suy nghĩ về những học phần lý luận chính trị, nâng cao ý thức học tập, chuẩn bị tốt tài liệu, có ý thức phối hợp trong quá trình giải quyết vấn đề, làm bài tập, có ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong quá trình tiếp cận học phần, lĩnh hội tri thức ở lớp học kết hợp. + Có ý thức tự giác trong quá trình tự học, tự định hướng việc học của mình, tự tìm tòi tài liệu, chủ động lên kế hoạch học tập cho bản thân cũng như chủ động thảo luận về bài học với bạn học và giảng viên trên lớp học trên lớp và trên diễn đàn elearning. III. Kết luận Trên đây là một số nhận thức của tác giả trong quá trình sử dụng blended leaning khi giảng dạy những học phần lý luận chính trị. Có thể nói, blended leaning là một phương pháp giảng dạy tích cực có hiệu quả cao, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số trong giáo dục, nhưng đây cũng chưa hẳn là một phương pháp tối ưu nếu sử dụng độc lập, đặc biệt là đối với các học phần lý luận chính trị. Bởi, không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp dạy học có những ưu, nhược điểm riêng. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tùy theo mỗi đối tượng, quy mô lớp học, điều kiện phương tiện mà ứng dụng các phương pháp cho phù hợp. Và việc phối hợp đa dạng các phương pháp và phương tiện dạy học trong toàn bộ quá trình dạy - học là hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học 266
- Tài liệu tham khảo: [1]. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy đại học, Viện Nghiên cứu Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp xuất bản, Hà Nội. [2]. Vũ Văn Tảo (1997), Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trên thế giới, tài liệu giáo dục đại học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [3]. Hạ Linh (15/9/2020), Blended Learning là gì? https://timviec365.vn/blog/blended-learning-la-gi-new6501.html [4]. News (06/04/2020), Blended learning là gì? Lợi ích của phương pháp học tập thời 4.0, https://news.timviec.com.vn/blended-learning-la-gi-loi-ich-cua-phuong- phap-hoc-tap-thoi-4-0-51862.html [5]. UB Academy (21/4/2017), Blended Learning – Sự kết hợp hoàn hảo giữa học trên lớp và học online, https://ub.edu.vn/blended-learning-su-ket-hop-hoan-hao-giua-hoc-tren- lop-va-hoc online.html [6]. UPM (01/8/2020), Phương pháp blended learning: khái niệm và cách thức áp dụng vào giảng dạy, https://upm.com.vn/tin-tuc/phuong-phap-blended-learning-khai-niem-va- cach-thuc-ap-dung-vao. [7]. Wikipedia (05/4/2021), Blended learning, https://en.wikipedia.org/wiki/Blended_learning. 267
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn