TÁC DỤNG CỦA DAFLON 500 TRONG ÐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH
lượt xem 12
download
Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh khá thường gặp. Tần suất mắc bệnh ở người lớn tại Mỹ và Châu Âu chừng 0,5%-3%. Bệnh này ở Việt nam còn ít được chú ý và nghiên cứu. Tới nay đã có nhiều nước trên thế giới sử dụng Daflon 500 để điều trị suy tĩnh mạch mạn tính và có kết quả tốt. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá diễn biến các triệu chứng cơ năng, thực thể của bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính sau điều trị bằng Daflon 500 - 2 viên/ngày, 60 ngày. Hiệu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÁC DỤNG CỦA DAFLON 500 TRONG ÐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH
- TÁC DỤNG CỦA DAFLON 500 TRONG ÐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH TÓM TẮT Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh khá thường gặp. Tần suất mắc bệnh ở người lớn tại Mỹ và Châu Âu chừng 0,5%-3%. Bệnh này ở Việt nam còn ít được chú ý và nghiên cứu. Tới nay đã có nhiều nước trên thế giới sử dụng Daflon 500 để điều trị suy tĩnh mạch mạn tính và có kết quả tốt. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá diễn biến các triệu chứng cơ năng, thực thể của bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính sau điều trị bằng Daflon 500 - 2 viên/ngày, 60 ngày. Hiệu quả và độ dung nạp của thuốc. So sánh kết quả nghiên cứu với nhóm ÐH Y Dược TP. HCM và đa trung tâm (Hà Nội, TP. HCM). Với phương pháp nghiên c ứu mở, tiền cứu, ứng dụng lâm sàng, đa trung tâm (từ 7/97). Bệnh viện Bình Dân (là một trong các nhóm nghiên tháng 5/97 cứu) có 58 bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính được điều trị bằng Daflon 500. Tỷ lệ nam/nữ là 1/6. Tuổi trung bình 48 tuổi. Kết quả cho thấy các triệu chứng cơ năng và thực thể (đau, nặng chân, vọp bẻ, sưng và độ chướng tĩnh
- mạch) đều được cải thiện tốt hơn. Hiệu quả điều trị (và độ dung nạp thuốc) ở mức độ tốt và rất tốt được đánh giá qua nhận xét chủ quan của bệnh nhân đạt 70,6% (và 74,6%), qua nhận xét của thầy thuốc đạt 78,4% (và 98%). Có sự phù hợp về kết quả nghiên cứu khi so sánh với nhóm ÐH Y Dược và đa trung tâm. SUMMARY EFFICACY OF DAFLON 500 IN CHRONIC VENOUS INSUFFICIENCY (GROUP BINH DAN HOSPITAL) Cao Van Thinh, Van Tan, Huynh Thanh Hiep * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 2 - No 4 - 1998: 211-215 Chronic venous insufficiency (CVI) is a common disease and affects about 0.5 - 3% of the adult in the US and Europe. In Vietnam, few scientific papers mention about it. Up to now, there have been a lot of countries in the world using Daflon 500 to treat CVI with satisfactory result. This research is done to assess the symptomatic evolation of patients suffering from CVI after being treated with Daflon 500 2 tablets a day for 60 days, the drug efficacy and tolerance and to compare result at Binh Dan hospital with those at Faculty of Medicine and Multicenter (Ha Noi - HCMC). With a
- propective, open, clinically applied and multicenter method, the group of research at Binh Dan hospital form 5/97 to 7/97 consists of 58 patients with CVI treated by Daflon 500. The ratio of male and female is 1/6. The average age is 48. The symptoms including pain, heaviness, cramp, swelling have been considerally amiliorated at the end of treatment. The drug efficacy and tolerance appreciated subjectively by patients and invesstigators are 70.6% and 74.6% respectively. The result are comparable among groups of research at Binh Dan hospital, Faculty of Medicine and Multicenter. ÐẶT VẤN ÐỀ Suy tĩnh mạch mãn tính (STMMT) chi dưới do mất bù lưu chuyển máu tĩnh mạch, thứ phát sau các trường hợp giãn tĩnh mạch nông hay thuyên tắc tĩnh mạch(7). STMMT thường gặp, tần suất mắc bệnh ở người lớn tại Mỹ và Châu Âu chiếm 0,5-3%(1), thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi. Chi phí cho chăm sóc và điều trị STMMT khá tốn kém, chiếm từ 1,5%-2% ngân sách y tế ở các nước Châu Âu(5). Tùy theo mức độ bệnh mà việc điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp(2,3,4). Ở Việt nam STMMT cũng khá thường gặp nhưng ít được chú ý và nghiên cứu. Bệnh nhân chỉ đi khám (hoặc được chẩn đoán) khi các triệu chứng đã rõ hoặc có những biến chứng rối loạn dinh dưỡng da, viêm tắc tĩnh mạch . Vừa qua, một thử nghiệm tiền cứu, mở, đa
- trung tâm (Hà Nội, TP. HCM) sử dụng Daflon 500 - 2 viên/ngày, 60 ngày điều trị STMMT có hoặc không có dòng chảy ngược tĩnh mạch kèm theo, đã được tiến hành. Bệnh viện Bình Dân là 1 trong 6 trung tâm được chọn để thực hiện nghiên cứu trên. Từ tháng 5/97- 7/97 đã khám, điều trị và theo dõi cho 58 bệnh nhân STMMT. Trên thế giới nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của Daflon 500 trong điều trị STMMT(6). Với nghiên cứu này ở nhiều trung tâm Hà Nội và TP. HCM sẽ mở đường cho những nghiên cứu, tìm hiểu bệnh STMMT về các lĩnh vực dịch tễ học, sinh bệnh học, mức độ mắc bệnh, chẩn đoán và điều trị nội ngoại khoa. mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân và sự hiểu biết của thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị STMMT. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Ðánh giá diễn biến các triệu chứng cơ năng thực thể trên bệnh nhân STMMT có hoặc không chảy ngược tĩnh mạch được điều trị bằng Daflon 500 Ðánh giá hiệu quả và sự dung nạp thuốc theo nhận xét của bệnh nhân và bác sĩ điều trị.
- So sánh kết quả nghiên cứu của nhóm Bệnh Viện Bình dân với nhóm ÐH Y Dược TP. HCM và đa trung tâm (Hà nội, TP. HCM). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ðây là một nghiên cứu mở, tiền cứu áp dụng trên lâm sàng tại đa trung tâm mà Bệnh Viện Bình Dân là 1 trong 6 trung tâm được chọn thực hiện. Ðối tượng là các bệnh nhân có STMMT. Thiết kế nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân có STMMT có hay không có dòng chảy ngược tĩnh mạch được uống 2 viên/ngày Daflon 500mg trong 60 ngày. Tiêu chuẩn chọn bệnh Nam, nữ trên 18 tuổi mọi chủng tộc. Bệnh nhân có hoặc không có dòng chảy ngược tĩnh mạch (xác định bằng Pocket Doppler) có triệu chứng c ơ năng hoặc thực thể của bệnh STMMT (theo phân loại CEAP) và có chỉ định điều trị với thuốc trợ tĩnh mạch (Phlebotropic Drug) Bệnh nhân ổn định về tâm thần và đi lại được bình thường Bệnh nhân thỏa thuận tham gia nghiên cứu bằng chữ ký sau khi được giải thích rõ về các vấn đề liên quan.
- Tiêu chuẩn loại trừ Tiền sử bệnh nặng hoặc các bệnh kèm theo đang diễn biến nặng (không liên quan đến bệnh tĩnh mạch) Tiền căn nghiện rượu hoặc lạm dụng thuốc Tiểu đường có biến chứng thần kinh và hoặc bệnh động mạch. Phù do bệnh khác kèm theo (thận, gan, tim .) có thể làm sai lệch việc đánh giá triệu chứng phù do suy tĩnh mạch. Phù bạch mạch. Phụ nữ có thai, đang cho con bú, đang dùng thuốc ngừa thai, đang muốn có thai. Bệnh nhân mới phẫu thuật, tai nạn . Bệnh nhân có triệu chứng ở chi dưới nhưng không thể xác định chắc là có nguyên nhân tĩnh mạch (nguyên nhân động mạch, thần kinh, chuyển hóa) Bệnh nhân đã dùng thuốc thử nghiệm trước đó, đã bị viêm tắc tĩnh mạch, đã có can thiệp phẫu thuật về tĩnh mạch.
- Phân loại lâm sàng "CEAP" Ðộ 0: Không có triệu chứng thực thể bệnh tĩnh mạch quan sát được hoặc sờ thấy được (chỉ có triệu chứng cơ năng) Ðộ 1: Giãn tĩnh mạch xa, tĩnh mạch lưới, sưng mắt cá chân Ðộ 2: Phình giãn tĩnh mạch (VARICOSE) Ðộ 3: Phù nhưng không có thay đổi da Ðộ 4: Biến đổi da do bệnh tĩnh mạch (xạm da, chàm, xơ mỡ bì) Ðộ 5: Biến đổi da như trên kèm theo loét đã lành Ðộ 6: Biến đổi da như trên kèm theo loét tiến triển Thời gian biểu nghiên cứu: (tính theo ngày khám - N) N0 N1 N3 N6 5 0 0 Tiêu chuẩn chọn bệnh X
- Giải thích thỏa thuận X Bệnh sử X hiệu (Huyết áp, X X X X Sinh Mạch, cân nặng) Giai đoạn lâm sàng của suy X X X X tĩnh mạch mãn Ðánh giá chảy ngược tĩnh X mạch bằng Doppler Tiêu chuẩn lấy vào nghiên X cứu Ðánh giá phù XXXX Ðau XXXX
- Nặng, co cứng và sưng XXXX Ðiều trị kèm theo XXXX Tác dụng phụ XXXX Dung nạp XXX Ðánh giá cuối cùng X Thang đánh giá triệu chứng đau (visual analog scale) 8
- 6 4 0 2 Không đau Ðau không thể chịu được Cách tính điểm đánh giá lâm sàng (clinical score) Ðiểm đánh giá lâm sàng triệu chứng sưng (swelling) Ðiểm đánh giá lâm sàng triệu chứng nặng chân (Heaviness) Ðiểm đánh giá lâm sàng triệu chứng co cứng (cramps)
- kể 0: Không có 2: Ðáng (absent) (significant) Nhẹ 3: Nặng (severe) 1: (mild) Sử dụng thước đo chu vi cẳng chân (Leg - O - Meter) Phương pháp phân tích thống kê Các biến số khoảng sẽ được mô tả trung bình, độ lệch chuẩn, tối thiểu và tối đa Biến số danh định được mô tả theo phân phối tần suất Khoảng tin cậy 95% - Kiểm định với mức ý nghĩa 0,05 Kendall s Tau: tương quan giữa trào ngược tĩnh mạch và giai đoạn lâm sàng So sánh mức độ đau: repeated measure ANOVA So sánh giai đoạn lâm sàng, sưng, nặng chân, vọp bẻ: Q-Cochrane (CMH)
- Sử dụng phần mềm STATA và SAS KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Về dịch tễ Có 8 nam (13,8%), 50 nữ (86,2%); tỷ lệ nam/nữ là 1/6; tuổi trung bình là 48 tuổi, cao nhất 79 tuổi, thấp nhất 27 tuổi. - Tiền sử bệnh tĩnh mạch trước đó: 15 bệnh nhân (25,86%) số còn lại không xác định rõ bệnh tĩnh mạch trước đó (74,14%). - 96,5% không điều trị thuốc trước khi tham gia nghiên cứu. 3,5% có được điều trị (1 trường hợp dùng aspirine, 1 trường hợp dùng Daflon nhưng không được duy trì). Về chẩn đoán: (trong ngày khám thứ nhất) - Phân loại mức độ bệnh theo CEAP cho thấy - 7% loại 0 - 31,6% loại 1 - 47,4% loại - 5,3% loại 3
- 2 - 7% loại 4 - không có loại 5 và 6. - Dấu hiệu chảy ngược tĩnh mạch: chân trái 54,4%, chân phải 45,6%. Nặng Vọp bẻ Sưng chân chân Không 45,6% 5,3% 26,3% có Nhẹ 35,1% 28,1% 22,8% Ðáng 17,5% 45,6% 43,9% kể Nặng 1,8% 21,1% 7%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn