Tài liệu hướng dẫn viết tiểu luận môn học Thị trường lao động
lượt xem 9
download
Tài liệu giúp sinh viên rèn luyện khả năng viết luận, khả năng trình bày một nội dung khoa học theo kết cấu chuẩn; rèn luyện cho sinh viên phương pháp giải quyết một vấn đề phát sinh trên thực tế một cách khoa học và logic trên cơ sở tham khảo những tài liệu thứ cấp,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn viết tiểu luận môn học Thị trường lao động
- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I. MỤC ĐÍCH Giúp sinh viên rèn luyện khả năng viết luận, khả năng trình bày một nội dung khoa học theo kết cấu chuẩn. Rèn luyện cho sinh viên phương pháp giải quyết một vấn đề phát sinh trên thực tế một cách khoa học và logic trên cơ sở tham khảo những tài liệu thứ cấp. Đánh giá kiến thực đã tích lũy được trong quá trình học tập trên lớp. Bài tiểu luận này sẽ thay thế bài thi hết môn và được tính vào điểm kết luận của môn học với trọng số 70%. II. NHỮNG NGUYÊN TẮC QUY ĐỊNH 1. Về nội dung Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày quan điểm, nghiên cứu phát hiện về một chủ đề nào đó mà người viết tâm đắc. Dù viết về một vấn đề gì thì nội dung của một bài tiểu luậntrình bày như sau: PHẦN : MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn chủ đề 2. Mục tiêu nghiên cứu chủ đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ đề 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Nguồn số liệu 6. Kết cấu Chương 1 : Chương 2 : Chương 3 : V v v v v PHẦN: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số khái niệm 1.2 Các vấn đề mang tính lý luận có liên quan đến chủ đề nghiên cứu kinh tế xã hội Pháp luật Nhà Nước ……. CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu khái quát về địa phương có vấn đề nghiên cứu 2.2 Thực trạng chủ đề nghiên cứu. CHƯƠNG 3 :GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 3.1. Phương hướng, mục tiêu, thách thức và giải pháp cho chủ đề nghiên cứu trong thời gian tới. 3.1.1 Phương hướng 3.1.2 Mục tiêu
- 3.1.3 Thách thức a. Ngoài nước: b. Trong nước: 3.1.4 Giải pháp 3.2 Nhận xét và một số kiến nghị 3.2.1 Nhận xét 3.2.2 Một số kiến nghị: PHẦN: KẾT LUẬN Trong một bài tiểu luận, vấn đề chính có thể được phân tích thành nhiều vấn đề nhỏ để giải quyết từng phần. Khi giải quyết những vấn đề này thì tác giả cũng phải nêu được vấn đề đó, sau đó sử dụng những luận cứ lý thuyết, các số liệu và lập luận tham khảo từ các tài liệu khoa học để phân tích. Cuối cùng là đưa ra những kết luận, đánh giá của mình về vấn đề đó. Sinh viên tự chọn chủ đề bài tiểu luận cho mình. Có thể tham khảo các mảng đề tài ở phần III. Đề tài phải gắn với nội dung của môn học như cung, cầu lao động, giá cả sức lao động, chính sách thị trường lao động, thông tin thị trường lao động,dịch vụ việc làm... Nên tham khảo ý kiến giáo viên trong buổi phụ đạo hướng dẫn nếu không chắc chắn về tên chủ đề . Thông thường có thể chia thành 2 phần chính là (1) thực trạng về vấn đề đó và (2) các giải pháp (hoặc kết luận và khuyến nghị) rút ra. Có thể kết cấu thành 3 phần, trong đó phần 1 là cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, hai phần còn lại giống như trên. Số liệu sử dụng trong bài tiểu luận phải đảm bảo tính cập nhật, bắt buộc phải có trích dẫn nguồn gốc. 1. Về định dạng: Tiểu luận đánh máy trên khổ giấy A4, dài tối thiểu 20 trang, trình bày một mặt, sáng sủa, dễ đọc, không đóng bìa bằng giấy bóng kính. Không sử dụng các từ viết tắt trong bài tiểu luận Lề phải để cách tối thiểu 3cm. Các tiểu mục của tiểu luận được đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất là ba chữ số (ví dụ 1.2.2.) Cấu trúc bài viết gồm: o Trang bìa: trình bày theo mẫu kèm theo.( xem cuối trang) o Bắt đầu trang tiếp theo là nội dung bài tiểu luận (chỉ đánh số trang cho phần nội dung này) o Tài liệu tham khảo (bắt đầu trang mới): trình bày theo quy định trong mục 6 o Phụ lục (bắt đầu trang mới nếu có) o Mục lục: Nên trình bày trong một trang. 1. Về trích dẫn các tài liệu tham khảo Tài liệu trích dẫn là những câu văn, công thức, định lý rõ ràng mà chủ quyền tác giả thuộc về người viết gốc và tác giả dùng nó vào việc chứng minh. Khi có trích dẫn trong bài viết, phải ghi rõ nguồn gốc trích dẫn đó là từ đâu theo hướng dẫn dưới đây. Ví dụ 1: Trích dẫn ngắn trong ngoặc kép:
- “Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân loại, việc học của con người rất khác nhau.” (Lam, 2004, tr.6) Ví dụ 2: Nếu trích một đoạn dài: Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân loại, việc học của con người rất khác nhau. Tuy nhiên, đứng trước quá trình toàn cầu hóa ngày nay, khi khối lượng kiến thức bùng nổ với cấp số nhân thì năng lực sáng tạo, làm việc độc lập, năng lực tự học, năng lực thích ứng, sự nhạy cảm... lại trở nên quyết định (Lam, 2004, tr.6) Trong ngoặc đơn sau mỗi đoạn trích dẫn là tên tác giả, năm xuất bản và trang được trích dẫn. Tên tác giả này phải được ghi lại trong phần tài liệu tham khảo. Nếu là trích dẫn một đoạn dài như ví dụ 2 thì toàn bộ nội dung này phải đẩy vào trong 1.5cm so với lề trái Tất cả những nội dung tham khảo từ tài liệu khác mà không trích dẫn nguồn đều không có giá trị và không được chấm điểm. 1. Trình bày Footnote, Endnote Trong bài viết, đôi lúc phải sử dụng đến các ghi chú cuối chân trang (footnote) hoặc ghi chú ở trang cuối cùng (endnote). Mục đích là nói rõ thêm hoặc gợi ý các vấn đề có liên quan mà người viết muốn giải thích thêm cho nội dung chính. Sau đoạn văn cần giải thích tác giả đánh chỉ số theo thứ tự đoạn văn cần giải thích và cuối trang hoặc cuối nội dung bài tiểu luận đưa ra lời giải thích theo chỉ số từng đoạn văn. Ví dụ: (1) Baer, Miles và Moran (1999) vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng, chính sách công nghiệp có hại cho các nước Đông Á và là gốc rễ gây ra khủng hoảng. hoặc: (2) Xem Ngân hàng thế giới (1998) để có phần tổng kết đầy đủ nhiều vấn đề có liên quan về giá công nghiệp. Những tài liệu được ghi chú này phải có mặt ở phần “Tài liệu tham khảo”, việc này giúp người đọc tra cứu được các tài liệu gốc khi cần. 1. Trình bày bảng biểu, biểu đồ, hình vẽ Bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh khi trích dẫn bắt buộc phải có số thứ tự, tên, đơn vị tính cho các số liệu và nguồn gốc số liệu. Ví dụ: Biểu số 2: Trình độ văn hóa của lực lượng lao động Việt Nam Đơn vị tính: % so tổng lực lượng lao động
- Chỉ tiêu 1996 2002 2003 2004 2005 Không biết chữ 5.72 3.74 4.24 4.44 4.04 Chưa tốt nghiệp tiểu học 20.72 15.8 15.48 13.87 13.09 Tốt nghiệp tiểu học 27.7 31.71 31.51 29.73 29.09 Tốt nghiệp phổ thông cơ sở 32.08 30.46 30.4 32.36 32.58 Tốt nghiệp phổ thông trung học 13.78 18.29 18.37 19.6 21.21 Tổng số 100 100 100 100 100 Nguồn: Thống kê Lao động – Việc làm, Bộ LĐTBXH, 19962005 Sau một số liệu, bảng số liệu hay biểu đồ, hình ảnh phải ghi thật rõ ràng nguồn để đảm bảo mức tin cậy. Đó có thể là báo cáo của một cơ quan thống kê, trích lại của tác giả khác hoặc điều tra của chính tác giả. Nếu không có điều này thì mọi lập luận của tác giả dựa vào số liệu, hình ảnh đó sẽ không có giá trị và không được chấm điểm. Khi dùng bảng biểu, đồ thị, hình vẽ để phân tích phải nêu rõ số của bảng biểu, đồ thị, hình vẽ đó. Ví dụ: theo bảng số 3... 1. Danh mục tài liệu tham khảo Cũng như tài liệu trích dẫn, danh mục tài liệu tham khảo phải được ghi lại ở cuối bài viết. Đây là những tài liệu mà tác giả mượn ý để làm tiền đề cho sáng tác của mình. Có các loại tài liệu tham khảo khác nhau, chẳng hạn sách, một bài viết trong một tập sách gồm nhiều tác giả, tạp chí, tài liệu từ internet... ứng với mỗi tài liệu này đều có cách ghi khác nhau. Cụ thể như sau: o Tài liệu là báo chí cần có các thông tin sau: Tên tác giả: in thường, không có dấu ngăn cách. (năm công bố): in thường, đặt trong ngoặc đơn, kết thúc bằng dấu phẩy. “Tên bài báo, bài nghiên cứu”, in thường, đặt trong ngoặc kép, kết thúc bằng dấu phẩy. Tên báo hoặc tạp chí khoa học: in nghiêng, kết thúc bằng dấu phẩy. tập: in thường, không có dấu ngăn cách (số): in thường, đặt trong dấu ngoặc đơn, kết thúc bằng dấu phẩy. trang: in thường, kết thúc bằng dấu chấm. Ví dụ: 1. Bùi Tất Thắng (2004), “Toàn cầu hóa và thách thức đối với lao động Việt Nam ”. Nghiên cứu kinh tế (5), 31. o Tài liệu là sách, luận văn, tiểu luận, báo cáo: Tên tác giả: in thường, không có dấu ngăn cách. (năm xuất bản): in thường, đặt trong ngoặc đơn, kết thúc bằng dấu phẩy.
- Tên sách, luận văn, tiểu luận, báo cáo: in nghiêng, kết thúc bằng dấu phẩy. Nhà xuất bản: in thường, kết thúc bằng dấu phẩy. Nơi xuất bản: in thường, kết thúc bằng dấu phẩy. Ví dụ: 2. GS. TS. Tống Văn Đường – Đại học Kinh tế quốc dân, (2002), Giáo trình dân số và phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội o Tài liệu lấy từ internet: Tên tác giả: in thường, không có dấu ngăn cách. (năm xuất bản): in thường, đặt trong ngoặc đơn, kết thúc bằng dấu phẩy. Tựa đề tài liệu tham khảo lấy từ internet: in nghiêng, kết thúc bằng dấu chấm. Được lấy về từ: http://www... : in thường, kết thúc bằng dấu chấm Ví dụ 3. David Dapice (2004). Lịch sử hay chính sách: tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn. Được lấy về từ: http://www.fetp.edu.vn/Research_casestudy/display.cfm?fid=84. Lưu ý: Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật. Đối với tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết đến có thể thêm phần dịch đi kèm với mỗi tài liệu). Thứ tự của danh mục tài liệu tham khảo: o Tác giả là người nước ngoài được xếp thứ tự abc theo học. o Tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự abc theo tên những vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam , không đảo tên lên trước họ. o Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự abc từ đầu của tên cơ quan ban hành ấn phẩm. Tất cả các tài liệu dùng để tham khảo lấy ý trong quá trình viết tiểu luận phải được đưa vào danh mục tài liệu tham khảo. Bài tiểu luận phải có tối thiểu 01 trang tài liệu tham khảo. 1. Về phụ lục: Phần này gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung tiểu luận như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, văn bản pháp luật... Mỗi nội dung được trình bày thành một phụ lục riêng và được đánh số thứ tự (Ví dụ Phụ lục 1). Các phân tích có liên quan đến phụ lục nào cần phải có đường dẫn tham chiếu đến phụ lục đó. Ví dụ: Xem phụ lục số 2. III. CÁC MẢNG ĐỀ TÀI GỢI Ý Các gợi ý dưới đây là những mảng đề tài lớn. Sinh viên cần thu hẹp phạm vi nghiên cứu của đề tài lại cho phù hợp. Đề tài có thể viết cho cả phạm vi Việt Nam , cho một địa phương nào đó ( Tỉnh, thành phố, thị xã, quận ,Huyện phường, xã hoặc có thể viết cho phạm vi quốc tế). Nên lựa chọn phạm vi theo không gian hẹp, ví dụ cho một tỉnh, quận, huyện, phường xã.
- 1. Thị trường lao động trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo: vai trò của nhà nước và công đoàn. 2. Thất nghiệp ở Việt Nam : các hình thức thất nghiệp và xu hướng ở Tỉnh, thành phố……. 3. Thất nghiệp và vai trò của dịch vụ việc làm ở Tỉnh, thành phố……. 4. Thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Tỉnh, thành phố……. 5. Việc làm của người lao động và vấn đề điều tiết trong nền kinh tế thị trường 6. Thị trường lao động thanh niên ở Tỉnh, thành phố……. 7. Điều tiết thị trường lao động ở các nước công nghiệp phát triển 8. Thị trường lao động và việc làm ở Tỉnh, thành phố……. 9. Thị trường lao động Việt Nam : đặc điểm hình thành và phát triển. 10. Thị trường lao động phi chính thức ở Tỉnh, thành phố……. 11. Thị trường lao động chính thức ở Tỉnh, thành phố……. 12. Thị trường lao động giản đơn ở Tỉnh, thành phố……. 13. Thị trường lao động chất xám ở Tỉnh, thành phố……. 14. Thị trường lao động chuyên môn kỹ thuật ở Tỉnh, thành phố……. 15. Thị trường lao động nông thôn ở Tỉnh, thành phố……. 16. Thị trường lao động thành thị ở Tỉnh, thành phố……. 17. Xuất khẩu lao động ở Tỉnh, thành phố……. 18. Di chuyển lao động quốc tế: nguyên nhân và hậu quả 19. Di chuyển lao động nông thôn thành thị ở Tỉnh, thành phố……. 20. Di chuyển lao động Bắc Nam 21. Di chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác. 22. Thực trạng hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm tư nhân ở Tỉnh, thành phố……. 23. Thực trạng hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm nhà nước ở Tỉnh, thành phố……. 24. Vai trò của dịch vụ việc làm trong điều tiết thị trường lao động ở Việt Nam 25. Vai trò của dịch vụ việc làm đối với chính sách bảo hiểm thất nghiệp 26. Thực trạng thông tin thị trường lao động ở Tỉnh, thành phố…….Việt nam 27. Giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động ở... 28. Hội chợ việc làm với phát triển thị trường lao động ở .... 29. Sàn giao dịch việc làm với phát triển thị trường lao động ở ... 30. Phân mảng thị trường lao động ở Tỉnh, thành phố……....: thực trạng và giải pháp 31. Hội nhập kinh tế quốc tế với di chuyển thể nhân 32. Thực trạng và một số giải pháp hỗ trợ việc làm thêm của sinh viên trường ĐHLĐXH 33. Tác động của tiền lương đối với cung cầu lao động nghề …. Tại TPHCM 34. Phân tích cung cầu lao động tại Tỉnh, thành phố…. 35. Xu hướng việc làm trong tương lai của sinh viên trường ĐH.Lao động xã hội 36. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, tp…
- 37. Một Số giải pháp phát triển thị trường lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài Tỉnh, thành phố……. Sinh viên có thể tham khảo số liệu tại một số website sau: 1. http://www.molisa.gove.vn 2. http://www.thitruonglaodong.gov.vn 3. http://www.cpv.org.vn 4. http://www.gso.gov.vn 5. http://www.qppl.egov.gov.vn 6. http://www.undp.org.vn 7. http://www.worldbank.org 8. http://www.adb.org 9. http://www.ilo.org 10. http://www.undp.org BỘ LAO DỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI CƠ SỞ II CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VỀ LAO ĐỘNG
- ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG ……………… ………………………………………………………. GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Sinh viên: Lớp: Niên khóa : Tp.HCM, thaùng 3/2011 Tp.HCM, thaùng 3/2011
- BOÄ LAO ÑOÄNG THÖÔNG BINH & XAÕ HOÄI TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC LAO ÑOÄNG XAÕ HOÄI ( CƠ SỞ II) KHOA QUAÛN LÍ LAO ĐỘNG TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẦU LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY GVBM: NGUYỄN NGỌC TUẤN SINH VIÊN : LỚP : NIÊN KHÓA : TPHCM, Tháng 12 năm 2010
- TRƯỜNG ĐẠI HOC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (SCII) KHOA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG BÀI TIỂU LUẬN MÔN :THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 20102015 GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn SVTH : Lớp : TP.HCM, tháng 12 năm 2010
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn trình bày tiểu luận
5 p | 5035 | 874
-
Tài liệu hướng dẫn viết bài tiểu luận
4 p | 6173 | 818
-
Kỹ năng viết báo cáo thực tập
13 p | 2715 | 626
-
Phương pháp viết Tiểu luận, Luận văn và Luận án
67 p | 1150 | 410
-
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN LÀM ĐỒ ÁN
15 p | 1682 | 396
-
Hướng dẫn viết tiểu luận - khóa luận
4 p | 796 | 218
-
Hướng dẫn Nghiên cứu khoa học và Luận văn tốt nghiệp - Hoàng Văn Hải
26 p | 875 | 217
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN
5 p | 1524 | 203
-
Mẫu đề cương thực tập tốt nghiệp
4 p | 1571 | 107
-
HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ & HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
487 p | 284 | 104
-
Mẹo viết tiểu luận
4 p | 287 | 65
-
Phương pháp viết Tiểu luận, Luận văn và Luận án
67 p | 231 | 52
-
Quy định về việc làm bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp - CĐSP Quảng Trị
10 p | 592 | 35
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu triển khai "mô hình trường học mới Việt Nam" tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
32 p | 185 | 21
-
Cách viết bài tiểu luận thật chi tiết
8 p | 106 | 13
-
Hướng dẫn viết lời mở đầu tiểu luận chuẩn nhất
5 p | 160 | 6
-
Kỹ năng viết tiểu luận hiệu quả cho sinh viên
7 p | 65 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn