65
© Học viện Ngân hàng
ISSN 3030 - 4199
Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
Số 273+274- Năm thứ 27 (1+2)- Tháng 1&2. 2025
Tác động của hiệu quả sử dụng năng lượng đến
lượng khí thải CO2 ở Việt Nam
Ngày nhận: 26/07/2024 Ngày nhận bản sửa: 05/12/2024 Ngày duyệt đăng: 06/12/2024
Tóm tắt: Ô nhiễm môi trường là thách thức đối với nhân loại nói chung và các
quốc gia đang phát triển nói riêng. Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng
được kỳ vọng là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho chất lượng môi trường.
Mục đích của nghiên cứu này đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế,
tiêu thụ năng lượng sinh học hiệu quả sử dụng năng lượng đến lượng khí
thải CO2 Việt Nam, giai đoạn 1971- 2022. Phương pháp tự hồi quy phân
phối trễ tuyến tính ARDL, và phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến
NARDL đồng thời được áp dụng để trả lời cho câu hỏi tác động của hiệu quả
sử dụng năng lượng đến lượng khí thải CO2 Việt Nam đối xứng hay bất
đối xứng. Kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng tác động của hiệu quả
sử dụng tác động bất đối xứng trong dài hạn. Việc tăng hiệu quả sử dụng
năng lượng làm giảm lượng khí thải CO2, tuy nhiên tác động này lại yếu hơn
việc sử dụng nhiều năng lượng. Dựa trên kết quả thực nghiệm, những cơ quan
The impact of energy efficiency on CO2 emissions in Vietnam
Abstract: Pollution is a challenge for humanity in general and for developing countries in particular. Effective
use of energy sources is expected to be the solution to reduce the burden on environmental quality. This
study aims to assess the impact of economic growth, biomass consumption, and energy efficiency on
CO2 emissions in Vietnam during 1971- 2022. Linear autoregressive distributed lag (ARDL) and nonlinear
autoregressive distributed lag (NARDL) approaches are applied simultaneously to answer the question of
whether the influence of energy efficiency on CO2 emissions in Vietnam is symmetric or asymmetric. The
empirical results show that the influence of energy efficiency on CO2 emissions is asymmetrical in the long
term. Increasing energy efficiency will reduce CO2 emissions, but negative changes are smaller than positive
changes. The new findings enrich the literature, but more importantly, they help policymakers have more
empirical evidence for designing energy development policies while exploring the possibility of making
energy efficiency requirements mandatory for organizations and residents.
Keywords: Energy efficiency, Economic growth, Carbon dioxide, Environmental pollution, Vietnam
Doi: 10.59276/JELB.2025.1.2.2794
Bui, Hoang Ngoc
Email: ngoc.bh@ou.edu.vn
Organization: The FEMRG research group, Ho Chi Minh City Open University, Vietnam
Bùi Hoàng Ngọc
Nhóm nghiên cứu FEMRG, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tác động của hiệu quả sử dụng năng lượng đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam
66 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 273+274- Năm thứ 27 (1+2)- Tháng 1&2. 2025
ban hành chính sách về năng lượng và môi trường ở Việt Nam có thêm bằng
chứng thực nghiệm để hoạch định chính sách phát triển năng lượng, đồng thời
cân nhắc khả năng đưa yêu cầu sử dụng hiệu quả năng lượng trở thành yêu
cầu bắt buộc đối với các tổ chức và người dân.
Từ khóa: Hiệu quả sử dụng năng lượng, Tăng trưởng kinh tế, Lượng khí thải CO2, Ô
nhiễm môi trường, Việt Nam
1. Giới thiệu
Tiêu thụ năng lượng, đặc biệt các loại
năng lượng không tái tạo như than đá, xăng
dầu sẽ gây các hệ lụy tiêu cực cho chất lượng
môi trường, điều này đã được khẳng định
bởi nhiều nghiên cứu trước (Abbasi cộng
sự, 2020; Acheampong, 2018; Agbede
cộng sự, 2021; Bùi Hoàng Ngọc, 2020). Mặt
khác, năng lượng là một loại tài nguyên, do
vậy sử dụng hiệu quả các nguồn năng
lượng không chỉ sự lựa chọn, còn
trách nhiệm với thế hệ tương lai (Chen
cộng sự, 2023). Trong thực tế, hầu hết các
loại máy móc thiết bị đều cần ít nhất một
loại năng lượng để vận hành, do đó tiêu thụ
năng lượng gây ra nhiều tác động tiêu cực
tới chất lượng môi trường, sức khỏe của
người dân dường như không thể tránh khỏi
(Zhang cộng sự, 2020). Việc tiêu dùng
các loại năng lượng hóa thạch phục vụ cho
nhu cầu sản xuất, nấu ăn, hay sưởi ấm đều
làm tăng các loại khí thải độc hại cho môi
trường như CO2, SO2. Hay đơn cử sử
dụng xăng dầu phục vụ nhu cầu vận chuyển
hàng hóa, đi lại của người dân sẽ làm gia
tăng khói bụi, tiếng ồn, bụi mịn. Về lâu dài,
ô nhiễm môi trường sẽ làm gia tăng chi phí
cho vấn đề sức khỏe (Bui & Nguyen, 2024),
nguy cơ tử vong của trẻ em (Bayat cộng
sự, 2019), biến đổi khí hậu (Saint Akadiri
và cộng sự, 2020). Thực tế này làm cho các
chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế không gây ô nhiễm môi trường, hay
giảm lượng ô nhiễm được khuyến khích tìm
kiếm, và nhận được sự đồng tình của người
dân trên toàn thế giới (Adebayo và cộng sự,
2021; Adil, 2018).
một thực tế các nước đang phát triển thì
nhận thức về những hệ lụy tiêu cực đến môi
trường sẽ ít được chú ý hơn so với việc cải
thiện thu nhập. Ở Việt Nam, gần đây đã xảy
ra một số sự cố môi trường lớn, cộng với đó
tình trạng ngập lụt, biến đổi khí hậu diễn ra
trên diện rộng, khó kiểm soát ngày càng
trầm trọng. Ở các đô thị lớn thì vẫn chưa có
lời giải cho những vấn đề như ô nhiễm tiếng
ồn, ô nhiễm rác thải, thiếu nước sinh hoạt,
chất lượng không khí thấp, diện tích cây
xanh suy giảm. Theo Tổng cục Thống
(2021), ước tính riêng tổng lượng phát thải
do hoạt động tiêu thụ năng lượng gây ra
khoảng 289,9 triệu tấn CO2. Còn theo báo
cáo chất lượng không khí toàn cầu do Swiss
organisation IQAir công bố năm 2023, Việt
Nam chất lượng không khí tồi tệ thứ hai
trong các nước ASEAN (sau Indonesia),
đứng thứ 22 thế giới về những quốc gia
chất lượng môi trường thấp. Tất cả những
điều này đã minh chứng cho tính nghiêm
trọng về sự suy giảm chất lượng môi trường
mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt.
Hiệu quả sử dụng năng lượng được đo
lường bằng số lượng điện năng (đơn vị
kWh) phải tiêu hao để tạo ra một đô la
Mỹ cho tổng sản lượng quốc gia (gross
domestic product, GDP). Hiệu quả sử dụng
năng lượng của Việt Nam còn “gam màu
tối” bởi vì trong khi hầu như các nước đều
trong xu hướng giảm thì Việt Nam lại
BÙI HOÀNG NGỌC
67
Số 273+274- Năm thứ 27 (1+2)- Tháng 1&2. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
xu hướng tăng. Năm 1971 Việt Nam cần
1,54 kWh để tạo ra 1 đô la Mỹ, thì năm
2022 vẫn 1,53 kWh (xem Hình 1). Đức
Nhật Bản được xem những quốc gia
nỗ lực cao nhất để tăng hiệu quả sử dụng
năng lượng. Năm 2022, Đức cần 0,87 kWh
Nhật Bản cần 1,03 kWh để tạo ra 1 đô
la Mỹ. Trung Quốc quốc gia đông dân
nhất trên thế giới cũng chỉ cần 1,64 kWh,
đang trong xu hướng giảm. So với mức
trung bình của thế giới năm 2022 1,29
kWh thì Việt Nam hiệu quả sử dụng
năng lượng còn thấp hơn. Aydin cộng
sự (2022) đã khuyến cáo rằng, việc giảm
lãng phí trong sử dụng năng lượng đòi hỏi
nỗ lực của cả Chính phủ, doanh nghiệp
người dân trong một thời gian dài.
Về kết quả thực nghiệm, Bildirici Kayikçi
(2024) tìm thấy tác động ngược chiều giữa
hiệu quả sử dụng năng lượng với ô nhiễm
môi trường (đo lường bằng chỉ số bụi mịn
PM2.5) cho sáu nước gồm Trung Quốc, Ấn
Độ, Đức, Canada, Mỹ Anh trong giai
đoạn 1995- 2019. Cụ thể, nếu hiệu quả sử
dụng năng lượng tăng 1% thì lượng bụi
mịn PM2.5 giảm 0,55%. Tương tự, Mester
Nguồn: U.S. Energy Information Administration (2023)
Hình 1. Hiệu quả sử dụng năng lượng sơ cấp của một số quốc gia trên thế giới.
et al. (2023) cũng kết luận rằng hiệu quả sử
dụng năng lượng làm tăng lượng khí thải
CO2 trong ngắn hạn, nhưng lại giảm trong
dài hạn 27 quốc gia thuộc liên minh Châu
Âu. Trước đó, Yang cộng sự (2022) sử
dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ
để điều tra tác động của tăng trưởng kinh
tế, xu hướng công nghiệp hóa, hiệu quả
sử dụng năng lượng đến lượng khí thải CO2
Trung Quốc. Kết quả của họ chỉ ra rằng
hiệu quả sử dụng năng lượng vẫn làm tăng
lượng khí thải CO2, cụ thể là khi cường độ
sử dụng năng lượng tăng 1% thì lượng khí
thải xu hướng tăng trung bình 1,77%
trong dài hạn. Sự không thống nhất trong
kết luận của các nghiên cứu trước minh
chứng cho thấy cần phải thêm những
nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu hơn
cho bối cảnh kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, những nghiên cứu này đều dựa
trên khung phân tích tuyến tính, hàm ý tác
động của hiệu quả sử dụng năng lượng
đến chất lượng môi trường tác động đối
xứng. Tức việc tăng hiệu quả sử dụng
năng lượng việc giảm hiệu quả sử dụng
năng lượng tác động đến ô nhiễm môi
Tác động của hiệu quả sử dụng năng lượng đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam
68 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 273+274- Năm thứ 27 (1+2)- Tháng 1&2. 2025
trường một mức như nhau. Điều này
thể chưa thực sự hợp bởi hiệu quả
sử dụng năng lượng phụ thuộc vào nhiều
biến số như trình độ công nghệ, nhận thức
của người dân, quy của nền kinh tế
sự nghiêm ngặt trong các chính sách năng
lượng. Việc tăng quy sản xuất thể
dẫn đến sử dụng nhiều năng lượng, hoặc
gây lãng phí, nhưng việc áp dụng các công
nghệ mới, quy trình mới thể giúp cải
thiện hiệu quả năng lượng. Hơn nữa, trình
độ sản xuất thập niên 70 thế kỉ trước
thể khác hoàn toàn với giai đoạn hiện nay.
Tựu chung lại, với dữ liệu được thu thập từ
quan năng lượng quốc tế, và ngân hàng
thế giới, nghiên cứu này sử dụng phương
pháp ước lượng tự hồi quy phân phối trễ
tuyến tính, phi tuyến tính để khám phá
tác động bất đối xứng của hiệu quả sử dụng
năng lượng đến lượng khí thải CO2 Việt
Nam, giai đoạn 1971- 2022. Loại tác động
bất đối xứng của hiệu quả sử dụng năng
lượng đến ô nhiễm môi trường chưa được
quan tâm đúng mức trong bối cảnh kinh
tế Việt Nam. Đây minh chứng cần thiết
phải thêm các nghiên cứu thực nghiệm
khác để giải mối quan hệ giữa hai biến
số này cho kinh tế Việt Nam.
Nghiên cứu được bố cục thành năm phần,
phần 1 trình bày do nghiên cứu. Phần 2
tập trung tổng quan tài liệu, trong khi phần
3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Kết
quả thực nghiệm thảo luận được trình
bày phần 5. kết luận cùng hàm ý chính
sách được tổng kết ở phần 5.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Lý thuyết nền
Kuznets (1955) người tiên phong tìm
hiểu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
chất lượng môi trường. Ông phát hiện
ra hiệu ứng hình chữ U ngược, theo đó nền
kinh tế bắt đầu bị ô nhiễm ở giai đoạn tiền
công nghiệp, ô nhiễm nặng giai đoạn
công nghiệp, và có xu hướng đảo chiều tốt
lên ở giai đoạn hậu công nghiệp. Tác động
của năng lượng hiệu quả sử dụng năng
lượng không được đề cập trực tiếp trong
các thuyết về kinh tế, tuy nhiên theo
thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh do
Romer (1989) giới thiệu thì tác động này
thể được phân tích gián tiếp thông qua
sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ lên
tăng trưởng kinh tế. Bởi vì hầu hết các loại
máy móc dây chuyền sản xuất đều cần
ít nhất một loại năng lượng để thể vận
hành được. Thiếu các loại năng lượng này,
máy móc sẽ trở thành dụng (Nguyen
& Bui, 2020). Phân tích sâu hơn tác động
của tăng trưởng kinh tế công nghệ đến
môi trường, Grossman Krueger (1991)
chỉ ra ba kênh tác động gồm: (1) Hiệu ứng
quy mô; (2) Hiệu ứng cấu (3) Hiệu
ứng kỹ thuật. Sự gia tăng về quy của
nền kinh tế, hay sự chuyển dịch từ nông
nghiệp sang công nghiệp đều làm cho chất
lượng môi trường suy giảm. Trong khi đó,
việc áp dụng các công nghệ sản xuất mới,
thân thiện với tự nhiên sẽ hạn chế đáng kể
những áp lực lên môi trường.
2.2. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm
Hiệu quả sử dụng năng lượng được đo lường
bằng số lượng điện năng phải tiêu hao để
tạo ra một đô la Mỹ cho GDP. Do vậy trước
tiên cần phải thống nhất cách lập luận, theo
đó một quốc gia cần ít kWh điện hơn để
tạo ra 1 đô la Mỹ trong GDP, hoặc 1 kWh
điện tạo ra nhiều hơn đô la Mỹ so với trước
đây thì được hiểu quốc gia đó hiệu
quả sử dụng năng lượng tăng. ngược lại,
nếu cần nhiều kWh điện hơn để tạo ra 1 đô
la Mỹ trong GDP thì được coi quốc gia
đó hiệu quả sử dụng năng lượng giảm.
Lấy bối cảnh Trung Quốc, một quốc gia
BÙI HOÀNG NGỌC
69
Số 273+274- Năm thứ 27 (1+2)- Tháng 1&2. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
mức độ ô nhiễm môi trường cao, Hu
cộng sự (2014) kết luận rằng việc tăng sản
xuất năng lượng sử dụng năng lượng đều
làm suy giảm chất lượng không khí quốc
gia này. Tương tự, Lin cộng sự (2016)
điều tra sự tồn tại của đường cong môi
trường EKC tại các nước Châu Phi, cũng
kết luận rằng cấu trúc sử dụng các loại năng
lượng hiệu quả sử dụng năng lượng tác
động cùng chiều đến lượng khí thải CO2.
Khuyến nghị của Lin cộng sự (2016)
các quốc gia Châu Phi cần chú trọng phát
triển các loại năng lượng sạch.
Sử dụng nhiều năng lượng làm tăng lượng
khí thải CO2 cũng thể được tìm thấy
trong nghiên cứu của Shahbaz cộng sự
(2016) cho kinh tế Bồ Đào Nha. Cụ thể
hơn, bằng kỹ thuật ước lượng ARDL
kiểm tra điểm gãy cấu trúc, nhóm tác giả
kết luận mối quan hệ nhân quả Granger
một chiều chạy từ biến hiệu quả sử dụng
năng lượng đến biến ô nhiễm môi trường,
thậm chí hiệu quả sử dụng năng lượng
tác động dương đến lượng khí thải CO2
cả trong ngắn hạn dài hạn. Ngoài năng
lượng, thì phát triển tài chính cũng đóng
góp vào ô nhiễm môi trường Bồ Đào
Nha giai đoạn 1971-2011. Đi sâu vào phân
tích cơ cấu tiêu thụ năng lượng ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường Trung Quốc,
Naminse Zhuang (2018) chỉ ra tiêu
thụ than đá đóng góp vào ô nhiễm không
khí nhiều nhất 4,29%, tiếp theo dầu
(0,817%), điện (0,226%), gas (0,098%).
Đức quốc gia hiệu quả sử dụng năng
lượng được xếp hạng cao trên thế giới.
Rüstemoglu (2019) phát hiện ra rằng chính
những nỗ lực trong việc cải tiến công nghệ,
chuyển sang sử dụng các loại năng
lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt đã giúp
Đức cải thiện được chất lượng môi trường
gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp. Phân tích cho nhóm
quốc gia Châu Á, Huang và He (2023) báo
cáo rằng sự bền vững của các hệ sinh thái
tự nhiên, lượng khí thải CO2 giảm xuống
đòi hỏi sự đóng góp của việc nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng chuyển đổi
sang sử dụng các loại năng lượng tái tạo,
thân thiện với môi trường như năng lượng
gió, năng lượng mặt trời hay năng lượng
sinh học yêu cầu bắt buộc khẩn cấp
đối với các quốc gia này.
Tuy nhiên, không phải sử dụng bất kỳ loại
năng lượng nào cũng gậy ra các hệ lụy xấu
cho chất lượng môi trường, năng lượng
sinh học một trong những loại năng lượng
đó. Theo Ngo (2022) việc sử dụng năng
lượng sinh học như sản phẩm phụ từ nông
nghiệp, cây trồng, gỗ, bã mía, hoặc chất thải
hữu cơ v.v… không chỉ giúp hạn chế lượng
khí thải CO2 ra môi trường, còn giúp
Trung Quốc giảm áp lực phụ thuộc quá mức
vào các loại năng lượng không tái tạo như
xăng dầu, gas, điện năng, đồng thời cũng
giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tựu chung lại, tác động của năng lượng
hiệu quả sử dụng năng lượng đến chất
lượng môi trường ở các quốc gia vẫn chưa
đồng nhất. Bất chấp hiệu quả sử dụng năng
lượng được cải thiện, thì những lý do được
đưa ra để giải thích cho việc gây ra ô nhiễm
môi trường vẫn là: (i) Tiêu thụ một số loại
năng lượng xả thải các chất độc hại cho
môi trường những thuộc tính tự nhiên
của năng lượng; (ii) Các loại năng lượng
thô thường giá bán thấp, do vậy vì mục
đích lợi nhuận một số doanh nghiệp có thể
phớt lờ các quy định về môi trường; (iii)
Giảm lãng phí năng lượng đòi hỏi sự đầu
mạnh mẽ cho công nghệ và vốn con người,
do vậy đây không phải là vấn đề có thể giải
quyết trong ngắn hạn, đặc biệt những
quốc gia đang phát triển, hoặc các quy
định về môi trường còn lỏng lẻo (Bildirici
& Kayikçi, 2024; Mester cộng sự, 2023).
Nghiên cứu cho kinh tế Việt Nam, Tang
Tan (2015) khẳng định tiêu thụ năng lượng,