Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 6
lượt xem 19
download
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 6 được biên soạn gồm 6 chủ đề chính, cụ thể như sau: Vị trí địa lí – lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Long An; Lịch sử Long An từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ VII; Truyện cổ dân gian Long An; Bài hát về địa phương; Tác phẩm mĩ thuật địa phương; Quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em ở Long An. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 6
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN THANH TIỆP – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên) LÊ THỊ SONG AN – TRẦN MINH HƯỜNG (đồng Chủ biên) NGUYỄN THỊ LƯU AN – NGUYỄN MAI QUỲNH CHÂU – NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP NGUYỄN PHÚC HIỀN – LÃ THUÝ HƯỜNG – TRẦN ĐỨC LUẬN LÊ MINH QUANG – TRẦN VIỆT QUYỀN – ĐẶNG THỊ THU THẢO ĐỒNG VĂN TOÀN – ĐỖ THUỲ TRANG – NGUYỄN THỊ XUÂN TRANG PHAN THANH TUẤN – PHẠM XUÂN VŨ TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH
- Lời nói đầu Các em học sinh thân mến! Nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối trực tiếp với Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Long An vừa mang những nét văn hoá đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá tiên tiến của cả nước trong quá trình hội nhập. Nhân dân Long An luôn tự hào về truyền thống “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Truyền thống hào hùng đó tiếp tục được phát huy bởi tình yêu và lòng tự hào về quê hương của các thế hệ người Long An tiếp nối, cùng chung tay, góp sức tạo nên một Long An tươi đẹp. Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 6. Nội dung Tài liệu là những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương, được cấu trúc thành 6 chủ đề, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Cấu trúc của mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học tập: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng, nhằm phát huy các phẩm chất và năng lực của các em, trong đó đề cao năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hoá, lịch sử,… quê hương Long An. Đồng thời, qua các hoạt động học tập, trải nghiệm, các em sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về nơi mình sinh sống, tự bồi dưỡng tình yêu quê hương cũng như ý thức trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng quê hương Long An ngày càng giàu đẹp. Chúc các em có những trải nghiệm thú vị và bổ ích cùng với Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 6. TẬP THỂ TÁC GIẢ 2
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Đạt được những phẩm chất, năng lực sau Mục tiêu mỗi chủ đề. Huy động kinh nghiệm, kiến thức nền, tạo Khởi động hứng thú để dẫn dắt vào chủ đề mới. Tìm hiểu, khám phá kiến thức, kĩ năng Khám phá thông qua hoạt động học tập để hình thành tri thức mới. Củng cố kiến thức, luyện tập, thực hành Luyện tập những điều vừa khám phá được. Định hướng vận dụng những tri thức đã Vận dụng học vào thực tiễn cuộc sống. Giúp các em được tiếp cận những kiến Mở rộng thức nâng cao và mở rộng liên quan đến bài học. 3
- MỤC LỤC Lời nói đầu..................................................................................................................................2 Hướng dẫn sử dụng tài liệu ................................................................................................ 3 Mục lục ...................................................................................................................................... 4 Chủ đề 1: Vị trí địa lí – lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Long An Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Long An ................................................... 5 Bài 2: Địa hình và khoáng sản tỉnh Long An ................................................................. 9 Bài 3: Khí hậu và sông ngòi tỉnh Long An ................................................................... 13 Bài 4: Tài nguyên đất và sinh vật tỉnh Long An ......................................................... 18 Chủ đề 2: Lịch sử Long An từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ VII Bài 1: Vùng đất Long An thời nguyên thuỷ ................................................................ 22 Bài 2: Vùng đất Long An từ thế kỉ I đến thế kỉ VII ..................................................... 26 Chủ đề 3: Truyện cổ dân gian Long An ............................................................................... 32 Chủ đề 4: Bài hát về địa phương.............................................................................................. 50 Chủ đề 5: Tác phẩm mĩ thuật địa phương........................................................................... 58 Chủ đề 6: Quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em ở Long An ........................ 66 Giải thích thuật ngữ ................................................................................................................... 75 4
- CHỦ ĐỀ 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LÃNH THỔ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH LONG AN BÀI VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 1 TỈNH LONG AN TỈNH LONG AN Mục tiêu GIỚI THIỆU BÀI HỌC Xác định được vị trí địa lí của tỉnh Long An Vị trí địa lí của một lãnh trên lược đồ Việt Nam; thổ có ảnh hưởng trực tiếp Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm đến thiên nhiên và hoạt động vi lãnh thổ của tỉnh Long An và nêu được kinh tế – xã hội của con người ảnh hưởng của nó đối với tự nhiên, phát triển sinh sống trên lãnh thổ ấy. Vị kinh tế – xã hội; trí địa lí tỉnh Long An có ảnh sử dụng ngôn ngữ kết hợp với lược đồ để Biết hưởng tích cực đến đời sống trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về và việc phát triển kinh tế – phạm vi lãnh thổ, ý nghĩa của vị trí địa lí tỉnh xã hội của tỉnh. Long An. KHỞI ĐỘNG Học sinh tham gia trò chơi Tiếp sức. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi. Mỗi đội đều nhận một nhiệm vụ trong thời gian 1 phút 30 giây, mỗi bạn chỉ được viết lên bảng tên một đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Long An. Sau đó, lần lượt từng em thực hiện nhiệm vụ đó cho đến hết thời gian quy định. Đội nào nhanh, nêu được nhiều đơn vị kiến thức theo yêu cầu thì đội đó thắng. 5
- KHÁM PHÁ I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Tỉnh Long An thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long lên vùng Đông Nam Bộ, kết nối trực tiếp với Thành phố Hồ Chí Minh – một trong số những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Tỉ lệ 1 : 15 000 000 Hình 1. Vị trí của tỉnh Long An trên lãnh thổ Việt Nam (Nguồn: Lã Thuý Hường biên soạn trên sơ sở dữ liệu GIS quốc gia) Tỉnh Long An có toạ độ địa lí: – Điểm cực Bắc có vĩ độ 11002’ Bắc, tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. – Điểm cực Nam có vĩ độ 10023’ Bắc, tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành. – Điểm cực Tây có kinh độ 105030’ Đông, tại xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng. – Điểm cực Đông có kinh độ 106047’ Đông, tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc. Về vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp vương quốc Cam-pu-chia và tỉnh Tây Ninh; phía nam giáp tỉnh Tiền Giang; phía đông giáp với Thành phố Hồ Chí Minh; phía tây nam giáp với tỉnh Đồng Tháp. 6
- Tỉ lệ 1 : 865 000 Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Long An (Nguồn: Lã Thuý Hường biên soạn trên sơ sở dữ liệu GIS quốc gia) Dựa vào thông tin trong mục I và hình 2, em hãy: – Cho biết các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của tỉnh Long An thuộc các huyện và thành phố nào? – Xác định vị trí tiếp giáp của tỉnh Long An trên đất liền. II. PHẠM VI LÃNH THỔ Lãnh thổ tỉnh Long An gồm hai bộ phận: vùng đất và vùng trời. – Vùng đất có tổng diện tích tự nhiên là 4 494,94 km2. – Không gian bên trên vùng đất là vùng trời của tỉnh Long An. Tính đến năm 2019, tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hoá, Tân Thạnh, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 161 xã, 12 phường và 15 thị trấn. Dân số tỉnh Long An là 1 695 100 người, chiếm 1,76% dân số cả nước. Dựa vào hình 2 và thông tin trong mục II, em hãy kể tên các bộ phận lãnh thổ của tỉnh Long An. 7
- III. ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên tỉnh Long An mang tính nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. – Tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú. – Sở hữu vị trí địa lí khá đặc biệt, tạo thuận lợi cho tỉnh Long An phát triển kinh tế – xã hội, dễ dàng giao lưu với các vùng trong nước và với thế giới. Bên cạnh đó, nhờ thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. – Tỉnh Long An nằm trong vùng chịu tác động của các tai biến thiên nhiên như: hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất,… nhưng mức độ không quá nghiêm trọng như nhiều tỉnh khác trên cả nước. Dựa vào thông tin trong bài và kiến thức của bản thân, em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn mà vị trí địa lí đem lại đối với tự nhiên và sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Long An. LUYỆN TẬP 1. Em hãy hoàn thành bảng thông tin về toạ độ các điểm cực của tỉnh Long An (làm vào vở bài tập). Các điểm cực Vĩ độ/ Kinh độ Địa điểm Điểm cực Bắc ? ? Điểm cực Nam ? ? Điểm cực Đông ? ? Điểm cực Tây ? ? 2. Em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí tỉnh Long An đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. VẬN DỤNG Dựa vào Bản đồ hành chính tỉnh Long An, em hãy cho biết địa phương nơi em đang sống tiếp giáp với những huyện, thị xã hay thành phố nào của tỉnh Long An. Từ đó, xác định các tuyến giao thông đến những địa phương tiếp giáp kể trên. 8
- BÀI ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN TỈNH LONG AN 2 Mục tiêu GIỚI THIỆU BÀI HỌC Nêu được đặc điểm địa hình của Tỉnh Long An là phần chuyển tỉnh Long An: đặc điểm chung, các tiếp giữa Đông Nam Bộ và Đồng khu vực địa hình và tác động của địa bằng sông Cửu Long, địa hình khá hình đến kinh tế – xã hội địa phương; bằng phẳng nhưng có xu thế thấp Biết cách đọc lược đồ địa hình tỉnh dần từ khu vực bắc - đông bắc Long An; xuống nam - tây nam. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An tên và trình bày được tiềm năng Kể được xếp vào vùng đất ngập nước. khoáng sản ở tỉnh Long An; Tài nguyên khoáng sản của sử dụng ngôn ngữ kết hợp với Biết tỉnh tuy không nhiều về chủng lược đồ để trình bày thông tin, ý loại nhưng lại có giá trị về kinh tế. tưởng và thảo luận về địa hình tỉnh Điển hình là nước ngầm, đất sét, Long An. than bùn và cát. Hình 1. Rừng tràm gió Long An (Nguồn: https://mylongan.vn) 9
- KHỞI ĐỘNG – Địa phương em đang sống có những cây trồng và vật nuôi nào? – Vì sao địa phương em có thể trồng và nuôi những cây trồng, vật nuôi ấy? KHÁM PHÁ I. ĐỊA HÌNH Tỉ lệ 1 : 865 000 Hình 2. Bản đồ địa hình tỉnh Long An (Nguồn: Lã Thuý Hường biên soạn trên sơ sở dữ liệu GIS quốc gia và ảnh Landsat TM7) 10
- Tỉnh Long An có địa hình khá bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía bắc – đông bắc xuống nam – tây nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. – Phía bắc và đông bắc tỉnh (thuộc huyện Đức Huệ, Đức Hoà) tương đối cao, có một số gò đồi thấp. – Phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, diện tích chiếm gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bị ngập lụt hằng năm, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46 300 ha. – Phần diện tích còn lại địa hình bằng phẳng, không ngập nước nhưng phần lớn nền đất yếu. Hình 3. Một góc huyện Đức Hoà Hình 4. Ngập lụt ở vùng trũng Long An (Nguồn: https://www.thitruong.today) ngày 25/8/2018 (Nguồn: https://www.vietnamplus.vn) Dựa vào hình 2 và thông tin trong mục I, em hãy: – Kể tên các khu vực địa hình chính của tỉnh Long An. – Cho biết từ phía bắc – đông bắc xuống nam – tây nam, độ cao địa hình thay đổi như thế nào? II. KHOÁNG SẢN Long An có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng; gồm nước ngầm, đất sét, than bùn, cát,…. Nước ngầm có ba tầng: Tầng ở độ sâu từ 2 – 30 m, có chất lượng không tốt nhưng vẫn có thể dùng cho sinh hoạt. Ở một số huyện như Đức Huệ, Vĩnh Hưng, tầng nước này bị nhiễm mặn, phèn, sắt nên chỉ được khai thác trong mùa mưa. Tầng ở độ sâu từ 30 – 120 m bị nhiễm mặn. Tầng ở độ sâu 140 – 200 m là tầng nước ngọt, chất lượng tương đối tốt. Hiện tầng này đang được khai thác ở nhiều nơi như Giồng Giáng, Gò Đen, Trà Cú, Tân An, Thủ Thừa, Tầm Vu. 11
- Than bùn có trữ lượng ước tính khoảng 2,5 triệu tấn, chiều dày lớp than từ 1,5 m đến 6 m, phân bố ở các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Than bùn vùng này có độ tro thấp, mùn và khoáng cao. Tuy nhiên, việc khai thác than sẽ thúc đẩy quá trình ôxi hoá và thuỷ phân tạo ra axit sun-fu-ric, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Đất sét trữ lượng hơn 27,8 triệu m3, là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, đã và đang được khai thác khá mạnh ở huyện Đức Hoà, Đức Huệ và một số huyện như Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Thạnh Hoá. Cát san lấp và cát xây dựng trữ lượng ước tính rất lớn, tập trung ở các huyện Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá. Thạch cao có mặt trong trầm tích đầm lầy. Khí đốt phân bố ở huyện Tân Thạnh. Dựa vào thông tin trong mục II, em hãy: – Kể tên các khoáng sản chính ở tỉnh Long An. – Xác định phạm vi phân bố và vai trò của các khoáng sản chính ở tỉnh Long An. LUYỆN TẬP 1. Hoàn thành bảng thông tin về các khu vực địa hình tỉnh Long An theo mẫu sau: Khu vực địa hình Phân bố Đặc điểm chính ? ? ? 2. Hoàn thành bảng thông tin về các loại khoáng sản chính ở tỉnh Long An (tên khoáng sản, phân bố và giá trị kinh tế). Loại khoáng sản Phân bố Giá trị kinh tế ? ? ? VẬN DỤNG 1. Nơi em sống thuộc khu vực địa hình nào? Khu vực địa hình đó phù hợp với những hoạt động kinh tế nào? 2. Sưu tầm thông tin về hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản ở tỉnh Long An mà em biết. Giải thích tại sao phải khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở tỉnh Long An. 12
- BÀI KHÍ HẬU VÀ SÔNG NGÒI TỈNH LONG AN 3 Mục tiêu GIỚI THIỆU BÀI HỌC Trình bày được đặc điểm khí Tỉnh Long An nằm trong vùng khí hậu hậu của tỉnh Long An; nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền Nêu được ảnh hưởng của khí hậu nhiệt ẩm(1) phong phú, có hai mùa là đến kinh tế – xã hội địa phương; mùa mưa và mùa khô. Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Long An; Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của tỉnh Long An nối liền với sông Trình bày được đặc điểm sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ. Đây là ngòi của tỉnh Long An; các đường dẫn tải và tiêu nước (2) quan Nêu được ảnh hưởng của trọng trong sản xuất cũng như cung cấp sông ngòi đến kinh tế – xã hội cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. địa phương. KHỞI ĐỘNG Giáo viên cho học sinh nghe bài hát Vàm Cỏ Đông – Nhạc: Trương Quang Lục, lời thơ: Hoài Vũ; hoặc bài hát Anh ở đầu sông em cuối sông – Nhạc: Phan Huỳnh Điểu, thơ: Hoài Vũ để dẫn dắt vào nội dung bài học. KHÁM PHÁ I. KHÍ HẬU Tỉnh Long An có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao, mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. 1 Nền nhiệt ẩm: nhiệt độ và độ ẩm trung bình hằng năm. 2 Đường dẫn tải và tiêu nước: dẫn nước và thoát nước. 13
- oC mm Dựa vào kiến thức đã học về vị trí địa lí, hình 1 và thông tin trong mục I, em hãy: – Nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của tỉnh Long An và chỉ rõ sự phân hoá khí hậu theo mùa ở đây. – Nêu những nguyên nhân dẫn đến tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của khí hậu tỉnh Long An. – Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của khí hậu tỉnh Long An được thể hiện như thế nào qua yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của tỉnh. Hình 1. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Long An (trạm Tân An), năm 2019 (Nguồn: Lã Thuý Hường biên soạn theo số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Long An) Nguyên nhân: Do vị trí địa lí của tỉnh Long An nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến bán cầu Bắc, ở phần lãnh thổ phía nam của đất nước, rất gần Xích đạo, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á nên khí hậu của tỉnh có tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Biểu hiện: – Nhiệt độ trung bình tháng từ 27,2⁰C đến 27,70C. Nhiệt độ trung bình cao nhất (tháng 4) là 28,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1) là 25,20C. – Lượng mưa hằng năm biến động từ 966 đến 1 325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô gay gắt kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và tây nam. Các huyện phía đông nam gần biển có lượng mưa ít nhất. 14
- Hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu, về mùa khô, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở tỉnh Long An diễn ra khá phức tạp. Các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hoá chịu ảnh hưởng mặn khoảng 3‰. Các huyện Đức Hoà, Thủ Thừa, Bến Lức, thành phố Tân An, Cần Giuộc chịu ảnh hưởng mặn từ 5 đến 10‰. Nghiêm trọng hơn, một số nơi thuộc các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước chịu ảnh hưởng mặn lên đến hơn 15‰. Do nước biển dâng kết hợp với nước lũ dâng cao ở thượng nguồn sông Cửu Long vào mùa mưa làm phần lớn các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười như Tân Hưng, Thạnh Hoá và các khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây bị ngập lụt nghiêm trọng. Hình 2. Nông dân xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng Hình 3. Cánh đồng trồng bí ở huyện Tân Trụ thu hoạch lúa bị ngập sâu vào cuối tháng 7/2017 khô cháy do ảnh hưởng của hạn hán, (Nguồn: Bùi Như Trường Giang – TTXVN) xâm nhập mặn vào tháng 3/2020 (Nguồn: Bùi Giang – TTXVN) II. SÔNG NGÒI Tỉnh Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ tỉnh Công-Pông-Chàm (Cam-pu-chia) chảy vào Việt Nam qua tỉnh Tây Ninh và vào địa phận tỉnh Long An theo hướng tây bắc – đông nam. Diện tích lưu vực 6 000 km2, độ dài qua tỉnh Long An là 145 km. Hình 4. Sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua Bến Lức Nhờ có nguồn nước hồ Dầu Tiếng đưa (Nguồn: Báo Nhân dân cuối tuần, ngày 28/2/2016) xuống (khoảng18,5 m3/s) nên đã bổ sung nước tưới cho các huyện Đức Huệ, Đức Hoà, Bến Lức và hạn chế quá trình xâm nhập mặn của tuyến Vàm Cỏ Đông qua cửa sông Soài Rạp. 15
- Hình 5. Sông Vàm Cỏ Tây (Nguồn: Trang thông tin du lịch Yong.vn) Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ tỉnh Prey-Veng và Svây-Riêng (Cam-pu-chia) chảy vào Việt Nam có độ dài qua địa phận tỉnh Long An là 186 km theo hướng tây bắc – đông nam. Nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35 km, rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông. Sông Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh ngang và nối với sông Sài Gòn, Đồng Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông Bến Lức. Sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc) bắt nguồn từ sông Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), dài 32 km, lưu lượng nước mùa cạn nhỏ và chất lượng nước kém do tiếp nhận nguồn nước thải từ khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Khi gặp mưa lớn hoặc lũ về, kết hợp với triều cường thường gây ngập lụt ở khu vực ven sông, nhất là vùng hạ lưu. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên nước mặt ở tỉnh Long An, ngoài giải pháp mở rộng kênh tạo nguồn, cần thiết phải xây thêm hồ chứa nước phụ ở những khu vực thiếu nguồn. Trữ lượng nước ngầm của tỉnh Long An không lớn, chất lượng không đồng đều và tương đối kém. Phần lớn nguồn nước ngầm được phân bố ở độ sâu từ 50 – 400 m. Tuy nhiên, tỉnh cũng có nguồn nước ngầm có nhiều khoáng chất hữu ích đang được khai thác phục vụ sinh hoạt dân cư trên địa bàn cả nước. Dựa vào nội dung mục II, em hãy nêu đặc điểm nguồn nước mặt và nước ngầm của tỉnh Long An. 16
- LUYỆN TẬP 1. Em hãy hoàn thành bảng sau (làm vào vở): Bảng 1. Đặc điểm của sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây Sông Đặc điểm chính (nơi bắt nguồn, hướng chảy, độ dài) Vàm Cỏ Đông ? Vàm Cỏ Tây ? 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Bảng 2. Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Mộc Hoá (tỉnh Long An), năm 2019 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa 2,5 0 38,7 99,7 169,8 85,4 313,0 138,9 177,3 191,6 75,0 0,3 (mm) Em hãy tính lượng mưa cả năm, lượng mưa các tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và lượng mưa các tháng từ tháng 12 đến tháng 4 của tỉnh Long An (đo tại trạm Mộc Hoá). Nhận xét về sự phân bố lượng mưa theo mùa trong năm. VẬN DỤNG Nơi em đang sống có xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn hay ngập lụt không? Bản thân em có thể làm gì để phòng tránh tác hại của các hiện tượng ấy? 17
- BÀI TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ SINH VẬT 4 TỈNH LONG AN Mục tiêu GIỚI THIỆU BÀI HỌC Kể tên và xác định các loại đất Tỉnh Long An không chỉ có những dòng chính trên bản đồ phân bố đất sông chở nặng phù sa bồi đắp cho những tỉnh Long An; vườn trái cây trĩu quả, những cánh đồng lúa Nêu được đặc điểm tài nguyên bội thu mà còn có hệ sinh thái với động thực sinh vật tỉnh Long An; vật đa dạng. Long An cũng được biết đến là một địa phương có diện tích tự nhiên khá Có ý thức tìm hiểu và sẵn lớn, trong đó, đất nông nghiệp chiếm tới sàng tham gia các hoạt động 79,84%. tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên. KHỞI ĐỘNG Học sinh tham gia trò chơi Rung chuông vàng. Cách chơi: Mỗi em học sinh chuẩn bị một bảng con và phấn. Giáo viên đọc gợi ý cho học sinh đoán tên một loại nông sản đặc trưng của từng huyện (thành phố, thị xã) trong tỉnh Long An, ghi câu trả lời vào bảng. Kết thúc trò chơi, giáo viên tổng kết sự đa dạng về nông sản của địa phương và dẫn dắt vào bài mới. 18
- KHÁM PHÁ I. ĐẤT Tỉ lệ 1 : 800 000 Hình 1. Bản đồ các loại đất của tỉnh Long An (Nguồn: Lê Phát Quới, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An) • Đất xám (phù sa cổ): phân bố trên các địa hình cao 2 – 6 m so với mặt biển, tập trung ở khu vực phía bắc và tây bắc của tỉnh thuộc các huyện Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá và Vĩnh Hưng. Đất này phù hợp với việc trồng các loại cây như mía, đậu phộng, chanh không hạt, rau màu,… • Đất phù sa: hình thành trên lớp phù sa sông hiện đại, phân bố chủ yếu ở ven sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và ven Quốc lộ 1A là những vùng tương đối cao, ít ngập nước, thuận lợi cho việc trồng hai vụ lúa. • Đất phèn: Đất phèn ở Long An chiếm phần lớn diện tích vùng Đồng Tháp Mười. Đất phèn được chia thành hai loại là phèn ít và phèn nhiều. + Đất phèn ít phân bố ở nam Vĩnh Hưng, nam Mộc Hoá, bắc Tân Thạnh và một phần Đức Huệ thuận lợi cho trồng lúa cao sản. Phía bắc huyện Bến Lức, đất nhiều mùn, tơi xốp, độ phì khá, phù hợp với sự phát triển của cây thơm. + Đất phèn nhiều phân bố sâu trong Đồng Tháp Mười, bị ngập nhiều tháng mùa lũ, đất chua đến rất chua. Việc khoanh bao những nơi thấp trũng, khó tiêu nước để trồng những khu rừng tràm là phương hướng khai thác mang nhiều ý nghĩa tích cực. Ngoài nguồn lợi về lâm, thuỷ sản, rừng còn có vai trò bảo vệ môi trường, môi sinh, khôi phục vùng sinh thái vùng Đồng Tháp Mười. 19
- • Đất mặn: gồm hai loại là đất mặn ít và mặn nhiều. Đất mặn ít phân bố ở thành phố Tân An, các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, phía bắc Cần Đước, Cần Giuộc và ven sông Vàm Cỏ, là các vùng lúa quan trọng của tỉnh Long An. Đất mặn nhiều phân bố ở ven biển và các cửa sông, hiện nay nhân dân chỉ trồng được một vụ lúa về mùa mưa. Tóm lại, về tài nguyên đất đai, Long An là tỉnh vừa giàu vừa khó. Giàu bởi đất rộng, khó vì có tới gần 80% diện tích là đất phèn và đất mặn trong điều kiện thiếu nước ngọt đòi hỏi những giải pháp phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, lâu dài. Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục I, em hãy: – Kể tên các loại đất chính ở tỉnh Long An. – Xác định vùng phân bố của các loại đất chính ở tỉnh Long An. – Nêu ảnh hưởng của các loại đất này tới việc sản xuất của người dân địa phương. II. SINH VẬT Tỉnh Long An có 340 loài thực vật bậc cao. Trong đó, có 311 loài có giá trị sử dụng. Nhiều loài thực vật còn có giá trị làm sạch môi trường. Về thực vật phiêu sinh, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có tới 115 loài tảo như tảo lục, tảo Si-lic, tảo lam, tảo mắt, tảo vàng ánh và tảo giáp. Tại tỉnh Long An cũng đã ghi nhận được 159 loài chim, chiếm gần 10% tổng Hình 2. Rừng tràm Tân Lập – Long An số loài chim của Việt Nam. (Nguồn: Minh Anh Trần Huyền, vietnammoi.vn) Với 9 loài động vật cạn, khu hệ thú hoang dã ở tỉnh Long An được đánh giá là khá nghèo nàn và ít có giá trị bảo tồn. Tuy nhiên, tỉnh Long An lại có khoảng 14 loài lưỡng cư và 49 bò sát. Đặc biệt, tỉnh có tới trên 306 loài thuỷ sản, gồm cả thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, chiếm 56,7% số loài thuỷ sản toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Long An hiện có Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được quốc tế công nhận là khu Ram-sa (Ramsar) thứ 2 227 trên thế giới và là khu Ram-sar thứ 7 của Việt Nam. Bên cạnh đó, Khu bảo tồn đa dạng sinh học dược liệu Đồng Tháp Mười được công nhận là rừng đặc dụng cấp tỉnh; Làng nổi Tân Lập được công nhận là khu văn hoá đa năng. Năm 2019, tổng diện tích rừng của tỉnh Long An là 22 806,9 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Cây trồng chủ yếu là tràm cừ, tràm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 6
64 p | 117 | 19
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 7
64 p | 106 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng lớp 6
48 p | 184 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 6
61 p | 127 | 15
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 4
84 p | 118 | 14
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng lớp 6
75 p | 136 | 12
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 8
76 p | 102 | 10
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 1
72 p | 22 | 8
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ lớp 10
97 p | 92 | 8
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 6
92 p | 39 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 6
64 p | 50 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 10
76 p | 27 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Sóc Trăng lớp 7
75 p | 111 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 3
41 p | 21 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hồ Chí Minh lớp 7
84 p | 85 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk lớp 6
75 p | 77 | 5
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 6
70 p | 24 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn