intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý bệnh nhân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ phân tích mối quan hệ phức tạp giữa tâm lý người bệnh và bệnh tật, cũng như ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Chúng ta sẽ xem xét tác động của cán bộ y tế đến tâm lý người bệnh và ngược lại. Cuối cùng, bài học sẽ hướng dẫn cách vận dụng hiểu biết về tâm lý người bệnh vào thực tiễn công việc chăm sóc sức khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý bệnh nhân

  1. TÂM LÝ BỆNH NHÂN MỤC TIÊU 1. Trình bày được tâm lý người bệnh và bệnh tật. 2. Trình bày được tâm lý người bệnh và môi trường. 3. Trình bày được những tác động tâm lý từ cán bộ y tế đến người bệnh. 4. Vận dụng tâm lý người bệnh trong hoạt động nghề nghiệp. NỘI DUNG 1. Tâm lý người bệnh và bệnh tật - Những biến đổi tâm lý dưới tác động của bệnh tật và ngược lại, bệnh tật chịu ảnh hưởng nhất định của tâm lý người bệnh là hiện tượng thường gặp trong lâm sàng. - Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm xúc, song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách người bệnh. + Bệnh càng nặng càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng. + Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi từ điềm tĩnh, tự chủ, khiêm tốn thành cáu kỉnh, khó tính, nóng nảy; từ người chu đáo, thích quan tâm đến người khác thành người ích kỷ; từ người vui tính, hoạt bát thành người đăm chiêu, nghi bệnh; từ người lạc quan thành người bi quan, tàn nhẫn; từ người lịch sự, nhã nhặn thành người khắt khe; từ người có bản lĩnh, độc lập thành người bị động. + Tuy nhiên, cũng có khi bệnh tật lại làm thay đổi tâm lý người bệnh theo hướng làm cho họ thương yêu, quan tâm tới nhau hơn, làm cho người bệnh có ý chí và quyết tâm cao hơn. - Tâm lý người bệnh ảnh hưởng trở lại bệnh tật đến đâu lại tuỳ thuộc vào đời sống tâm lý vốn có của người bệnh. Mỗi người bệnh có những thái độ khác nhau đối với bệnh tật: + Có người cho bệnh tật là điều bất hạnh, không thể tránh được, đành cam chịu. Có người kiên quyết đấu tranh, khắc phục bệnh tật. + Có người không sợ bệnh tật, không quan tâm đến bệnh tật. + Có người sợ hãi, lo lắng vì bệnh tật. + Thái độ đối với bệnh tật nói riêng và đời sống tâm lý của người bệnh nói chung ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinh lực bản thân trong phòng và chữa bệnh cũng như khắc phục hậu quả bệnh tật của người bệnh. - Những diễn biến bệnh tật và biến đổi tâm lý của người bệnh tác động lẫn nhau theo vòng xoắn luân hồi. Khi một trong hai thành tố này mất đi (trường hợp tốt nhất là bệnh tật không còn nữa và trường hợp xấu nhất là đời sống tâm lý của người bệnh ngưng trệ), thì vòng luân hồi cũng ngừng hoạt động. 40
  2. - Đối tượng nghiên cứu cảu tâm lý học bệnh sinh (tâm lý học bệnh tật) là quy luật vận hành của vòng xoắn luân hồi này, nghĩa là nghiên cứu quy luật tác động tương hỗ giữa tâm lý người bệnh và bệnh tật. - Nhiệm vụ của tâm lý học bệnh sinh là nghiên cứu thế giới nội tâm người bệnh trong mối quan hệ với bệnh tật. Nội dung của tâm lý học bệnh sinh bao gồm các vấn đề cơ bản sau: 1.1. Trạng thái tâm lý người bệnh Trạng thái tâm lý người bệnh và trạng thái bệnh lý thực thể có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trong lâm sàng, chúng ta có thể gặp 3 loại trạng thái tâm lý sau: - Trạng thái biến đổi tâm lý: Là trạng thái nhẹ nhất và có thể gặp ở bất kỳ người bệnh nào, những biến đổi tâm lý ở đây còn trong giới hạn bình thường. Người bệnh có biểu hiện hơi khó chịu, lo lắng hoặc thiếu nhiệt tình trong công việc. - Trạng thái loạn thần kinh chức năng: Trạng thái này có sự gián đoạn và rối loạn các quá trình hoạt động thần kinh cấp cao, được biểu hiện thành các hội chứng như suy nhược, nghi bệnh, ám ảnh, lo âu. Người bệnh trong trạng thái này chưa bị rối loạn ý thức, họ vẫn còn thái độ phê phán đối với bệnh tật và sức khoẻ của mình. - Trạng thái loạn tâm thần (kể cả ở những người mắc bệnh thực thể): Những người bệnh này không còn khả năng phản ánh thế giới xung quanh, hành vi bị rối loạn và mất cả khả năng phê phán đối với bệnh tật. Biểu hiện đặc trưng của trạng thái này là các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức. 1.2. Tâm lý người bệnh và một số yếu tố bệnh tật 1.2.1. Yếu tố đau - Đau là yếu tố thường gặp nhất, đôi khi là yếu tố mang tính bao trùm nhất trong một số bệnh. + Cảm giác đau mang ý nghĩa thích nghi và bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ. + Đau có vị trí khư trú hoặc lan toả, có cường độ khác nhau tuỳ theo bệnh tật và mức độ biến đổi tâm lý của người bệnh. - Đau làm thay đổi trạng thái tâm lý và khả năng lao động của người bệnh, nó làm giảm chất lượng các hoạt động chú ý, tư duy, trí nhớ. Những người phải chịu đựng đau đớn kéo dài thường trở nên nóng nảy, lạnh nhạt, thế giới nội tâm và ý thức bị thu hẹp. - Người điều dưỡng cần phải giúp người bệnh thoát khỏi sự đau đớn bằng thuốc và bằng tâm lý. 1.2.2. Yếu tố nhiễm trùng, nhiễm độc - Tâm lý người bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố nhiễm trùng. + Có khi những nhiễm trùng nhẹ cũng gây ra biến đổi tâm lý rõ rệt. + Những nhiễm trùng nặng thường sinh ra rối loạn tâm thần. - Các biến đổi tâm lý do nhiễm độc rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào đặc điểm, liều lượng, cường độ tác dụng của chất độc. 41
  3. 1.3. Tâm lý người bệnh và các giai đoạn phát triển bệnh 1.3.1. Giai đoạn đầu của bệnh - Nếu bệnh khởi phát đột ngột trên người bệnh, sẽ kéo theo những biến đổi dữ dội các hoạt động tâm lý, làm thay đổi các chức năng điều tiết, phá vỡ định hình cũ, thiết lập định hình mới. - Đây là giai đoạn hình thành ổ hứng phấn ưu thế bệnh lý kèm theo những thay đổi tâm lý. Các nhân tố xúc cảm Stress rất dễ gây tác động mạnh trên người bệnh. 1.3.2. Giai đoạn toàn phát - Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hình thành căn nguyên tâm lý của bệnh, sự xuất hiện khả năng thích nghi (do cân bằng xúc cảm được lặp đi lặp lại) sự đấu tranh gay gắt giữa niềm hy vọng, nỗi thất vọng và tình trạng ám thị ở người bệnh tăng lên. 1.3.3. Giai đoạn cuối - Nếu bệnh tiến triển tốt, thì xúc cảm dương tính của người bệnh tăng cao, khí sắc tươi vui, phấn chấn, tri giác nhạy bén. Họ nhìn về tương lai với niềm lạc quan, cảm thấy khoẻ mạnh, sức sống dồi dào, mở rộng phạm vi hứng thú, tính tích cực tăng và hay đánh giá quá mức khả năng của mình. - Nếu bệnh tiến triển xấu, thì sự biến đổi tâm lý trầm trọng sẽ xảy ra đồng thời với những biến đổi thực thể. - Cường độ cảm xúc âm tính tăng, thế giới nội tâm khô cạn, tính tích cực bi suy sụp và có thể xuất hiện trạng thái bất mãn, thất vọng trên người bệnh. - Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc người bệnh bị tàn phế, mang khuyết tật về thẩm mỹ, mất chức năng của cơ quan phân tích, mất khả năng lao động nghề nghiệp thì cơ chế thích nghi, vai trò bù trừ của các căn nguyên tâm lý, nhân cách có một ý nghĩa to lớn. 2. Tâm lý chung của người bệnh khi mắc bệnh 2.1. Bệnh nặng hay nhẹ - Khi người bệnh mắc những bệnh nhẹ, một thời gian ngắn các triệu chứng sẽ mất dần, người bệnh sẽ dễ chịu, tin tưởng, lạc quan và mọi suy nghĩ biến mất. - Khi người bệnh mắc những bệnh nặng, nhất là các bệnh ác tính tỷ lệ tử vong cao thì người bệnh lo lắng nhiều, thậm chí dẫn đến tư tưởng tuyệt vọng rất nguy hiểm. 2.2. Bệnh phải chữa lâu hay mau - Đang khoẻ mạnh lao động, sinh hoạt bình thường, bị ốm đau ai cũng muốn bệnh mau khỏi. + Gặp những bệnh mau khỏi, tâm lý người bệnh ít ảnh hưởng. + Đối với những bệnh lâu khỏi hay bệnh mạn tính thì ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Chính vì vậy, những người bệnh mắc bệnh mãn tính phải là đối tượng chú ý về mặt tâm lý. - Công tác tư tưởng đối với họ không thể là một việc giản đơn mà đòi hỏi phải rất tế nhị, có mối quan tâm sâu sắc đến họ, đến hoàn cảnh của họ và cũng phải có một nghệ thuật nhất định khi tiếp xúc với họ. 42
  4. 2.3. Ai là người chữa bệnh cho mình: - Khi bị bệnh tâm lý chung của tất cả người bệnh là muốn có một người thầy thuốc giỏi, điều dưỡng viên giỏi để điều trị và chăm sóc mình. Người bệnh ít khi nhầm khi đánh giá về trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của người chịu trách nhiệm chăm sóc mình. - Vì vậy, công tác tâm lý tốt nhất với người bệnh là giải quyết được nguyện vọng sâu xa nhất của họ là được chữa khỏi bệnh nhanh nhất, tốt nhất và được đối xử chân thành nhất. 3. Tâm lý người bệnh và yếu tố môi trường tự nhiên - Tâm lý người bệnh và môi trường xung quanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Bộ phận tâm lý học y học nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và hoàn cảnh sống trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội được gọi là tâm lý học môi trường người bệnh. 3.1. Tâm lý người bệnh và yếu tố môi trường tự nhiên - Môi trường tự nhiên xung quanh con người bao gồm những yếu tố như: nhiệt độ, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời tiết và các yếu tố địa lý khác. Những yếu tố này tác động mạnh, làm thay đổi trạng thái tâm lý, khí sắc, sức khoẻ, trương lực sống và tình trạng bệnh tật của người bệnh. 3.2. Tâm lý người bệnh và các yếu tố môi trường xã hội - Con người là một thực thể xã hội, vì vậy môi trường xã hội xung quanh là những yếu tố có ý nghĩa rất đặc biệt. + Người bệnh nằm trên giường bệnh, ngoài quan hệ chặt chẽ với nhân viên y tế và người bệnh khác, họ còn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống gia đình, bạn bè, công tác bằng muôn vàn sợi dây vô hình. Những mỗi quan hệ này trực tiếp, hoặc gián tiếp tác động tới người bệnh, bằng phương tiện ngôn ngữ, hoặc phi ngôn ngữ. + Mối quan hệ xã hội của người bệnh rất đa dạng và kết quả tác động của nó lên tâm lý cũng như bệnh tật rất khác nhau. 3.2.1. Tác động tâm lý của môi trường xã hội ngoài bệnh viện - Những tác động này thường gián tiếp qua nghe đài, xem ti vi, đọc sách báo và qua lời kể của người đến thăm, của nhân viên y tế. Những thông tin, tư liệu ở đây thường tự phát, chưa được chọn lọc cho phù hợp với từng người bệnh. Vì vậy, người điều dưỡng phải biết cách hướng những thông tin này vào mục đích điều trị và chăm sóc, gây ảnh hưởng tốt nhất cho sự hồi phục sức khoẻ người bệnh. 3.2.2. Tác động tâm lý của môi trường xã hội trong bệnh viện Mối quan hệ xã hội bên trong bệnh viện được tập trung vào quan hệ giữa những người bệnh với nhau và giữa những người bệnh với nhân viên y tế, mà đặc biệt là giữa người bệnh với người điều dưỡng. - Quan hệ giữa người bệnh với người bệnh: Những người mắc cùng một loại bệnh, nhất là cùng bị khuyết tật như nhau, hoặc cùng bị loại bệnh mãn tính, thường có 43
  5. thiện cảm với nhau, họ có cùng mối quan tâm và rất thích trao đổi với nhau về diễn biến bệnh tật cũng như về phương pháp điều trị. + Những người bệnh ở cùng một phòng cần có sự tương đồng về tâm lý. Người điều dưỡng phải biết bố trí hợp lý, đỗi xử bình đẳng với những người bệnh trong cùng phòng, phải biết đề phòng những tác động xấu do người bệnh gây ra cho nhau. + Không khí tâm lý hài hoà trong buồng bệnh là rất cần thiết cho quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. Người điều dưỡng phải tạo nên sự thông cảm, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người bệnh; động viên học chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh điều trị và chăm sóc cũng như các nội quy, quy định của bệnh viện đề ra. - Quan hệ giữa người bệnh với người điều dưỡng: Mục đích tác động tâm lý của người điều dưỡng lên người bệnh là loại trừ hoặc làm giảm tối đa những tác hại của bệnh tật và tạo nên yếu tố có lợi cho quá trình chăm sóc người bệnh. Những điểm đặc trưng trong mối quan hệ hữu ích giữa người điều dưỡng và người bệnh là lòng trung thực, sự hiểu biết và lòng tin. + Lòng trung thực: Mối quan hệ giữa người điều dưỡng và người bệnh là mối quan hệ trung thực, người điều dưỡng phải quan tâm một cách thực sự đến người bệnh và chăm sóc chu đáo đến họ. + Sự hiểu biết: Mối quan hệ giữa người điều dưỡng với người bệnh là mối quan hệ hiểu biết, người điều dưỡng phải biết rõ và hiểu được người bệnh đang cần gì và muốn gì để chăm sóc họ được tốt hơn. + Lòng tin: Người điều dưỡng phải có lòng tin ở khả năng của mình giúp được người bệnh và tin ở khả năng người bệnh đáp ứng lại, lòng tin này sẽ giúp người điều dưỡng chăm sóc tốt người bệnh. - Mối quan hệ giữa người điều dưỡng với người bệnh là mối quan hệ giữa con người với con người, giữa nhân cách với nhân cách. Chăm sóc người bệnh một cách toàn diện, nghĩa là người điều dưỡng đồng thời với quá trình tích cực cứu chữa bệnh tật, phải hết lòng chăm lo, nâng đỡ tâm lý, tinh thần cho người bệnh. 4. Tác động tâm lý từ cán bộ y tế đến người bệnh 4.1. Tác động tích cực: Hành vi thích hợp của cán bộ y tế sẽ làm tăng lòng tin, giảm sự băn khoăn lo lắng cho người bệnh. Các tác động tâm lý tích cực có thể là: - Giải thích cho người bệnh đúng lúc, đúng chỗ những điều cần thiết về bệnh tật của họ. - Tìm hiểu thái độ người bệnh đối với bệnh tật của họ để khắc phục thái độ chưa phù hợp với bệnh. - Tìm hiểu tâm lý của người bệnh để có liệu pháp tâm lý phù hợp. - Chuyển sự chú ý của người bệnh từ bệnh tật sang sự chú ý vào sự hồi phục của bệnh, chỉ cho họ biết những diễn biến tốt của bệnh. - Động viên người bệnh tự giác, chủ động tích cực thực hiện các quy định điều trị, hướng dẫn cách tự chăm sóc, luyện tập. 44
  6. 4.2. Tác động không tích cực: Cán bộ y tế có thể gây ra tác hại khôn lường thậm chí có thể gây ra bệnh tật cho người bệnh. Các yếu tố tâm lý có thể gây tác hại là: - Thiếu thận trọng trong chuyên môn sẽ làm mất lòng tin của người bệnh. - Sự thông tin cho bệnh nhân thiếu thận trọng, thiếu ý thức, thiếu sự cân nhắc, thông báo đột ngột có thể gây sốc cho người bệnh hoặc làm cho bệnh nặng thêm (VD: người bệnh ung thư, HIV...) - Sử dụng ngôn từ không rõ ràng, không đúng chỗ hoặc dùng từ khó hiểu, tiếng ngoại ngữ, từ chuyên môn.v.v....làm bệnh nhân không hiểu và thêm phần lo lắng. - Hành vi giao tiếp không phù hợp với người bệnh, thái độ thiếu thận trọng gây hiểu lầm. Nếu coi thường ý kiến của người bệnh làm họ thiếu tự tin. - Những bàn luận với đồng nghiệp không thích hợp trước bệnh nhân, những phê phán các thầy thuốc trước đó đã điều trị cho bệnh nhân...sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả điều trị. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải biết cách khắc phục những tác động có ảnh hưởng xấu tới người bệnh. đồng thời tận dụng những tác động có ảnh hưởng tốt đến người bệnh. Tóm lại: Tâm lý người bệnh đóng vai trò nhất định trong việc xuất hiện, diễn biến, kết thúc bệnh. Tâm lý người bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố sinh học, xã hội. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, ngoài việc tăng cường các trang thiết bị, phương tiện y học hiện đại, ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, mọi cán bộ y tế cần phải có kiến thức về tâm lý học y học. 5. Vận dụng tâm lý người bệnh trong hoạt động nghề nghiệp. 5.1. Những nội dung cơ bản cần chú ý trong giao tiếp với người bệnh: - Tạo sự hợp tác tốt nhất với người bệnh thông qua giao tiếp và thông qua quá trỡnh chăm sóc phục vụ người bệnh, muốn vậy thầy thuốc cần: + Có chuyên môn vững vàng từ đó tạo được niềm tin và sự hợp tác tốt nhất với người bệnh. + Có thái độ phù hợp nhờ nắm vững chuyên môn, hiểu rừ bệnh lý, tõm lý cảm thụng sõu sắc, giao tiếp và chia sẻ với người bệnh tạo sự hợp tác tốt nhất. - Trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến hiện đại giúp tạo niềm tin sự hợp tác tốt giữa thầy thuốc với bệnh nhân đồng thời đem lại kết quả cao nhất trong chăm sóc phục vụ người bệnh 4.2. Khám lâm sàng tâm lý - Khám lâm sàng tâm lý là mở rộng khám lâm sàng y học, chú ý đến khía cạnh, những đặc điểm tâm lý. Tốt nhất thầy thuốc nên phối hợp hài hoà giữa khám lâm sàng y học và khám lâm sàng tâm lý. 45
  7. - Thầy thuốc cần quan tâm đến yếu tố tâm lý xã hội. Tìm hiểu và tác động lên nhiều mặt trong cuộc sống con người, đi sâu về mặt sinh lý, đồng thời cũng phải điều tra kỹ về mặt tâm lý, xã hội. - Người thầy thuốc cần tìm hiểu người bệnh toàn diện về cả ba lĩnh vực. + Sinh lý (S) vì người bệnh là một sinh vật. + Xã hội (X) vì người bệnh có các quan hệ xã hội. + Tâm lý (T) vì mỗi người đều có một "cái tâm" với những cơ cấu và cơ chế hoạt động nhất định. - Ba yếu tố trên tác động lẫn nhau. Không có yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể vai trò của từng yếu tố có khác nhau. VD: Khi phải mổ cấp cứu thì chú ý tới mặt "S" trước. Khi qua giai đoạn cấp cứu bệnh nhân hồi phục sức khoẻ cần chú ý đến "X" và "T". Tóm lại: Khi khám bệnh và chăm sóc toàn diện cho người bệnh người thầy thuốc cần: - Tìm hiểu không chỉ ca bệnh mà là người bệnh có quan hệ xã hội và những diễn biến tâm lý cơ bản. - Thầy thuốc và cán bộ y tế có nhiệm vụ góp phần với gia đình, lãnh đạo cơ quan tạo điều kiện tốt cho cuộc sống người bệnh. - Mỗi lời nói, cử chỉ của thầy thuốc đều tác động sâu sắc tới tâm lý người bệnh. LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày tâm lý người bệnh và bệnh tật? Câu 2: Phân tích mối liên hệ tâm lý người bệnh và môi trường? Câu 3: Trình bày những tác động tâm lý từ cán bộ y tế đến người bệnh? Câu 4: Vận dụng tâm lý người bệnh trong hoạt động nghề nghiệp? II. Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: Câu 5: Biểu hiện các hội chứng suy nhược, nghi bệnh, ám ảnh, lo âu... là đặc điểm đặc trưng của trạng thái nào sau đây? A. Trạng thái tâm lý người bệnh. B. Trạng thái biến đổi tâm lý. C. Trạng thái loạn thần kinh chức năng. D. Trạng thái loạn thần kinh trung ương. E. Trạng thái loạn thần kinh. Câu 6: Các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức là đặc điểm đặc trưng của trạng thái nào sau đây? A. Trạng thái biến đổi tâm lý. B. Trạng thái loạn thần kinh chức năng. 46
  8. C. Trạng thái loạn thần kinh trung ương. D. Trạng thái loạn thần kinh ngoại biên. E. Trạng thái rối loạn thần kinh. Câu 7: Những điểm đặc trưng trong mối quan hệ hữu ích giữa người điều dưỡng và người bệnh bao gồm các đặc điểm sau đây? A. Lòng trung thực, sự hiểu biết và lòng tin. B. Lòng trung thực, sự hiểu biết và lòng vị tha. C. Lòng trung thực, sự hiểu biết và tình yêu thương. D. Lòng vị tha, sự am hiểu và lòng tin. E. Lòng vị tha, lòng yêu thương và lòng tin. Câu 8: Người thầy thuốc cần tìm hiểu người bệnh toàn diện về cả ba lĩnh vực sau đây? A. Sinh lý, xã hội, mối quan hệ. B. Sinh lý, xã hội, kinh tế. C. Sinh lý, tâm lý, xã hội. D. Tâm lý, sinh lý, mối quan hệ. E. Tâm lý, sinh lý, kinh tế. 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2