
Tài liệu ôn tập văn 12
1
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN VÀ TÌM HIỂU KIỂU BÀI VĂN LIÊN QUAN ĐẾN
TRUYỆN.
I.Lý thuyết về truyện
1. Khái niệm: Truyện là thể loại văn học có phương thức trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc
này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
2. Phân loại
Truyện có các tiểu loại như:
+ Truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, sử thi, truyện thơ,…)
+ Truyện truyền kì, truyện thơ Nôm
+ Truyện ngắn hiện đại/ hậu hiện đại, tiểu thuyết
+ ………………………………………………….
3. Đặc điểm của truyện là tính hư cấu, tưởng tượng thể hiện qua những yếu tố cụ thể sau
- Cốt truyện: gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn
biến và kết thúc
- Sự kiện: Là những sự việc có tính chất bước ngoặt, tạo ra thay đổi nào đó đối với nhân vật.
- Chi tiết: Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản nhưng có sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng
- Tình huống truyện: Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu
chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý
trong cuộc sống thường ngày của nhân vật
- Nhân vật : Là hình tượng con người hoặc đối tượng được mô tả trong tác phẩm văn học. Nhân
vật được thể hiện qua các chi tiết miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng.
- Bối cảnh: Không gian, thời gian
- Điểm nhìn: Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong
tác phẩm.
+ Phân loại:
. Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể
. Điểm nhìn bên ngoài và bên trong, điểm nhìn không gian (xa, gần), điểm nhìn di động (từ đối
tượng này sang đối tượng khác), điểm nhìn thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), điểm
nhìn luân phiên (trong, ngoài).
. Điểm nhìn mang tính tâm lí, tư tưởng, gắn liền với vai kể của người kể chuyện hoặc hoàn cảnh,
trải nghiệm của nhân vật