Tài liệu chăn nuôi - keo đất
lượt xem 47
download
Trong đất có 3 thành phần: rắn lỏng và khí. Thể rắn và lỏng rất phức tạp bao gồm rất nhiều các phần tử có kích thước khác nhau. Dựa vào độ lớn và mức độ phân tán trong dung dịch nước của thể rắn người ta chia ra làm 3 loại: 1. (1) Những hạt có kích thước 10-6mm gọi là hệ phân tán phân tử. 2. (2) Những hạt có kích thước từ 10-6 – 10-4 mm gọi là dung dịch keo hay hệ phân tán keo. 3. (3) Những hạt có kích thước lớn hơn 10-4 mm gọi là hệ phân tán thôi. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu chăn nuôi - keo đất
- Keo đất Trong đất có 3 thành phần: rắn lỏng và khí. Thể rắn và lỏng rất phức tạp bao gồm rất nhiều các phần tử có kích thước khác nhau. Dựa vào độ lớn và mức độ phân tán trong dung dịch nước của thể rắn người ta chia ra làm 3 loại: 1. (1) Những hạt có kích thước 10-6mm gọi là hệ phân tán phân tử. 2. (2) Những hạt có kích thước từ 10-6 – 10-4 mm gọi là dung dịch keo hay hệ phân tán keo. 3. (3) Những hạt có kích thước lớn hơn 10-4 mm gọi là hệ phân tán thô. Cấu tạo của keo đất Keo đất có thể là dạng tinh thể hoạc vô định hình.Tướng phân tán của hệ keo gọi là mixen keo. Một mixen keo có cấu tạo gồm 3 lớp: • Nhân mixen: là tập hợp những phân tử vô cơ, hữu cơ hay hữu cơ – vô cơ, có cấu tạo tinh thể hoặc vô định hình: là những axit mùn; hydroxit sắt; nhôm; silic và những phân tử khoáng thứ sinh. Tính chất và sự phân ly của nhân mixen là yếu tố quyết định dấu điện tích của keo. • Lớp ion tạo điện thế: Trên bề mặt nhân keo có một lớp ion được tạo thành do sự phân ly của nó hay do những nguồn gốc mang điện tích khác, gọi là lớp ion tạo điện thế.Dấu diện tích của keo chính là dấu của lớp ion tạo điện thế này. Keo silic, keo hữu cơ có lớp tạo điện thế mang dấu âm, gọi là keo âm; keo hydroxit, Fe, Al trong môi trường axit có lớp ion tạo điện thế mang dấu dương, gọi là keo dương. • Lớp ion bù: vì hạt keo mang điện của lóp ion tạo điện thế và do sức hút tĩnh điện mà tạo thành một lớp ion trái dấu bao bên ngoài hạt keo gọi là lớp ion bù. Lớp ion bù với lớp ion điện thế tạo nên lớp ion kép: Do lực hút tĩnh điện của hạt keo phụ thuộc vào khoảng cách với lớp ion điện thế nên chúng chịu những lực hút tĩnh điện khác nhau, và phân thành hai lớp: • Lớp ion cố định: gồm những ion bù ở gần hạt keo hơn, chiệu lực hút tĩnh điện mạnh, bám chặt hơn lên hạt keo và hầu như không di chuyển. Tầng ion khuyếch tán: gồm những ion cách xa hạt keo hơn của lớp ion bù, chịu sức hút tĩnh điện yếu nên dễ di chuyển ra ngoài dung dịch giữa các mixen keo. . Phân loại hạt keo Dựa vào nguồn gốc hình theo keo đất được chia làm 3 loại: - Keo vô cơ: đó là các keo có nguồn gốc từ các loại khoán sét và hydroxit sắt, nhôm như: keo monmorilonit, keo illit, kaolinit, keo setquioxit. - Keo hữu cơ: các loại keo được hình thành từ các chất hữu cơ chủ yếu là keo của các ãit mùn: axit humic, axit fuvic, hoặc các chất hữu cơ thông thường: xenluloza, protein, linhin. các keo hữu cơ vì có các nhóm định chức(-COOH; -OH; -NH2…) nên có khả năng phân ly ra H+, do đó nó mang điện tích âm.
- - Keo phức vô cơ-hữu cơ: dấu điện tích của keo của chúng phụ thuộc vào bản chất vô cơ và hữu cơ, tỷ lệ phối hợp của chúng và phản ứng môi trường. Tính chất của keo đất Keo đất có điện tích lớn và có năng lượng bề mặt, nên có khả năng hấp phụ rất lớn. Năng lượng bề mặt của keo đất sinh ra ngay trên bề mặt tiếp xúc giữa keo đất với dung dịch đất. • Keo đất mang điện tích nên có thể tham gia vào rất nhiều các phản ứng trao đổi và các phản ứng khác. • Tính ưa nước và kỵ nước: do keo đất mang điện tích nên chúng không chỉ hút các ion mà cả những phân tử có cực. Vì phân tử nước có tính lưỡng cực nên thường bị các keo hấp thụ. Nếu keo âm thì đầu của của cực dương( H+) tiếp xúc với keo và ngược lại. Quá trình này gọi là quá trình hydrat hóa của keo. Dựa vào mức độ hydrat hóa, keo đất chia làm 2 nhóm: • Keo ưa nước có độ hydrat hóa cao, màng nước bao xung quanh dày, như keo axit humic, axit fuvic, keo axit silixic. • Keo không ưa nước có mức độ hydrat hóa thấp, màng nước bao xung quanh mỏng như: hydroxit sắt, nhôm, kaolinit. • Tính tụ keo và tán keo: khả năng chống lại sự gắn kết của những phân tử keo lại với nhau trong dung dịch do ảnh hưỡng của những chất điện phân, phản ứng của môi trường…giữ cho keo ở trạng thái phân tán ( trạng thái sol) gọi là khả năng tán keo và keo ở trạng thái này gọi là keo tán hay sol keo. • Sự chuyển keo ở trạng thái phân tán sang trạng thái ngưng tụ, gọi là sự tụ keo (trạng thái gel). Quá trình ngưng tụ keo là do keo mất các màng nước hoặc do keo trở nên trung hòa điện tích khi kết hợp với các phân tử (hạt keo) có điện tích trái dấu. Keo đất có tác dụng ngưng tụ Keo đất có thể tồn tại ở hai trạng thái khác nhau: trạng thái keo tán (sol) và trạng thái keo tụ (gel). Khi những hạt keo phân bố trong một thể tích nước thì chúng nằm xa cách nhau, đó là trạng thái sol (hay hydrosol). Trong trường hợp này môi trường phân tán là nước, tướng phân tán là các hạt keo. Như thế sol chỉ keo ở trạng thái lơ lửng trong chất lỏng. Hiện tượng này do các nguyên nhân: do thế điện động (điện thế zeta) làm cho các hạt keo đẩy nhau không tiến lại gần nhau được, hoặc do màng nước bao bọc ngoài keo ngăn cản không cho chúng dính liền nhau. Song trong thiên nhiên lại có cả quá trình ngưng tụ, nghĩa là quá trình biến sol thành gel. Quá trình này chỉ xảy ra khi keo bị trung hoà điện hoặc sức hút giữa chúng lớn hơn sức đẩy. Sự ngưng tụ keo có thể do những nguyên nhân chính sau: + Keo ngưng tụ do tác dụng của chất điện giải: đây là nguyên nhân chủ yếu. Ion chất điện giải tiếp xúc với hạt keo, điện của keo sẽ bị trung hoà bởi ion mang điện trái dấu. Ta biết, đa số keo đất mang điện âm nên nói chung chúng bị ngưng tụ do có cation trong dung dịch đất. Do chất điện giải là một muối, các ion của muối này hydrat hoá lấy nước của hạt keo, làm giảm bề dày màng nước giúp cho chúng có thể gần nhau; mặt khác ion muối ngăn cản khả năng điện phân của các cation trao đổi làm giảm điện thế zeta. Cả 2 nguyên nhân đó dẫn tới hiện tượng keo đất liên kết với nhau mà ngưng tụ. Hoá trị của cation càng cao thì sức ngưng tụ keo càng mạnh. Nghiên cứu sự ngưng tụ keo sét Gedroiz thấy rằng sức ngưng tụ của cation hoá trị 2 lớn gấp 25 lần cation hoá trị 1, cation hoá trị 3 gấp 10 lần cation hoá trị 2
- (bảng 5.2). Các cation hoá trị 1 như Na+, K+, H+ có tác dụng ngưng tụ nhưng không bền, khi chất điện giải trong dung dịch bị rửa trôi thì xảy ra hiện tượng tán keo. + Keo ngưng tụ do hiện tượng mất nước: tuỳ khả năng giữ nước người ta chia keo thành keo ưa nước và keo ghét nước. Keo ưa nước trên bề mặt có những phân tử nước hoặc chất lỏng như dung dịch đất. Những keo ưa nước như gelatin, axit silicic, nhựa cây, một vài chất hữu cơ trong đất, một số keo sét... Keo ghét nước như hydroxít sắt, kaolinit... Chúng không có màng nước xung quanh nên dễ ngưng tụ, chỉ cần dùng dung dịch muối nồng độ thấp. Trái lại các keo ưa nước chỉ ngưng tụ trong trường hợp chất điện giải ở nồng độ cao. Những lúc thời tiết hanh khô hoặc hạn hán kéo dài làm cho đất khô thì keo ưa nước cũng có thể ngưng tụ do màng nước quanh nó bị mất. + Keo ngưng tụ do sự liên kết hai hạt keo mang điện trái dấu Như trên đã nói, đa số keo đất mang điện âm. Tuy nhiên vẫn gặp một số keo mang điện dương như keo Fe(OH)3, Al(OH)3, khi keo âm và keo dương kết hợp với nhau, sau lúc trung hoà điện tạo thành gel hỗn hợp. Nếu số lượng keo âm nhiều gấp bội keo dương thì các keo âm bao bọc keo dương tạo thành màng bảo vệ mang điện âm, kết quả lại tạo thành sol.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chăn nuôi gia cầm part 1
28 p | 413 | 107
-
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ CÁI SINH SẢN
6 p | 955 | 102
-
Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn con
8 p | 447 | 91
-
Chăn nuôi gia cầm part 9
28 p | 256 | 73
-
Kinh nghiệm chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ: Phần 2
92 p | 222 | 72
-
Kỹ thuật nuôi gà
9 p | 177 | 70
-
Kỹ thuật chăn nuôi giống bò lai sind
24 p | 668 | 64
-
KỸ THUẬT NUÔI TRÂU BÒ THỊT
6 p | 304 | 56
-
Chăn nuôi gia cầm part 4
28 p | 185 | 45
-
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VỊT CHUYÊN TRỨNG KHAKI CAMPBELL
6 p | 256 | 35
-
Kỹ thuật Chăn nuôi cừu
151 p | 143 | 33
-
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỰC GIỐNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN
5 p | 162 | 32
-
KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC
8 p | 195 | 30
-
Kỹ thuật chăn nuôi lợn Yorkshire – Phần 1
26 p | 178 | 26
-
Chăn Nuôi Đà Điểu, Gà Lôi phần 8
8 p | 236 | 21
-
Chăn Nuôi Đà Điểu, Gà Lôi phần 9
8 p | 98 | 13
-
Nguyên tắc phòng bệnh trong chăn nuôi heo
3 p | 97 | 12
-
Những điều cần lưu ý khi nuôi gà
3 p | 95 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn